Sunday, June 26, 2011

Bài học thành công của "ông trùm" Apple, Facebook...

Steve Jobs luôn quan niệm: "Vấn đề của người sử dụng chính là vấn đề của chúng ta".

Steve Jobs, Mark Zuckeberg, Evan Williams... đều là những cái tên nổi như cồn khắp hành tinh. Họ không chỉ có tầm ảnh hưởng lớn với dân nghiền tin học mà còn nổi bật trên tư cách là những nhà kinh doanh thành công bậc nhất của nền kinh tế tri thức. Đó đại diện cho những con người táo bạo, dám xây dựng lối đi riêng để khẳng định tài năng bản thân từ khi còn rất trẻ. Ngay cả Bill Gates hay Mark Zuckeberg cũng đều rất quen thuộc với teen qua hình ảnh “người khổng lồ” bỏ học tại trường Harvard lừng danh.
 
Vậy những gương mặt ấy có bài học thành công nào gửi gắm cho giới trẻ chúng mình đây nhỉ!?
 






















Cảm ơn Phapluatxahoi.com.vn đã chia sẻ

10 lời gợi ý cho nhãn hàng khi lặn ngụp trên môi trường Social Media

Rất đồng ý với bạn Ban rằng :
cái gì cũng có khoảng lặng sau một thời gian được bơm vá. Nhưng điều đó không có nghĩa là nó chết, forum, social network đã bước qua khoảng lặng đó và đang sống bằng chính giá trị thật của mình.
thế nhưng để xác định được giá trị thật của mỗi kênh truyền thông cũng là điều khó khăn. Hơn nữa, những gì có giá trị với cộng đồng chưa chắc lại có giá trị với các nhãn hàng. Advertising Age có một bài khá hay với tên “10 Essential Rules for Brands in Social Media“, dịch lướt qua để nhớ luôn vì thấy toàn Rule mà mình có lờ mờ nhận thấy nhưng chưa hẳn đã biết.

1.Quy luật 1% :

Quy luật này nói rằng số lượng users trung thành/có sức ảnh hưởng lớn nhất trong cộng đồng của bạn chỉ chiếm khoảng 0.6% và hiếm khi lớn hơn 4%. Tuy vậy, số lượng users này có thể tạo ra 20-50% lượng traffic và thậm chí là hơn số này nếu tính conversion rate. Lời khuyên ở đây là làm sao xác định và ủn mông (bằng cách tìm ra, hô hoán rằng tôi đã biết bạn yêu tôi rồi đấy và tìm cách vuốt ve bằng giải thưởng j/k) những người này.

Điều này làm mình nhớ tới mô hình Freemium với giới hạn trên web là 5%. Để engage tốt với cộng đồng thông qua Social Media thì suy cho cùng brand cũng cần phải thật lòng đưa cho cộng đồng giá trị thật và để đổi lại, 0.4-5% những người yêu quí bạn sẽ trả ơn bạn. Điều này là fair, 95% số người còn lại không mua hàng nhưng sẽ có ấn tượng tốt và nói tốt về bạn. Bạn còn cần gì hơn thế nữa?

2.Quy luật 2-4X :

Đây chính là câu trả lời cho 95% số người còn lại. Những người tới website của bạn do người khác giới thiệu sẽ có khả năng có các hành động (có lợi với bạn) tiếp theo gấp 2-4 lần nếu so với những người đến từ các nguồn khác (ví dụ banner, SEM…) Điều này cũng tương đương với việc khi bạn có gì hay, hãy làm cho nó dễ dàng có thể chia sẻ hơn!

3.Quy luật về New Media :

Cũng có lần đã băn khoăn về điều này : Brand in this sense – it lives outside the company, not in the company. Điều quan trọng đối với content của bạn/ với brand của bạn là khách hàng/độc giả nghĩ về nó như thế nào chứ không phải bạn nghĩ về nó như thế nào. Đương nhiên, nếu nó không hay, không giỏi, người ta cũng chả buồn nghĩ về nó luôn.


4.Quy luật mang tên Martha Stewart :

Martha Stewart là ai, xin đọc thêm Wikipedia để biết (quả thật khi dịch tới đây mình cũng chưa biết bà ý là ai). Trích một đoạn ngắn để biết về Martha :
In 2001, Stewart was named the third most powerful woman in America by Ladies Home Journal. In 2004, she was convicted of lying to investigators about a stock sale and served five months in prison. Stewart began a comeback campaign in 2005, with her company returning to profitability in 2006.
Quy luật này nói rằng đừng quá dựa dẫm vào Facebook, Fan Page hay bất cứ thứ gì khác nếu bạn có khả năng tự mình làm được (micro-site,forum…) Nói cách khác, hãy tự tổ chức tiệc ở nhà mình nếu có thể. Tất nhiên là nếu bạn tự tin có thể tự mình mời được khách mà không cần phải nhờ ai!

5.Sức mạnh của những liên kết lỏng lẻo

Đó là sức mạnh của những người không có kết nối trực tiếp với bạn mà kết nối với bạn thông qua một hoặc nhiều người bạn của bạn. Trong quyển Linked của mình, Barabasi cho rằng bạn có thể dễ dàng tìm thấy công việc mới của mình thông qua những người “bạn của bạn” hơn là những người bạn trực tiếp. Chưa được đọc cuốn Linked nhưng ý tưởng này có lẽ cũng giống với ý tưởng “Người kết nối” trong Tipping Point. Chả phải là trên Trái đất thì bất cứ hai người xa lạ không quen nhau nào cũng có thể tìm tới nhau chỉ qua nhiều nhất là 6 người bạn hay sao? Điều quan trọng đối với nhãn hàng là sử dụng các mối liên kết lỏng lẻo này để có thể tìm kiếm và tìm hiểu những khách hàng tiềm năng, những ý tưởng mới cho bản thân mình.

6.Quy luật lan truyền (dịch dở)


Kết hợp của quy luật số 2 và số 5, có content tốt chưa đủ, phải làm cho content đó dễ dàng chia sẻ mới đủ. Tôi có một bài hát hay nhưng lại không có file mp3 để chia sẻ mà mỗi lần khoe với mọi người, tôi phải tự hát với sự giúp sức của 10 nhạc công thì … có lẽ khó lòng tôi chia sẻ được với ai trừ khi tôi quá nổi tiếng. Cái bạn cần là những người bình thường nhất, low-tech nhất cũng có thể gửi cho bạn bè của họ content của bạn.

7.Quy luật về sự thay đổi liên tục

Hôm nay là direct marketing, mai là mass marketing, ngày kia là SEM và ngày kìa là Social Media Marketing, bạn có thể sẽ chóng mặt vì chạy theo mốt. Thế nhưng điều gì tồn tại được sẽ tồn tại được, mọi thứ đều có những quy luật cơ bản nhất định và bạn hãy cố gắng đừng thấy cái mới mà phủ nhận cái cũ trước khi bạn chưa đánh giá được rõ giá trị thật của cái mới.

8.Đừng nhìn cỗ xe đẹp mà quên con ngựa

Sự thành công trên môi trường Social Media sẽ được hỗ trợ rất lớn bởi sự thành công thực sự của nhãn hàng chứ không phải bởi các tip/trick mà bạn mới học được trên mạng. Nếu content của bạn không có giá trị, brand của bạn không có gì đáng nói hoặc rất đáng nói nhưng không nói được, không chia sẻ được hoặc bạn chỉ thích nói một chiều và bắt người khác phải nghe trên môi trường Social Media thì thật khó lòng để không bị biến thành black sheep trên môi trường này.

9.PR lẹm sang quảng cáo

Cá nhân mình cứ cãi nhau hoài với bạn bè về buzz và viral. Theo mình hiểu thì buzz là việc tạo ra cái gì đó để người ta chú ý và xem, nhưng viral là cái để người ta xem xong và thấy đáng để chia sẻ với người khác. Viral khó hơn buzz rất nhiều. Một bài PR tốt có thể sẽ dễ dàng được viral trong khi một bài PR đọc như quảng cáo nếu có đăng trên tất cả các báo, được seed trên tất cả các Fan Page cũng sẽ chỉ được độc giả ngó qua rồi … bỏ y như tờ leaflet phát ở ngoài ngã tư lúc đèn đỏ mà thôi.

10.Quy luật về khách hàng-dịch vụ

Tổng kết tất cả những điều trên, Social Marketing chỉ thành công khi nó cung cấp cho khách hàng cả một “gói dịch vụ” (bao gồm sản phẩm, sự tương tác, sự hỗ trợ…) chứ không phải chỉ là sản phẩm.
10 quy luật này là những quy luật chung chung và thực sự mỗi người đều có thể áp dụng nó theo cách của riêng mình. Cá nhân mình cho rằng “Thời gian là tiền” nhưng để làm Social Media tốt, bạn cần cả thời gian và tiền. Tất nhiên, tiền ở đây sẽ ít hơn tiền bỏ ra để phủ sóng các kênh truyền hình với giá cao ngất ngưởng, thế nhưng nếu bạn cần có một phép màu trong khoảng thời gian ngắn thì chưa chắc Social Media đã phải là lời gợi ý tốt. Nếu có thời gian, 10 lời gợi ý, 10 quy luật trên mình cho rằng khá tốt để suy nghĩ.

Cảm ơn Buzz.tl đã chia sẻ

7 điều mà Social Media không thể giúp bạn

Tóm tắt lại bài viết mang tên “7 things social media can’t do” của Denise Zimmerman.

1.Social Media không thể thay thế cho chiến lược Marketing được

Tất cả những con số và công cụ hoành tráng đều chẳng có ý nghĩa gì khi nó không mang lại giá trị thực sự cho nhãn hàng của bạn. Đừng để bị rơi vào cái gọi là “click-through syndrome”, đừng để các con số lừa phỉnh mình. Có account Twitter, có Facebook Fan Page, có nhiều fan… cũng chẳng có ý nghĩa gì khi các fan đó chẳng tương tác với mình. Bạn phải là người làm chủ Social Media chứ không phải để Social Media làm chủ bạn.

2.Social Media không thể thành công nếu bạn không chú tâm vào đó

Chẳng ai muốn nói chuyện với một người bán hàng không tập trung vào mình. Social Media đòi hỏi bạn phải bỏ công sức rất lớn để lắng nghe và tương tác.

3.Social Media không phải là cuộc chơi ngắn ngày

Không ai muốn làm bạn trong 1 tuần, 1 tháng hay một khoảng thời gian ngắn ngày nào đó. Thuê agency, giao tiếp hoành tráng với khách hàng rồi lặn tăm sau 1 tháng, bạn chẳng khác gì một chàng Don Juan cả. Mà thời nay, các cô gái của Don Juan có đầy đủ mọi phương tiện để giao tiếp và cảnh báo cho nhau về bạn nếu bạn xấu xa với họ, vì vậy hãy đừng tự phá đi các mối quan hệ mà mình dày công xây dựng.

4.Social Media không thể thực hiện tốt nếu không có sự hỗ trợ của cả tổ chức

Một vị tướng tài sẽ chẳng là gì nếu không có quân đội trợ giúp, một lãnh đạo giỏi sẽ khó thành công nếu không có những cộng sự đắc lực để triển khai những ý tưởng của mình. Cứ tưởng tượng bạn đứng giữa khách hàng và công ty, khách hàng thì đặt ra hàng loạt câu hỏi còn bạn không có sự hỗ trợ của các phòng ban trong công ty, liệu bạn có thể làm gì được không? Bạn có chắc chắn rằng những thông tin bạn chia sẻ cho khách hàng không phải là bí mât của công ty hay không? Vì vậy, bạn cần phải được tự do 100% (nhưng) trong khuôn khổ những gì bạn được tự do, và điều này thì cần có sự hỗ trợ của tổ chức.

5.Social Media không thể thay thế cho chất lượng sản phẩm/dịch vụ của bạn

Hãy quên đi những phép màu mà người bán hàng có thể làm cho bạn. Đừng tưởng bở rằng cứ sản xuất ra một mặt hàng tầm tầm và bạn sẽ có thể trở thành triệu phú trong vài ngày. Hãy coi Social Media như một cái kính lúp, nếu sản phẩm tốt nó sẽ phóng to được điểm tốt đó ra, nếu sản phẩm tệ thì *&*(&(&()&(&(

6.Social Media không thể thay thế cho Digital Marketing

Sử dụng Social Media một cách điên cuồng/cuồng nhiệt không có nghĩa rằng bạn sẽ chắc chắn trở thành một người làm marketing. Những kiến thức về marketing cổ điển vẫn rất quan trọng và bạn chỉ có thể thành công khi áp dụng nhuần nhuyễn Social Media cùng với các kênh khác trong chiến lược marketing của bạn.

7.Social Media không thể thành công nếu bạn không đầu tư

Tiền, thời gian và nhân lực. Ba yếu tố có giới hạn mà bạn phải cân nhắc cho mọi hành động của bạn. Social Media có thể tốn ít tiền hơn, nhưng sẽ mất nhiều thời gian và nhân lực của bạn hơn. Do vậy, nếu bạn không đầu tư tiền thì không có nghĩa rằng bạn sẽ không phải đầu tư thời gian vào đó. Còn nếu bạn không đầu tư gì cả mà vẫn thành công thì có lẽ bạn là một trong số hiếm những người may mắn trên Trái Đất này!

Theo Buzz.tl

Thương hiệu thành công bắt đầu từ trải nghiệm của khách hàng

Một số người thường đánh đồng xây dựng thương hiệu với quảng cáo. Dù quảng cáo thật sự có vai trò quan trọng trong việc tạo nên giá trị thương hiệu, nhưng chính trải nghiệm mới là yếu tố quyết định thành công lâu dài.

Lòng trung thành được tạo dựng trên nền tảng trải nghiệm tích lũy của khách hàng với thương hiệu, và những thương hiệu mạnh củng cố vị thế của mình tại mọi điểm tiếp xúc với khách hàng.

Tầm quan trọng của việc thực hiện cam kết tiếp thị

Quảng cáo tạo nên kỳ vọng cho thương hiệu. Thành công sẽ dễ đến hơn khi trải nghiệm thương hiệu khớp với những gì được hứa hẹn khi tiếp thị. Tùy vào việc kết hợp trải nghiệm và cam kết, một trải nghiệm thương hiệu tốt có thể được gia tăng còn những trải nghiệm khó chịu cũng có thể được nhân đôi. Chiến lược tiếp thị của Nissan ở Mỹ là một ví dụ điển hình khi cam kết và trải nghiệm thương hiệu tương đồng với nhau. Trong suốt 6 năm, Nissan không ngừng cải thiện cách khách hàng cảm nhận về xe của mình với chiến dịch “Shift”. Thông điệp đánh động vào tâm lý khách hàng và được tung ra cùng lúc với những mẫu xe được cải tiến như Altima. Các nỗ lực truyền thông cuối cùng cũng tạo được ấn tượng cho mẫu mã và cảm nhận về xe Nissan, giúp tạo nét khác biệt với các thương hiệu khác. Và kết quả là doanh số của Nissan US tiếp tục tăng trong năm 2007 và hứa hẹn sẽ tiếp tục tăng trưởng trong tương lai. 
  Mỗi thương hiệu nên cố gắng mang lại trải nghiệm hoàn hảo

Khi nói đến trải nghiệm thương hiệu, người ta thường nghĩ đến loại hình dịch vụ. Nhưng trái lại, chính dịch vụ thường làm giảm trải nghiệm khách hàng, thay vì nâng cao. Không có gì khiến lòng trung thành của khách hàng lung lay nhanh hơn một hệ thống dẫu được thiết kế để giúp tiết kiệm chi phí cho công ty nhưng không đáp ứng được nhu cầu dịch vụ của khách hàng.
Những ai đã từng cảm thấy “bất lực” trước hệ thống chăm sóc khách hàng tự động của các ngân hàng, hãng hàng không hay nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn cũng thấm thía điều này. 
 
Mang lại một trải nghiệm thương hiệu hoàn hảo còn giúp phân biệt thương hiệu với vô vàn những thương hiệu khác trong cùng ngành. 
 
Lĩnh vực dầu nhớt động cơ là một ví dụ rõ ràng, vì người lái xe thường không đặc biệt ưu ái một thương hiệu nào cả. Mức độ gắn kết quá lỏng lẻo dễ khiến khách hàng đổi từ sản phẩm này sang sản phẩm khác chỉ vì giá cả hoặc tình trạng còn/hết hàng. Để tạo lòng trung thành nơi khách hàng, các thương hiệu này phải cố gắng làm hài lòng khách hàng không chỉ bằng việc đáp ứng yêu cầu căn bản về sản phẩm, mà còn bằng những trải nghiệm bất ngờ, độc đáo khác. Bảo hiểm là một lĩnh vực từng được thay đổi bởi trải nghiệm thương hiệu. Dù việc lựa chọn một công ty bảo hiểm vẫn tùy thuộc rất nhiều vào giá cả, nhưng một số nhà cung cấp dịch vụ đã có nỗ lực biến đổi trải nghiệm khách hàng bằng cách để nhân viên đích thân đảm nhiệm dịch vụ chăm sóc khách hàng, thay vì dùng hệ thống tự động, thậm chí một số công ty còn để khách hàng tự do so sánh giá cả dịch vụ giữa các nhà cung cấp với nhau. 
  Mang lại trải nghiệm gia tăng giá trị

Những thương hiệu thành công thường mang lại các giá trị cộng thêm mà khách hàng hưởng ứng. Nike là một thương hiệu điển hình. Bạn có thể cho rằng trang phục thể thao phụ thuộc vào tính năng sản phẩm nhưng Nike đã tìm được những cách mới để gắn kết khách hàng với thương hiệu qua Niketown, NikeID và Nike+. 
 
Năm 1990, Niketown đầu tiên được khai trương ở Oregon chứng tỏ một phong cách bán lẻ hoàn toàn mới. Đây không chỉ là nơi trưng bày mà còn giúp đưa sản phẩm Nike vượt ra khỏi ranh giới trang phục thể thao. Tại đây khách hàng được cảm nhận sản phẩm thông qua âm thanh, hình ảnh, video và nhiều hình thức trưng bày mang tính tương tác cao. Một lần ghé thăm Niketown mang lại cho khách hàng những trải nghiệm thương hiệu rất thú vị. NikeID giúp khách hàng thể hiện bản sắc riêng của mình bằng cách đặt hàng những sản phẩm theo đúng ý thích của mình.
 
Nike+ đưa trải nghiệm khách hàng đi một bước xa hơn nữa bằng cách kết hợp hai thương hiệu nổi tiếng để gia tăng giá trị trải nghiệm. Một thiết bị cảm ứng gắn trong giày giúp người chạy bộ kiểm soát được tiến triển của mình qua máy iPod Nano của Apple. Sau đó bạn có thể đăng thông tin này trên internet và theo dõi hiệu quả tập luyện của mình. Nhờ chiến lược đầu tư sáng suốt vào trải nghiệm, Nike xứng đáng trở thành thương hiệu trang phục thể thao hàng đầu trên toàn thế giới. 
  Đừng quên sự ủng hộ của khách hàng

Một trải nghiệm thương hiệu hoàn hảo sẽ mang lại sự hưởng ứng từ khách hàng. Quảng cáo truyền miệng là nguồn thông tin thương hiệu quan trọng, giúp định hình kỳ vọng của khách hàng và tác động đến quyết định dùng thử sản phẩm/dịch vụ. 
 
Một trải nghiệm tốt sẽ giúp thương hiệu được giới thiệu với nhiều người khác, trong khi một trải nghiệm xấu sẽ hủy hoại hình ảnh thương hiệu, tạo tiếng xấu và tác động đến quyết định tiêu dùng về sau. Bộ phim “10,000 B.C.” khi giới thiệu ở Mỹ đã tạo ra kỳ vọng cao và chỉ trong tuần đầu tiên đã đạt được doanh thu phòng vé là $35.9 triệu. Tuy nhiên, khi những lời rỉ tai chê bai bộ phim lan nhanh, doanh thu đã giảm 53% trong tuần kế tiếp. Tổng doanh thu phòng vé trong suốt thời gian trình chiếu của phim chỉ khoảng $95 triệu, không đủ bù đắp chi phí sản xuất $105 triệu.
 
Ngược lại, bộ phim “My Big Fat Greek Wedding” dù có kinh phí sản xuất cực thấp và hầu như không hề được tiếp thị đã trở thành bộ phim được quảng cáo truyền miệng thành công nhất trong lịch sử Hollywood. Nhờ mô hình truyền miệng này, doanh số phòng vé của phim đã đạt mức $241.4 triệu, vượt xa nhiều bộ phim được quảng bá rầm rộ cùng lúc. 
 
Luôn mang lại những ngạc nhiên thú vị cho khách hàng

Trong mắt chuyên gia tiếp thị, thương hiệu cần được xem như nơi quy tụ mọi điểm tiếp xúc với khách hàng, bao gồm cả quảng cáo, truyền miệng, dịch vụ khách hàng, môi trường bán lẻ, các hoạt động truyền thông tiếp thị, v.v. Điều tối thiểu một chuyên gia tiếp thị phải cố đạt đạt được là mang lại những đặc tính và lợi ích đã cam kết trên mọi phương diện. 
  Các thương hiệu thành công luông mang lại những ngạc nhiên thú vị cho khách hàng thông qua các trải nghiệm tốt đẹp và nhất quán. Đây chính là điều phân biệt thương hiệu với các đối thủ còn lại và giúp mang lại thành công cho thương hiệu trước mắt và cả về lâu dài. 

DNA Branding, theo Millward Brown

Bán hàng hay bán giải pháp

salesTrong một thị trường tiêu dùng phát triển và toàn cầu hóa, khi trình độ sản xuất đã đạt tới những đỉnh cao nhất định, chỉ “tính năng sản phẩm” xuất sắc không dễ tạo ra lợi thế cạnh tranh vượt trội. Lúc này, sản phẩm nào có “giải pháp” đáp ứng được nhu cầu thật sự của khách hàng, sản phẩm đó sẽ vượt lên.







Hai câu chuyện bán hàng

Câu chuyện 1 : một quý ông đi vào cửa hàng thời trang cao cấp. Cô bán hàng hỏi : Anh muốn mua gì ạ?” Đáp :”Tôi muốn mua một chiếc áo màu đen, mắc tiền một chút cũng được.” Cô bán hàng lắc đầu :”Tiếc quá, ở đây không có áo nào màu đen hết anh ơi!”. Vị khách đi ra, dù chưa kịp ngắm nhìn hết các bộ quần áo trong đó.

Câu chuyện 2 : Tại một cửa hàng gần đó, cũng người khách hàng đó. Cô bán hàng cũng hỏi :”Anh tìm quần áo thế nào ạ?”. Trả lời : “Tôi tìm áo màu đen, mắc tiền cũng được”. Cô bán hàng vui vẻ : “Màu đen “độc đáo” đó anh! Mà sao anh lại thích màu đen vậy?”. Đáp : “À, vì bạn gái tôi nói tôi hợp với màu đậm. Tôi mua đồ để đi ăn đám cưới với cô ấy”. Cô bán hàng :” Dạ, cửa hàng em cũng có mấy màu này cũng đậm và hợp với màu da của anh lắm nè : màu xanh đen, màu nâu đen. Anh mặc mấy cái này lên, sang phải biết. Chị ấy sẽ thích lắm. Hàng này cao cấp, mắc nhất ở đây đó”. Vị khách hàng gật gù, thử và lấy vài cái áo.

Cung cấp giải pháp – bí kíp bán hàng

Qua 2 câu chuyện trên, có thể thấy nếu chỉ tập trung vào bán tính năng của sản phẩm (áo màu đen) theo yêu cầu của khách hàng thì doanh thu bán hàng sẽ rất hạn chế. 

Nhưng nếu biết tập trung tìm hiểu nhu cầu thực sự của khách hàng thì việc bán hàng sẽ dễ hơn rất nhiều. Khi hiểu rõ nhu cầu, sở thích của người mua,người bán có thể đưa ra nhiều giải pháp, nhiều đáp số cho “bài toán” của khách hàng, nhằm thỏa mãn nhu cầu thật sự của họ. Một “bí kíp” bán hàng thành công chính là bán “giải pháp” thông qua bán lợi ích của sản phẩm.

Theo Jeffrey J.Fox, tác giả cuốn sách “Để trở thành người bán hàng xuất sắc”, người bán hàng giỏi phải là người “lắng nghe và thấu hiểu nhu cẩu của khách hàng”, “đáp ứng nhu cầu của khách hàng”, và “chỉ ra những đặc tính của sản phẩm theo ý muốn của khách hàng”. Trong quá trình đó, họ cũng phải biết cách “nêu bật sự khác biệt, ưu điểm của sản phẩm của mình so với các đối thủ cạnh tranh”.

Spencer Johnson, tác giả cuốn sách “Người bán hàng một phút” (bán rất chạy ở Mỹ) cũng cho rằng, bí kíp bán hàng là “giúp người khác đạt được điều họ muốn”, và mục đích bán hàng chính là “giúp mọi người hài lòng về những sản phẩm họ đã mua và hài lòng về bản thân họ”. Khi “bán hàng có mục đích” như vậy thì mọi chuyện bỗng “dễ như thể đang bơi xuôi dòng”.

Trong một thị trường tiêu dùng phát triển và toàn cầu hóa ngày nay, nhiều sản phẩm nhắm tới việc cung cấp “giải pháp” cho khách hàng , thay vì đơn thuần đưa ra các tính năng xuất sắc.

Điều này dễ hiểu, vì trình độ sản xuất của thế giới đã đạt tới những đỉnh cao nhất định, nên “tính năng sản phẩm “ đơn thuần không dễ mang đến lợi thế cạnh tranh vượt trội. Điều quan trọng là những tính năng này đem đến “giải pháp” gì đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng phát triển và phân khúc rõ rệt. Một ví dụ có thể thấy từ những chiếc máy tính “All in one” – “tất cả trong một” sử dụng công nghệ chip của Intel. Nó vừa là máy tính, vừa là TV, điện thoại, máy fax…, giúp tiết kiệm điện năng và diện tích sử dụng. Đây chính là một “giải pháp” tiết kiệm không gian và tiền bạc. Các sản phẩm “All in one” với thiết kế hiện đại, thời trang, nhiều tiện ích này được dự đoán sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam trong thời gian sắp tới. Một ví dụ khác lá máy tính tiền (POS) trong các nhà hàng hay cửa hàng, không chỉ giúp tính tiền nhanh chóng, mà trên hết, mang đến “giải pháp” lưu trữ và xử lý thông tin nhanh chóng và hiệu quả.

“Bán giải pháp” thời khủng hoảng

Khủng hoảng tài chính toàn cầu đang làm cho tiền mặt trở nên khan hiếm, hàng hóa khó bán hơn nhiều. Tuy vậy, có những công ty lấy đây làm cơ hội để rà soát lại chiến lược và sẵn sàng “thích nghi” với tình hình mới. Sunhome – nhà cung cấp bếp gaz cũng vậy. Trước khủng hoảng, sản phẩm Sunhome bán rất chạy dù mới chính thức phát triển thương hiệu cách đây 4 năm. Khi khủng hoàng xảy ra, hàng hóa bán chậm hơn, nên bên cạnh việc cắt giảm chi phí, quản trị tài chính chặt chẽ, Sunhome liên tục cải tiến sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường. Đặc biệt, Sunhouse tập trung vào việc phát triển hệ thống bán lẻ và dịch vụ chăm sóc khách hàng trên toàn quốc ( xây dựng 16 điểm bán, 25 trạm bảo hành). Sunhouse hướng tới “giải pháp hoàn hảo cho gian bếp Việt”, thông qua phát triển những dòng sản phẩm khác cũng mang thương hiệu Sunhome như máy hút mùi, nồi cơm điện, máy rửa chén….Điều này đem lại sự khác biệt rõ nét cho Sunhome với các sản phẩm bếp gaz khác hay từng sản phẩm bếp riêng lẻ khác. “Giải pháp gian bếp Việt” này đem đến sự tiện nghi (tiết kiệm thời gian và công sức cho người nội trợ), và cả sự thuận tiện ( dịch vụ bảo hành, sửa chữa, chăm sóc…) cho khách hàng .

Đối với mặt hàng đặc biệt như “dịch vụ du học” thì khủng hoảng có thể dẫn đến sự thay đổi trong xét duyệt visa của các lãnh sự quán và đại sứ quán. Học sinh muốn du học có thể bị “vướng lại”, nhất là khi muốn đi Mỹ, Úc …Bà Nguyễn Ngọc Ngân, Giám đốc kinh doanh công ty Universal Study cho biết : “Khi luật visa mới được áp dụng, người bán hàng càng phải cho khách hàng thấy mình là người đáng tin cậy, có khả năng đưa đến cho họ những “giải pháp an toàn cho việc xin/phỏng vấn visa”. Theo bà Ngân, sản phẩm dịch vụ du học là một “giải pháp tổng hợp” đòi hỏi người bán ngoài am hiểu sản phẩm chính (các khóa học), còn phải tập hợp nhiều kiến thức liên quan. Ngoài khả năng tư vấn chương trình học cho học sinh, người tư vấn còn cần cung cấp thêm nhiều thông tin về hoàn cảnh sống, khí hậu, môi trường học tập, học bổng, thủ tục xét duyệt visa… cho khách hàng .

Một ví dụ nữa là giải pháp “quảng bá sản phẩm với chi phí tiết kiệm” của Công ty Truyền thông Hoa Cúc Xanh. Việc lồng tờ rơi, brochure ….vào hơn 150 tờ báo có mặt trong hệ thống các sạp báo, và vào kệ báo tại hơn 200 quán café trung và cao cấp tại TP.HCM đã giúp Hoa Cúc Xanh có thêm một lượng lớn khách hàng doanh nghiệp mới. Giải pháp quảng bá này đã giúp khách hàng của Hoa Cúc Xanh tiết kiệm chi phí truyền thông đáng kể trong thời khủng hoảng.

Theo Doanh Nhân Sài Gòn, số 51, T6/2011

Thương hiệu không chỉ là logo

logos-brandNếu nhân viên thu ngân đang bận sửa móng tay và mải mê nghe điện thoại, cô ta cũng sẽ trở thành thương hiệu của công ty, bất kể cô ấy có đang mang một chiếc mũ với logo mới của công ty bạn trên đó hay không. Thương hiệu không chỉ là một cái tên hay logo của doanh nghiệp.
Có khá nhiều tổ chức tìm đến công ty Advertising for Humanity, để tìm kiếm cho mình một thương hiệu mới.

Đối với nhiều người trong số họ, thương hiệu đơn thuần chỉ là một cái tên mới, một biểu tượng mới, hay một cách nhìn và cảm nhận mới cho cái tên hiện có của mình. Khi mọi người đã quen với những cái tên mới hay logo mới, họ có thể đính kèm nó dưới email, đặt lên trang web của mình, và nó trở thành một thương hiệu mới. Giải thích để khách hàng không còn hiểu sai về khái niệm thương hiệu như trên là một phần công việc của chúng tôi.

Thương hiệu không chỉ là một cái tên hay logo của doanh nghiệp. Thương hiệu bao gồm rất nhiều thứ. Thương hiệu là:

Chiến lược của công ty

Với một công ty chuyên về hàng tiêu dùng, thương hiệu bao gồm các sản phẩm và những vấn đề xung quanh sản phẩm đó. Ghế ngồi trong nhà bếp của hãng Ikea có nguy cơ bị gãy sau 2 năm sử dụng đã trở thành một phần trong thương hiệu của hãng.

Với một tổ chức nhân đạo, thương hiệu là những mục đích và tiến trình để thực hiện nó. Share Our Strength đã đề ra một mục tiêu táo bạo đó là trong vòng 5 năm sẽ không còn đứa trẻ nào ở Mỹ bị đói. Mục tiêu đó đã trở thành thương hiệu của họ. Có thể nói mức độ nghiêm túc chính là thương hiệu.

Quay lại năm 1969, NASA không có một logo ấn tượng như bây giờ - nhưng thương hiệu của NASA đã được chính các nhân viên của tổ chức tạo ra. Việc không thể hình dung mình đang hướng tới đâu hoặc làm thế nào để đi đến đó cũng sẽ trở thành thương hiệu của công ty, cho dù lãnh đạo có đặt một cái tên mới cho công ty của mình đi chăng nữa.

Cách công ty kêu gọi hành động

Nếu Martin Luther King cung cấp cho mọi người lò nướng bánh miễn phí khi họ đến Wasington, hành động đó sẽ trở thành thương hiệu của ông ta. Bạn đang kêu gọi lòng dũng cảm hay đang truyền cảm hứng? Liệu những hành động đó có phù hợp với những chiến lược đặt ra? Nếu tổ chức của bạn là một tổ chức nhân đạo, những điều bạn yêu cầu thành viên của mình thực hiện chính là thương hiệu của tổ chức.

Dịch vụ cho khách hàng

Nếu các nhà tài trợ gọi điện cho một tổ chức và nhận được câu trả lời tự động trong hộp thư thoại, điều đó khiến họ không biết mình nên nói chuyện với ai, và buộc phải để lại lời nhắn mà họ thậm chí còn không chắc là đã gửi cho đúng người mình muốn, đó cũng là thương hiệu của tổ chức. Nó nói lên rằng tổ chức này không quan tâm tới những nhà tài trợ.

Nếu mọi người tới dự bữa tiệc của công ty và không thể nghe thấy người phát biểu đang nói gì bởi hệ thống âm thanh tệ hại, điều đó cũng tạo nên thương hiệu của công ty. Điều đó nói lên rằng bạn chẳng hề quan tâm tới việc mọi người nghe thấy bạn nói gì.

Nếu nhân viên tại quầy tính tiền đang bận sửa móng tay và mải mê nghe điện thoại, cô ta cũng sẽ trở thành thương hiệu của công ty, bất kể cô ấy có đang mang một chiếc mũ với logo mới của công ty bạn trên đó hay không.

Cách lãnh đạo công ty phát biểu

Nếu bạn xây dựng một trang web và lấp đầy nó theo một cách đã kiểu lỗi thời, bạn không thể tạo nên một thương hiệu mới. Nhưng nếu bạn sử dụng các từ lóng, viết tắt, trừu tượng hóa mọi thứ mình nói, đó lại là thương hiệu của riêng bạn. Nếu bản báo cáo hàng năm của bạn khiến mọi người buồn ngủ, đó là thương hiệu của bạn. Nhưng nếu bản báo cáo bao gồm tất cả những thứ mọi người mong muốn, nó cũng trở thành thương hiệu của bạn.

Thông điệp là một trong những phần trọng tâm của thương hiệu, nhưng thông điệp không thì không thể tạo nên một thương hiệu lớn.

Bao gồm toàn bộ các vấn đề truyền thông

Bạn có thể cần những băng rôn để rao bán sản phẩm được dán ở bất cứ vị trí nào mà khách hàng có thể nhìn thấy được, nhưng nếu nó được treo lên bởi những băng dính, nó sẽ trở thành thương hiệu của bạn. Thử tượng tượng xem liệu bạn có thể bắt gặp một biểu ngữ quanh co được treo bằng băng dính trong cửa hàng của Apple? Không bao giờ, bởi đó không phải thương hiệu của họ.

Trong thời đại kỹ thuật số, giao diện người dùng chính cũng trở thành thương hiệu của bạn. Nếu các chức năng trong trang web của công ty bạn lại góp phần cản trở người sử dụng, có nghĩa là bạn không quan tâm đến họ.

Thương hiệu được thể hiện ngay cả trong cấu trúc của công ty bạn, hợp đồng mà bạn gửi, cách quản lý nhân sự của bạn. Bạn có từng suy nghĩ lại về các cách kinh doanh truyền thống hay mặc định chúng theo những quy ước sẵn có? Câu trả lời của bạn nói lên thương hiệu của bạn sáng tạo đến mức nào.

Thương hiệu nằm ở những nhân viên của công ty

Thương hiệu bao gồm cả những nhân viên và cách mà họ đại diện cho công ty của bạn. Thuê một đội ngũ tốt và tiếp tục đào tạo và phát triển họ. Cho dù những nhân viên của bạn chưa tuân theo đúng phong cách của thương hiệu mới, nếu họ luôn chú tâm vào công việc của mình, nó sẽ trở thành thương hiệu của công ty.

Bao gồm cả cơ sở vật chất

Công ty của bạn có đủ đèn không, hay nhân viên của bạn đang làm việc trong bóng tối? Nơi làm việc có gọn gàng và sạch sẽ? Nó có những bảng chỉ dẫn phù hợp với tiêu chuẩn hình ảnh? Trông nó có sức sống không? Nơi làm việc cũng tạo nên thương hiệu riêng của bạn.

Logo và hình ảnh của công ty

Một thương hiệu lớn xứng đáng có một logo và một hình ảnh được thiết kể tuyệt vời. Nó có thể tạo ra những khác biệt khi người tiều dùng phải lựa chọn giữa hai nhãn hiệu lớn. Nhưng chỉ có những thứ này thì không thể làm "lớn" thương hiệu của bạn.

Cuối cùng, thương hiệu là cách bạn quan tâm đến công ty của mình ở mọi cấp độ và ở từng chi tiết, từ những vấn đề lớn như nhiệm vụ đặt ra hay tầm nhìn của công ty, cho tới việc quan tâm đến nhân viên, khách hàng, và những người có liên quan đến công việc của bạn, kể cả khi mối liên kết này là rất nhỏ đi chăng nữa.

Dù bạn biết những điều trên hay không, hay bạn có một logo tuyệt vời hay không, bạn vẫn luôn có một thương hiệu của riêng mình. Vấn đề ở đây là bạn có hài lòng với thương hiệu mà mình đang có hay không mà thôi.

Chia sẻ của Dan Pallotta, người sáng lập Pallotta TeamWorks, chủ tịch công ty quảng cáo Advertising for Humanity, một chuyên gia về đổi mới các lĩnh vực phi lợi nhuận và là một doanh nhân xã hội cấp tiến trên tạp chí Harvard Business Review sẽ cung cấp cái nhìn tổng thể các yếu tố thuộc về thương hiệu.

Quốc Dũng - VEF

Doanh nghiệp ngộ nhận về truyền thông mạng xã hội

truyen-thong-xa-hoiKhi một doanh nghiệp tạo dựng được chỗ đứng trên mạng xã hội, không có nghĩa rằng những người sử dụng mạng xã hội đó có quan tâm đến doanh nghiệp đó. Không phải doanh nghiệp nào cũng nên đầu tư vào mang xã hội.

Hầu hết các công ty nhỏ đều có ngân sách có giới hạn và các công ty này nên đánh giá mạng xã hội một cách thận trọng, như những gì họ làm với những công cụ marketing khác. Tham gia vào mạng xã hội thường tiêu tốn rất nhiều thời gian. Thời gian là tiền bạc, cho dù doanh nghiệp tự đứng ra thực hiện những chiến dịch mạng xã hội hay thuê người khác chịu trách nhiệm thay cho mình.


Ngày nay, mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Các doanh nghiệp nắm bắt được điều này, và rất nhiều trong số họ quyết tâm làm mọi cách để thương hiệu của mình có chỗ đứng trên những mạng xã hội phổ biến.

Tại Mỹ, có một doanh nghiệp kinh doanh bãi đỗ xe đã làm cho mình những poster cỡ lớn với nội dung như: "Hãy 'like' chúng tôi trên Facebook! Hãy 'tweet' chúng tôi trên Twitter! Và hãy xem video của chúng tôi trên YouTube!". Rõ ràng đây không phải là một chiến lược marketing hay, bởi khó có thể tìm được một điều gì độc đáo hay thú vị từ một bãi đỗ xe khiến cho nhiều người quan tâm.

Và còn rất nhiều công ty khác cũng đang chật vật tìm chỗ đứng riêng cho mình trên mạng xã hội. Dường như họ không thực sự cân nhắc xem điều đó có là một sự đầu tư tốt hay không. Khi một doanh nghiệp tạo dựng được chỗ đứng trên mạng xã hội, không có nghĩa rằng những người sử dụng mạng xã hội đó có thời gian hay sự quan tâm cần thiết để tìm hiểu về doanh nghiệp đó.

Có một vài điều mà nhiều người vẫn hay ngộ nhận, và các doanh nghiệp nên xem xét kỹ càng trước khi đưa ra quyết định đầu tư vào mạng xã hội.

Mạng xã hội là một hình thức quảng cáo miễn phí

Đây là một quan niệm tương đối phổ biến hiện nay. Tuy nhiên trên thực tế, để có thể sử dụng mạng xã hội như một hình thức quảng cáo hiệu quả cần phải có một chiến lược đúng đắn, sự đầu tư về thời gian, nhân lực, các phương án quảng cáo, khuyến mại và quà tặng để xây dựng và duy trì vị thế của doanh nghiệp.

Theo những số liệu mà SocialTimes mới công bố vào tháng Năm, thì trung bình một chiến dịch mạng xã hội sẽ "ngốn" của doanh nghiệp khoảng 210.000 USD. Đó là đối với những chiến dịch dành cho các thương hiệu lớn, tuy nhiên ngay cả đối với các công ty nhỏ hơn thì số tiền phải bỏ ra cũng là rất đáng kể. Và khi mà mạng xã hội không hề miễn phí như người ta vẫn tưởng, liệu có còn nhiều doanh nghiệp sử dụng nó như một công cụ marketing hay không?

Tiền đầu tư > ? 

Tất cả doanh nghiệp đều nên đầu tư vào mạng xã hội

Đối với tất cả các doanh nghiệp, sự quan tâm của mọi người luôn là một điều rất hữu ích, và mạng xã hội có thể giúp doanh nghiệp đạt được điều này, cũng như tăng cường sự gắn bó với khách hàng. Nếu một doanh nghiệp có khách hàng tiềm năng trên Facebook hay Twitter, doanh nghiệp đó có thể tạo ra một trang cung cấp thông tin cơ bản và có đường link dẫn đến trang web của mình. Nhưng điều này có nên được áp dụng với mọi công ty hay không?

Trong trường hợp của các công ty kinh doanh những hàng hóa hay dịch vụ mà mọi người hiếm khi cần, liệu việc tham gia mạng xã hội có phải là một quyết định đầu tư đúng đắn? Mọi người thường không mấy hứng thú với những thứ ít liên quan đến cuộc sống hàng ngày của họ.

Tuy vậy, trên Facebook vẫn có không ít những trang về một dịch vụ như vậy: nhà tang lễ. Một số nhà tang lễ dùng trang Facebook của mình để lưu giữ các thông tin liên lạc và thông báo về dịch vụ tang lễ của mình. Các nhà tang lễ khác thậm chí còn có một nhóm những người ủng hộ, và các bình luận của họ rất đa dạng: từ việc cảm ơn nhà tang lễ vì đã làm tóc cho những người được mai táng, cho đến việc nói rằng họ sẽ trở lại...

Một trường hợp khác là về dịch vụ luật sư chuyên giải quyết các vấn đề về ly hôn. Một nhóm các luật sư đã tìm đến một chuyên gia về PR để xin tư vấn về việc sử dụng mạng xã hội nhằm quảng bá dịch vụ của mình. Tuy nhiên, chuyên gia này đã đưa ra một số lí do để cho thấy rằng hầu hết các mạng xã hội phổ biến hiện nay (Twitter, Facebook, YouTube, Yelp) đều không phù hợp với yêu cầu của nhóm luật sư trên. Trong những vụ ly hôn có nhiều tài sản cần phải phân chia, những người trong cuộc sẽ luôn tìm cách để thuê được luật sư có trình độ cao nhất nhằm đảm bảo lợi thế trong những tranh chấp có thể xảy ra. Họ thường xuyên tìm đến những người mà mình quen biết và tin tưởng để hỏi ý kiến, thay vì tìm kiếm một dịch vụ luật sư trên Yelp hay Angie's List.

Mọi người sẽ thực sự thích các doanh nghiệp có chỗ đứng trên mạng xã hội

Có không ít những công ty "cầu xin" người khác ấn nút "like" hay kết bạn với họ trên Facebook. Điều này tạo cảm giác như một đứa trẻ đang làm mọi cách để được tham gia vào trò chơi của bạn bè. Đối với nhiều người, họ cảm thấy khó chịu và sẽ không muốn quan tâm đến những công ty như vậy.

Hầu hết người tiêu dùng cảm thấy mình không dư dả thời gian. Họ chỉ có một khoảng thời gian rất ngắn để tiếp xúc với một thương hiệu trên các trang mạng xã hội. Các doanh nghiệp cần phải nắm rõ điều này, và hãy cố gắng làm cho khoảng thời gian đó thực sự có giá trị đối với khách hàng. Hãy bắt đầu với một chiến lược cụ thể, một kế hoạch đáng tin cậy (cùng với một nguồn ngân sách hợp lí) để dẫn dắt những người sử dụng vào trang mạng xã hội của mình và làm cho họ cảm thấy hào hứng. Việc mời chào những thứ có giá trị là cực kỳ quan trọng. Các doanh nghiệp có thể sử dụng phiếu giảm giá, quà tặng, những cuộc thi, một vài sự kiện đặc biệt hay các bài viết thú vị.

SpiritHoods, một công ty sản xuất trang phục lấy cảm hứng từ động vật của California đã tổ chức những buổi "đốt lửa trại online" nhằm kết nối cộng đồng khách hàng với công ty, và đã đạt được hiệu quả vô cùng ấn tượng. Những biện pháp mà SpiritHoods đã sử dụng là các cuộc thi, quà tặng và các hoạt động mang tính từ thiện hướng đến những nhóm bảo vệ động vật hoang dã. Ngoài ra, một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí để tạo nên sức hút cho trang mạng xã hội của doanh nghiệp là phát triển những câu đố tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng. Hiện nay, nhiều ứng dụng về các câu đố tương tác như vậy có thể được tìm thấy trên Kwanzoo và SnapApp. Nhìn chung, mọi người rất thích tìm hiểu thêm về chính mình, cũng như chia sẽ quan điểm của mình đối với bạn bè và người thân.

Các công ty quyết định đầu tư vào mạng xã hội cần phải hướng đến sự thú vị cũng như đem đến cho người sử dụng một giá trị khiến họ trở thành người tiêu dùng "thông thái". Bằng cách này, họ sẽ giúp doanh nghiệp truyền đạt thông điệp của mình đến những người khác. Người tiêu dùng cũng có những "thương hiệu cá nhân" mà họ rất coi trọng. Vì vậy, khi ở vào vị trí của một doanh nghiệp, hãy tìm ra những điểm làm nổi bật lên "thương hiệu cá nhân" của khách hàng. Khi doanh nghiệp giúp cho khách hàng trở nên "thông thái", thú vị và thành công hơn trong thế giới mạng xã hội của họ, doanh nghiệp đó đã có được thành công từ chiến dịch của mình.

Minh Tiến - VEF, theo HBR

35 Tiêu Chí Chuẩn Năng Lực Marketing

35 Tiêu Chí Chuẩn Năng Lực Marketing

 

  1. Thấu hiểu khách hàng và người tiêu dùng, và trải nghiệm thương hiệu
  2. Phân tích khách hàng và người tiêu dùng, xu hướng và sử dụng công cụ nghiên cứu thị trường
  3. Phân khúc thị trường
  4. Nắm vững tình hình cạnh tranh và môi trường kinh doanh
  5. Xây dựng hệ thống thu thập thông tin, nắm bắt những thay đổi từ thị trường
  6. Xây dựng hệ thống thu thập thông tin, suy diễn, phân tích và đưa vào chiến lược
  7. Hiểu qui trình tài chính và tác động
  8. Xây dựng chiến lược marketing và hoạch định marketing tại các cấp trong công ty
  9. Đổi mới, sáng tạo, những phương thức thay thế
  10. Hiểu và sử dụng thương hiệu
  11. Định vị thương hiệu, duy trì và nâng cao
  12. Nghiên cứu đề xuất dự án mới, điều chỉnh và cải tiến, tác động hiệu quả kinh doanh
  13. Tác động thay đổi văn hóa, truyền đạt những giá trị thương hiệu trong nội bộ và bên ngoài
  14. Quản trị kênh thương hiệu với người tiêu dùng và khách hàng
  15. Quản trị thương hiệu và danh mục
  16. Hiểu biết và năng lực kinh doanh/đề xuất giá trị/dịchvụ
  17. Định vị giá chiến lược cho ngành hàng và sản phẩm 
  18. Lộ trình ra thị trường
  19. Truyền thông quảng bá CVP
  20. Hiểu người tiêu dùng, khách hàng và đối thủ và linh động trong ứng xử
  21. Đảm đương việc tung CVP
  22. Làm việc với các dữ liệu khảo sát
  23. Xây dựng kế hoạch truyền thông marketing, nhất quán với thương hiệu
  24. Hiểu cách sử dụng và hiểu bảng tóm tắt truyền thông của nhà cung cấp dịch vụ
  25. Chiến lược truyền thông và hoạch định đề hỗ trợ triển khai thực hiện thương hiệu/CVP
  26. Đo lường kết quả và theo dõi phản hồi
  27. Thúc đẩy sáng tạo đối với chính mình và người khác
  28. Quản lý ngân sách SPA
  29. Quản lý nguồn lực và chi phí
  30. Quản lý dự án và hoạch định thực hiện, giám sát, kiểm điểm sau khi thực hiện xong
  31. Quản lý công việc thông qua người khác
  32. Kết nối với chiến lược, đảm đương những ưu tiên bất định và sự thay đổi
  33. Triển khai thực hiện qua kênh
  34. Quản lý rủi ro và trở ngại
  35. Kiểm điểm, đánh giá kết quả công tác
Theo Marketing Chiến Lược

Truyền thông xã hội đã có từ... 50 năm trước

Nhìn vào vai trò của truyền thông xã hội trong việc xây dựng thương hiệu, có 4 nguyên nhân một số thương hiệu lại rất thành công nhờ vào việc sử dụng công cụ này.

Gần 50 năm trước, Ernest Dichter, cha đẻ của nghiên cứu về những động cơ thúc đẩy trong kinh doanh, đã tiến hành một cuộc nghiên cứu lớn, qua đó lại hé mở những bí mật về cách thức sử dụng công cụ truyền thông xã hội trong việc xây dựng thương hiệu và doanh nghiệp.

Phát hiện lớn có ảnh hưởng đến tận ngày nay của Ditcher, đó là việc xác định được 4 động cơ chính để các khách hàng chia sẻ với nhau một thương hiệu nào đó.

Đầu tiên (chiếm khoảng 33% các trường hợp được nghiên cứu) là những yếu tố xung quanh sản phẩm. Những trải nghiệm mới mẻ và thú vị sẽ khiến mọi người muốn chia sẻ chúng với nhau.

Động cơ thứ hai (chiếm khoảng 24%) đến từ chính bản thân người sử dụng. Mong muốn chia sẻ sự hiểu biết hay ý kiến của bản thân để gây sự chú ý, thể hiện sự am hiểu, trở thành một người đi đầu, tìm kiếm các thông tin nội bộ, hay khẳng định tính ưu việt của sản phẩm.

Động cơ thứ ba (chiếm khoảng 20% các trường hợp) bao gồm những yếu tố ảnh hưởng khác. Chẳng hạn người sử dụng chia sẻ một sản phẩm để thể hiện mong muốn giúp đỡ lẫn nhau, tình láng giềng, tình bạn.

Và yếu tố cuối cùng, (chiếm khoảng 20%), đó là các thông điệp có liên quan. Thông điệp có thể mang tính hài hước hay có giá trị thông tin, và đáng được chia sẻ.

Ngày nay, nhìn vào vai trò của truyền thông xã hội trong việc xây dựng thương hiệu, dường như bốn động cơ trên đã giải thích nguyên nhân một số thương hiệu lại rất thành công nhờ vào việc sử dụng công cụ này.

Nó cho thấy, nếu thiếu đi sự tham gia của các phương tiện truyền thông giải trí, để sử dụng hiệu quả truyền thông xã hội, một thương hiệu cần phải đưa ra được những tính năng đặc biệt, tính biểu cảm, hay mang lại những lợi ích xã hội. Nó cũng giống như một thương hiệu được liên kết bởi sự sáng tạo và cách tân để gây ấn tượng cho khách hàng.

Vì vậy, truyền thông xã hội lại quay về với vấn đề tận dụng sự sáng tạo và khác biệt của mình với những thương hiệu khác.

Phát hiện thứ hai đó là khách hàng chỉ quan tâm tới người nói khi hội đủ hai điều kiện.

Thứ nhất là người phát biểu đáng tin cậy với kinh nghiệm và nền tảng thuyết phục. Người đó không nhất thiết phải là chuyên gia trong lĩnh vực này; mà chỉ cần người đó có đam mê mãnh liệt đối với sản phẩm, đông thòi có những kinh nghiệm và thông tin phù hợp cho nhiều người khác.

Thứ hai, khách hàng khi lắng nghe cũng tỏ ra hoài nghi đối với động cơ của người nói. Họ muốn người nói phải quan tâm đến khách hàng và không tỏ ra thiên vị đối với sản phẩm. Liệu ý định của người đang nói là muốn bán được sản phẩm hay muốn giúp đỡ họ? Mối quan hệ giữa anh ta và họ là gì? Có một cách để lôi kéo người sử dụng đó là các công ty khi quảng bá thương hiệu cần phải nhận thức được tình trạng và nhấn mạnh sự thật thay vì chỉ là những quan điểm, đưa ra những giá trị thực, và có một cách nhìn công bằng.

Một cách khác để lôi kéo, đó là công ty nên tổ chức những cuộc đối thoại, bởi khách hàng thường tỏ ra thích thú hơn đối với những hoạt động tương tác lấn nhau. Một buổi đối thoại sẽ giúp giao tiếp chuyên môn dễ dàng hơn, quan tâm hơn tới các vấn đề được đặt ra. Đây cũng là cơ hội để xây dựng quan hệ với người dùng và khiến họ cảm thấy yên tâm hơn. Ngược lại, nếu lời nói chỉ đến từ một phía sẽ mất nhiều thời gian hơn để gây được sự tin tưởng và động lực để khách hàng mua sản phẩm.

Phát hiện thứ ba đó là những người giới thiệu có tác động rất lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm, đôi khi lên tới 80% lượng sản phẩm ở một số mặt hàng.

Thật kì diệu khi lý thuyết và thực tiễn áp dụng của quảng cáo bằng phương pháp truyền miệng được sử dụng từ 50 năm trước lại có mối liên quan tới truyền thông xã hội ngày nay đến như vậy.

David Aaker là Phó Chủ tịch của Prophet, đồng thời là tác giả của Brand Relevance: Making Competitors Irrelevant và trang web davidaaker.com.

Friday, June 24, 2011

9 bài học "đắt giá" để thành công trên Twitter

Tăng cường quảng bá trên mạng xã hội là xu hướng chung của mọi thương hiệu trên thế giới, tuy nhiên không phải thương hiệu nào cũng thành công trong lĩnh vực này.
Cũng như Facebook, Twitter là một trong những mạng xã hội hàng đầu mà các chiến lược quảng bá trực tuyến đều phải chú trọng. Dưới đây là một số bài học được đúc kết từ 9 thương hiệu thành công trên mạng xã hội Twitter, bạn cũng có thể áp dụng những bài học này để phát triển thương hiệu trên Facebook.

1. JetBlue

JetBlue là một trong những hãng hàng không giá rẻ hàng đầu tại Mỹ thành công trong lĩnh vực quảng bá trực tuyến trên mạng xã hội. Vào thời điểm viết bài, JetBlue có tới hơn 1,6 triệu Follower trên Twitter và hơn 500.000 fan trên Facebook. Trên trang Twitter của hãng lúc nào cũng có ít nhất 14 nhân viên thường trực tương tác với khách hàng để hỗ trợ, giải đáp thắc mắc và đặc biệt là xin lỗi khách hàng khi xảy ra sự cố.
Bài học mà JetBlue muốn nhắn nhủ đến các thương hiệu khác là đừng ngần ngại khi phải nói lời xin lỗi tới khách hàng. Hãy để họ hiểu rằng bạn luôn đặt chất lượng dịch vụ lên hàng đầu và lắng nghe mọi ý kiến phản hồi của khách hàng trên tinh thần cầu thị.

2. Starbucks

Sở hữu hơn 1,5 triệu Follower trên Twitter, thương hiệu cà phê nổi tiếng thế giới Starbucks có thể tweet cả ngày về sản phẩm và hệ thống cửa hàng của họ trên toàn cầu. Tuy nhiên đó là một cách quảng bá thô thiển và họ không làm như vậy, họ khéo léo biến trang Twitter của mình thành một nơi mà các "tín đồ" của cà phê có thể thảo luận về mọi chủ đề liên quan đến cà phê cùng với các bài thăm dò và các cuộc thi mà Starbucks tổ chức.

Bí quyết của Starbucks là đừng chỉ biết nói cho khách hàng nghe mà hãy biết lắng nghe khách hàng nói. Hãy biến trang Twitter của mình thành một câu lạc bộ mà những người hâm mộ có thể thoải mái thảo luận về các chủ đề xung quanh thương hiệu của bạn.

3. Vevo

Website cung cấp video ca nhạc hàng đầu thế giới VEVO lại có một con đường khác để dẫn tới thành công. Trên trang Twitter của hãng, họ không chỉ tương tác với khách hàng mà họ còn tương tác với các nhân vật nổi tiếng như ca sĩ Rihanna, Aziz Ansari hay Lady Gaga. Việc này sẽ gây sự quan tâm và chú ý từ các fan hâm mộ của các ca sĩ này và giúp cho trang Twitter của Vevo có thêm rất nhiều Follower.

Tham gia đối thoại với những người nổi tiếng sẽ giúp thương hiệu của bạn có vị thế cao hơn rất nhiều trên mạng xã hội. Ảnh hưởng của họ là không nhỏ và các fan hâm mộ của họ chắc chắn sẽ bỏ thời gian ra Follow cũng như tìm hiểu về thương hiệu của bạn.

4. Charlotte Russe

Hệ thống cửa hàng thời trang dành cho tuổi teen Charlotte Russe gây ấn tượng đến dân cư mạng xã hội bằng những tin nhắn được gửi trực tiếp tới những Follower mới cùng với những lời mời độc đáo và giá trị. Khi thương hiệu ngày càng phát triển họ luôn có những món quà, giải thưởng cũng như các hợp đồng giá trị cho những người thường xuyên theo dõi tin tức mà họ cung cấp.

Charlotte Russe hiểu được rằng đối với các khách hàng tuổi teen, chỉ cần những phần quà nho nhỏ, những cuộc thi vui nhộn cùng những lời mời nhiệt tình sẽ khiến cho họ thích thú và khiến cho thương hiệu trở nên rất hấp dẫn và cuốn hút.

5. Bergdorf Goodman

Cách tiếp cận với khách hàng của hệ thống các cửa hàng bán lẻ cao cấp Bergdorf Goodman gần giống với Starbuck. Không chỉ chia sẻ về thương hiệu của mình, Bergdorf Goodman thường xuyên tweet về các chủ đề khác liên quan đến thành phố New York, thời trang cũng như các style ăn mặc thịnh hành hiện nay.
Đừng nói những gì bạn muốn khách hàng nghe mà hãy nói những điều mà họ thực sự thích nghe. Hãy thảo luận về tất cả các chủ đề đang "hot" hiện nay và thương hiệu của bạn sẽ trở nên thân thiện hơn rất nhiều với dân cư mạng xã hội.

6. Taco Bell

Hệ thống cung cấp thực phẩm Taco Bell hoà nhập vào cộng đồng mạng xã hội một cách rất khéo léo. Trước những phản hồi tiêu cực từ khách hàng, Taco Bell luôn đón nhận tất cả để rồi họ lại dẫn chứng những phản hồi tích cực của các khách hàng khác để họ hiểu rằng "sản phẩm nào thì cũng có mặt tốt và chưa tốt, đừng nhìn sản phẩm của chúng tôi bằng một con mắt phiến diện".

Bí quyết của Taco Bell là đừng tỏ ra quá nghiêm túc trên mạng xã hội, hãy tìm cách làm đơn giản hoá mọi việc và xử lí chúng một cách hợp lí nhất có thể. Hãy tin tưởng vào chất lượng dịch vụ mà chúng ta đã mang đến cho khách hàng và quan trọng là hãy tìm cách để họ hiểu được giá trị đó.

7. Delta

Trên trang Twitter của mình, hãng hàng không Delta đã cam kết lắng nghe mọi phản hồi của khách hàng suốt 24 giờ của cả 7 ngày trong tuần. Quả vậy, Delta luôn lắng nghe và phản hồi mọi thắc mắc cũng như khiếu nại của khách hàng mà không cần quan tâm đến thời gian và vị trí phản hồi.

Để trở thành một thương hiệu uy tín và cạnh tranh, hãy đặt vấn đề hỗ trợ khách hàng lên hàng đầu cho dù. Hãy chắc chắn rằng mỗi một câu hỏi của khách hàng sinh ra phải có một câu trả lời của hãng đáp lại, kể cả thắc mắc của khách hàng không nằm trong giờ hành chính.

8. Dunkin' Donuts

Thương hiệu bánh rán và cà phê thế giới Dunkin' Donuts liên tục khuấy động trang Twitter của hãng bằng các cuộc thi nho nhỏ hết sức vui nhộn với những phần thưởng nho nhỏ và ý nghĩa. Điều này khiến cho khách hàng của Dunkin' Donuts rất thích thú và thường xuyên ghé thăm trang Twitter của họ, hành động này cũng thu hút được rất nhiều khách hàng tiềm năng.

Kinh nghiệm từ Dunkin' Donuts cho chúng ta thấy rằng đừng đăng tải những thông tin quảng bá khô khan và tẻ nhạt về thương hiệu của mình trên trang Twitter. Hãy tổ chức thật nhiều những cuộc thi nho nhỏ trên tinh thần "vui là chính" cùng với những phần quà ý nghĩa để ai cũng có thể chiến thắng.

9. Cisco Systems

Công ty cung cấp các thiết bị và giải pháp liên quan đến mạng và công nghệ này tận dụng triệt để tính năng hashtags của Twitter giúp cho người đọc luôn kiếm tìm được các tweet khác cùng chủ đề với từ khoá mà họ nhấn mạnh. Hashtags có tác dụng phân loại các tweet theo từ khoá mà, người dùng chỉ cần nhấp chuột vào hashtags để tìm kiếm thêm các thông tin bổ ích khác.

Tận dụng được triệt để tất cả các tính năng mà Twitter cung cấp là một lợi thế, hãy bỏ thời gian ra để tìm hiểu và học hỏi chúng. Sử dụng hashtags đúng nơi và đúng lúc sẽ giúp cho khách hàng nắm được điều mà bạn muốn nhấn mạnh trong một mẩu tweet tối đa chỉ 140 kí tự.

Thursday, June 23, 2011

[Quản trị cuộc đời] Suy ngẫm: Về sự thay đổi

 

  Bạn có thấy mình thay đổi so với 3 tháng trước?

Nếu bạn có rất nhiều thay đổi tích cực về tinh thần, về sức khỏe và những kỹ năng làm việc. Xin chúc mừng: bạn đang đi đúng hướng.

Nếu câu trả lời là Không. Cuộc sống của bạn hình như có rất nhiều vấn đề.
Bạn đang sống trong một thế giới thay đổi hàng ngày. Nếu bạn không chịu thay đổi và hoàn thiện mình, bạn sẽ sớm nhận ra thôi: thành công đang dần rời xa bạn. 

Đọc 3 bài viết sau và hãy đưa ra quyết định đối với bản thân:

---------
Nguyên tắc con ếch 

ImageCó một câu chuyện cũ về con ếch bị luộc. Nó minh họa cho quy tắc suy thoái…

Nếu bạn đặt một con ếch thông minh và khỏe mạnh vào trong chảo nước nóng, nó sẽ làm gì? Nhảy ra! Ngay lập tức con ếch quyết định: “Khiếp quá – mình đi thôi!”.

Nhưng nếu bạn bỏ con ếch đó vào chảo nước lạnh, đặt chảo nước đó lên bếp và đun sôi từ từ. Điều gì sẽ xảy ra? Con ếch thư giãn và còn tỏ vẻ thích thú khi nước ấm lên dần. Chẳng bao lâu con ếch sẽ xụi dần cho đến khi không leo ra khỏi chảo được nữa.

Câu chuyện này nói lên điều gì? Khi sự thay đổi không diễn ra tức thì, con ếch sẽ không chú ý cho đến khi quá trễ!

CÂU HỎI – Nếu đột nhiên sáng mai thức dậy, bạn thừa 20kg, bạn có lo không? Dĩ nhiên là có! Bạn sẽ gọi điện đến bệnh viện: “Hãy giúp tôi với! Tôi bị béo phì!” Nhưng khi sự việc diễn ra dần dần, tháng này tăng 1kg, tháng tới tăng 1kg, chúng ta sẽ không nhận ra cho đến một ngày thình lình lại thấy mình mập 20kg.

Khi bạn châm thủng ngân sách 10 đôla mỗi ngày, chuyện nhỏ. Nhưng nếu ngày nào cũng tiêu quá mức cho phép như thế cuối cùng bạn sẽ bị cháy túi. Những người cháy túi, tăng cân, thi trượt thường xem đây là một tai họa lớn, mọi việc họ cứ lờ đi cho đến một ngày “bumm” và họ tự hỏi rằng: “Chuyện gì đã xảy ra thế này?”

Nhiều việc nhỏ sẽ thành chuyện lớn – nước chảy đá mòn. Câu chuyện con ếch khuyên chúng ta nên nhìn ra các khuynh hướng. Mỗi ngày, chúng ta phải tự hỏi: “Mình đang hướng đến đâu? Mình có khỏe hơn, săn chắc hơn, hạnh phúc hơn và thịnh vượng hơn năm ngoái không?” Nếu không, chúng ta cần thay đổi việc mình đang làm.

Mọi sự vật luôn chuyển động. Hoặc bạn đạt được hoặc bạn để vuột mất.
ANDREW MATTHEWS

 --------

Hãy thích nghi  
ImageChúng ta sống trong một thế giới mà ở đó mọi sự việc đều thay đổi. Các mùa đến rồi lại đi, thuỷ triều dâng lên rồi lại rút, lạm phát lên rồi lại xuống, người ta có thể làm việc rồi bị đuổi…

Chúng ta vẫn biết rằng quy luật nền tảng của vũ trụ là thay đổi! Song chúng ta vẫn cứ tức giận.

Trong môn sinh vật ở trường phổ thông trung học, chúng ta học quy luật chọn lọc tự nhiên – có nghĩa là thích nghi với thay đổi. Ví dụ chúng ta học là nếu một con bọ xanh ở trên một cánh đồng nâu và nó không thay đổi màu da của nó, nó sẽ gặp rắc rối lớn. Bạn có thể tranh luận: “Cánh đồng phải màu nâu chứ - trước đó nó màu xanh…” Quy luật thật tàn bạo “THÍCH NGHI HOẶC BỊ TIÊU DIỆT”. Thật đáng buồn khi có nhiều thầy dạy sinh vật không bao giờ nói: “HÃY GHI VÀO VỞ - ĐÂY LÀ BÀI HỌC VỀ CUỘC SỐNG - PHẢI THÍCH NGHI”.

Trong một thế giới hợp nhất, mọi thứ thay đổi, và thậm chí những chuyên gia cũng còn hiểu sai.

Năm 1927, Harry Watson của hãng phim Warner Brothers đã nói: “Có quái ai lại muốn nghe diễn viên nói chuyện không?”

Năm 1977, Kem Olsen, chủ tịch của Tập đoàn Thiết bị Kỹ thuật số đã nói : “Không có lý do gì cho bất cứ cá nhân nào lại có một máy tính tại nhà mình”.

Điều có thật ngày nay có thể không đúng cho ngày mai. Điều có tác dụng ngày nay có thể không có tác dụng cho ngày mai. Hằng số duy nhất mà chúng ta có là sự thay đổi. Nếu bạn vắng nhà trong 3 tháng, bạn sẽ thấy con cái bạn thay đổi. Đó không phải là vấn đề công bằng hay không công bằng. Mọi vật đều chuyển động.
Người hạnh phúc không chỉ chấp nhận sự thay đổi, họ còn ôm ấp nó. Họ là những người đã nói: “Tại sao tôi lại muốn năm năm tới của tôi giống như năm năm đã qua được?”

ANDREW MATTHEWS

-----------
Chân trời của những thay đổi 


ImageMột trong số những yếu tố gây bối rối cho một cậu bé khi cậu ta bước đi trên con đường dài là: cậu ta không thể nào đến được chân trời. Ngày nay không ai trong chúng ta có thể đến được chân trời của những thay đổi. Chúng ta chỉ có thể di chuyển theo hướng của chúng.


Sẽ là điều may mắn nếu tham vọng của chúng ta liên tục được nâng cao. Nếu tham vọng của chúng ta được đáp ứng hoàn toàn, thì chúng ta không thể nhảy lên được chuyến xe hướng về những ngôi sao thật xa trên bầu trời. Nếu chúng ta rải đầy hoa hồng trên lối đi của mình thì chúng ta sẽ chẳng đến được đâu cả. Cuộc hành trình hướng về sự thành công chính là một cuộc hành hương, nó đầy rẫy những chông gai thử thách và những hy sinh mất mát. Lời hứa duy nhất mà chúng ta có thể hứa hẹn là, nếu một người sẵn sàng bất chấp mọi may rủi trên đường thì anh ta sẽ phát triển mạnh mẽ trong cuộc hành trình này, liên tục theo kịp những thay đổi của thời gian.
Tôi chắc rằng bạn sẽ đồng ý với tôi rằng, bất luận một người có được bằng cấp tốt đến đâu thì cũng có lúc gặp khó khăn gian khổ trên đường đời, nếu anh ta đắm chìm trong trại thái an toàn giả tạo khi anh ta luôn nghĩ rằng mình chẳng cần phải chuẩn bị gì cho tương lai cả, thì anh ta sẽ chẳng bao giờ hoàn tất cuộc hành trình này. Anh ta sẽ nhanh chóng nhận thấy rằng mình bị lạc bước và vỡ mộng bởi lối suy nghĩ cổ hủ, lạc hậu của mình.
Vậy thế nên, điều tiên quyết là, chúng ta cần phải ghi nhớ rằng để có thể thành công trong thế giới liên tục thay đổi này thì chúng ta cần phải liên tục tự hoàn thiện chính mình, liên tục nghiên cứu học hỏi về mọi lĩnh vực trong đời sống.
Og Mandino
 

[Quản trị cuộc đời] Nỗi ám ảnh tích cực

Ý tưởng mà chúng tôi sắp chia sẻ sẽ giúp bạn tìm thấy sự giàu có vượt xa mong đợi của bạn và mang lại cho bạn một niềm hạnh phúc vô bờ. Nhân cách của bạn sẽ được tôn lên. Bạn sẽ được yêu thương và quý mến hơn bao giờ hết.

Nguyên tắc này đã được tác giả Lloyd C. Douglas mô tả trong rất nhiều trong câu chuyện của ông. Sau khi nghỉ hưu khỏi mục sư đoàn, Douglas chuyển sang viết tiểu thuyết. Sách của ông có thể đến với hàng ngàn người, còn những bộ phim của ông có thể tiếp cận hàng triệu người. Bất kể ở thể loại nào, ông đều mong muốn truyền tải một thông điệp duy nhất, dù thông điệp ấy chưa bao giờ được mô tả rõ ràng và chi tiết như trong tiểu thuyết Nỗi Ám Ảnh Tích Cực (The Magnificent Obsession). 

Nguyên tắc được đề cập ở đây hiển nhiên đến mức những người cần đến nó nhất lại thường bỏ qua. Nguyên tắc ấy đơn giản thế này: Hãy giúp đỡ người khác.

Hãy chia sẻ mà không trông chờ sự hồi đáp, trả ơn hay những lời khen tặng. Hãy giữ bí mật những việc tốt mà bạn làm cho người khác.

Nếu được như thế, bạn sẽ khơi dậy nguồn sức mạnh tiềm ẩn. Nếu không hy vọng vào sự hồi đáp khi bạn giúp đỡ một ai đó, bạn sẽ nhận được những hạnh phúc và sự tưởng thưởng xứng đáng.

Dù bạn là ai, bạn vẫn có thể giúp đỡ người khác. Ai cũng có thể giúp đỡ người khác. Bạn không cần phải giàu có hay đầy quyền lực mới nghĩ đến việc giúp đỡ người xung quanh. Bất kể là ai, với quá khứ ra sao, bạn vẫn có thể giúp đỡ mọi người.

Hãy lấy ví dụ về một kẻ tội lỗi.

Bạn sẽ không bao giờ biết tên ông ấy. Đó là một bí mật. Khi được yêu cầu quyên góp cho tổ chức Boys Club of America – một tổ chức hoạt động nhằm xây dựng nhân cách cho trẻ em – ông ấy đã từ chối. Quả là ông đã cư xử rất thô lỗ với những người đến gặp ông ngày hôm đó.

“Cút đi” – Ông ấy nói. – “Tôi đã chán ngấy và mệt mỏi với những kẻ đi xin tiền rồi!”.

Người đại diện bước ra, nhưng anh ta bỗng quay đầu và nói một cách chân thành với người đàn ông đang ngồi sau bàn làm việc. “Ông không muốn chia sẻ với người nghèo, nhưng tôi vẫn muốn chia sẻ với ông một phần của những gì mà tôi đang có. Đó là một lời cầu nguyện. Cầu chúa ban phúc cho ông”. Nói xong, anh ta quay đi thật nhanh và bước ra khỏi đó.

Chỉ vài ngày sau, một sự kiện thú vị đã xảy ra.

Người dàn ông từng quát lên “Cút đi!” đến gõ cửa văn phòng đại diện của tổ chức Boys Clubs. Ông ta mang tấm phiếu nửa triệu đô-la để quyên góp. Khi đặt tấm chi phiếu lên bàn ông nói: “Tôi muốn trao tặng khoản tiền này với một điều kiện là anh không bao giờ để người khác biết tôi làm điều đó”.

“Tại sao?” – Người đại diện hỏi ông.

“Tôi không muốn các cô cậu bé biết tên tôi và nghĩ tôi là một người tốt. Tôi không phải người tốt. Tôi đã từng là một kẻ tội lỗi.”

Và đó là lý do tại sao bạn không bao giờ biết tên của người đàn ông ấy
.
Cũng giống như người đại diện cho tổ chức Boys Clubs, bạn có thể không có nhiều tiền, nhưng bạn có thể chia sẻ bằng cách cho đi một phần những gì mình đang có.

Tài sản quý giá nhất và sức mạnh to lớn nhất của bạn có thể là thứ không nhìn thấy được. Khi đó, không ai có thể lấy chúng đi. Chỉ mình bạn có thể chia sẻ chúng mà thôi.

Càng chia sẻ bao nhiêu, bạn càng nhận được nhiều bấy nhiêu. Hãy luôn nhớ rằng: Cho là nhận.

Nếu còn nghi ngờ về điều chúng tôi vừa nói, bạn có thể kiểm chứng bằng cách cho đi một nụ cười, một lời nói chân thành, một thái độ vui vẻ, sự trân trọng từ tận đáy lòng, lời khen tặng, lời động viên, niềm hy vọng, lòng tin, cái vỗ tay khen ngợi, những suy nghĩ tốt đẹp, biểu hiện yêu quý dành cho bạn bè, và nhiều niềm hạnh phúc khác nữa.

Bạn hãy thử cho đi một trong những thứ đó, bạn sẽ thấy những gì đã cho đi sẽ được nhân lên gấp nhiều lần. Vậy thì còn chần chừ gì nữa mà không cùng nhau chia sẻ những điều tốt đẹp?

Saturday, June 18, 2011

Những chiến dịch viral marketing thành công nhất thập kỷ

Từ Hotmail cho đến Twitter, nhiều cái tên lớn đã thành công từ viral markeitng. Với viral marketing, đôi khi không cần phải có bất kì một lượng khán giả ban đầu nào cả, chỉ có chất lượng thật sự cộng thêm một chút sáng tạo là tất cả những yếu tố cần để đi tới thành công.
LTS: Viral marketing (marketing lan truyền) đã không còn là thuật ngữ xa lạ đối với các công ty hay những người làm marketing chuyên nghiệp ở Việt Nam. Đặc biệt với sự thành công của một số chiến dịch viral marketing ở Việt nam như chiến dịch "Tìm em nơi đâu" của Close Up, chiến dịch khai thác độ hot của hiện tượng hát nhép Don Nguyen với bài "Vọng cổ teen 2" để quảng bá cho thương hiệu Sony Ericson, mới đây nhất là clip quảng bá "tạo rất nhiều chê trách trong cộng đồng mạng" của máy lọc nước Kangaroo, việc tạo ra một chiến dịch "goes viral" đã trở thành mơ ước và mục tiêu của các công ty trong nước.
Mời bạn đọc VEF.VN cùng theo dõi một số câu chuyện viral marketing trong thập kỉ qua. Hầu hết những chiến dịch này thuộc về khoảng thời gian mười năm trước và cách thức thực hiện chúng có thể không đem lại điều gì đáng kể trong thời đại web 2.0 hiện nay, nhưng những nguyên lí mà chúng áp dụng vẫn rất có giá trị và có lẽ sẽ còn được sử dụng trong nhiều năm tới.
Hotmail
Ta có thể quên đi rất nhiều thứ trong quá khứ, nhưng ít ai có thể quên được địa chỉ email đầu tiên của mình. Đối với nhiều người trên thế giới, đặc biệt là người Mỹ, địa chỉ email đầu tiên của họ được lập ra ở Hotmail, một trong những cái tên được bàn tán nhiều nhất trên thế giới lúc bấy giờ. Nhiều người hiện nay có thể sẽ lắc đầu chê bai khi nhìn thấy giao diện thiết kế của Hotmail lúc đó, nhưng với rất nhiều người thời ấy, đó là một trong những thứ kì diệu và hay ho nhất mà họ từng được nhìn thấy.
Làm thế nào để Hotmail có thể thu hút được 12 triệu người dùng chỉ một năm trước khi được mua lại bởi Microsoft. Tất nhiên Hotmail có lợi thế khi là một trong những nhà cung cấp dịch vụ thư điện tử tiên phong cho số đông đại chúng, vì thế cái tên này liên tục được đề cập đến trên tin tức, báo chí, truyền hình và các kênh thông tin khác, nhưng chỉ điều đó thôi không đủ để giúp Hotmail có được 12 triệu người dùng trong một thời gian ngắn đến như thế.
Sự nổi tiếng bước đầu có lẽ đã mang đến cho dịch vụ này khoảng tầm 500 nghìn người dùng trong năm đầu tiên, nhưng điều tạo nên sự tăng trưởng đến hơn 500% trong năm tiếp đó lại là một chiến dịch hết sức đơn giản, và chính sự đơn giản này đã khiến cho nhiều người phải suy nghĩ nhiều năm về nó. Trên thực tế, điều mà Hotmail làm chỉ là đặt dưới tất cả những bức thư điện tử được gửi đi một chữ ký nhỏ gợi ý người nhận đăng ký trở thành người dùng của Hotmail. Đây thật sự là một chiến thuật hết sức đơn giản nhưng cũng rất thành công. Điều đáng nói ở đây là Hotmail không cần đến bất kì một chi phí đáng kể nào cho việc đăng các banner quảng cáo hay các đoạn phim quảng cáo truyền hình đắt tiền, mà chi phí duy nhất chỉ là một số tiền rất cho băng thông.
Một bài học mà chúng ta có thể rút ra từ sự thành công của Hotmail, đó là chiến dịch tiếp thị lan truyền sẽ thật sự hiệu quả khi chúng ta đã có sẵn một lượng khách hàng nhất định, và chính những khách hàng này sẽ giúp chúng ta tạo nên một làn sống lan tỏa về sản phẩm hay thương hiệu của mình trong cộng đồng. Hotmail đã làm rất tốt điều này: họ đã thành công trong việc thu hút một lượng khách hàng ban đầu và dựa vào những người này để triển khai chiến dịch marketing lan truyền.
The Blair Witch Project
Nếu bạn làm một người am hiểu về điện ảnh và những gì đã diễn ra trong thế giới này trong hai thập kỷ qua, chắc hẳn bạn đã nghe đến bộ phim kinh dị "The Blair witch project" được chiếu vào năm 1999, và sự chấn động ầm ĩ mà nó đem lại trên thế giới chỉ vài ngày trước khi được công chiếu. Đây không phải là một bộ phim được đầu tư hàng tấn tiền giống như các bộ phim bom tấn thường thấy, mà chỉ là một bộ phim với toàn bộ kinh phí khoảng 300,000 đô la Mỹ, và cũng không phải là một bộ phim có sự tham gia của những diễn viên tên tuổi như Johnny Deep hay Angelina Jolie. Không có đủ chi phí để tiếp thị rộng rãi, cũng không có bất kì một tên tuổi nổi tiếng nào trong dàn diễn viên, thế nhưng bằng một cách nào đó, bộ phim đã đạt được tổng lợi nhuận gộp hơn 250 triệu đô.
Đối với bất kỳ một bộ phim kinh dị nào thì sự thành công của chúng phụ thuộc rất nhiều vào tính chân thật của bộ phim, và đó cũng là cách mà nhà sản xuất của "the Blair witch project" thu hút sự chú ý của công chúng về phía bộ phim này. Điều điều tiên mà họ làm là vẽ nên một câu chuyện không có thật, gọi nó là lịch sử quá trình làm phim, kể về 3 người làm phim trẻ đã chết khi cố gắng làm bộ phim này và 3 năm sau đó thì nhà sản xuất nhận được kịch bản chi tiết của bộ phim để rồi tiến hành làm lại nó. Sau đó họ tham gia vào các chương trình truyền hình về điện ảnh hoặc năng lượng siêu nhiên và kể lại câu chuyện này. Chỉ sau một đêm, bộ phim "the Blair witch project"nhanh chóng trở thành tâm điểm của dư luận và trở thành bộ phim có tỷ lệ doanh thu trên chi phí cao nhất lịch sử Hollywood từ trước đến giờ.
Ví dụ này cho thấy rằng đôi khi không cần phải có bất kì một lượng khán giả ban đầu nào cả, chất lượng thật sự cộng thêm một chút sáng tạo là tất cả những thứ cần có cho một chiến dịch viral marketing, mặc dù khả năng để đạt được thành công giống như bộ phim "the Blair witch project" là hiếm hoi.
Chú gà phục vụ của Burger King
Burger King giới thiệu Chú Gà Phục Vụ (Subservient Chicken) vào năm 2004, nhưng không đem lại một lợi ích đáng kể nào bởi lẽ họ không tạo dựng hình ảnh tốt cho chú gà này, và cũng không dành thời gian để xây dựng nhân vật, chủ yếu là vì Burger King đang trong quá trình nắm bắt và cạnh tranh vội vã với đối thủ.
Một năm sau, giống như tất cả các công ty khác trong ngành, Burger King mở một website nhỏ về công ty không ngờ được rằng chỉ trong một năm, trang web mini lại đạt được tới 400 triệu lượt vào. Không sử dụng bất kỳ một kế hoạch quảng bá hay chiến dịch quảng cáo nào, làm thế nào Burger King có thể tạo ra một lượng lưu thông lớn như thế, và điều này đã có tác động như nào đối với hình ảnh thương hiệu của Burger King?
Rất khó để có thể đánh giá ảnh hưởng của việc này đối với thương hiệu Burger King, nhưng lợi nhuận và sự nổi tiếng của hãng này không ngừng tăng lên trong những năm sau. Lý do tạo ra sự thành công cho trang web mini phần lớn là do khi người dùng vào website này, họ sẽ được xem một clip ngắn về Chú Gà Burger King đang làm rất nhiều các động tác thú vị khác nhau. Điều này tạo nên sự thích thú và vui vẻ cho rất nhiều người, nên ngay sau khi xem xong, họ có thể gọi cho bạn bè để kể về nó, và đây chính là điều đã tạo nên sức mạnh lan truyền của trang web mini của Burger King.
Gizmodo
Câu chuyện về viral marketing này chỉ mới xảy ra năm 2010, một câu chuyện được bàn tán xôn xao và ầm ĩ trên khắp thế giới mạng chỉ sau một đêm. Gizmodo là một weblog công nghệ thông tin về điện tử tiêu dùng thuộc sự quản lý của Gawker Media, nhưng nó không thật sự được chú ý bởi lẽ nó là một kênh thông tin không chính thống, vì thế số lượng người vào thăm trang web này khá ổn định, không có nhiều đột biến giữa các năm. Tuy nhiên, có một chuyện đã xảy ra và đã làm đảo lộn hoàn toàn cuộc sống của những người điều hành Gizmodo cũng như khiến cho trang web này bị quá tải bởi sự viếng thăm của hàng triệu lượt người.
Apple chính thức công bố ra mắt iPhone 4 vào cuối tháng 6 năm 2010; thế nhưng vào tháng 4 năm 2010, Gizmodo nói rằng họ đang sở hữu một nguyên mẫu của chiếc iPhone 4 do một ai đó đã để quên nó ở quán bar. Vào thời điểm đó, thiết kế nguyên mẫu của chiếc iPhone thế hệ kế tiếp như thế nào là một chủ đề được bàn tán xôn xao khắp nơi trên thế giới, thế nên sự việc này đã nhận được sự quan tâm vô cùng lớn từ phía dư luận cũng như các kênh truyền thông lớn, bao gồm cả CNN và BBC. Ngay lập tức mọi người biết đến cái tên Gizmodo và đổ xô vào thăm trang weblog này. Việc này đã tạo nên ra một sự lan truyền mạnh mẽ trên thế giới mạng lúc đó, và tạo ra sự thay đổi vô cùng lớn cho Gizmodo. Tuy nhiên cách làm này cũng gây ra không ít khó khăn và thiệt hại cho những người quản lý Gizmodo, bởi lẽ sau đó họ đã phải đối mặt với rất nhiều rắc rối về mặt pháp lý với Apple, và nhà cửa đồ đạc của các biên tập viên thậm chí còn bị lục soát và kiểm tra. Tất nhiên những khó khăn này cũng có thể chấp nhận được, chiến dịch tiếp thị này không tốn một đồng nào của Gizmodo, và có lẽ đã giúp họ tạo ra sự chú ý và tìm kiếm được thêm nguồn tài trợ. Có thể đây chính là lý do khiến cho rất nhiều những người biên tập blog trên mạng luôn cố gắng gây chú ý bằng cách viết về những vấn đề đang nóng hổi và tạo ra nhiều tranh cãi.
Twitter
Nhắc đến viral marketing không thể không nhắc đến Twitter, công cụ giao tiếp xã hội đang được xem là phổ biến nhất hiện nay. Hiện nay Twitter có hơn 200 triệu người dùng, nhưng từ khi còn ít người thật sự sử dụng công cụ này, Twitter đã là một cái tên được nhiều người biết đến và bàn tán.
Một trong những lý do giúp Twitter thành công là họ đã bỏ tiền ra để mời một số ngôi sao tham gia và đăng những câu nói có tính tranh luận cao (controversial tweets). Tất nhiên rất khó để thuyết phục các ngôi sao đưa ra những tuyên bố gây tranh cãi, nên Twitter cố gắng quản lý những điều này và làm cho các tuyên bố trở nên nổi tiếng hơn bằng cách đẩy chúng về phía truyền thông chính thống. Cách làm này đã được nhiều doanh nhân và chính trị gia sử dụng, và cũng tạo ra những thành công nhất định, nhưng cách làm này khá tốn kém trong khi hiệu quả của chúng đang yếu dần đi do sự bùng nổ của các mạng xã hội, nơi mà công chúng có thể tự đưa ra những tuyên bố và ý kiến của riêng mình mà không cần dựa vào người nổi tiếng anh truyền thong.
Trang web milliondollarhomepage.com
Năm 2005, Alex Tew mở một trang web để quyên góp quỹ phục vụ cho chi phí học đại học của cậu ấy. Trang chủ này bao gồm 1 triệu pixels tạo bởi 1000x1000 lưới pixels, mỗi ô pixel sẽ được bán với giá 1$, và người mua sẽ có quyền đặt hình ảnh đại diện trên ô pixel đó kèm theo 1 đường link ẩn dẫn đến trang chủ của chính họ. Do mỗi pixel là quá bé nên Tew bán chúng dưới những "khối pixel" 100 ô  (10x10) với giá $100 một khối. Ban đầu người mua chủ yếu là bạn bè và người thân trong gia đình của cậu, và website cũng chỉ được biết đến qua truyền miệng, nhưng sau khi website có được doanh số $1000, bắt đầu có những bài báo viết về trang web của Tew. Do tính độc đáo của ý tưởng vào thời điểm đó, báo chí truyền thông và mọi người bắt đầu biết đến trang chủ của Tew ngày một nhiều, và cho đến cuối năm 2005, trang chủ của Tew đã có 25000 người vào thăm (không tính lượt view), xếp hạng 127 trên Alexa và bán được 999,000 pixels.
Sau sự thành công của Tew, nhiều người bắt chước ý tưởng này nhưng không thật sự thành công. Điều có thể rút ra từ câu chuyện này là nếu như bạn muốn kiếm tiền trực tuyến hoặc tạo ra một chiến dịch tiếp thị lan truyền thành công, thì cái bạn thật sự cần chính là sự sáng tạo và tính độc đáo. Ý tưởng của Alex thành công là bởi cậu ấy đã chọn con đường mà chưa ai đặt chân vào trước đó, và nhờ vào đó, có lẽ bây giờ cậu vẫn đang tiếp tục có những thu nhập (thụ động) từ chính ý tưởng này vào năm 2005.
Hiệp sĩ bóng tối (The Dark Knight)
Hiệp Sĩ Bóng Tối (The Dark Knight) chọn cách tiếp cận chiến dịch viral marketing khá giống với bộ phim trước đó, "Thảm Họa Diệt Vong" (Cloverfiled). Một trong những điểm nhấn trong chiến dịch quảng bá này là trang web không có thật tạo ra cho chiến dịch vận động tưởng tượng cho chức Luật Sư Quận (District Attorney) của Harvey Dent, một trong những nhân vật chính của bộ phim. Tấm áp phích trên trang web có dòng chữ "Tôi tin vào Harvey Dent" (I Believe in Harvey Dent) có thể chia sẻ và gửi đến email của bạn bè người xem, và một khi người nhận mở email này thì tấm poster từ từ thay đổi để lộ ra khuôn mặt của Joker. Sau khi hình ảnh này đã được lộ ra, khuôn mặt của Joker sẽ nhanh chóng được thay thế bới dòng chữ "Hẹn gặp vào tháng Mười Hai". Các websites gắn kết với bộ phim cũng cho phép người dùng bầu chọn cho các văn phòng cộng đồng khác nhau ở Gotham. Ngoài ra bộ phim còn lập ra một trang web dành cho tờ báo không có thật "Thời báo Gotham", mà từ trang web đó sẽ đưa người xem đến những website khác có thông tin về bộ phim, cũng như lập trang web WhySoSerious.com với tạo hình của Joker và các hình ảnh cũng như trailer đầu tiên của bộ phim.
Những yếu tố kết hợp này cũng với những lời phê bình tích cực về bộ phim cũng như diễn xuất tài tình của diễn viên quá cố Heath Ledger đã đem lại cho bộ phim con số lợi nhuận gộp hơn một tỷ đô toàn cầu.
Theo Mạng Doanh Nhân - Trí Thức