Tuesday, November 27, 2012

3 Câu chuyện thú vị trong bán hàng



BA CÂU CHUYỆN THÚ VỊ 

Câu chuyện thứ nhất: 

Có hai cô bán trái cây đều xinh xắn và ăn nói khéo léo như nhau. Một cô tên là A và người còn lại tên là B. Thế nhưng, cô B lúc nào cũng bán được đắt hàng hơn cô A. Tại sao thế?

Nguyên nhân: Khi cô A bỏ trái cây vào bịch cân cho khách, cô thường lấy dư (ví dụ: khách mua 1kg, cô thường bốc dư thành 1.2, 1.3kg) và phải bốc bớt ra. Ngược lại, cô B thường bỏ ít (0.8 kg chằng hạn) rồi bốc thêm vào cho đủ 1kg.

Diễn giải: Cùng một lượng như nhau, nhưng cô A làm cho người mua hàng cảm giác phần trái cây của họ bị ít đi, trong khi đó cô B lại khiến họ tưởng rằng mình mua được nhiều hơn.

Câu chuyện thứ hai:

Có hai anh chàng nọ, cùng có thói quen hút thuốc trong nhà thờ. Một hôm, anh chàng thứ nhất hỏi cha xứ: “Liệu con có thể vừa nghe Kinh thánh vừa hút thuốc được không ạ?”. Cha không nói gì, nhưng mặt ông đanh lại và tỏ vẻ bực tức ghê gớm.

Một ngày khác, vẫn là vị cha đó, anh thứ hai hỏi: “Liệu con có thể vừa hút thuốc vừa nghe kinh thánh được không ạ?”. Ngạc nhiên thay, người cha xứ mỉm cười hiền từ và đồng ý cho anh ta làm như thế.

Diễn giải: Với anh thứ nhất, người cha cho rằng việc nghe kinh thánh là điều thiêng liêng, nên tập trung và dồn hết tâm tư tình cảm, càng không thể để những hành động như hút thuốc là làm xấu đi hình ảnh đó. Với anh thứ hai, người cha....lại cảm kích vì ngay cả vị cha này nghĩ, ngay cả khi anh ta hút thuốc lá, anh ta vẫn "khát khao" được nghe đọc kinh thánh. 

Câu chuyện thứ ba: 

Đạo diễn phim tài ba Steven Spielberg từng cho ra đời các tác phẩm “bom tấn” như “ Hàm cá mập”; “ Công viên kỷ Jura”; …Nhưng bạn có biết, Steven Spielberg từng bị ăn hiếp và bắt nạt khi ông còn học trung học, và điều lạ lùng hơn nữa là kẻ bắt nạt đó sau này là người bạn tốt của ông. Ông ta đã làm điều đó như thế nào? 

Khi ông 15 tuổi, ông luôn bị một kẻ trong trường bắt nạn, làm khủng hoảng tinh thần. Thế rồi một này nọ, ông đi gặp hắn và nói “Anh biết đấy, tôi đang làm một bộ phim gia đình ngắn về cuộc chiến với Đức quốc xã, và tôi không biết liệu anh có muốn đóng vai anh hùng chiến đấu hay không?” Lúc đầu kẻ bắt nạt cười vào mặt ông, nhưng vài ngày sau, hắn quay trở lại nói lời đồng ý. Sau bộ phim tự quay đó, kẻ bắt nạt đã trở thành bạn tốt của ông. 

Diễn giải: Đối phó với những người dễ xúc động, quá cứng nhắc, thậm chí từ chối việc thương lượng hoặc sử dụng thủ đoạn, cách tốt nhất thay vì tấn công đối thủ, bạn nên bước tới bên cạnh họ để có thể cùng nhau tấn công vấn đề. 

Kết luận: Ba câu chuyện trên cho chúng ta thấy rõ được 3 kỹ năng quan trọng quyết định sự thành công và đem lại hiệu quả bất ngờ đó là: 
Khéo léo trong giao tiếp; 
Chuyên nghiệp trong trình bày;
Năng lực trong đàm phán. 

Việc trang bị kiến thức về 3 kỹ năng này cho đội ngũ quản lý và nhân viên trong công ty không chỉ đem lại sự thành công trong quá trình quản lý, giao tiếp hay thực hiện thương vụ kinh doanh, mà nó còn định vị nên hình ảnh, thương hiệu và đẳng cấp của Doanh nghiệp đó. 

Trường Doanh Nhân PACE
-----------------------------
"Tinh thần mới, con người mới cho nền kinh thương mới"

Friday, November 23, 2012

Newsjacking: Làm thế nào để công ty bạn được nói đến?


Hãy cùng tìm hiểu khái niệm khá mới mẻ và những điều nên tránh khỏi với newsjacking

Newsjacking là một khái niệm để chỉ việc bạn hướng dư luận đến một chủ đề hoặc tin tức mới được cập nhật cho mục đích kinh doanh.
Các nhà báo cần thông tin hot còn thương hiệu cần sự chú ý. Nhà chiến lược marketing David Merman Scott đã giải thích ý nghĩ của cụm từ "newsjacking" và lí do tại sao nó lại giúp cả hai bên cùng có lợi- trừ khi bạn áp dụng sai cách. Bởi những nhà báo thường tranh giành những tin tức mới nhất nên ai cũng có thể dễ dàng tìm thấy nội dung toàn bộ câu chuyện từ website của nguồn tin, hoặc website đối thủ. Nhưng thử thách cho những nhà báo viết về kinh doanh là lấy được thông tin “tại sao” và diễn biến của sự việc. Tại sao giám đốc công ty lại nghỉ việc? Website của công ty có thể đưa ra những lời xin lỗi đại khái như “ Tại vì người đó muốn dành thời gian cho gia đình”. Tuy nhiên, đối thủ của công ty đó có thể trích lời phân tích của một số chuyên gia để tìm ra lí do thực, và đây là phần thu hút người xem hơn cả.


Từ đó, dễ thấy rằng những gì làm nên sự cuốn hút của bài báo chính là đoạn thứ hai- lời giải thích cho câu hỏi tại sao. Đó là lý do tại sao các newjacker lại đặt cho mình mục tiêu là sở hữu đoạn thứ hai, chính là một trong những ví dụ rõ ràng về Newsjack. Và với các marketer, newsjack chính là cách tận dụng những sự kiện mang tính nóng hổi để quảng bá cho thương hiệu của mình

Kate Winslet trở thành nữ anh hùng
Nếu bạn đủ nhanh nhạy để phản ứng với những thông tin mới, đưa ra nội dung hợp lí ở đoạn hai của bạn trên blog, tweet, hoặc một phương tiện truyền thông có liên quan đến sự kiện đang hot, bạn sẽ có được vận may nhờ sự chú ý của các phương tiện truyền thông đại chúng.  Bạn sẽ rất dễ dàng tìm ra câu chuyện về sở cứu hỏa London( LFB) với khả năng newsjack bằng tốc độ ánh sáng.

Richard Branson đã tổ chức tiệc cho diễn viên Kate Winslet và 20 người khách khác tại hòn đảo riêng của ông ấy vào năm 2011. Khi sét đánh tòa nhà gỗ và làm nó bốc cháy, Kate Winslet là người đã cứu người mẹ 90 tuổi của Branson thoát khỏi lưỡi hái tử thần. Tin tức về việc giải cứu đó, đi kèm với những bức ảnh của đám cháy, nhanh chóng trở thành câu chuyện hàng đầu trên các diễn đàn truyền thông thế giới. Nhưng tất cả chỉ là những  mẩu tin ngắn, rất ít các báo có thông tin từ  nguồn, và tất nhiên, không có bất kì nhà báo nào trên hòn đảo. Trong vòng vài giờ sau những báo cáo đầu tiên về vai trò của Winslet trong việc giải cứu, LFB đã đề nghị Winslet được rèn luyện cùng với các lính cứu hỏa tại trung tâm đào tạo của họ. Lời đề nghị này đã được viết trong một câu chuyện của LFB và được post trên website của họ.


Đòn newsjack thông minh này đã giúp LFB thu hút được lượng lớn người quan tâm, và lời đề nghị với Winslet đã được đăng tải lên nhiều tờ báo trên toàn thế giới. Điều mà LFB làm- nhanh chóng post lời đề nghị của Winslet trên website của họ và thông báo tới các phóng viên- diễn ra không tới vài giờ và thực sự không hề ngốn bất cứ khoản tiền nào. Nhưng kết quả của việc cho phép các phương tiện truyền thông khác lấy thông tin lại trị giá hàng triệu USD. Đây rõ ràng là một nước cờ thành công bởi việc chọn thời điểm và thông điệp rất hoàn hảo.

Bạn cũng có thể newsjack, nhưng hãy nhớ cần cẩn thận.

Bạn hãy cân nhắc việc mọi vấn đề có thể gây  nhầm lẫn và những hậu quả tai hại.
Trong khi lên kế hoạch quảng cáo cho bộ sưu tập Arab Spring, Kenneth Cole đã cố gắng chèn thương hiệu của họ trong đoạn hội thoại về những  cuộc biểu tình ở Ai cập bằng cách post tweet dưới đây: “Hàng triệu người đang biểu tình ở Cairo. Tin đồn cho rằng lí do là họ đã nghe đến bộ sưu tập mùa xuân mới hiện đã có online tại http://bit.ly/KCairo – KC.” Lời quảng cáo này đã bị chỉ trích rất nhiều bởi các hãng truyền thông và sự tẩy chay của công chúng, dù mục đích của nó chỉ là gợi người đọc đến việc giới thiệu bộ sưu tập của họ bằng hashtag #Cairo.
Bài học rút ra là: Đừng cố gắng để lợi dụng tin tức khi nó rõ ràng thể hiện những thông tin tiêu cực, ví dụ như cái chết hoặc tổn thương. Không may mắn rằng nhà bán lẻ CelebBoutique đã không biết được lưu ý này, và đã đặt bản thân vào tình huống khó xử với một tweet nhẫn tâm trong vụ thảm sát bằng súng ở rạp chiếu phim ở Colorado với tweet sau:

Twitter là một kênh thông tin nhanh nhạy cho phép bạn có thông tin về một chủ đề nóng và có thể thảo luận về nó ngay tại thời điểm bạn truy cập. Nhưng bạn nên có những phát ngôn chân thật và có trách nhiệm.

Paris Hilton và Wynn Resorts

Hiểu chu kì hoạt động của tin tức sẽ là yếu tố tiên quyết để thương hiệu của bạn được chú ý bởi giới truyền thông.
Paris Hilton và bạn trai bị bắt vào tháng 8 năm 2010 vì tội sở hữu ma túy và lái xe trong tình trạng mất kiểm soát. Trong một tweet cho các fan sau đó, Hilton nói rằng: những tin bịa đặt đó thật nực cười, xuyên tạc và độc địa. Tôi thậm chí không để ý đến chúng, vì tôi biết sự thật. Cá nhân tôi không quan tâm nhiều đến phản ứng của Paris, nhưng tôi thật sự bị ấn tưởng bởi những gì xảy ra trước đó ngay sau khi câu chuyện bị phát giác. Jennifer Dunne- phát ngôn viên của Wynn Resorts đã tiết lộ với Associated Press rằng Hilton đã bị cấm vào Wynn Resorts- thuộc sở hữu Wynn Las vegas & Enccore. Hiện tại, giới truyền thông có thêm một tin mới: cô nàng tiệc tùng bị bắt, mà còn bị cấm bởi Wynn Resort. Lệnh cấm này sớm trở thành một trong những tình tiết không thể thiếu khi nhắc đến vụ bắt bớ lùm xùm của Paris. Tìm kiếm nhanh cụm từ “Paris Hilton Wynn” trên Google cho ra hơn 5286 câu chuyện từ các báo trên toàn cầu, tuy chủ đề câu chuyện là về Paris Hilton, nhưng Wynn resort mới được lợi. Họ đã có hơn 5000 câu chuyện mới có tên họ.


Tần suất được nhắc đến trong các phương tiện truyền thông sẽ tạo ra  hiệu quả lớn với PR. Trong một ngày, chỉ với một cuộc gọi, bà Dunne gần như đã làm được điều mà cả phòng PR của Wynn với cả một hệ thống nguồn lực và ngân sách không thể làm trong vòng một năm, làm cho hàng ngàn tờ báo viết về mình. Và nó thậm chí không mất đến một xu.
Newsjacking, hãy tự tin rằng bạn cũng có thể làm được.

Đóng góp nội dung: Phan Thu Trang/ http://sparksheet.com
Theo Gik. Vn

Chiến lược giá nào mạnh hơn chiến lược giảm giá?


Nếu bạn muốn tăng doanh số bằng một chương trình khuyến mại, chiến lược nào sẽ có hiệu quả hơn: Quảng cáo giảm 35% giá sản phẩm hay tặng thêm 50% sản phẩm?

Về mặt chức năng, cả hai cách này đều có cùng mức giảm giá tương tự nhau. Tuy nhiên, những nhà nghiên cứu từ đại học Minnesota đã tìm ra rằng: gói khuyến mại thêm 50% bán được nhiều hơn 71% so với gói giảm giá 35%, mặc dù về mặt toán học, giảm giá 35% có giá rẻ hơn mỗi sản phẩm
(Ví dụ ban đầu giá mỗi sản phẩm là 100đ thì:
 - thêm 50% sản phẩm sẽ làm giá giảm còn 66,67đ/sp
- Giảm giá 35% thì giá giảm còn 65%/sp

Não của chúng ta không giỏi toán
Như một câu nói nổi tiếng của búp bê Barbie: Học toán thật khó khăn. Não bộ của cả nam và nữ đều không giỏi trong việc tính toán xem cuộc giao dịch nào là tốt nhất. Đây cũng là lí do tại sao khách hàng thích con số 50% hơn là 35%, trong khi về mặt toán học thì nó lại tệ hơn. Các nhà nghiên cứu gọi hiện tượng này là “sự thờ ơ có căn cứ”, trong đó, về mặt bản chất, chúng ta chỉ nhìn vào những con số % chứ không chú ý đến việc những con số ấy được sử dụng như thế nào. Hiện tượng này cũng được đăng trên một bài báo trong tạp chí Marketing (phát hành bởi hiệp hội Marketing Mỹ) với tiêu đề : Nhiều hơn là ít hơn: Ảnh hưởng của sự thờ ơ có căn cứ lên sở thích của khách hàng khi chọn gói khuyến mại thêm thay vì giảm giá. (When More Is Less: The Impact of Base Value Neglect on Consumer Preferences for Bonus Packs over Price Discounts).

Tối đa hóa phần trăm
Hãy nhớ: phải luôn luôn cố gắng tối đa hóa con số phần trăm trong chiến dịch quảng cáo (Cách tiếp cận “thêm 50%” có thể mang lại nhiều giá trị gia tăng hơn bằng việc có nhiều sản phẩm hơn).

Bài báo cũng lưu ý một điều rằng việc “giảm giá của giảm giá” luôn khiến khách hàng rất thích thú. Thế nên, giảm giá 20% rồi giảm giá thêm 25% nữa trên sẽ mang lại hiệu ứng tốt hơn so với việc giảm giá 1 lần là 40% (về mặt kinh tế thì giá trị là như nhau).

Đừng quên sự miễn phí
Nhiều nghiên cứu khác chỉ ra rằng từ “Miễn phí” là một động lực rõ ràng có thể thúc đấy khách hàng (xem thêm: Sức mạnh của sự Miễn phí).
Hãy sử dụng từ “Miễn phí” bất cứ khi nào họ có th  ể. Thay vì “tặng thêm 25%” hay “nhiều hơn 25”, hãy sử dụng “miễn phí hơn 25%” (25% more Free) để tối đa hóa doanh thu.
Trong ngắn hạn, với việc kết hợp những con số phần trăm lớn nhất với từ “Miễn phí”, bạn sẽ bán được nhiều sản phẩm hơn so với việc giảm giá tương đương.
                                                                                                                                                                                                                                                                                              NM Cường (theo neurosciencemarketing.com
Theo Gik. Vn

Content Marketing : Chìa khóa cho một chiến dịch thành công?


Cảm xúc của user là chìa khóa thành công cho content marketing (marketing nội dung).


Con người khám phá và chia sẻ với nhau thông tin, những bức ảnh hay video,… một cách liên tục. Giả định rằng mỗi nội dung đều có khởi điểm như nhau, nhưng dường như chỉ có viral content (nội dung được lan truyền) là có sức sống hơn cả. Chúng nhanh chóng lan truyền trên các phương tiện truyền thông theo như cái cách mà virus tấn công con người.
 
Với marketing nội dung, thông điệp được coi như là virus, người lan truyền nó là những khán giả và cảm xúc đối với thông điệp chính là một chất xúc tác mạnh mẽ.
Khơi gợi cảm xúc là một nhân tố thiết yếu trong thành công của viral content trong một chiến dịch marketing. Bản chất của con người là muốn chia sẻ những trải nghiệm đã khuấy động cảm xúc của họ với người khác. Khi cảm xúc đã sâu sắc hơn, tức là khi họ: ngạc nhiên, tức giận, sợ hãi, ghê tởm, buồn bã và vui vẻ xung quanh một trải nghiệm hay thông điệp nào đó, họ sẽ ngay lập tức muốn thể hiện điều đó cho cả cộng đồng biết.
 
Theo một nghiên cứu được tiến hành bởi Jonah Berger và Katherin L.Milkman của trường kinh doanh Wharton vào 2010, trong báo cáo “Social Transmission, Emotion, and the Virality of Online Content” (Lan truyền xã hội, cảm xúc và tính lan truyền của nội dung số), đã chỉ ra rằng có một mối quan hệ khá mật thiết giữa cảm xúc và tính lan truyền bất kể thông điệp đó là tích cực hay tiêu cực.
 
Nghiên cứu đã trình bày một số quan điểm chính:
- Nội dung tiêu cực có xu hướng ít được lan truyền hơn nội dung tích cực.
- Những nội dung truyền cảm hứng, gây ngạc nhiên hay đơn giản là hài hước được chia sẻ nhiều hơn
- Nội dung gây cho người đọc cảm giác buồn có thể được lan truyền, nhưng nói chung ít được sử dụng.
- Nội dung khơi gợi sự tức giận có xu hướng được chia sẻ nhiều hơn. Trên thực tế, nghiên cứu đã chứng minh rằng khi nội dung càng khơi dậy sự phẫn nộ của người đọc, nó càng được lan truyền.
 
Thú vị nhất là trong khi mọi người lâu nay vẫn mặc định rằng những nội dung tiêu cực được chia sẻ nhiều hơn so với tin tích cực, kết quả của nghiên cứu lại cho thấy rằng về tổng thể, thông tin tích cực mới chính là nhân tố được lan truyền nhiều hơn.
 
Vậy, các marketer nội dung sử dụng các thông tin này như thế nào?
 
Câu trả lời đơn giản là cần tạo những nội dung khơi gợi cảm xúc mãnh liệt bên trong con người. Thông điệp đưa ra phải thật độc đáo và mạnh mẽ khiến người xem muốn chia sẻ nó mà không cần suy nghĩ. Chính cảm xúc với thông điệp sẽ thúc đẩy phản ứng muốn chia sẻ của con người.
 
6 trạng thái cảm xúc cơ bản:
Theo một cuộc điều tra của Đại học Indiana, 6 trạng thái cảm xúc chính là điều kiện tiên quyết quyết định hành vi lan truyền nội dung và phản ứng của con người. Dưới đây là vài gợi ý trong việc tạo content dựa trên 6 trạng thái cảm xúc của con người (ngạc nhiên, sợ hãi, buồn, vui, ghê tởm và giận dữ)
 
Ngạc nhiên: Ngạc nhiên là một nhân tố phổ biến của các nội dung được lan truyền. Tuy nhiên, ngạc nhiên thôi thì chưa đủ, muốn thành công bạn phải kết hợp nó với những trạng thái cảm xúc khác.
 
 
Cái gì khiến con người ngạc nhiên? Bất cứ điều gì xảy ra một cách bất ngờ đều khiến họ ngạc nhiên. Cụ thể:
- Đưa ra những điều được coi là hiển nhiên, chứng minh rằng chúng sai.
- Chia sẻ những ý tưởng mới hay một phương thức làm việc mới 
- Kể một sự thật bất ngờ.
- Đặt một câu hỏi mang tính khiêu khích
- Đưa ra một khẳng định hoặc phát ngôn táo bạo.
Tóm lại, bất cứ điều gì bất ngờ đều khiến mọi người ngạc nhiên.
 
Sợ hãi: Sợ hãi chính là một động cơ tuyệt vời khiến con người phải hành động. Trong quá trình sử dụng yếu tố sợ hãi trong nội dung của bạn, hãy thật thận trọng, bởi bạn sẽ nhận được vô số phản ứng khác nhau. Để gia tăng khả năng thành công của content hãy đưa thêm vào một vài giải pháp khắc phục nỗi sợ hãi đó.
 
 
 
Vui vẻ: Một nội dung tích cực, truyền cảm hứng gần như luôn luôn lan truyền nhiều hơn nội dung mang tính tiêu cực. Nếu nội dung của bạn có thể khiến người khác cười, hay chỉ là cười trước chiếc màn hình máy tính, thì chắc chắn họ sẽ chia sẻ cho cộng đồng nội dung ấy.
 
 
 
Buồn: Nội dung mang cảm xúc buồn bã thường ít có cơ hội được lan truyền. Tuy nhiên, một số content như: nguyên nhân gây tử vong cao, những tin đồn trong giới showbiz, thảm họa thiên nhiên và một số sự kiện tin tức khác là những ngoại lệ.
 
 
 
Tức giận: Khơi gợi sự tức giận của người đọc chính là một vũ khí tuyệt vời trong việc xây dựng viral content. Cảm xúc này xuất hiện khi ai đó hoàn toàn không đồng ý với nhận định hay thông điệp của bạn. Một copywriter chuyên nghiệp biết điều đó và thường sử dụng nó làm tiêu đề nhằm thu hút sự chú ý của người đọc.
Đây là một vài tiêu đề khơi gợi cảm xúc tức giận:
- Tại sao điểm Klout của bạn lại là một nhân tố quan trọng trong sự thành công của chiến dịch Marketing? ( Klout là điểm số thể hiện mức độ ảnh hưởng trực tuyến của người dùng với trang mạng xã hội)
- Không thích hợp- Lý do website của bạn không tạo ra giá trị trong kỷ nguyên của Social Media?
- Nội dung đáng đọc là nội dung đáng  trả tiền
Những tiêu đề này khơi gợi cảm xúc tức giận của những người không đồng ý với quan điểm này. Khi con người tức giận, họ muốn tiếng nói và ý kiến của mình được lắng nghe.
Kết quả ra sao? Nội dung dễ dàng được chia sẻ bởi lượng lớn các comment và ý kiến của độc giả.
 
 
 
Làm thế nào để khiến độc giả tức giận? Hãy thách thức những niềm tin đã ăn sâu vào tâm trí người đọc, sự kiêu hãnh hay ý kiến của họ. Hãy ủng hộ quan điểm không phổ biến trong một cuộc tranh luận. Và tất nhiên, đừng quá quan tâm tới mức độ “giận dữ” trong nội dung, nếu không bạn sẽ đối mặt với những phản hồi không mong muốn và sẽ được gọi với cái tên không mấy mỹ miều: “blogger giận dữ”. Hãy luôn luôn cân bằng trong phương pháp tiếp cận các độc giả.
 
Ghê tởm: Nội dung mang lại cảm giác ghê tởm thường dễ lan truyền trong một số nhóm nhỏ, nhưng nói chung, chúng không thu hút công chúng và tốt hơn hết nên tránh sử dụng những nội dung kiểu này.
 
 
 
Content khơi gợi 2 hay nhiều loại cảm xúc trong con người dễ dàng làm tăng tính lan truyền. Chẳng hạn, bạn có nhớ câu chuyện của Karen Klein? Cô là một người bị bắt nạt và chế giễu trên một chuyến xe bus, câu chuyện xuất hiện trên Youtube hồi đầu năm nay. Câu chuyện của cô và video trên Youtube đã khơi gợi tất cả 6 trạng thái cảm xúc của người xem. Link. 
 
Những người xem sẽ trải nghiệm một trong số, hoặc tất cả những cảm giác dưới đây:
- Ngạc nhiên về những điều xảy ra- chúng chỉ mới xuất hiện trên phim và chưa ai dám ngăn chặn
 
- Sợ rằng nó có thể xảy ra với bất cứ ai trong một tình huống tương tự như vậy
- Niềm vui khi cộng đồng mạng đoàn kết với nhau và cùng hỗ trợ cô số tiền $700,000
- Buồn với những gì Karen đã trải qua
- Tức giận và ghê tởm những gì đã diễn ra
 
Điểm mấu chốt là, con người thường có xu hướng chia sẻ nội dung với người khác khi họ có cùng cảm xúc về nội dung đó. Xác định những vấn đề chính gây hứng thú cho người đọc và tạo dựng loại nội dung khơi gợi trong họ những cảm xúc đặc biệt. Tạo được vỏ bọc như vậy cũng có nghĩa là bạn đã đi đúng hướng. Nội dung được lan truyền không chỉ chấp nhận được về mặt nội dung mà nó còn phải cung cấp một thông điệp độc đáo, mạnh mẽ đáng để người đọc chia sẻ
 
Theo Socialmediatoday
Theo Gik. VN

Content Marketing : Mang cho chiến dịch hơi thở mới


Content marketing là vấn đề được bàn luận nhiều nhất trong tuần cao điểm về thay đổi phương thức quảng cáo tổ chức bởi tờ báo danh tiếng The Guardian.


Chúng ta đều biết rằng content marketing không còn mới mẻ gì với người làm kinh doanh bởi có quá nhiều tổ chức, công ty, quỹ từ thiện đã áp dụng thành công nó vào chiến lược của mình.
Dẫu vậy, trong tuần này, 2 mảng quảng cáo và công nghệ số thuộc lĩnh vực marketing đã quyết định đưa content marketing vào thực hành.
Trên thực tế, số lượng tìm kiếm dành cho từ khóa ‘content marketing” đã tăng lên hơn gấp đôi trong vòng 2 năm qua theo một cuộc điều tra của tập đoàn Econsultancy.
Chúng ta hãy điểm qua 10 ý tưởng phát triển chiến lược trong năm 2013;

1, Đưa ra quan điểm về nhiệm vụ và chiến lược:

Hãy làm rõ ý nghĩa và bản chất của thương hiệu công ty bạn, ưu tiên và đơn giản hóa nó. Hướng tới các suy nghĩ toàn cầu về quy tắc marketing, PR, quảng cáo bằng việc thắt chặt những rào cản. Tập hợp và phát huy sức sáng tạo.
Hãy xem thêm chiến lược content marketing của Coca cola để lấy cảm hứng.

2, Sở hữu một marketer nhiệt huyết trong nhóm:

Thương hiệu của bạn cần những con người thực sự, những người có nhiệt huyết và mục tiêu, cùng bạn hoàn thành các nhiệm vụ. Hãy nhân cách hóa thương hiệu cá nhân bằng những gương mặt sẵn có trong nhóm mình.
Quá nhiều tranh luận sẽ dẫn đến sự thất bại cho các công ty và làm khách hàng không vừa lòng. Đừng quay lại các vấn đề đã được xử lí trước đó. Trong cuộc họp tổ chức bởi the Guardian, Marian Salzman, CEO của tập đoàn Havas PR North America từng nói:
“Thuê người nào đó để viết Tweets cho bản thân thật là nực cười. Nếu cảm thấy không thoải mái với việc tự viết thì ít nhất hãy có một người trong tổ chức bạn làm được điều này.

3, Xây dựng câu chuyện thương hiệu

Không phải quỹ ngân sách nào cũng đủ để chi trả cho quảng cáo đa kênh kể về câu chuyện thương hiệu liên quan đến người sáng lập và thừa kế như “In the beginning was Bulmers” của hãng rượu táo Bulmer.
Cũng không có nhiều công ty cạnh tranh được với sức mạnh tài chính của Nike với video “Write the future”. Hãy tìm hiểu các khía cạnh khác nhau về con người để xây dựng các câu chuyện cho thương hiệu thành cộng hơn cho mình.


4, Hãy trở thành chuyên gia khi viết về lĩnh vực của bạn;

Hãy tự tìm hiểu những gì thương hiệu của bạn có thể đem lại cho khách hàng mà những người bạn của họ lại không thể.
Sự tham gia của khách hàng sẽ được thúc đẩy với việc cung cấp những thông tin giúp họ đưa ra được những quyết định sáng suốt, cải thiện cuộc sống hay tăng thêm giá trị tiền bạc, lưu ý thời điểm và địa điểm thích hợp.
Như giám đốc ý tưởng của hãng đồ điện Philips phát biểu: “Thương hiệu là nguyện vọng và mong muốn của khách hàng”

5, Cộng tác, đồng sáng lập, giúp sức:

Cạnh tranh trên cơ sở cộng tác là xu thế của tương lai, trên site của the Guardian, 70% nội dung là xuất phát từ người sử dụng, việc liên kết các người dùng sẽ giúp nội dung trở nên tuyệt vời hơn nữa
Cộng tác cũng giống như việc tập hợp các ý tưởng, còn bình luận và giúp đỡ về mảng nào đó tạo điều kiện thúc đẩy danh tiếng của thương hiệu và tiếng nói trên thương trường. Hãy sử dụng một cách tốt nhất  sự trợ giúp từ những người ngoài cuộc.

6, Thiết kế mang tính xã hội hóa

Hãy hướng nội dung kinh doanh đến các mạng xã hội, đưa nó gần hơn tới đại chúng, nội dung được đánh giá là tốt khi được biết đến và chia sẻ nhiều, khuyến khích tạo ra các cuộc tranh luận xung quanh chủ đề của bạn.
Tạo ra các câu chuyện dễ dàng được truyền tải qua Google+, Facebook, Twitter, có thể sử dụng lại nội dung bằng cách thiết kế một video với khả năng truyền tải rộng rãi.

7, Hồi âm 24h/7 ngày

Theo dõi, lắng nghe, học hỏi, biến những tài liệu khô khan thành ý tưởng của bản thân, phản hồi nhanh chóng tới những cuộc tranh luận về thương hiệu của bạn

8, Cân nhắc về điện thoại di động.

Hơn 50% dân số Anh sở hữu smart phone và cảm thấy đó là một phần không thể thiếu.
Trong đoạn quảng cáo về Iphone 5, Jony Ive nói rằng điện thoại là thứ mà bạn luôn có bên mình, giống như một mối quan hệ độc nhất vậy
Thế hệ điện thoại mới hứa hẹn về một thế giới trong tầm tay. Phải đặc biệt chú trọng đến mảng thị phần này.

9, Trực quan

Phần nhiều nội dung được truyền tải trên twitter là thông qua các hình ảnh. Trang tin Mashable cho rằng trực quan làm tăng mức độ tương tác với người dùng.
Kênh video của the Guardian hiện có 6 triệu người dùng mỗi tháng, có nhiều cách để thực hiện điều tương tự qua google+ hangout hay youtube.

10, Tính toán

Bạn sẽ không còn cần thuê người để thực hiện content marketing mà thay vào đó để nhóm marketing của mình thực hiện với mức giá thấp hơn nhưng loại trừ mảng kiến thức chuyên môn.

Comment Marketing : Mục đích


Trong một đoạn video Whiteboard Friday của SEOmoz.org có nói tới Comment marketing. Phương pháp này là một công cụ đắc lực để xây dựng danh tiếng trong SEO. Nếu thực hiện nó, bạn sẽ dễ dàng hơn nhiều trong việc tiếp thị website của mình.



Comment marketing là gì?

comment marketing What Is Comment Marketing All About?

Theo Rand Fishkin, comment marketing đơn giản là bình luận trong các blog để có được lòng tin của các blogger khác và tác giả của bài viết đó. Hầu hết đó đều là những người có uy tín nên việc bình luận là một cách rất tốt để thể hiện mình.

Bình luận trên blog nhằm mục đích xây dựng sự nhận thức, lòng tin và sự thiện cảm. Đây là một cách để quảng bá tên tuổi (hoặc tính cách) của bạn. Nhưng bạn phải luôn nhớ rằng khi chúng ta bình luận ở nhiều trang web khác nhau, có nhiều điều cần phải tránh như: Quá tập trung vào tạo sự liên kết, bình luận hời hợt hay tạo ra nhiều profile khác nhau,…

Chính tôi cũng phải thừ nhận rằng tôi cũng mắc phải những lỗi trên. Niềm tin cá nhân của tôi là bất cứ gì chúng ta làm trên internet phải mang về những một sự liên kết nào đó mà chúng ta nhắm tới ban đầu. Tất cả đều nhằm mục đích tạo liên kết.

Nhưng đây là một số nhắc nhở đối với tôi và có thể là những người khác:

Là nhắm vào con người


Comment marketing nhắm đến con người. Những gì chúng ta nhắm đến cũng giống như những người bình luận khác. Những người đó thường là những người tạo ảnh hưởng. Bạn cũng có thể thu hút sự chú ý của tác giả một khi bạn đưa ra những suy nghĩa, câu hỏi và gợi ý có giá trị.

Một điểm quan trọng khác là bạn cần phải chọn đúng đám đông, điều này tùy thuộc vào lĩnh vực chuyên môn của bạn. Một số người có thể nhắm vào những blog có tên tuổi, một số khác thì nhắm vào những blog nhỏ. Họ sẽ đánh giá cao những nỗ lực của bạn đặc biêt nếu bạn đưa ra những bình luận đắt giá.

Là nhằm đưa ra những bình luận chất lượng

Chất lượng của bình luận sẽ khuấy động cuộc thảo luận cùng với những người có vốn kiến thức khác nhau. Những bình luận không tạo thêm được giá trị nào cho cuộc tranh luận có thể sẽ tạo ra hiệu ứng ngược cho những comment khác.

Bất đồng ý kiến với tác giả hay với các bình luận khác được đưa ra sau khi bài viết được đăng. Sự đồng tình sẽ không đưa chúng ta tới đâu cả. Và nếu bạn thực sự muốn thu hút sự chú ý của tác giả, hãy hỏi một số câu hỏi, đưa ra sự bất đồng ý kiến với một số điều tác giải nêu và tránh đăng những bình luận dạng như: “bài hay thế!”

Là nhằm xây dựng hình ảnh cá nhân của bạn

Cùng cách sử dụng như Gravatar, bạn có thể sử dụng một khuôn mặt người thật và đơn giản là chỉ cho người đọc và những blogger khác thấy rằng bạn thực sự là một cá nhân nào đó. Mỗi bình luận mà bạn đăng là sẽ mang lại cho bạn một bước tiến nhỏ để có được sự tôn trọng trong thế giới SEO.

Một cách khác là tạo một tài khoản Gravatar và sử dụng nó trong hầu hết các tài khoản và profile. Đây là một thứ rất hữu ích mà nhiều trang blog yêu cầu cần có. Nó sẽ làm bạn xuất hiện ở mọi nơi. Một mẹo nhỏ hữu dụng khác là sử dụng những bức ảnh có bạn trong đó – một bức ảnh cười tươi là tốt nhất.

Không phải nhằm marketing sản phẩm hay dịch vụ

Dù mục đích chính là tiếp thị sản phẩm hoặc công việc kinh doanh nhưng điều quan trọng hơn ở đây là bạn phải tiếp thị được nội dung của mình.Thế nên, hãy nhớ rằng chìa khóa thực sự để xâm nhập một blog là tạo ra những bài viết chất lượng nhất (được đăng trên site cá nhân của bạn) và quảng bá chúng trong khi bạn đăng một vài comment nào đó.

Kết luận

Vẫn có nhiều mẹo quan trọng trong videogây ấn tượng cho tôi. Những gì tôi liệt kê trên đây chỉ là một số lưu ý mà tôi tự rút ra cho bản thân mình khi làm comment marketing. Trước khi bạn quên mọi thứ sau khi đọc xong, hãy cố gắng nhớ điều này: hãy tập trung vào xây dựng các mối quan hệ. Cuối cùng, danh tiếng sẽ là điều quan trọng hơn so với việc tạo liên kết.

Marketing - Tại sao quan trọng?


Ben Silbermann đã chia rằng bí quyết đằng sau sự tăng trưởng mạnh mẽ của của Pinterest là marketing chứ không phải kĩ thuật. Vậy marketing đối với startup quan trọng như thế nào?

Bài liên quan


Tại môt khóa học dành cho startup (Startup School), co-founder kiêm CEO của Pinterest Ben Silbermannđã chia rằng bí quyết đằng sau sự tăng trưởng mạnh mẽ của của Pinterest là marketing chứ không phải kĩ thuật. Trong giai đoạn đầu với chỉ 3000 người dùng, họ đã tổ chức những buổi giao lưu với user và hợp tác với các blogger để đưa tin. Khi nghe  Ben Silbermann nói về công ty, có thể thấy rõ rằng yếu tố kĩ thuật, dù cũng quan trọng, nhưng không phải nhân tố quyết định. Trong thành công của startup marketing và thiết kế có vai trò ngang bằng nhau.

Dù là khởi nghiệp về lĩnh vực nào, marketing đều có chung một sứ mệnh: cho cả thế giới biết về sản phẩm của công ty. Tuy nhiên, làm thế nào để giới thiệu và thuyết phục khách hàng mục tiêu của bạn rằng sản phẩm tốt và có giá trị thì mỗi công ty lại có phương pháp khác nhau. Đó chính là lý do tại sao marketing thường bị hiểu sai. Hãy hỏi 5 người cùng một câu hỏi "marketing là gì?"  và bạn sẽ nhận được 5 câu trả lời khác nhau. Tuy nhiên, nếu luôn nhớ rõ sứ mệnh cốt lõi, việc đặt mục tiêu marketing sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Dưới đây là những điều marketing cần đạt được:
 

  • Định vị sản phẩm: Nói bao giờ cũng dễ hơn làm nhưng đó chắc chắn là bài tập quan trọng mà startup nào cũng phải vượt qua. Foodspotting là một ví dụ. Trong giai đoạn đầu, sản phẩm của họ có “nguy cơ” được coi là chỉ dành cho “những người thích chụp ảnh đồ ăn”. Tuy nhiên, họ đã cố gắng để được biết đến như những  “ Chỉ dẫn khám phá ẩm thực trực quan”


  • Xác định khách hàng mục tiêu: Để định vị chính xác sản phẩm, bạn cần phải xác định và hiểu rõ khách hàng mục tiêu. Hãy tìm hiểu điều gì khiến họ gắn bó với sản phẩm, dành thời gian cho họ và hành động hướng về ý kiến của họ ( Không chỉ marketing mà tất cả các bên liên quan trong công ty cũng nên làm điều này).  Sản phẩm có thể có hơn 1 phân khúc thị trường mục tiêu, tuy nhiên con số này không nên vượt quá 3 và một trong số đó nên được ưu tiên hơn ( Phân khúc khách hàng có giá trị hơn phân khúc khác).

  • Thể hiện thị hiếu khách hàng trong lộ trình sản phẩm : Tôi thường xuyên thấy cả ở những công ty lớn và nhỏ đều có trường hợp đưa ra quyết định về sản phẩm mà không kết hợp với marketing. Bằng cách thể hiện thị hiếu khách hàng, marketing có thể ảnh hưởng đến sản phẩm chính và quyết định của doanh nghiệp. Để thực hiện marketing cho một sản phẩm , cần phải hiểu rõ sản phẩm và cách vận hành của nó như lòng bàn tay. Nếu không, việc marketing sẽ trở nên kém hiệu quả và thiếu chắc chắn.

  • Phát triển thương hiệu công ty: Chìa khóa để tạo nên thương hiệu là nhận thức được giá trị cốt lõi và xây dựng được một câu chuyện hấp dẫn. Thương hiệu có sức mạnh nhờ những kết nối mang tính cảm xúc. Thương hiệu của bạn sẽ khiến khách hàng cảm thấy thế nào? Việc này liên quan đến Founder của công ty trước tiên. Một đêm tuyết rơi năm 2008, Leah Busque ngồi trong nhà và ước có ai đó ra ngoài và mua thức ăn cho chó giùm ông, sau đó ông đã thành lập TaskRabbit. Aihui Ong thì chia sẻ rộng rãi  một câu chuyện kì thú của bản thân đằng sau sự ra đời của  LoveWithFood. Brian Wang và Richard Talens sáng lập Fitocracy ( ứng dụng khuyến khích tập thể dục) sau khi họ trở thành những vận động viên thể hình. Những câu chuyện của họ đã làm rất tốt nhiệm vụ là cốt lõi của thương hiệu công ty. Cái hay của marketing ngày nay, cũng giống như xây dựng một công ty, là nó dễ dàng và ít tốn kém hơn nhiều. Vì thế hãy đầu tư thời gian vào blog, Twitter, Facebook, video và những thông điệp...


  • Thu hút khách hàng: Marketing có nhiệm vụ xây dựng, thực hiện chiến lược thu hút khách hàng ( xác định kênh marketing chủ chốt), theo dõi kết quả, thường xuyên thử nghiệm và lặp lại quá trình . Giống như bạn nấu hai món ăn cùng một lúc, bạn luôn phải để ý kĩ từng món, giảm nhỏ lửa nếu món này chín quá đà hay vặn to lửa nếu món kia mãi chưa chín. Các kênh marketing có thể liên quan đến cả yếu tố “trong” ( màu sắc, nút sign-up...) hay yếu tốt “ngoài” (  SEM/PPC, SEO, Twitter, Facebook, Pinterest...) của sản phẩm. Chú ý rằng tất cả yếu tố này đều thống nhất với 4 ý lớn ở trên. Chẳng hạn, viết blog cũng là một phần trong việc xây dựng tiếng nói của công ty. Tuy nhiên, nó cũng là một công cụ thu hút khách hàng hiệu quả  và bạn cần phải biết cách theo dấu người dùng gia nhập qua kênh blog.

  • Làm khách hàng hài lòng:  Mục đích là để “giữ chân khách hàng”. Thực hiện marketing với cơ sở khách hàng sẵn có thường chứa đựng nhiều cơ hội lớn. Hãy khiến họ tham gia nhiều hoạt động hơn, sử dụng nhiều chức năng hơn, mua sắm nhiều hơn... Các chiến thuật thường được áp dụng là gửi email, tạo động lực cho họ mời thêm nhiều khách mới, tổ chức sự kiện, giao lưu. Hỗ trợ khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng sự hài lòng của khách hàng.

Có nên tuyển dụng bộ phận marketing đầu tiên?

Đương nhiên là có, và nếu không phải là đầu tiên thì hãy thực hiện việc tuyển dụng sớm nhất có thể. Nhiều founder thường tuyển dụng bộ phận kỹ thuật trước vì họ nghĩ họ cần tập trung phát triển sản phẩm trước tiên. Lý do khác là bản thân họ cũng chuyên về kỹ thuật và không biết marketing cần những gì. Tôi nghĩ bất cứ Founder nào cũng nên suy nghĩ kĩ về việc marketing sẽ trở thành một phần của công ty họ như thế nào. Danielle Morrill được Twilio tuyển đầu tiên ( và Danielle Morrill làm về marketing). Không coi marketing là ưu tiên số hai chính là một trong những quyết định sáng suốt nhất của họ.

Ngân sách không đủ để thuê nhân viên marketing còn Founder thì cũng mù tịt về marketing?
Với tư cách là một founder, bản thân bạn đã phải đóng rất nhiều vai trong công ty của mình rồi: viết code, gọi vốn, trả lời phỏng vấn, giải quyết rắc rối, làm việc với đối tác và bao nhiêu việc khác... Hãy tách bạch và xác định rõ. Hãy tìm người cố vấn có kinh nghiệm có thể hướng dẫn chiến lược marketing của bạn và trao đổi với các founder khác. Nếu bạn đã gọi được vốn, hy vọng là bạn có thể tìm kiếm được sự giúp đỡ từ nhà đầu tư. Hãy gắn bó với họ và mạng lưới của họ.

Nếu bạn vẫn nghĩ không cần phải có bộ phận marketing? Vậy thì đúng như Joe Krau nói, Chỉ là bởi vì bạn chưa biết sự tuyệt vời của nó mà thôi”

- Theo Gik -

Thursday, November 22, 2012

28 lợi ích của Thiền Phật Giáo




  1. Một là, bảo vệ, giữ gìn thân thể được khang kiện.
  2. Hai là, công năng tăng tuổi thọ.
  3. Ba là, tăng sức mạnh.
  4. Bốn là, đóng hẳn tội lỗi.
  5. Năm là, không cho mất danh dự, danh vọng.
  6. Sáu là, đem lại danh dự, danh vọng.
  7. Bảy là, làm cho tiêu mất sự "không hoan hỷ".
  8. Tám là, làm cho phát sanh sự hoan hỷ.
  9. Chín là, dứt hẳn sự sợ hãi.
  10. Mười là, tăng lòng dũng cảm.
  11. Mười một là, dứt trừ lười biếng.
  12. Mười hai, phát sanh tinh tấn.
  13. Mười ba, dứt trừ tham luyến.
  14. Mười bốn, dứt trừ sân hận.
  15. Mười lăm, dứt trừ si mê.
  16. Mười sáu, dứt trừ ngã chấp.
  17. Mười bảy, dứt trừ suy nghĩ.
  18. Mười tám, làm cho tâm nhứt hành (định).
  19. Mười chín, làm cho tâm ưa thích nơi thanh vắng.
  20. Hai mươi, làm cho phát sanh sự tươi vui.
  21. Hai mươi mốt, phát sanh phỉ lạc.
  22. Hai mươi hai, làm tăng thêm sự tôn kính.
  23. Hai mươi ba, làm cho phát sanh lợi lộc (lợi lộc phát sanh quả).
  24. Hai mươi bốn, làm cho vừa lòng.
  25. Hai mươi lăm, giữ gìn đức nhẫn nhục.
  26. Hai mươi sáu, dứt hẳn lậu hoặc hữu vi.
  27. Hai mươi bảy, không cho tạo nhân tái sanh trong tam giới.
  28. Hai mươi tám, được kết quả của sa môn.
Anh Duy Nhất
Theo : "Mi Tiên Vấn Đáp"

Wednesday, November 21, 2012

Content Marketing : Nghệ thuật kể những câu chuyện - phần 1




NGHTHUT K NHNG CÂU CHUYN

v  Câu chuyn giúp ta d dàng hiu thế gii hơn, d vào đu người khác. Vì vy, hãy k chuyn cho khách hàng nghe.
v  Khi người tin vào câu chuyn, tin vào điu h tin thì nó s là vy,. Gu là 1 cái ch quan
v  Hãy làm mi th nht quán, câu truyn ca bn cn nht quán theo giá tr, nhân viên, văn phòng, web, face, con người….
v  K chuyn v nhng thành viên, nhân viên
v  Không ch bán sn phm mà bán tri nghim, bán cm xúc..
v  Khách hàng mua cái h mun, ch không phi cái h cn. Và h t k 1 câu chuyn gii thích cho điu h mun.

v  Với DPO : Hãy đ khách hàng cm thy ra sao khi h mc áo ca DPO
ü  Tinh thn dân tc : Chuyên gia văn hóa h tr
ü  Cá tính, thm mĩ cao : Có nhng chuyên gia thm mĩ giúp đ
ü  Nhng người nhit tình, vui v, sn sang giúp đ người khác và cng hiến : Xây dng     nhng nhân vt cng hiến, dn thân, và vui v

v  Vy các câu chuyn cn có nhng yêu t sau :
1.     Phi đúng s tht : Nht quán và xác thc
2.    Đưa ra li ha : Li ha chc chn, mnh m, và tht hay
3.    Phi được người ta tin
4.    Phi tinh tế : Nói ít, khách hàng s t nói di chính mình, đ cho KH t rút ra kết lun.
5.    Phi xy ra nhanh : Tác đng ngay vào khách hàng
6.    Có đi tượng c th : Các câu chuyn luôn hướng đến đi tượng c th, s lượng ít i khán gi cm nhn được và lan truyn chúng
7.    Không được mâu thun vi chính nó : Nht quán toàn b
8.    Phù hp vi thế gii quan chúng ta : Nó s không dy điu gì mi, mà thng nht vi nhng gì khán gi đã tin tưởng đ làm cho khán gi cm thy mình thông minh và an tâm khi nh li t trước ti nay h đã đúng ra sao.

v  Làm cho khán gi luôn cm thy bt ng v nhng câu chuyn, khác vi điu h suy nghĩ. Và đ cho khách hàng lan truyn câu chuyn, đ h t k cho bn bè và chính mình v câu chuyn đó.
v  Hãy k li nhng câu chuyn, phi nói s tht, làm sng đng câu chuyn đó lên. Tn tâm và yêu thích câu chuyn ca bn.

ng phc DPO và triết lý gieo ht)

   Anh Duy Nhất
- Những tay tiếp thị đều nói xạo -