Tuesday, June 7, 2011

Quản trị cuộc đời 2

Quản trị cuộc đời, “sư phụ mù” kết luận có 5 “món”, nhưng “đệ tử mù” đã tách hẳn ra thành 6 “món” đó là “Hiểu rõ năng lực bản thân”(được tách ra từ “Năng lực cốt lõi”)

Quan tri cuoc doi
Quản trị cuộc đời
1. Chiến lược quản trị cuộc đời: tôi tóm tắt lại = mindmap, các bạn chịu khó click vào hình để xem hình lớn!
Chien luoc quan tri cuoc doi
Chiến lược quản trị cuộc đời
2. Hiểu rõ bản thân:
Success in the knowledge economy comes to those who know themselves – their strengths, their values, and how they best perform – 1999, Harvard Business Review.
Một một số các câu hỏi:
- Bạn thuộc típ người nào?
  • Người tư vấn?
  • Người quyết định?
  • Người trưởng?
  • Người phó?
  • Người quản lý?
  • Người chuyên gia?
- Thế mạnh lớn nhất của bạn là gì?
- Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?
- Cái cách mà tôi có thể làm việc được với người khác?
- Cái cách mà tôi học được tốt nhất?
- …
Tại mục này, thầy GTT có chia sẻ với chúng tôi 1 câu chuyện về sự quyết định táo bạo và tạo bước ngoặt cho Công Ty Honda.
Honda là người rất sáng tạo, ông đã sáng chế ra rất nhiều các phát minh trong đó có xe Dream tiên tiến nhất vào lúc bấy giờ(với động cơ kiểu D98cc với pít-tông hiện đại nhất). Thế nhưng xe Dream vẫn chưa tạo được đột phát trên thì trường lúc đó do Honda là người chỉ giỏi sáng tạo. Cho đến năm 1949, Honda gặp Fujisawa thông qua 1 người bạn, ngay từ lần gặp đầu tiên Honda đã rất mến phục người bạn mới này, Honda đã chủ động gặp gỡ Fujisawa thêm vài lần nữa và đã ra 1 quyết định mà toàn công ty đều phản đối: mời Fujisawa về làm tổng giám đốc. Chú ý rằng, tại thời điểm đó Fujisawa đang thất nghiệp cũng chưa có thành tích gì nổi bật. Và bằng sự độc tài của mình ^^, Honda đã đưa Fujisawa lên làm tổng giám đốc lo mảng marketing và kinh doanh, còn mình xuống làm phó giám đốc toàn tâm toàn lực cho việc sáng chế. Kết quả là, …
Điều quan trọng là làm cái gì mà mình có thể làm giỏi nhất, phù hợp với cách của mình nhất và tạo ra giá trị nhiều nhất – thầy GTT.
Tại phần này, có một câu hỏi mà tôi nghĩ nhiều bạn cũng hay phân vân: “Giữa sở thích và sở trường nên chọn cái nào?”. Trả lời: nếu các bạn làm theo sở thích -> kết quả đạt được sẽ kô cao, đến một lúc nào đó bạn sẽ kô thích nó nữa. Còn nếu các bạn làm theo sở trường -> kết quả sẽ đạt được tốt nhất, các bạn sẽ thích. Do vậy, nên chọn sở trường và phát huy sở trường của mình.

3. Năng lực cốt lõi:

Năng lực cốt lõi là năng lực quan trọng nhất để phát triển cuộc đời. Khi hành động kô dựa trên năng lực cốt lõi thì sẽ rơi vào chiến lược “Gihana” hay còn gọi là chiến lược “nghĩ gì làm nấy” ^^

4. Tầm nhìn - Sứ mệnh

Trước đây tôi cũng bị loằng ngoằng và nhập nhằng 2 cái định nghĩa này -> tôi sẽ cố gắng thể hiện lại 1 cách rõ ràng nhất! ^^
Hoai-bao-vs-le-song
Hình: Vision & Mission
Một vài câu nói:

Mỗi 1 con người có 1 cuộc đời -> cần phải biết cuộc đời của mình dành cho cái gì và việc đó có đáng hay kô? – Thầy GTT

Tu thân, tích đức, tề gia, trị quốc – Khổng Tử
You make a living by what you get … But you make a life by what you give – Winston Churchill
Try not to become a man of success but rather to become a man of value – Albert Einstein


Định nghĩa Vision và Mission theo cách Hai lúa(thầy vẫn đùa với chúng tôi rằng: tư duy bác học nhưng ngôn ngữ phải Hai Lúa^^):

- Vision -> kiếm/đạt -> cái gì đó -> cho mình(thành đạt)
- Mission -> mang -> cái gì đó -> cho ai đó(thành công)
-> Khác biệt cơ bản nhất của 2 định nghĩa này nằm ở động từ mà tôi bold lên và nó thể hiện 2 khía cạnh của 1 vấn đề! Ngoài ra để phân biệt khái niệm thành đạt và thành công dựa trên kết quả cuối cùng là cho mình hay cho ai đó!

Con người sợ nhất điều gì? Và muốn được gì nhất?
con-nguoi-dang-trong
Hình: con người đáng trọng và các loại người
 
Note: trong các loại người -> loại người giả nhân là đáng sợ nhất. Nói chuyện giang hồ chút , nếu các bạn có đọc Song Hùng Kỳ Hiệp hoặc Tiếu ngạo giang hồ: thì Giang Biệt Hạc hay Nhạc Bất Quần là những con người đáng sợ nhất -> họ có cái vỏ bọc của mình là 1 đại nhân thế nhưng sau lưng là các hành động tiểu nhân, ác, đại ác, … và quan trọng là mọi người kô biết điều đó để đề phòng và tránh xa.

Một cách định nghĩa khác về các loại người:

- Người thực dụng: đặt cái kiếm/đạt được lên trước tiên(Vision)
- Người lý tưởng: đặt cái mang lên trước tiên(Mission)
-> Các loại người:
- Người thực dụng ngu ngốc – hay còn gọi là người ích kỷ
- Người thực dụng khôn ngoan -> Recommend
Về loại người này: rất nhiều các doanh nhân nổi tiếng trên thế giới được đánh giá là thực dụng, điển hình là: Bill Gate -> Ông là người thực dụng ngu ngốc hay thực dụng khôn ngoan?
- Người lý tưởng thực tế -> Recommend
- Người lý tưởng sáo rỗng – hay còn gọi là người lý tưởng kô thực tế

Vậy, bạn chọn người nào để mình hướng tới?

Vì người là cách vì mình khôn ngoan nhất! Thầy GTT ^^

5. Core values

Hay còn gọi là giá trị nền tảng(hệ giá trị/triết lý sống/ …)
gia-tri-cot-loi
Hình: Core values
Cách tiếp cận khác nhau:
- Sở kỷ bất dục, vật thi ư nhân – Khổng Tử
- Khi muốn ai làm gì đó, hãy đứng ở vị trí của họ và nghĩ giúp họ rằng: What’s in it for me?
- Muốn có cuộc đời thế nào thì sống theo kiểu đó?
- Chơi là làm những gì mình thích, làm là chơi những gì mình kô thích.
-> Đỉnh điểm của sự hạnh phúc là sự hòa quyện của làm – chơi, muốn – mang, …

Nhân tiện tôi cũng chia sẻ về cách giải quyết vấn đề theo: Chân -> Thiện -> Mỹ (thứ tự ưu tiên them chiều mũi tên)
chan-thien-my
Hình: Chân – Thiện – Mỹ
Có casestudy mà các bạn tham dự vòng 4 đã được thảo luận và phản biện tưng bừng, tôi xin giải quyết lại casestudy đó để có thể hiểu rõ hơn về: Chân – Thiện Mỹ.

Casestudy:

Công Ty đang bắt buộc cắt giảm nhân sự yếu kém để có thể hoàn thiện bộ máy và 1 người nằm trong tầm ngắm. Người này nhiệt tình, nhiệt huyết với công việc nhưng hiệu quả kô cao và ảnh hưởng tới hoạt động của Công Ty. Hoàn cảnh của người này cũng rất khó khăn -> vậy nếu bạn đứng ở vai trò quyết định, bạn sẽ xử lý như thế nào?

Giải quyết vấn đề theo Chân -> Thiện -> Mỹ:

Đầu tiên xét tới Chân: kô còn sự lựa chọn nào khác buộc phải để người này thôi việc. Tiếp theo xét tới Thiện: có thể cung cấp cho người này 1 khoản lương trong 1 vài tháng để có thể tìm kiếm công việc phù hợp cho mình, … Và cuối cùng, nếu xử lý vấn đề đạt được cả Chân & Thiện -> Mỹ là hệ quả tất yếu!

Ý thức hệ quan trọng nhất, cần phải xác định được:
- Cái gì đáng khinh?
- Cái gì đáng trọng?

6. Life Skills

Đến mục này, thầy có cung cấp cho chúng tôi 1 loạt các câu thần chú để trấn an các cảm xúc nhất thời của mình.

Khi bạn nóng giận hay bị tổn thương!
Câu thần chú: kô ai có thể làm cho ta tổn thương khi ta kô cho phép họ làm điều đó! ^^
-> Bình tĩnh và Tư duy tích cực: Tất cả những khốn khổ khốn nạn của cuộc đời do 1% kô may mắn, nhưng 99% còn lại là do cái cách mà mình xử lý lại 1% kô may mắn đó.
Hay phật giáo có câu mà đến giờ tôi mới ngộ ra được: kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình!

Khi bạn gặp khó khăn trong cuộc sống?
Câu thần chú: He who has a why to live can bear with almost any how

Khi nỗ lực của bạn chưa được ghi nhận?
Câu thần chú: Don’t worry when you are not recognized, but strive to be worthy of recognition

 Copy blog anh Nam Trới: http://chuoigiatri.net/

No comments:

Post a Comment