Monday, May 30, 2011

Bảy kỹ năng tiền bạc của người cực kỳ giàu có


Tại sao một số người kiếm nhiều tiền hơn gấp 10 lần những người còn lại? Họ có làm việc chăm chỉ hơn gấp 10 lần không? Họ có thông minh hơn gấp 10 lần không? Dĩ nhiên là không. Điểm mấu chốt là người giàu giỏi ở bảy kĩ năng tiền bạc. Bất cứ ai cũng có thể học chúng.

Kĩ năng tiền bạc thứ nhất – Giá trị


Họ xem giá trị của mỗi tờ đôla như là một hạt giống tiền. Giống như một quả đấu nhỏ xíu chứa đựng sức mạnh để phát triển thành một cây sồi to lớn, mỗi đồng đôla có sức mạnh phát triển thành một cây tiền to lớn. Nếu bạn phá hủy một quả đấu, cây sồi bên trong cũng sẽ chết. Một hạt giống tiền cũng vậy. Người giàu biết rằng một đồng đôla mỗi ngày có thể phát triển thành một triệu đôla. Thế nên họ rất trân trọng từng đồng đôla mà họ tiêu xài.

Kĩ năng tiền bạc thứ hai – Kiểm soát.


Họ kiểm soát tiền bạc của mình chặt đến từng xu. Người phát đạt mất thêm một vài bước ngắn mỗi lần họ chi tiền:

(1) Họ mua sắm với giá trị tốt nhất
(2) Họ đòi hỏi và mong chờ sự chiết khấu
(3) Họ xem xét hóa đơn của mình xem có sai sót gì không
(4) Họ cố biến từng chi tiêu thành chi phí kinh doanh có thể khấu trừ thuế hợp pháp (5) Họ cân bằng sổ séc của mình đến từng xu
(6) họ lưu thành hồ sơ những hóa đơn dựa trên việc hoàn lại cho nhà hay văn phòng của họ. Những hoạt động này chỉ mất thêm ít phút nhưng tạo sự yên trí về tài chính dài hạn.

Kĩ năng tiền bạc thứ ba – Tiết kiệm.


Người giàu có thích tiết kiệm tiền bạc bằng cách chi tiêu một cách khôn ngoan. Nhưng họ không ngừng lại ở đó. Họ tiết kiệm ít nhất 10% những gì mình kiếm được.

Kĩ năng tiền bạc thứ tư – Đầu tư


Họ có một phương cách đầu tư tiền bạc của mình. Hãy hình dung một loạt những chiếc xô nơi mà tiền bạc được hút từ tài khoản ngân hàng chính của bạn. Chiếc xô đầu tiên là chiếc xô khẩn cấp của bạn. Hãy để 10% tiết kiệm của bạn chảy đến đó đầu tiên cho đến khi bạn có ít nhất chi phí sinh hoạt trong ba tháng được tiết kiệm trong một tài khoản ngân hàng được bảo đảm của bạn. Khi chiếc xô đầu tiên này đã đầy, dòng 10% tràn ngập vào một trong ba chiếc xô phụ - những việc đầu tư thận trọng, những việc đầu tư tương đối chủ động, và những cuộc đầu tư hết sức chủ động. Liên hệ một nhà cố vấn đầu tư có tiếng tăm để giúp bạn đặt khoản tiết kiệm của mình vào ba loại quỹ tương hỗ này. Tiền sẽ tự động được khấu trừ vào tài khoản ngân hàng của bạn và thế là bạn không bao giờ quên.

Kĩ năng tiền bạc thứ năm – Kiếm tiền


Họ có nhiều dòng thu nhập (MSIs: Multiple Streams of Income) bên ngoài công việc của mình. Toàn bộ quyển sách này tận tình chỉ bạn cách làm tăng năng lực kiếm tiền của bạn một cách nhanh chóng.

Kĩ năng tiền bạc thứ sáu – Bảo vệ


Họ bảo vệ mình bằng niềm tin, công ty, công ty trách nhiệm hữu hạn, và những tổ chức hợp pháp khác. Thật sự là, bạn không muốn trở thành một nhà triệu phú. Bạn muốn sống như một nhà triệu phú nhưng hầu như không có tài sản đứng tên riêng của mình.

Kĩ năng tiền bạc thứ bảy – Chia sẻ


Họ rất rộng lượng, đóng góp ít nhất 10% thu nhập của mình. Bí quyết là, tiền bạc nhân lên nhanh nhất khi nó được chia sẻ. Khi bạn chia sẻ một cách thoải mái, bạn đổ tiền vào Vũ trụ. Chúng tôi khuyến khích bạn thiết lập một gia tài mà sẽ tồn tại lâu hơn bạn. Vun trồng những cây tiền bạc mà những người khác sẽ thu hoạch quả từ đó. Đó là sự phồn vinh thật sự.

Robert G. Allen và Mark Victor Hansen – trích trong quyển Nhà triệu phú một phút

Theo Conduongthanhcong.com

Sunday, May 29, 2011

Kiểm soát lời tự nhủ trong nội tâm

Image
Bạn trở thành những gì bạn thường xuyên nghĩ đến nhất. Ralph Waldo Emerson lặp lại đề tài này khi viết “Một người sẽ trở thành những gì người ấy nghĩ đến suốt ngày.

Ngoài ra, bạn trở thành những gì bạn tự nhủ suốt ngày. Bạn có thể dùng sự ảnh hưởng của nó đến tư duy, cảm xúc và thái độ bằng cách dùng lời tự nhủ quyết tâm hoặc lời quả quyết tích cực. 

Kỹ thuật này đòi hỏi bạn phải cổ vũ cho chính mình và luôn tự nhủ với chính mình một cách quả quyết.

Thật ra những lời nói có ảnh hưởng rất mạnh tới việc quyết tâm thành công hoặc đi đến thất bại. Những lời nói có sức ảnh hưởng như thế có thể tăng hoặc giảm nhịp tim và huyết áp, tăng khả năng hô hấp và thậm chí thay đổi thành phần hóa học trong máu của bạn. Chúng có thể làm cho bạn vui hoặc buồn về một vấn đề nào đó trong chốc lát. 

Sự lựa chọn các lời nói bạn dùng khi tự nhủ thầm có thể tạo ra sự khác biệt giữa việc bạn trở thành người lạc quan hay không thể lay chuyển và việc bạn hóa ra hoảng sợ. Và sự lựa chọn cho những lời bạn dùng có thể ảnh hưởng mạnh đến bạn.

Tránh để sợ hãi

Những người thường hay tự nhủ với chính mình theo cách tiêu cực, thì đến 95% những lời họ tự nhủ thường liên quan đến những điều sợ hãi, các vấn đề lo lắng, những chuyện bực mình, các mối lo âu…. Bạn càng giải thích và thanh minh với chính mình theo cách tiêu cực, bạn càng trở nên tiêu cực.

Các nhà tâm lý học và các bác sĩ ngày nay đồng ý rằng suy nghĩ tiêu cực luôn làm cho bạn bị day dứt và nói về những điều làm cho bạn không vui là nguyên nhân chủ yếu của chứng trầm cảm và bệnh thần kinh và điều đó hoàn toàn không cần thiết.

Bạn không đủ sức đài thọ cho sự xa hoa của suy nghĩ tiêu cực. Nếu bạn biết suy nghĩ của bạn có thể làm hại đến sức khỏe và các mối quan hệ của bạn như thế nào, thì bạn sẽ phải quyết tâm suy nghĩ và chỉ nói về những điều bạn muốn trong suốt cuộc đời còn lại. Bạn không nên tự cho phép mình làm hoặc nói bất kỳ điều gì có thể gây ảnh hưởng tiêu cực cho trí tuệ thuộc tiềm thức. Mọi thứ đều phải trả giá.

Brain Tracy - trích trong Làm giàu theo cách của bạn

[Sách] Rèn luyện trí não (5)

 Tập luyện trí óc như thế nào?

Không có một điều kì diệu nào trong những bài luyện tập trí óc dưới đây. Điều kì diệu nằm ở khả năng vượt trội của bộ não khi bộ não chuyển một số hoạt động nhất định của bộ não sang cơ chế tự lực. Những bài tập này rất phù hợp với những người luôn luôn bận rộn và không có nhiều thời gian để luyện tập cho bộ não của mình.

Bạn không cần mất nhiều thời gian và không gian vì mỗi ngày là một sân chơi tuyệt vời dành cho bộ não. Những bài luyện tập trí óc chỉ đòi hỏi bạn thực hiện hai việc rất đơn giản mà bạn đã vô tình quên trong cuộc sống hàng ngày của mình: mỗi ngày bạn sẽ trải qua những điều bất ngờ và tranh thủ sự giúp đỡ của tất cả các giác quan trong cơ thể.

Không một chương trình luyện tập nào có thể giúp bạn thành công nếu bạn không cố gắng và không dành một chút thời gian nào để thực hiện nó.

Đó là những lí do khiến những bài tập trí óc được thiết kế phù hợp với những gì bạn làm mỗi ngày thức giấc, đi làm, làm việc, mua sắm, ăn uống hoặc giải trí. 

Tương tự như các chuyên gia về hiện tượng giảm cân khuyên bạn không nên sử dụng chế độ ăn kiêng nhất thời nhằm thay đổi nho nhỏ trong thói quen mỗi ngày thành: “thói quen được bộ não lập trình”. Hoạt động này tương tự với việc bạn đi bộ trên cầu thang để luyện tập thể lực thay vì đi cầu thang máy; đi bộ đến siêu thị thay vì lái xe đến đó. 

Những bài luyện tập trí óc không thể mang lại cho bạn bộ não trẻ trung và nhanh nhạy như khi bạn đôi mươi nhưng nó có thể giúp bạn đánh giá được trí nhớ và kinh nghiệm mà một bộ óc hai mươi tuổi không thể có được một cách đơn giản. Hơn thế nữa, những bài luyện tập trí óc có thể giúp bộ não của bạn không bị già theo tuổi, khỏe mạnh hơn và hoạt động tốt hơn khi bạn có tuổi.

Nhưng bài tập luyện tập trí óc thử thách bộ não của bạn bằng cách giảm sự phụ thuộc vào thị giác, thính giác và khuyến khích bạn sử dụng khứu giác, xúc giác và vị giác nhiều hơn trong hoạt động mỗi ngày. Như vậy, mạng lưới hoạt động theo thói quen trong não bộ của bạn sẽ ít bị kích thích hơn và tăng cường sự linh hoạt của bộ não.

Những điều kiện nào tạo nên bài luyện tập trí óc

Thông qua những bài luyện tập áp dụng tập mỗi ngày, bộ não của bạn sẽ được các giác quan kích hoạt và bạn sẽ liên tục trải qua những kích thích mới. Tại sao không phải là những bài luyện tập trí óc kích thích bộ não?

Trước hết, không phải tất cả mọi điều kì lạ đều có thể kích thích tế bào thần kinh trong não bộ để kích hoạt sự hoạt động của bộ não và tăng cường sản lượng hóc môn dinh dưỡng. Ví dụ như bình thường bạn viết bằng bút mực và một hôm, bạn quyết định viết bằng bút chì, như vậy là bạn đã phá vỡ thói quen của mình và bắt đầu một điều mới mẻ. Nhưng sự thay đổi này chưa thể mang đến sự kích thích giác quan quan trọng và nó chưa đủ lớn khiến bộ não của bạn hoạt động tốt nhất.

Bạn hãy so sánh ví dụ trên với ví dụ sau đây: bạn vẫn thường viết bằng tay phải và bây giờ bạn thay đổi thói quen, bạn viết bằng tay trái. Nếu bạn thuận tay phải, vỏ não phía bên phải chịu trách nhiệm điều khiển bút ở tay, chính vì vậy khi bạn chuyển sang viết bằng tay trái, một mạng lưới liên kết, quay vòng và các vùng của bộ não sẽ chuyển sang làm việc bên phải của vỏ não. Như vậy có nghĩa là bộ não của bạn phải đương đầu với nhiệm vụ mới – một nhiệm vụ chứa đựng rất nhiều thách thức và sự khó khăn.

Như vậy đâu là những điều kiện tạo nên một bài tập luyện trí óc? Một bài tập luyện trí óc phải bao gồm ít nhất một trong những điều dưới đây:

1. Bạn phải sử dụng một hoặc nhiều giác quan trong một tình huống lạ:

ImageBạn hãy hạn chế sử dụng giác quan bạn vẫn thường sử dụng và tập cho mình dần phụ thuộc vào các giác quan khác để thực hiện một nhiệm vụ bình thường. Ví dụ :
  • Bạn hãy nhắm mắt lại khi mặc quần áo đi làm.
  • Ăn tối với gia đình mà không nói gì.
  • Hoặc bạn có thể kết hợp hai hoặc nhiều giác quan với nhau:
  • Lắng nghe một bản nhạc trong khi bạn đang ngửi một loại nước hoa nào đó.
2. Chú ý đến sự việc quanh mình

Để có thể tránh xa những thói quen hằng ngày và để bộ não cảnh giác hơn, bạn hãy mang đến cho bộ não những hoạt động bất ngờ, hài hước và có liên quan đến tình cảm của bạn hoặc tình huống liên quan đến bạn.
  • Bạn hãy để hình ảnh trên màn hình máy vi tính chuyển động lên xuống.
  • Dẫn con, chồng hoặc bố mẹ đến cơ quan cùng mình.
3. Phá vỡ thói quen hằng ngày một cách bất ngờ

(Nếu sự bất ngờ chỉ vì bất ngờ thì không phù hợp với những bài luyện tập trí óc)
  • Bạn hãy tìm một con đường mới để đi làm.
  • Bạn hãy đi mua sắm ở một khu chợ ở nông thôn thay vì đi siêu thị.
  Lawrence C. Katz – trích trong Rèn luyện tư duy Để bộ não luôn minh mẫn
Copy by Conduongthanhcong.com

[Sách] Rèn luyện trí não (4)

Những giác quan chưa được sử dụng đúng cách

Năm giác quan trong cơ thể chúng ta chính là cánh cổng giúp bộ não có được sự liên kết với thế giới bên ngoài, thế nhưng chúng ta thường chỉ dựa vào thị giác và thính giác vì hai cơ quan này nhanh chóng cho chúng ta biết điều thú vị về môi trường xung quanh. Chính vì vậy rất ít khi chúng ta dùng đến ba giác quan còn lại – vị giác, xúc giác và khứu giác.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn hãy nhắm mắt lại và thử đi trong một căn phòng. Chắc chắn thế giới xung quanh bạn sẽ thay đổi hoàn toàn khi bạn nhắm mắt: những ghi nhớ về âm thanh, mùi vị và không gian của căn phòng sẽ giúp bạn nhận thức được mình đang  ở vị trí nào trong căn phòng. Cơ quan xúc giác của bạn sẽ trở lên vô cùng quan trọng khi cơ quan thị giác bị che đi. Như vậy, nếu mắt bị che, bạn sẽ nhận thấy việc đi trong phòng ngủ quen thuộc cũng sẽ là một thách thức lớn – đây chính là cơ hội giúp bộ não hoạt động tốt và có độ cảnh giác cao.

Bộ não có một mạng lưới đường dây thần kinh khổng lồ dựa trên những thông tin thị giác. Chính vì vậy trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường làm việc theo cảm tính từ hình ảnh mình nhận được, ví dụ như những cuốn tạp chí và quảng cáo ti vi thường tung ra những hình ảnh đẹp về sản phẩm để người tiêu dùng lựa chọn. Như vậy là chúng ta chọn lựa sản phẩm theo hình ảnh chúng ta nhận được trong khi chúng ta chưa rõ chất lượng sản phẩm như thế nào. Vì thế chúng ta đã dần quên chức năng của những cơ quan cảm giác khác như thính giác, khứu giác hay vị giác.

Trước đây, những thông tin và sự liên kết dựa trên khứu giác thường nhạy bén hơn ngày nay: thợ săn có thể lần ra dấu vết con mồi thông qua mùi của nó; người nông dân có thể dùng khứu giác để dự đoán sự thay đổi của thời tiết; người dân dùng mũi ngửi thức ăn để chắc chắn thức ăn đó an toàn cho sức khỏe; thậm chí bác sĩ cũng sử dụng khứu giác để chuẩn đoán bệnh. Trong khi đó, vào thời đại ngày nay, bạn rất ít khi sử dụng đến khứu giác trừ khi bạn làm một công việc rất đặc biệt như sản xuất nước hoa hay dùng mũi để phát hiện bom.

Mặc dù vai trò của khứu giác đã dần bị con người quên lãng trong một cuộc sống hiện đại nhưng khứu giác vẫn đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống thường ngày của chúng ta.

Không giống như sự liên kết dựa trên những giác quan khác, sự liên kết dựa trên mùi hương được hình thành rất nhanh và tồn tại trong một thời gian dài. Hạt khứu giác là cơ quan duy nhất liên kết trực tiếp với vỏ não, chân hải mã và một số bộ phận khác của hệ bản tính – cơ quan biếu lộ cảm xúc và lưu trữ thông tin. Đây là nguyên nhân khiến một số mùi như mùi bánh nướng hay mùi gia vị nhất định nào đó có thể mang đến rất nhiều cảm xúc và kích thích sự liên tưởng đến một sự kiện nào đó liên quan đến mùi này. 

Ví dụ như nếu bạn muốn bán nhà, nhân viên kinh doanh bất động sản luôn khuyên bạn đặt một cái bánh mùi thật ngon trong lò nướng khi người có nhu cầu mua nhà đến xem nhà bạn. và nếu bạn đã xem bộ phim kinh điển “Scent of a Woman”, chắc hẳn bạn còn nhớ nhân vật Al Pacino có khả năng nhận biết đặc biệt chỉ dựa vào khứu giác của mình; dựa vào mùi hương của một cô gái, ông có thể đoán cô gái này tính tình ra sao, quê ở đâu, làm nghề gì…

Liều thuốc thông minh cho chế độ ăn uống

Những tiến bộ vượt bậc trong nền khoa học thần kinh đã mang lại loại thuốc điều trị hiệu quả cho những bệnh liên quan đến não như bệnh mất trí hay bệnh Parkison (bệnh mãn tính về hệ thần kinh làm cho các cơ bị rung và yếu). Nhưng thật không may, trong xã hội ngày nay, những sản phẩm của khoa học tiến bộ bỗng trở thành “tài sản quý giá” cho những liều thuốc chữa bệnh hoặc bổ sung cho việc ăn kiêng để hạn chế những giảm sút về khả năng trí tuệ và nhanh chóng caỉ thiện sự hoạt động của não bộ.

Các phương tiện thông tin đại chúng có xu hướng khuếch trương tác dụng của thuốc “làm tăng trí nhớ” thông qau những đoạn quảng cáo hoành tráng về “liều thuốc thông minh”. Trên thực tế, thuốc có thể giúp cải thiện chức năng của bộ não nhưng có một số loại thuốc chỉ có tác dụng trong một khoảng thời gian ngắn. Vấn đề chúng ta cần nói tới là những nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng những loại thuốc này. (Bạn hãy nhớ đến tác dụng tiêu cực của chất steoxit khi các vận động viên sử dụng nhằm mục đích đạt được thành tích cao). Hơn thế nữa, hiệu quả của “liều thuốc thông minh” chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, vì vậy chúng ta phải thật cẩn trọng trong việc sử dụng những loại thuốc này.

Nếu như có một loại thuốc nào đó có thể làm tăng độ nhạy bén và khả năng hoạt động của bộ não, chắc hẳn loại thuốc này sẽ không có lợi gì cho sức khỏe của bạn trừ khi bạn tập luyện cho bộ não trong quá trình dùng thuốc. Điều này cũng tương tự như khi bạn ăn uống rất nhiều chất giàu dinh dưỡng nhưng bạn không hề tập luyện thể thao.

Trong khi tất cả chúng ta đều biết rằng, chế độ ăn uống hợp lí và chăm tập thể thao sẽ đảm bảo cho chúng ta sức khỏe tốt nhất. Hiện nay có rất nhiều tuyên bố - mặc dù chưa có bằng chứng khoa học nào ủng hộ, cho rằng khả năng ghi nhớ của não bộ có thể được đảm bảo thông qua việc ăn nhiều loại thực vật,chất dinh dưỡng hay chất khoáng.

Chúng tôi tin rằng luyện tập cho bộ não để có bộ não khả năng tự sản sinh chất dinh dưỡng tự nhiên chính là cách tốt nhất để có được một bộ não khỏe mạnh. Như vậy chất dinh dưỡng tự nhiên chính là cách tốt nhất để có được một bộ não khỏe mạnh. Như vậy chất dinh dưỡng tự nhiên của bộ não và những phân tử tương tự sẽ được sản sinh đúng cách với số lượng hợp lí và hoàn toàn không có những tác hại như khi dùng thuốc.

Giác quan thứ 6

Nhiều nhiên cứu đã cho thấy khả năng ghi nhớ của con người phụ thuộc rất nhiều vào những tình huống liên quan đến cảm xúc. Như chúng tôi đã nói, chân hải mã thu nhận thông tin và lưu giữ thông tin được lâu hơn nếu thông tin này có chưa yếu tố tình cảm vào những hoạt động xã hội thường ngày.

Một tương tác với người khác là một yếu tố quan trọng nhằm tạo ra những phản ứng về mặt tình cảm. Bạn có thể thấy rằng, chúng ta khó có thể đoán trước được những tình huống trong xã hội, vì những tình huống này thường xảy ra không theo quy luật nào cả. 

Nhu cầu tương tác trong xã hội của hầu hết mọi người là rất lớn, vì vậy, nếu không có sự tương tác này, trí tuệ của con người sẽ dần bị suy giảm. Khi chúng ta già đi, những mối tương tác trong xá hội sẽ giảm đi, chính vì vậy những bài tập luyện về trí óc sẽ mang đến cho bạn cơ hội được giao tiếp nhiều hơn với mọi người trong xã hội. Những bài tập này không chỉ liên quan đến niềm đam mê của mọi người mà nó còn trực tiếp giúp chúng ta ghi nhớ được thông tin. Hơn thế nữa theo nghiên cứu của Mac Arthur, thì sự tương tác trong xã hội có những ảnh hưởng rất tích cực đối với sức khỏe của bộ não con người.

Sự hối hả của cuộc sống hiện đại đã lấy đi rất nhiều cơ hội để chúng ta có thể giao tiếp với mọi người trong xã hội mỗi ngày và những tiện nghi trong đời sống đã lấy đi “sự giàu” của rất nhiều cách kích thích lên cảm giác của chúng ta.

Bạn hãy nhớ xem, khi bạn mua gas – bạn nói chuyện với người bán gas hay bạn nhìn số điện thoại trên bình gas và gọi điện cho họ mang tới? Bạn đến ngân hàng rút tiền, bạn nói chuyện với nhân viên ngân hàng hay bạn đến rút tiền ở máy rút tiền tự động? Bạn đi xem phim ngoài rạp với bạn bè hay bạn ngồi một mình trước máy DVD?

Máy vi tính và mạng Internet cũng cô lập chúng ta nhiều hơn bất kì một loại hình giải trí nào khác.

Có rất nhiều bằng chứng cho thấy ở một thế giới ngoài thực tế, bạn có thể sử dụng tất cả các giác quan của mình. Vì vậy, thế giới này rất cần thiết cho một bộ não khỏe mạnh và một trí nhớ tốt – nhất là khi bạn có tuổi.
Mục đích của những bài luyện tập trí óc là mang đến cho bạn những bài tập thoải mái, dễ chịu và cân bằng nhằm kích thích bộ não của bạn.

Như chúng tôi đã nói, những bài tập luyện trí óc là một chương trình khoa học có thể giúp bạn điều chỉnh hành vi của mình bằng cách mang đến cho bộ não của bạn những tình huống bất ngờ và tranh thủ sự trợ giúp của tất cả các giác quan trong cơ thể bạn mỗi ngày. Một bộ não nhanh nhạy là một bộ não khỏe mạnh, nếu lười hoạt động và vận động sẽ làm giảm sự cân bằng trong não bộ. Bạn hãy luôn nhớ một câu nói rất đơn giản: “Sử dụng bộ não hoặc đánh mất nó.”

 Lawrence C. Katz – trích trong Rèn luyện tư duy Để bộ não luôn minh mẫn
Copy by Conduongthanhcong.com

[Sách] Rèn luyện trí não (3)

Khi chúng ta già đi, chúng ta cảm thấy cuộc sống dễ chịu hơn và ít căng thẳng hơn những gì chúng ta từng dự đoán, chính vì vậy chúng ta có xu hướng tránh những trải nghiệm mới và chỉ làm theo những thói quen thường ngày. Đây là nguyên nhân khiến chúng ta tự mình làm mất cơ hội tạo ra những liên kết mới – điều này cũng đồng nghĩa với việc trí nhớ của chúng ta chưa xứng với tiềm năng của bộ não.
 
Những thói quen hàng ngày ảnh hưởng xấu đến bộ não của bạn

Có lẽ bạn đang đọc đoạn này và bạn nghĩ: “Tôi có một cuộc sống rất năng động và bộ não của tôi hoạt động rất tốt. Đúng là tôi có những thói quen riêng, nhưng đó không phải là thói quen xem ti vi cả ngày hay lúc nào cũng gặp gỡ những người bạn mới.”

Sự thật là tất cả chúng ta đều từng có rất nhiều những thói quen cố định khi chúng ta trưởng thành. Bạn hãy nghĩ đến cuộc sống hằng ngày của bạn: bữa sáng, bữa trưa và bữa tối hàng tuần của bạn có khác nhau nhiều không? Bạn có đi mua sắm hoặc giặt đồ ở những cửa hàng quen? Thật ngạc nhiên là bạn luôn làm theo những thói quen, và như vậy có nghĩa là bạn ngăn cản khả năng tạo sự liên kết mới của bộ não.

Tuy nhiên điều này không có nghĩa là mọi thói quen đều không tốt. Cuộc sống hiện đại chứa đựng rất nhiều những nguy cơ như thức ăn không đảm bảo chất lượng hay đồ dùng có hóa chất, chính vì vậy chúng ta có những thói quen mua hàng ở một cửa hiệu chúng ta tin tưởng để giảm thiểu tối đa những nguy cơ có hại cho sức khỏe bản thân và gia đình. Như vậy, những thói quen tốt rất cần thiết cho cuộc sống của chúng ta.

Nhưng vào những năm cuối thế kỉ XX, tầng lớp trung lưu ở Mĩ không còn phải lo ngại về những nguy cơ của cuộc sống: thực phẩm luôn sẵn có trong siêu thị; nước máy sạch đến từng nhà; những bài thuốc hiện đại đã giúp họ tránh được những căn bệnh phổ biến.

Như vậy, những điều này ảnh hưởng như thế nào đến bộ não của chúng ta? Những thói quen hàng ngày ảnh hưởng rất ít năng lượng từ bộ não – như vậy cũng có nghĩa là bộ não không được luyện tập mỗi ngày. Khả năng hình thành liên kết mới trong vỏ não đã bị giảm đi rất nhiều.

Nếu bạn đi làm trên cùng một con đường mỗi ngày, chắc chắn bạn chỉ sử dụng một bản đồ đường đi trong bộ não. Sự liên kết thần kinh giữa các vùng trong bộ não bộ rất lớn nhưng những liên kết đến những vùng đã được kích hoạt sẽ bị yếu đi vì thói quen của chúng ta. Như vậy bạn luôn luôn đi từ điểm A cố định tới một điểm B cố định và không có cơ hội khám phá những điều mới lạ của cuộc sống. Điều này có nghĩa là sự liên kết giữa nhiều giác quan sẽ bị mất đi và làm giảm khả năng hoạt động của bộ não.

Bộ não luôn muốn có được những điều mới lạ

ImageBộ não con người ngày càng tiến hóa để tìm kiếm và phản ứng nhanh nhạy với những tình huống bất ngờ hoặc thông tin mới lạ - những thông tin mới từ thế giới bên ngoài và hoàn toàn khác với những điều chúng ta mong đợi. Để phản ứng trước với những điều mới lạ, những hoạt động của bộ não được tăng lên ở nhiều vùng não khác nhau. Những phản ứng này làm tăng sự liên kết tiếp hợp trong não bộ, kết nối các vùng não khác nhau và sản sinh rất nhiều chất dinh dưỡng cho các dây thần kinh.

Nhưng nếu chất dinh dưỡng cho não bộ được sản sinh chỉ thông qua hoạt động trong bộ não, chắc chắn chúng ta chỉ cần xem nhiều chương trình ti vi hơn, nghe nhiều bản nhạc hơn (thậm chí là cả tiếng nhạc ầm ĩ như nhạc Rock) hoặc đi mát-xa. Tất cả những hoạt động này sẽ kích thích những cơ quan và cảm giác và như vậy chúng ta sẽ có một bộ não khỏe mạnh. 

Tuy nhiên, những sự kích thích thụ động này vào các giác quan không thể được coi là sự luyện tập cho bộ não. Những bài luyện tập trí nhớ không phải là bài tập thụ động hay thói quen cho bộ não. Phương pháp này sẽ giúp các giác quan hoạt động theo một cách mới để phá vỡ những thói quen không tốt của chúng ta.

Lawrence C. Katz – trích trong Rèn luyện tư duy Để bộ não luôn minh mẫn

Copy by Conduongthanhcong.com

[Sách] Rèn luyện trí não (2)

Trí nh

Rất nhiều chương trình luyện trí nhớ hiện nay đã không quan tâm đầy đủ tới sự liên kết tuyệt vời này trong việc hình thành và khơi gợi lại những thông tin đã được lưu trữ. Những bài luyện tập trí nhớ sẽ giúp bạn có được trí nhớ tốt nhất thông qua việc mang đến cho vỏ não những thông tin mới để tạo ra sự liên kết mới mẻ và hiệu quả trong não bộ.

Những thông tin khác nhau được lưu trữ ở nhiều vùng khác nhau trong vỏ não, vì vậy bộ não sẽ không bị mất đi bất cứ thông tin nào nếu sự liên kết này đủ mạnh.

Chúng ta sẽ cùng nghiên cứu hiện tượng liên quan đến việc ghi nhớ tên của bộ não. Khi bạn gặp một người mới, bộ não của bạn sẽ liên kết tên của người đó với những dữ liệu cảm giác được chuyển lên não, ví dụ như ngoại hình của họ (thị giác).

Như vậy những sự liên kết đơn giản này sẽ giúp bạn nhớ tên của người đó nếu bạn gặp lại họ. Khi bạn có tuổi – điều này đồng nghĩa với việc bạn gặp gỡ nhiều người hơn và bạn sẽ có ít những đặc điểm đặc biệt về ngoại hình của họ trong bộ não, chính vì vậy sự liên kết giữa những đặc điểm bên ngoài của họ và tên của họ sẽ yếu hơn rất nhiều. 

Bây giờ, bạn hãy thử nhắm mắt lại và tưởng tượng khung cảnh của bạn gặp gỡ một người bạn: những thông tin cảm giác (trừ thị giác) cũng là những thông tin rất quan trọng để tạo sự liên kết giúp bạn nhớ được tên của một người bạn, đó là mùi cơ thể, cảm nhận của đôi tay và giọng nói của họ.

ImageBây giờ bạn hãy thử nhớ tên của một người thông qua ít nhất là bốn giác quan của bạn. Nếu một đường liên kết bị chặn lại (“trời đất, sao mà anh ta giống bạn mình quá”) bạn có thể dựa vào những giác quan còn lại. Bạn hãy nhớ áp dụng những kỹ thuật hình thành sự liên kết giữa nhiều cảm giác khi bộ não đã bốn mươi hoặc năm mươi tuổi, đây chính là cách giúp bạn tạo một bức tường bảo vệ để không bị mất những thông tin đã được lưu giữ khi bạn già hơn.

Trước đây khi bạn gặp ai đó và cố nhớ tên họ, bạn chỉ dựa vào những thông tin thị giác thu nhận được. Trong những bài luyện tập trí nhớ, bạn có thể “nhìn” bằng nhiều cách khác như: kết hợp các giác quan lại với nhau để làm tăng sự liên kết trong não bộ. Sự liên kết càng lớn, bạn sẽ càng có nhiều cơ hội hơn trong việc nhớ tên của bạn bè hoặc giải quyết những rắc rối nảy sinh sau này.

Lawrence C. Katz – trích trong Rèn luyện tư duy Để bộ não luôn minh mẫn

Copy by Conduongthanhcong.com

[Sách] Rèn luyện trí não (1)

Image
Phương pháp của tiến sĩ Lawrence C. Katz

Những bài luyện tập trí não dựa trên rất nhiều những khám phá của khoa học và khoa học thần kinh. Đó là sự tổng hợp những thông tin quan trọng về bộ não như: bộ não thu nhận thông tin, ghi nhớ thông tin như thế nào và những hoạt động nhất định của não bộ sản sinh ra những chất dinh dưỡng tự nhiên cho bộ não như thế nào.

Sự liên kết: Chúng ta học như thế nào?

Sự liên kết là những biểu hiện của những sự kiện, con người và địa điểm được hình thành khi não bộ quyết định lắp ghép những thông tin khác nhau lại, đặc biệt là khi sự lắp ghép này được sử dụng trong tương lai. Những thông tin ban đầu được truyền từ 5 giác quan đến sẽ được chọn lọc thành hai nguồn thông tin tình cảm và thông tin xã hội. Bộ não cần phải cân nhắc một số yếu tố khác nhau để đưa ra một quyết định chọn lọc thông tin tốt nhất. Nếu một nguồn thông tin liên quan đến hai hay nhiều giác quan được truyền đến bộ não cùng một thời điểm, bộ não sẽ kết hợp những cảm giác này với nhau: ví dụ như mùi vị, hình dạng và hương vị của thịt băm lẫn pho mát. Thực chất, đây chính là quá trình học cơ bản của chúng ta.

Thí nghiệm trên loài chó do tiến sĩ Ivan Pavlov tiến hành là một ví dụ điển hình liên quan đến sự liên kết thường được dạy trong các khóa học tâm lý. Loài chó thường chảy nước dãi mỗi khi nhìn thấy thức ăn, chính vì vậy tiến sĩ bắt đầu tiến hành một thí nghiệm: mỗi khi cho chó ăn,, ông thường rung chuông gọi chúng ra ăn. Chỉ vài ngày sau đó, chỉ cần nghe tiếng chuông reo là chó có hiện tượng chảy nước dãi cho dù không có thức ăn.

Như vậy loài chó đã tự tạo một liên kết cho mình – sự liên kết trong bộ não của chúng, thông qua sự liên kết này, chỉ cần chúng bị kích thích về giác quan (tiếng chuông) chúng sẽ nghĩ đó là thức ăn. Dần dần tiếng chuông đã khiến chúng tiết nước bọt để chuẩn bị ăn. Cả con người và động vật đều có thể hình thành những liên kết tương tự giữa hầu hết các thông tin cảm giác được gửi đến bộ não.

Thực tế, con người có khả năng học được những điều phức tạp và trừu tượng mà không đơn thuần chỉ liên quan đến sự kích thích bên ngoài (tiếng chuông) hay phần thưởng bên ngoài (thức ăn). Chúng ta hãy cùng lấy thêm một ví dụ về học ngôn ngữ. Một trẻ sơ sinh có thể học ngôn ngữ bằng việc kết hợp những âm thanh cụ thể với một người nhất định như mẹ hoặc một vật thể nhất định như búp bê. (có thể có hoặc không có phần thưởng bên ngoài).

Khi những liên kết như vậy đã được hình thành, não bộ sẽ lưu giữ liên kết này lại để sử dụng – tất nhiên sự liên kết này chỉ xuất hiện khi có được sự kích thích ban đầu. Như vậy bạn có thể thấy rằng: một trải nghiệm nhất định của giác quan có thể được lưu trữ mãi mãi trong một vùng nhất định thuộc não bộ của bạn.

Hầu hết những thứ chúng ta học và ghi nhớ đều phụ thuộc vào khả năng của bộ não trong việc hình thành và gợi lại sự liên kết tương tự như sự liên kết giữa tiếng chuông và thức ăn trong thí nghiệm của tiến sĩ Ivan Pavlov.

ImageVí dụ như, bạn ngắt một bông hoa hồng, mùi hương hoa hồng sẽ kích thích hạt khứu giác nằm trên vỏ não hoạt động, hình dạng của bông hoa kích thích sự hoạt động của vùng thị giác, những cánh hoa mềm mại và những cái gai sắc nhọn sẽ kích thích xúc giác của bạn. Những cảm giác khác nhau này sẽ khiến dây thần kinh tại các vùng khác nhau của vỏ não hoạt động cùng với thời điểm sự liên kết giữa các giác quan này được hình thành.

Như vậy, sau khi sự liên kết được hình thành, nếu một bộ phận trong hệ thống liên kết này hoạt động, bộ não sẽ liên tưởng đến mùi hương và hình dạng của hoa hồng. Vì vậy nếu ai đó tặng bạn một bông hồng và bạn nhận hoa, có thể bạn sẽ nhớ lại kỷ niệm về đám cưới của mình. Mùi  hương hoa hồng cũng khiến bạn nhớ lại vườn hoa thơm ngát mà bạn đã từng ghé qua. Như vậy tất cả những gì bạn đang nhớ lại đều bắt nguồn từ một sự kích thích: bông hoa hồng.

Lawrence C. Katz – trích trong Rèn luyện tư duy Để bộ não luôn minh mẫn


Copy by Conduongthanhcong.com

Saturday, May 28, 2011

Review sách " Làn sóng ngầm " 1




Làn sóng ngầm là một xu hướng xã hội trong đó con người sử dụng công nghệ để có được thứ mình muốn từ những người khác, chứ không phải tổ chức truyền thống, chẳng hạn như những tập đoàn.



Nguyên tắc cơ bản để nắm được làn sóng ngầm là : Tập trung vào các mối quan hệ chứ không phải công nghệ

Hãy viết và tạo nội dung hấp dẫn, độc đáo, nơi mà người khác theo dõi và bình luận

+ Hành trình thu thập những câu truyện cuộc đời gặp trên đường
+ Face chia sẻ những tin đồn
+ Những bài bình luận sâu sắc về các cuốn sách,bộ phim, sản phẩm
+ Những bài viết sâu sắc về cuộc sống

Đánh giá một công nghệ mới. Để tạo làn sóng ngầm cần những điều sau:

+Nó cho phép mọi người kết nối theo cách mới không?

+Có dễ dàng đăng ký không?

+Nó có chuyển từ sức mạnh tổ chức sang sức mạnh cộng đồng không?

+Cộng đồng có tạo ra nội dung đủ duy trì hay không?

+Nó có phải là một nền tảng mở cho phép sự hợp tác hay không?

Bản Nhận dạng Đặc điểm Công nghệ Xã hội bao gồm các nhóm sau :

1- Nhóm tạo nội dung : Những người viết blog, viết báo, tạo video, tải các đoạn nhac

2- Nhóm bình luận : Những người phản hồi các nội dung được đăng tải lên mạng, đưa ra nhận xét trên blog và diễn đàn trực tuyến, xếp hạnh hoặc đánh giá, tham gia biên tập nội dung wiki

3- Nhóm thu thập thông tin : Những người lưu lại đại chỉ web và tag trên các trang cũng cấp dịch vụ nhớ trang,bầu chọn cho các trang.

4- Nhóm tham gia : Gồm các thành viên duy trì một profile trên mạng xã hội

5- Nhóm quan sát : Là những người “tiêu thụ” sản phẩm do người khác tạo ra – blog,video, podcast,diễn đàn,các bài dành giá, các trạng thái…

6- Nhóm không tham gia : Không tham gia bất kỳ hoạt động nào kể trên

Hãy xác định xem khách hàng của bạn tập trung vào nhóm nào và có chiến lược phù hợp.Nếu khách hàng tập trung nhóm bình luận thì nên tạm ngưng tính năng blog, nghĩ tới các loại công nghệ như diễn đàn, xếp hạng và đánh giá- các dạng phản hồi về nội dung làn sóng ngầm.

Thông thường, trong làn sóng ngầm, chìa khóa của thành công là tiếp cận được nhóm Tạo nội dung và nhóm Bình luận

TẠI SAO NGƯỜI TA THAM GIA VÀO LÀN SÓNG NGẦM

- Giữ vững mối quan hệ bạn bè

- Kết bạn mới

- Không chống nổi sự lôi lép từ phía bạn bè tham gia mạng xã hội

- Mong muốn đóng góp : Bình chọn, bình luận…

- Sự thôi thúc đầy tính nhân văn :  Những câu chuyện gây cảm hứng có thật…

- Thôi thúc bởi những thứ không lành mạnh

- Sự thôi thức sáng tạo: Thể hiện 1 tài lẻ ào đó

- Sự thôi thúc khẳng định bản thân : Được cộng đồng công nhận

- Thôi thúc bởi sự tương đồng : Cùng mối quan tâm…

Còn tiếp...

o- Anh Duy Nhất -o

Thursday, May 26, 2011

[Facebook] Quay về quá khứ trên Facebook

Quay về quá khứ là một ước mơ vẫn luôn cháy bỏng trong tim của mọi người. Sẽ thật tuyệt vời nếu ta có thể trở về những thời khắc quan trọng của cuộc đời và thay đổi nó. ( Ví như mình có thể trở về và bắt đầu nghiên cứu về SEO hay kiếm tiền trên mạng từ 10 năm trước thì chắc bây giờ đã giàu to rồi  :) ). Tuy ước mơ ấy trên thực tế vẫn là một huyền thoại nhưng bạn có thể trở về quá khứ trên mạng xã hội lớn nhất hiện nay là Facebook, thông qua một ứng dụng mang tên LastPosts.


Mỗi ngày, PastPosts sẽ gửi cho bạn một email cho biết bạn đã làm gì vào ngày này năm trước bao gồm wall posts, ảnh và sắp tới sẽ cập nhật thêm những thông tin khác. Ứng dụng đã góp phần mang mạng xã hội đến gần với cuộc sống hiện tại hơn. Dưới đây là screenshot của email mà bạn sẽ được nhận



Đôi khi có những điều bạn sẽ không nhận ra khi thực hiện điều đó nhưng khi bạn nhìn lại sẽ ngộ ra nhiều điều. Ví dụ một năm trước đây bạn vẫn còn là sinh viên nhưng hiện tại bạn đã ra trường và có một việc làm ổn định. Cuộc sống giữa sinh viên và người đi làm sẽ có nhiều điều khác nhau và đôi khi, nếu không được nhắc nhở thì bạn sẽ dễ dàng để nhiều kỷ niệm rơi vào quên lãng. PastPosts theo một cách nào đó sẽ đưa bạn trở về quá khứ để bạn có thể sống tốt hơn trong hiện tại.
Wegener, một trong những người phát triển ứng dụng trên, cho biết
PastPosts helps resurface that content in the form of an email each morning. This email is like a yardstick — and you can see how your day last year was before you live this year’s day.
Tạm dịch: PastPosts làm sống lại những điều trong quá khứ bằng những email gửi đi mỗi ngày. Mỗi bức email giống như một thước đo, cho bạn biết bạn đã làm gì một năm về trước trước khi bạn bắt đầu một ngày mới của mình.
Ngoài Lastposts thì nhóm lập trình trên đã ra mắt một ứng dụng khác với chức năng tương tự nhưng dành cho Foursquare đó là 4squareand7yearsago.
Nếu bạn muốn sáng mai thức dậy sẽ có một email như vậy, sao không đăng ký và kết nối cùng tài khoản Facebook ngay bây giờ?

 Copy by Mr Giaphapso

[Tâm Linh] Bốn Quy tắc Tâm Linh

Người Ấn Độ dạy chúng ta về: “ Bốn Quy Tắc Tâm Linh”
http://ue.vnweblogs.com/gallery/18513/Bon_Nguyen_Tac_Tam_Linh_01.jpg
  1. Quy tắc đầu tiên là: “ Bất cứ người nào bạn gặp cũng đúng là người mà bạn cần gặp cả. ”

    Điều này có nghĩa rằng không ai xuất hiện trong cuộc đời chúng ta một cách tình cờ cả. Mỗi người xung quanh chúng ta, bất cứ ai chúng ta giao lưu, đều đại diện cho một điều gì đó, có thể là để dạy chúng ta điều gì đó hoặc giúp chúng ta cải thiện tình hình hiện tại.
    http://ue.vnweblogs.com/gallery/18513/Bon_Nguyen_Tac_Tam_Linh_02.jpg

  2. Quy tắc thứ hai là: “ Bất cứ điều gì xảy thì đó chính là điểu nên xảy ra. 

    ” Không có điều gì, tuyệt đối không có điều gì chúng ta trải nghiệm lại nên khác đi cả. Thậm chí cả với những điều nhỏ nhặt ít quan trọng nhất. Không có; Nếu như tôi đã làm điều đó khác đi..., thì nó hẳn đã khác đi. Không. Những gì đã xảy ra chính là những gì nên xảy ra và phải xảy ra giúp chúng ta học ra bài học để tiến về phía trước. Bất kỳ tình huống nào trong cuộc đời mà chúng ta đối mặt đều tuyệt đối hoàn hảo, thậm chí cả khi nó thách thức sự hiểu biết và bản ngã của chúng ta.
    http://ue.vnweblogs.com/gallery/18513/Bon_Nguyen_Tac_Tam_Linh_03.jpg

  3. Quy tắc thứ ba là: “ Trong mỗi khoảnh khắc, mọi sự đều bắt đầu vào đúng thời điểm. ”

    Mọi thứ bắt đầu vào đúng thời điểm, không sớm hơn hay muộn hơn. Khi chúng ta sẵn sàng cho nó, cho điều gì đó mới mẻ trong cuộc đời mình, thì nó sẽ có đó, sẵn sàng để bắt đầu.
    http://ue.vnweblogs.com/gallery/18513/Bon_Nguyen_Tac_Tam_Linh_04.jpg
    Đây là quy tắc thứ tư, quy tắc cuối cùng: “ Những gì đã qua, cho qua";

    Quy tắc này rất đơn giản. Khi điều gì đó trong cuộc sống của chúng ta kết thúc, thì có nghĩa là nó đã giúp ích xong cho sự tiến hoá của chúng ta. Đó là lý do tại sao, để làm phong phú thêm trải nghiệm của mình, tốt hơn hết là chúng ta hãy buông bỏ và tiếp tục cuộc hành trình.
    http://ue.vnweblogs.com/gallery/18513/Bon_Nguyen_Tac_Tam_Linh_05.jpg
Tôi nghĩ là không phải là tình cờ mà bạn đang đọc những dòng này.
Nếu bài viết này đánh động tâm hồn bạn, đó là bởi vì bạn đáp ứng được những yêu cầu và hiểu rằng không một bông tuyết nào lại tình cờ rơi xuống sai chỗ cả!

http://ue.vnweblogs.com/gallery/18513/Bon_Nguyen_Tac_Tam_Linh_06.jpg

Hãy đối xử tốt với chính bản thân bạn. Hãy yêu thương với tất cả tâm hồn bạn.
Hãy luôn hạnh phúc.

Monday, May 23, 2011

Sức mạnh của những thắng lợi nhỏ

Sức ép và sự phiền nhiễu trong cuộc sống dễ khiến bạn không chú ý đến những thành công nhỏ. Hãy điểm lại trong những ngày gần đây xem bạn có đạt được thành công nào đó mà bạn không nhận ra không?

Bài viết của Terese Amabile và Steven Kramer.Terese Amabile là bút danh của Giáo sư Edsel Bryant Ford, Khoa Quản trịKinh doanh trường Thương mại Harvard. Bà nghiên cứu về những điều giúp con người năng động, hiệu quả, vui vẻ và hãnh tiến trong công việc. Steven Kramer là nhà tâm lý và nhà nghiên cứu độc lập.
Khi bạn phải vượt qua cả núi khó khăn, thông thường, cách tốt nhất là chia nó ra thành những đụn nhỏ dễ trèo hơn. Theo nhà tâm lý học Karl Weick thuộc Đại học Michigan, tốt nhất nên chia những vấn đề xã hội lớn thành những vấn đề nhỏ hơn để giải quyết, với những mục tiêu cụ thể có khả năng đạt được.
Những vấn đề xã hội lớn như nạn thất nghiệp thường quá lớn để có thể tìm được giải pháp, bởi vậy người ta thường tránh phải xử lý chúng hoặc, giải quyết chúng với những chương trình lớn nhưng cuối cùng vẫn thất bại. Chia nhỏ những vấn đề như thế thành một loạt các bước vừa phải hơn theo lộ trình hướng tới một mục tiêu cuối cùng, sẽ giúp giảm mối lo ngại, làm rõ ràng hướng đi và tăng khả năng thành công sớm, tăng cường hỗ trợ cho hành động tiếp theo.
Sức mạnh của những thắng lợi nhỏ có thể áp dụng với những vấn đề trong kinh doanh. Nghiên cứu mới đây của chúng tôi chỉ ra sự quan trọng của việc giành được những thắng lợi nhỏ đều đặn của nhóm hay các cá nhân đơn lẻ khi giải quyết các vấn đề phức tạp. Thất bại thường rất phổ biến khi giải quyết những vấn đề thực sự quan trọng, khiến người ta dễ nản lòng, trừ khi họ đạt được một vài tiến triển, dù rất nhỏ hay thậm chí chỉ là những đúc rút từ thất bại. Chiến lược này đưa tới mục tiêu dài hạn.
Giáo sư Đại học Stanford, Bob Sutton, đã viết trong cuốn sách "Sếp giỏi, sếp tồi" (Good Boss, Bad Boss) của mình rằng "những mục tiêu lớn và táo bạo" thường không những dễ làm người ta nản lòng mà còn quá hiển nhiên và quá chung chung để có thể áp dụng vào các công việc hàng ngày. Tương tự như thế, tác giả Peter Sims cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thiết lập mục tiêu gia tăng dần trong cuốn "Những cá cược nhỏ" (Little Bets).
Có một khía cạnh đáng ngạc nhiên của tất cả vấn đề trên là: để duy trì được cảm xúc tốt, mỗi chúng ta cũng cần những thắng lợi nhỏ trong chính cuộc sống cá nhân của mình.
Trong cuốn sách Feeling Good, tác giả - tiến sĩ David Burns đã bàn về tầm quan trọng của việc theo dõi, phản ánh và ca ngợi không chỉ dành cho những thành tựu lớn mà cả những thành công nhỏ. Quan tâm tới những thắng lợi nhỏ có thể giúp chúng ta tránh được cảm giác chán nản, đây là một trong những nguyên lý của liệu pháp nhận thức hành vi.
Chẳng hạn, những người đang chán nản cảm thấy khó khăn trong việc duy trì một chương trình tập thể dục mặc dù bất kì hình thức hoạt động thể chất nào cũng giúp giảm bớt triệu chứng trầm cảm. Vì thế những mục tiêu như tập luyện trong phòng thể hình một tiếng mỗi ngày trở thành không tưởng và tất nhiên chẳng bao giờ đem lại hiệu quả.
Theo tiến sĩ Burns, có lẽ bạn cho rằng mình phải làm mọi việc một lúc thay vì chia nhỏ việc ra thành những việc nhỏ, tách biệt và có khả năng xử lý được giúp bạn có thể hoàn thành chúng từng bước một".
 Điều này có nghĩa là, sẽ hiệu quả hơn nếu bạn bắt đầu bằng một mục tiêu vừa phải, đơn giản như dạo bộ quanh khu nhà. Bằng việc theo dõi sự thành công khi đặt được mục tiêu như vậy và tự tán dương thành quả đạt được, những người cảm thấy thất vọng có thể bắt đầu xây dựng những mục tiêu lớn hơn và tận hưởng những thành công lớn hơn.
Những thành công nhỏ trong cuộc sống riêng có thể khiến tất cả chúng ta cảm thấy thoải mái hơn. Một loạt các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những sự kiện lớn trong đời thường ít khi có tác dụng lâu dài trong hạnh phúc chủ quan.
Chẳng hạn, trúng số không khiến người ta cảm thấy hạnh phúc dài lâu. Nhưng theo Giáo sư  Daniel Mochon của Trường Quản lý Sloan và các đồng nghiệp, những gia tăng nhỏ đều đặn từ những hoạt động bình thường lại mang lại hiệu quả tích lũy lâu dài. Nghiên cứu chỉ ra rằng với những người đều đặn tham gia các buổi lễ tôn giáo cảm thấy hạnh phúc hơn sau mỗi lần tham gia và niềm vui đó gia tăng theo thời gian. Họ càng tham gia thường xuyên thì càng cảm thấy hạnh phúc hơn. Kết quả mang lại tương tự với các bài tập luyện và yoga đều đặn.
Sức ép và sự phiền nhiễu trong cuộc sống dễ khiến bạn không chú ý đến những thành công nhỏ. Hãy điểm lại trong những ngày gần đây xem bạn có đạt được thành công nào đó mà bạn không nhận ra không?
 Hãy nghỉ ngơi một chút và tự biểu dương bản thân vì thành công ấy. Và nếu muốn, hãy chia sẻ với bạn bè bạn để nhận được lời chúc mừng đầy khích lệ của họ.


Theo VEF

Đừng bán linh hồn, hãy tiếp thị nó

Nếu dựa vào sự giàu có của người khác mà kinh doanh thì không có doanh nghiệp nào có thể tự duy trì được. VEF giới thiệu cùng bạn đọc bài viết của tác giả Dan Pallotta.
Trong một lá thư mở gửi các sinh viên tốt nghiệp Đại học ở Forrbes, người đứng đầu Tổ chức Kauffman Foundation Carl Schramm đã khuyến khích người trẻ theo đuổi con đường kinh doanh. Ông lập luận rằng: "Mặc dù là những bộ phận cần thiết trong xã hội, nhưng các chính phủ và tổ chức phi lợi nhuận không thể tự duy trì sự tồn tại.
Để thực hiện tốt công việc của mình, những cơ quan này đều phải dựa vào tiền bạc có được từ kinh doanh." Nếu dựa vào sự giàu có của người khác mà kinh doanh thì không có doanh nghiệp nào có thể tự duy trì được. Nền công nghiệp âm nhạc là một ví dụ của kinh doanh không tự duy trì, bởi nó phụ thuộc vào tiền bạc của người tiêu dùng, những người sẽ quyết định có bỏ tiền ra mua sản phẩm âm nhạc hay không.
Các Tổ chức nhân đạo đều cung cấp một loại dịch vụ: đó là cứu chữa, chăm sóc cho người nghèo. Các nhà tài trợ lại đứng ra trả tiền cho những tổ chức này duy trì hoạt động. Có gì khác biệt giữa loại hình này với hình thức các Spa thường bán phiếu sử dụng dịch vụ cho khách hàng dùng làm quà tặng cho người khác? Về cơ bản, chúng đều cùng một kiểu hợp đồng. Tuy nhiên, hoạt động nhân đạo tất nhiên có giá trị hơn. Bởi khi bạn giúp đỡ một người nào đó, bạn đã tạo cơ hội cho họ có khả năng tạo ra của cải.
Làm từ thiện ít nhất cũng "tự duy trì" được kiểu như ngành công nghiệp âm nhạc, ngành công nghiệp mỹ phẩm hay bất kỳ ngành nào mà doanh thu phụ thuộc vào thu nhập của khách hàng. Những ngành công nghiệp này có sức thu hút tự nhiên và khiến con người nảy sinh ham muốn. Nếu bạn có thể khiến người ta cảm thấy không thể thiếu một cái gì đó, và chính bạn cung cấp thứ này thì bạn đã sở hữu một ngành công nghiệp tự duy trì.
Chúng ta đã và đang hoạt động theo một lý thuyết sai lầm về làm từ thiện. Khái niệm sai lầm rằng từ thiện không phải là một mô hình kinh doanh tự duy trì được làm nảy sinh nhiều tác động phụ. Chính khái niệm này đã ngăn chúng ta suy nghĩ đến việc xây dựng một thị trường đủ lớn cho các tổ chức từ thiện để chúng có khả năng tiếp cận những vấn đề xã hội quan trọng.
Hầu như tất cả mọi người đều muốn giúp đỡ người khác. Họ sẽ cảm thấy cuộc sống không đủ đầy nếu không có mối liên kết này với nhân loại. Chúng ta có thể đánh vào mong muốn của con người bằng cách tiếp thị lòng từ bi, giống như cách chúng ta cẩn trọng và chặt chẽ trong tiếp thị những chiếc xế hộp sang trọng.
Khi làm như vậy, chúng ta có thể kích thích người ta giúp đỡ người khác nhiều hơn nữa. Nếu bạn phải làm từ thiện vì bạn được yêu cầu làm thế, liệu bạn có muốn bỏ ra nhiều tiền hoặc muốn làm từ thiện thường xuyên không? Yêu cầu từ thiện chính là đang tiếp thị. Giới hạn của hình thức này vẫn chưa được thử nghiệm đánh giá.
John Kenneth Galbraith viết: "Nguồn quan trọng và rõ ràng nhất trong nhu cầu khách hàng là quảng cáo và nghệ thuật bán hàng của những nhà cung cấp sản phẩm. Đầu tiên, bạn làm ra sản phẩm, sau đó, bạn cần tạo ra thị trường." David Oglvy đã áp dụng điều này vào thực tế một cách thô sơ nhất hồi năm 1987: "cố gắng tung ra một thương hiệu chất tẩy rửa mới với một chiến dịch với kinh phí ít hơn 10000000 đô la Mỹ."
Trong lĩnh vực hoạt động vì lợi nhuận, thật là "bất lương" nếu khởi động một sản phẩm mới mà không có ngân sách quảng cáo phù hợp để xây dựng thị trường cho sản phẩm đó. Tuy nhiên, trong lĩnh vực nhân đạo, nghĩa vụ của bạn là phải xây dựng một thị trường cho nó mà không được lãng phí một xu vào việc này.
Vào năm 2009, Một trong những tổ chức từ thiện phát triển toàn cầu lớn nhất "Save the Children" đã dành 3.31 triệu đô la Mỹ cho quảng cáo. Trong khi đó, ngân sách cho quảng cáo của công ty Walt Disney (một công ty giải trí) là 2 tỉ đô la Mỹ - gấp 600 lần ngân sách quảng cáo của "Save the Children". Chúng ta có thể cứu giúp được thêm rất nhiều trẻ em nếu chúng ta chú trọng hơn đến việc xây dựng thị trường cho hoạt động từ thiện.
Nếu không chú trọng đủ đến quảng cáo, chúng ta không chỉ không cứu được trẻ em, mà còn đặt các tổ chức nhân đạo và những ý định tốt đẹp của chúng dưới sự tài trợ của lòng thương xót của các tổ chức lớn, hoạt động cho những chương trình không phù hợp với nhiệm vụ của chúng. Chẳng khác nào, những tổ chức nhân đạo này phải tự bán linh hồn của chính họ.
Cựu TT Hoa Kỳ Franklin Roosevelt từng nói, "Nếu tôi bắt đầu lại cuộc đời... Tôi sẽ tham gia vào hoạt động kinh doanh quảng cáo...Quảng cáo nuôi dưỡng sức mạnh tiêu thụ. Nó đặt ra cho người ta mục tiêu phải có một ngôi nhà tiện nghi hơn, quần áo đẹp hơn, thức ăn ngon hơn... cho chính bản thân họ và gia đình họ." Bởi vậy, quảng cáo chắc chắn cũng có thể khiến con người có mục tiêu xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.
Lĩnh vực Nhân đạo cũng cần phải quan tâm đến tiếp thị nhiều như lĩnh vực hoạt động vì lợi nhuận. Cách duy nhất mà các tổ chức nhân đạo có thể tự lực được và có thể đạt được đến quy mô cần thiết có thể giải quyết hàng loạt các vấn đề xã hội ngày nay - đó là kích thích nhu cầu của người tiêu dùng với những hàng hóa và dịch vụ từ thiện. Xây dựng thị trường từ thiện là điều cần thiết, nếu các tổ chức từ thiện không muốn phải bán linh hồn chính mình như hiện nay.