Saturday, March 31, 2012

Steve Jobs và "nội lực" để thay đổi thế giới

Steve Jobs thay đổi 7 lĩnh vực trên thế giới: máy tính cá nhân, phim ảnh, nhạc, điện thoại, máy tính bảng, bán lẻ và công nghệ xuất bản số và được xếp vào nhóm những nhà phát minh vĩ đại nhất của Mỹ.


Steve Jobs đồng sáng lập ra Apple trong gara ô tô của cha mẹ ông vào năm 1976, bị đuổi khỏi Apple vào năm 1985 và sau đó trở lại để cứu công ty khỏi bờ vực phá sản vào năm 1997 và đến lúc ông mất vào tháng 10/2011, ông đã đưa công ty lên vị thế công ty có giá trị thị trường lớn nhất thế giới.

Trong quá trình xây dựng công ty, ông đã giúp thay đổi 7 lĩnh vực trên thế giới: máy tính cá nhân, phim ảnh, nhạc, điện thoại, máy tính bảng, bán lẻ và công nghệ xuất bản số. Ông được xếp vào nhóm những nhà phát minh vĩ đại nhất của Mỹ, cùng với Thomas Edison, Henry Ford và Walt Disney. Chẳng có người đàn ông nào trên đây được coi như một vị thánh thế nhưng ngay cả rất lâu sau khi thế giới đã quên đi về tính cách của họ, lịch sử sẽ vẫn nhớ đến cách họ áp dụng trí tưởng tượng vào công nghệ và kinh doanh.

Trong những tháng tính từ khi cuốn tiểu sử Steve Jobs do tôi viết được phát hành, không ít chuyên gia đã cố gắng rút ra nhiều bài học quản lý từ nó. Yếu tố cốt yếu nhất trong tính cách của Steve Jobs, chính là tính cách đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cách làm ăn kinh doanh của ông.

Ông luôn hành xử theo cách mà các nguyên tắc thông thường không thể áp dụng được với ông, sự nhiệt tình trong công việc, độ tập trung và cảm xúc ông mang đến cho cuộc sống thường ngày cũng được đưa vào sản phẩm mà ông tạo ra. Tính nóng nảy cũng như kiên nhẫn là một phần trong tính cách ưa hoàn hảo của ông.

Bài học thực tế từ Steve Jobs cần phải được rút ra từ cái mà ông làm được. Tôi từng hỏi ông về việc ông nghĩ sáng tạo nào quan trọng nhất, tôi đã tin ông sẽ trả lời iPad hay Macintosh. Thay vào đó ông khẳng định đó chính là Apple. Việc lập ra một công ty có khả năng phát triển bền vững, khó và quan trọng hơn nhiều so với tạo ra một sản phẩm vĩ đại. Các trưởng kinh doanh hẳn sẽ còn nghiên cứu vấn đề trong suốt 1 thế kỷ tới. Dưới đây có thể kể đến một số điểm cốt yếu nhất:

Tập trung


Khi Jobs trở lại Apple vào năm 1997, công ty đang sản xuất rất nhiều sản phẩm máy tính, trong đó riêng Macintosh có đến 12 mẫu khác nhau. Sau một vài tuần nghiên cứu, ông kêu lên: “Ngừng ngay mọi việc lại, thật điên rồ.” Cuối cùng công ty tập trung vào sản xuất chỉ một số sản phẩm trọng điểm. Mọi hoạt động sản xuất khác bị ngưng lại.

Bằng việc buộc Apple tập trung vào sản xuất chỉ 4 loại máy tính, ông đã cứu được công ty. Ông nói: “Quyết định làm gì cũng quan trọng không kém việc quyết định không làm gì. Điều này không chỉ đúng với công ty mà còn đúng với sản phẩm.”


Sau khi đã định hướng đúng cho công ty, Jobs bắt đầu quá trình chọn lựa. Ông đứng trước một chiếc bảng trắng và hỏi: “Tiếp theo chúng ta nên làm 10 điều gì?” Nhân viên tranh nhau để ý tưởng của họ được đưa lên. Jobs ghi lại nó và sau đó gạch bớt đi một số thứ mà ông không cho rằng phù hợp. Sau nhiều giờ bàn luận nhóm cũng đưa ra được 10 lựa chọn. Jobs gạch đi 7 cái dưới cùng và thông báo: “Chúng ta chỉ có thể làm 3 mà thôi.”

Tính tập trung tồn tại chính trong tính cách của Jobs. Ông không ngừng loại bỏ đi những yếu tố mà ông cho rằng gây xao nhãng đến công việc của ông. Đồng nghiệp hay thành viên trong gia đình ở một số thời điểm đã cáu kỉnh bởi họ khó lôi cuốn ông vào giải quyết những vấn đề mà theo họ rất quan trọng, kiểu như chuyện pháp luật hay chẩn trị y tế. Ông luôn tỏ thái độ lạnh lùng và từ chối tham gia.

Ở thời gian gần cuối đời, Larry Page, người chuẩn bị nắm quyền trở lại tại Google, đã đến thăm Steve Jobs. Dù hai công ty đang là đối thủ, Jobs vẫn luôn sẵn sàng đưa ra lời khuyên. Larry Page cho biết Steve Jobs đã nhấn mạnh nhiều nhất đến một từ: “Tập trung”. Steve Jobs hỏi Page: “Điều lớn nhất tôi muốn nói đến là tập trung. 5 sản phẩm ngài muốn sản xuất là gì? Hãy bỏ đi đám còn lại bởi nó đang khiến ngài khó khăn hơn. Sản phẩm đó đủ chứ không vĩ đại.” Page đã nghe lời khuyên của Jobs. Tháng 1/2012, ông yêu cầu nhân viên Google tập trung vào chỉ một vài mục tiêu ưu tiên, ví như Androis và Google+ và đẩy những sản phẩm này phát triển vượt trội, theo cách mà Jobs hẳn đã làm.

Đơn giản hóa


Quan điểm về sự tập trung của Jobs đi kèm với bản năng đơn giản hóa mọi việc bằng cách quan tâm đến điểm cốt yếu nhất và loại bỏ đi nhiều yếu tố không cần thiết. Người ta có thể thấy rõ nếu so sánh bất kỳ phần mềm nào của Apple với Microsoft Word ngày một tồi tệ với tính năng gây phiền toái. Nó nhắc người ta nhớ tại sao Apple lại luôn kêu gọi về sự đơn giản.

Khi Jobs đến thăm trung tâm nghiên cứu Palo Alto của Xerox và được xem kế hoạch thiết kế một chiếc máy tính có giao diện đồ họa với người dùng và con chuột điều khiển, ông muốn điều chỉnh giao diện theo hướng trực giá và đơn giản hơn. Ví dụ chuột Xerox có 3 phím bấm và giá khoảng 300USD. Jobs đến một công ty thiết kế địa phương và yêu cầu một trong số các nhà sáng lập, ông Dean Hovey, rằng ông muốn có một mẫu thiết kế đơn giản và chỉ 1 nút bấm với giá 15USD. Hovey đã đồng ý.

Jobs quan tâm đến sự đơn giản bắt nguồn từ tâm lý muốn chinh phục, chứ không phải bỏ qua, sự phức tạp. Khi đã đạt đến mức độ đơn giản như ông mong muốn, sản phẩm tạo ra sẽ vô cùng thân thiện với người dùng chứ không phải đánh đố họ. Ông nói: “Mọi chuyện thực ra hoàn toàn không dễ dàng. Để sản xuất được một cái gì đơn giản, cần phải hiểu được thách thức và tìm ra giải pháp.”

Chịu trách nhiệm đến cùng

Jobs biết rằng cách tốt nhất để có được sự đơn giản chính là đảm bảo phần cứng, phần mềm và các thiết bị liên quan có kết nối với nhau. Hệ thống của Apple, iPod kết nối với máy tính Mac bằng phần mềm iTunes, cho phép các thiết bị hoạt động theo cách đơn giản hơn, vận hành trơn tru hơn. Những thao tác phức tạp hơn ví như tạo danh sách bài hát mới có thể được thực hiện trên máy tính, iPod nhờ vậy có ít chức năng và phím bấm hơn.


Jobs và Apple đã chịu trách nhiệm đến cùng đối với trải nghiệm của người dùng, một điều mà rất ít công ty làm được. Từ hoạt động của bộ xử lý trong điện thoại iPhone cho đến hành động mua điện thoại tại cửa hàng của Apple Store, trải nghiệm của người dùng liên quan trực tiếp với nhau. Cả Microsoft thập niên 1980 cho đến Google những năm gần đây đều đã thay đổi cách tiếp cận với sản phẩm, hệ điều hành và phần mềm của các hãng được nhiều công ty sản xuất sử dụng. Mô hình kinh doanh nhờ vậy phát triển hơn. Thế nhưng Jobs thực sự tin rằng có một công chức chung cho các sản phẩm dở: “Khách hàng vô cùng bận rộn. Họ có nhiều việc khác để làm hơn là học cách làm sao để tích hợp máy tính và các thiết bị.”

Khi đã bị tụt hậu, hãy học cách nhảy xa


Một công ty luôn đổi mới không nhất thiết phải là công ty luôn đưa ra ý tưởng mới nhất. Công ty đó cần phải biết làm sao để nhảy xa hơn khi nhận ra mình tụt hậu. Mọi chuyện xảy ra khi Jobs thiết kế sản phẩm iMac. Ông tập trung vào biến thiết bị trở nên hữu ích trong việc quản lý ảnh và video của người dùng thế nhưng đến phạm trù âm nhạc, chức năng lại có phần tụt hậu. Người dùng máy tính cá nhân tự tải nhạc và sau đó làm đĩa CD của riêng họ. iMac không thể làm được điều này. Ông thừa nhận: “Chúng tôi nghĩ chúng tôi đã để lỡ nó.”


Thế nhưng thay cho việc cố gắng chạy theo bằng cách nâng cấp ổ cứng của máy iMac, ông quyết định tạo ra hệ thống tích hợp để thay đổi cả ngành công nghiệp âm nhạc. Kết quả: iTune, kho nhạc của iTune và iPod, cho phép người dùng mua, chia sẻ, quản lý, dự trữ và chơi nhạc tốt hơn so với bất kỳ thiết bị nào khác.

Ngay cả sau khi iPod thành công, Jobs cũng không vui vẻ lâu. Thay vào đó ông bắt đầu lo lắng về cái gì có thể đe dọa đến sự thành công của nó. Có thể những công ty sản xuất điện thoại di động sẽ bổ sung tính năng chơi nhạc tốt hơn vào thiết bị của họ. Vì vậy ông chú trọng vào phát triển iPhone: “Nếu chúng ta không tự biết loại bỏ chúng ta, người khác sẽ làm điều đó.”

Còn tiếp…


(Theo TTVN/Harvard Business Review)

Thursday, March 29, 2012

UCIE - Inner Space: Lịch khai giảng các khóa học và chương trình tháng 4 & 5 năm 2012

 
 
Trung tâm UNESCO Giáo dục Quốc tế (UCIE - Inner Space) trân trọng gửi anh/chị học viên lịch khai giảng các khóa học tháng 4 & 5 năm 2012. Vui lòng đọc kĩ thông tin và hướng dẫn đăng kí.

Chương trình Inner Space Cafe, chuyên mục Những màu sắc Tâm hồn:
- Chủ đề tháng 4: Chấp nhận
- Đối tượng:         Học viên độ tuổi 18 - 25
- Thời gian:          14h30 - 17h30, Chủ nhật 08.04.2012 
                              14h30 - 17h30, Chủ nhật 22.04.2012

- Chủ đề tháng 5: Khoan dung
- Đối tượng:         Học viên độ tuổi 18 - 25
- Thời gian:          14h30 - 17h30, Chủ nhật 13.05.2012 
                              14h30 - 17h30, Chủ nhật 27.05.2012


Các khóa học:

1. Khóa Sống Tích cực: 18h - 20h Thứ 2, ngày 02.04.2012
Thời lượng: 5 buổi (1 tuần/1buổi)
Đối tượng : Dưới 30 tuổi
Học cách:
- Làm chủ suy nghĩ và cảm xúc
- Khơi mạch nguồn suy nghĩ tích cực
- Sống tự do trước áp lực và các luồng ảnh hưởng tiêu cực

2Khóa Nhận thức Bản thân: 18h - 20h Thứ 3, ngày 17.04.2012
Thời lượng: 8 buổi (Thứ 3 & 5 hàng tuần)
Đối tượng : Các học viên đã hoàn thành đầy đủ cả hai khóa Sống đẹp và Sống Tích cực
Học cách:
- Xác định những nguồn lực tiềm ẩn
- Phát huy sức sáng tạo của suy nghĩ
- Nâng cao năng lực quan sát và ra quyết định

3. Khóa Quý trọng Bản thân: 18h - 20h Thứ 5, ngày 03.05.2012
Thời lượng: 3 buổi (1 tuần/1 buổi)
Đối tượng : Mọi đối tượng
Học cách:
- Khám phá các giá trị của bản thân
- Trân trọng và bộc lộ con người thật bên trong mình
- Sống với lòng tự trọng

4. Khóa Khám phá Sức mạnh Phụ nữ: 09h - 11h30 Thứ 6, ngày 04.05.2012
Thời lượng: 4 buổi (1 tuần/1buổi)
Đối tượng : Giới nữ từ 17 tuổi trở lên
Học cách:
- Nhận thức về bản thân và các vai trò
- Thay đổi cách nhìn để vượt qua trở ngại
- Phát huy các giá trị, sức mạnh nội tại

5. Khóa Sống đẹp: 18h - 20h Thứ 5, ngày 24.05.2012
Thời lượng: 5 buổi (1 tuần/ 1 buổi)
Đối tượng: Mọi đối tượng
Học cách:
- Tìm lại tự do nội tâm
- Trải nghiệm bình an tâm trí
- Nuôi dưỡng trái tim yêu thương
Mọi khóa học của UCIE - Inner Space đều không thu phí.

Thể lệ đăng kí:
- Những học viên đã tham gia khóa học/hội thảo tại UCIE - Inner Space có thể đăng kí qua email/điện thoại (khi đăng kí yêu cầu nêu rõ họ tên, năm sinh, nơi công tác/nghề nghiệp, điện thoại và tên khóa học/hội thảo gần nhất đã tham dự).
- Những anh/chị chưa tham gia bất kì khoá học/hội thảo nào tại UCIE - Inner Space, mời anh/chị đến Trung tâm đăng ký trực tiếp (8h -12h và 14h -18h các ngày trong tuần).
- Các học viên được đăng kí tối đa 02 khóa học/tháng; học viên cũ được học lại khóa học cũ sau 01 năm.

Tuesday, March 20, 2012

Khi Chúng Ta Là Bạn Thì Tôi…



(A)ccept  you as you are – Chấp nhận con người thật của bạn.

(B)elieve  in “you” – Luôn tin tưởng bạn.

(C)all you just to say “HI” – Điện thoại cho bạn chỉ để nói “Xin chào”.

(D)on’t give up on you – Không bỏ rơi bạn.

(E)nvision the whole of you – Hình ảnh của bạn luôn ở trong tâm trí tôi

(F)orgive your mistakes – Tha thứ cho bạn mọi lỗi lầm.

(G)ive unconditionally – Tận tụy với bạn.

(H)elp you – Giúp đỡ bạn.

(I)nvite you over – Luơn lôi cuốn bạn.

(J)ust “be” with you – Tỏ ra “xứng đáng” với bạn.

(K)eep you close at heart – Trân trọng bạn.

(L)ove you for who are – Yêu quí bạn bởi con người thật của bạn.

(M)ake a difference in your life – Tạo ra khác biệt trong đời bạn.

(N)ever judge – Không bao giờ phán xét.

(O)ffer support – Là nơi nương tựa cho bạn.

(P)ick you up – Vực bạn dậy khi bạn suy sụp.

(Q)uiets your tears – Làm dịu đi những giọt lệ của bạn.

(R)aise your spirits – Giúp bạn phấn chấn hơn.

(S)ay nice things about you – Nói những điều tốt đẹp về bạn.

(T)ell you the truth when you need to hear it – Sẵn sàng nói sự thật khi bạn cần.

(U)nderstand you – Hiểu được bạn.

(W)alk beside you – Sánh bước cùng bạn.

(X)amine your head injuries – “Bắt mạch” được những chuyện khiến bạn “đau đầu”.

(Y)ell when you won’t listen – Hét to vo tai bạn mỗi khi bạn không lắng nghe.

(Z)ap you back to reality – Và thức tỉnh bạn khi bạn lạc bước.

Anh Duy Nhất
Theo : Đắc Nhân Tâm

Tuesday, March 13, 2012

Hành trình trở thành Triệu Phú P1

SUY NGHĨ NHƯ MỘT TRIỆU PHÚ #1

Người giàu tin “Tôi tạo ra cuộc đời tôi.”
Người nghèo tin “Cuộc sống toàn những sự việc bất ngờ xảy đến với tôi.”

Nếu muốn tạo ra thịnh vượng, điều quan trọng là bạn phải tin rằng bạn là người cầm lái của cuộc đời mình, đặc biệt là cuộc sống tài chính của bạn. Nếu bạn không tin điều đó, vậy là bạn vốn dĩ đã tin rằng bạn không thể kiểm soát được hoặc kiểm soát rất ít cuộc sống của mình, và do vậy bạn không thể kiểm soát được hoặc kiểm soát rất ít khả năng thành công tài chính của bạn. Đó không phải là một thái độ để giàu có.

Bạn có bao giờ để ý rằng thông thường chỉ những người nghèo mới làm tiêu tan cả gia tài vào trò chơi xổ số không? Họ thành tâm tin rằng sự giàu có sẽ đến với họ nhờ ai đó sẽ đọc tên họ lên sau một cuộc rút thăm. Họ bỏ cả buổi tối thứ bảy để dán mắt vào ti vi, hồi hộp theo dõi buổi xổ số để xem tuần này vận may có “rơi” trúng mình hay không.

Chắc chắn ai cũng muốn trúng số, và những người giàu thỉnh thoảng cũng vẫn chơi cho vui. Nhưng thứ nhất, họ không bao giờ chấp nhận bỏ ra một nửa thu nhập của mình để mua vé số, và thứ hai, việc trúng số không phải là chiến lược làm giàu chủ yếu của họ.

Bạn phải tin rằng bạn là người tạo ra thành công của mình, rằng bạn là người tạo ra sự khốn quẫn của bạn, và rằng bạn là người tạn nên những khó khăn xung quanh tiền bạc và thành công của bạn. Dù với ý thức hay không có ý thức, vẫn chỉ là bạn đã làm nên tất cả những điều đó.

Thay vì chịu trách nhiệm trước những gì diễn ra trong cuộc sống của mình, người nghèo thường chọn cách chơi trò đóng vai làm nạn nhân. Suy nghĩ thiên về coi mình là nạn nhân thường là “khốn khổ thân tôi”. Vậy là cầu được ước thấy, theo Qui luật Sức mạnh của Ý định, đó là tất cả những gì nạn nhân nhận: Họ nhận được sự “khốn khổ”.

Hãy để ý rằng tôi nói họ chơi trò đóng vai làm nạn nhân. Tôi không nói họ là những nạn nhân. Tôi không tin ai đó là nạn nhân. Tôi tin rằng người ta tự nguyện đóng vai nạn nhân bởi vì họ nghĩ điều đó đem lại cho họ cái lợi gì đó. Chúng ta sẽ thảo luận điều đó chi tiết hơn ngay sau đây.

Làm sao bạn biết khi nào thì người ta đóng vai nạn nhân? Thường thì họ sẽ để lại ba đầu mối là những dấu hiệu để nhận biết.

Bây giờ, trước khi chúng ta nói về những đầu mối đó, tôi muốn bạn hiểu rằng tôi hoàn toàn hiểu rõ không có cách cư xử nào liên quan gì với bất kỳ ai đọc cuốn sách này. Nhưng có thể, chỉ là có thể thôi, ban có thể biết ai đó có thể có gì đó liên quan. Và có thể, chỉ là có thể thôi, bạn có thể biết người đó một cách rất gẫn gũi! Dù sao, tôi cũng đề nghị bạn hết sức để ý đến chương này.

Dấu hiệu Nạn nhân số 1: Đổ lỗi

Khi tìm hiểu nguyên nhân tại sao mình không thành công về mặt tài chính, hầu hết nạn nhân đều là chuyên gia trong “trò chơi đổ lỗi.” Đối tượng của trò chơi này là tìm xem có bao nhiêu người và hoàn cảnh để bạn có thể chĩa ngón tay vào mà không phải xem xét đến chính bản thân bạn. Ít ra, điều đó cũng làm những nạn nhân vui thích. Không may là, đó không phải là điều dễ chịu đối với bất kỳ ai khác đang không may mắn ở xung quanh họ. Bởi vì ai càng ở gần nạn nhân càng dễ dàng trở thành mục tiêu đổ lỗi của họ.

Những nạn nhân thường đổ lỗi cho nền kinh tế, họ đổ lỗi cho chính phủ, đổ lỗi cho thị trường chứng khoán, đổ lỗi cho những người môi giới, đổ lỗi cho chủ, cho người làm thuê của họ, cho quản lý, cho trưởng phòng, cho người đứng trên hay dưới mạng lưới của họ, cho dịch vụ khách hàng, cho phòng vận chuyển, cho đối tác, cho bạn đời, họ đổ lỗi cả Chúa, và tất nhiên họ luôn luôn đổ lỗi cho cha mẹ mình. Bao giờ cũng là ai đó khác hay cái gì đó khác có lỗi. Thế nhưng, vấn đề lại không nằm ở bất cứ sự việc, hiện tượng hoàn cảnh hay con người nào khác, mà là ở chính họ.

Dấu hiệu Nạn nhân số 2: Bao biện

Nếu những nạn nhân không đổ lỗi thì bạn sẽ thấy họ là người hay bao biện hoặc lý giải tình huống của mình bằng những lời như: “Với tôi, tiền không phải là thực sự quan trọng”. Tôi chỉ muốn hỏi bạn câu này: Nếu bạn nói rằng chồng bạn hay vợ bạn, bạn trai hay bạn gái của bạn, đối tác của bạn hay bạn bè bạn không quan trọng với bạn, liệu bất cứ ai trong những người đó sẽ ở được bên bạn lâu dài không? Tôi không tin là có, và với tiền bạc cũng như vậy!

Tại một hội thảo nóng của tôi, một số người tham dự thường lên chỗ tôi và nói: “Anh biết không, Harv, tiền bạc thực sự không quan trọng đến thế”. Tôi nhìn thẳng vào mắt họ và nói, “Bạn vừa bị khánh kiệt! Đúng không?” Họ thường nhìn xuống chân mình và yếu ớt trả lời bằng những gì đó như “Vâng, hiện thì tôi đang có một số thử thách tài chính, nhưng…” Tôi ngắt lời, “Không, đó không phải chỉ hiện nay, mà luôn luôn như thế; bạn luôn luôn túng quẫn hoặc gần như vậy, đúng thế và chỉ có đúng là thế, phải không?” Đến điểm đó thường họ gật đầu đồng ý và rất đáng thương trở về chỗ của họ, sẵn sàng nghe để học, vì cuối cùng họ hiểu ra rằng chỉ một niềm tin sai lầm đó của họ đã ảnh hưởng quyết định và nặng nề lên cuộc sống của họ biết bao.

Tất nhiên là họ bị phá sản. Liệu bạn có mua một chiếc xe nếu nó không thực sự quan trọng đối với bạn? Tất nhiên là không. Liệu bạn có mua một đồ vật quý giá nếu bạn khẳng định là nó không quan trọng với bạn? Tất nhiên không. Cũng như thế, nếu bạn không nghĩ tiền bạc là quan trọng, đơn giản sẽ không bao giờ bạn có chút tiền nào cả.

Bạn có thể làm lóe mắt bạn bè mình bằng quan niệm đó. Hãy hình dung bạn đang nói chuyện với người bạn và người đó bảo: “Tiền bạc không quan trọng”. Hãy đặt tay lên trán bạn/ và nhìn thẳng lên như là bạn đang nhận thông điệp từ thiên đàng, và tuyên bố: “Anh đang túng quẫn!” Điều đó sẽ làm người bạn của bạn bị sốc và hỏi lại không hoài nghi gì: “Làm sao anh biết?” Rồi bạn sẽ vặn chặt cánh tay hay bàn tay mình và trả lời, “Thế anh còn muốn biết gì nữa? Đây sẽ là năm mươi-năm mươi nhé, xin mời!”

Để tôi giải thích một cách thô sơ: Bất kỳ ai nói tiền bạc không quan trọng đều không có xu nào! Người giàu luôn hiểu được tầm quan trọng của tiền bạc và vị trí của nó trong xã hội. Mặt khác, người nghèo lại xác nhận cho sự vô lý và bất lực trong tài chính của mình bằng cách viện dẫn những phép so sánh khập khiễng. Họ sẽ nói, “Vâng, tiền không quan trọng như tình yêu”. Nào, sự so sánh này có mù mờ không? Cái gì quan trọng hơn, tay bạn hay chân bạn? Có thể cả hai đều quan trọng.

Vì thế, tôi muốn nhấn mạnh với bạn một lần nữa rằng tiền bạc là thứ cực kỳ quan trọng trong những lĩnh vực mà nó phát huy tác dụng, và ngược lại, nó sẽ chẳng đóng vai trò gì trong những lĩnh vực nó không có tác dụng. Mặc dù tình yêu có thể làm cho thế giới này rung chuyển, nhưng chắc chắn tình yêu không thể nào trả tiền để xây dựng nhà cửa, bệnh viện, nhà thờ, trường học hay nhà ở. Và tình yêu cũng không nuôi sống con người.
Qui tắc Thịnh vượng số 11:

Tiền bạc là thứ cực kỳ quan trọng trong những lĩnh vực mà nó phát huy tác dụng, và ngược lại nó sẽ chẳng đóng vai trò gì trong những lĩnh vực nó không có tác dụng.

Không thuyết phục? Vậy hãy thanh toán các hóa đơn của bạn bằng tình yêu. Vẫn không chắc lắm? Vậy bạn hãy ghé vào ngân hàng và thử ký gửi một ít tình yêu xem chuyện gì xảy ra? Tôi bớt giúp bạn khó khăn này nhé. Người thu tiền sẽ nhìn bạn như bạn vừa trốn ra từ nhà thương điên và chỉ thốt ra một từ: “Bảo vệ!”
Không người giàu nào cho rằng tiền không quan trọng. Và nếu tôi vẫn không thuyết phục được bạn và dù sao bạn vẫn cho rằng tiền bạc không quan trọng, thì tôi chỉ còn bốn từ dành cho bạn: bạn đã phá sản, và bạn sẽ luôn luôn như thế cho đến khi bạn loại bỏ bộ hồ sơ hủy hoại này trong kế hoạch tài chính trong đầu bạn.

Dấu hiệu Nạn nhân số 3: Oán trách

Oán trách là một điều hết sức tồi tệ bạn có thể làm đối với sức khỏe hay sự sung túc của bạn. Đó là điều tồi tệ nhất! Tại sao?

Tôi luôn tin vào Quy luật Vũ trụ, cho rằng: “Bạn tập trung vào điều gì, điều đó sẽ mở rộng”. Khi bạn oán trách, bạn đang chú tâm vào cái gì, vào những cái tốt cho cuộc sống của bạn hay vào những những rắc rối cho bạn? Thường là bạn tập trung vào những phiền toái cho cuộc sống của bạn, và vì những gì bạn tập trung vào sẽ mở rộng, như thế bạn chỉ nhận được ngày càng nhiều những phiền toái.

Các giảng viên trong lĩnh vực phát triển con người thường nói về Luật hấp dẫn. Luật này phát biểu rằng “những thứ giống nhau thì hấp dẫn nhau”, nghĩa là khi bạn ca thán, bạn thực ra đang hấp dẫn những phiền toái đến với mình.
Qui tắc Thịnh vượng số 12:

Khi bạn than thở, oán trách thì bạn đang trở thành một thỏi nam châm sống hút về mình những rắc rối và phiền toái.

Bạn đã bao giờ nhận ra rằng những người hay than vãn, kể lể thường có một cuộc sống khó khăn? Dường như mọi thứ có thể sinh ra rắc rối ở trên đời này đều xảy đến với họ vậy. Họ nói: “Làm sao tôi không phàn nàn được cơ chứ? Bạn xem cuộc sống của tôi tồi tệ đến mức nào”. Bây giờ khi bạn biết rõ hơn, bạn có thể giải thích cho họ, “Không, đó chính vì anh luôn ca thán rằng cuộc đời anh toàn cái dở, tệ. Ngưng ngay đi…và đừng đứng gần tôi!”

Điều này đưa chúng ta tới một điểm khác. Đó là bạn hãy luôn chắc chắn để không đến quá gần một người hay than vãn. Nếu nhất thiết phải ở bên cạnh họ, hãy nhớ đề cao cảnh giác, nếu không, thể nào những chuyện tào lao của họ cũng sẽ cuốn bạn vào!

Tôi luôn giữ khoảng cách càng xa càng tốt với những người hay oán thán, bởi vì những năng lượng tiêu cực rất dễ lây lan. Tuy nhiên, nhiều người lại thích đi lại và lắng nghe những kẻ oán thán. Tại sao? Rất đơn giản: họ đợi đến lượt mình! “Anh nghĩ thế là tệ ư? Hãy nghe chuyện gì đã xảy đến với tôi!”

Đây là một bài tập về nhà mà tôi cam kết sẽ thay đổi cuộc đời bạn. Trong bảy ngày tiếp theo, tôi thách thức các bạn không oán thán bất cứ điều gì. Không chỉ nói ra, mà cả trong đầu bạn nữa. Nhưng bạn phải làm điều đó trong suốt cả bảy ngày. Tại sao? Bởi vì trong mấy ngày đầu bạn có thể vẫn còn một số oán thán như cặn phân bám cứng vào trong bạn từ trước. Rất tiếc, phân không di chuyển với tốc độ ánh sáng, bạn biết đấy, nó di chuyển với tốc độ của phân, nên cần có thời gian để vệ sinh nó ra.

Tôi đã đưa thử thách này cho hàng nghìn người và tôi đã kinh ngạc làm sao khi rất nhiều trong số họ đã nói với tôi rằng chỉ một cái đó thôi, một bài tập “chẳng ra bài tập” ấy đã thay đổi cuộc sống của họ. Tôi đảm bảo bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy cuộc sống của bạn trở nên kỳ diệu làm sao khi bạn ngưng tập trung vào – và nhờ thế ngưng thu hút đến cho mình những thứ tồi tệ. Nếu bạn từng là người hay ca thán, từ nay hãy tạm quên việc hấp dẫn sự thành công đi. Với phần lớn, chỉ giữ sao cho được “trung hòa” cũng đã là sự khởi đầu tuyệt vời.

Việc đổ lỗi, biện minh và oán trách chỉ có tác dụng như liều thuốc an thần. Chúng không là gì khác hơn thuốc giảm ức chế. Chúng có thể làm dịu bớt căng thẳng do thất bại gây nên. Hãy suy nghĩ điều đó. Nếu một người không thất bại đâu đó, thế này hay thế khác, liệu người đó có cần đổ lỗi, biện minh, oán thán? Thông thường câu trả lời là không.

Từ nay, nếu bạn nghe thấy mình đổ lỗi, biện minh hay oán trách, hãy ngừng ngay và thôi hẳn lập tức. Hãy tự nhắc nhở mình rằng bạn tạo ra cuộc sống của bạn và từng phút, từng khắc thời gian một bạn sẽ thu hút hoặc thành công hoặc tệ hại đến cho mình. Vì thế, việc rất quan trọng là bạn phải chọn ý nghĩ và chọn từ ngữ của mình một cách thật cẩn trọng, tỉnh táo!

Bây giờ bạn đã sẵn sàng để nghe một trong những bí mật quan trọng nhất trên thế giới. Bạn đã sẵn sàng chưa? Hãy đọc kỹ: Không hề có một nạn nhân nào thực sự giàu có! Bạn có hiểu không? Tôi sẽ nói lần nữa: Không hề có một nạn nhân nào thực sự giàu có. Nếu không thế, liệu có ai sẽ lắng nghe họ đây? “Trời ơi, có một vết xước trên du thuyền của tôi!”. Nghe thể thì hầu như bất cứ ai cũng sẽ trả lời “Ai mà quan tâm cơ chứ?”
Qui tắc Thịnh vượng số 13:
Không hề có một nạn nhân nào thực sự giàu có!


Trong khi đó, là một nạn nhân nhất định sẽ được đền bù. Người ta nhận được những gì khi tự đóng vai nạn nhân? Câu trả lời là sự quan tâm. Sự quan tâm quan trọng thế sao? Bạn hãy tin là thế. Trong dạng này hay dạng khác, đó chính là điều phần đông người ta sống vì nó. Và lý do mà người ta sống để được quan tâm là vì họ đã mắc một nhầm lẫn nghiêm trọng. Đó chính là sự nhầm lẫn mà hầu như tất cả chúng ta thường mắc phải. Chúng ta đã lẫn lộn sự quan tâm với tình yêu.

Tin tôi đi, thực sự hạnh phúc và thành công khi bạn liên tục cần có và đòi hỏi sự quan tâm là điều không thể có. Bởi vì, nếu không có sự quan tâm bạn muốn, bạn đang sống trong sự thương hại của người khác.
Bạn sẽ có kết cục như một kẻ luôn cố làm hài lòng người khác để van xin sự tán đồng. Việc luôn tìm kiếm sự quan tâm cũng là một vấn đề bởi vì người ta có thể làm những điều ngu xuẩn để có được nó. Vì vậy, nhất thiết phải tách biệt sự quan tâm với tình yêu, vì nhiều lý do.

Trước hết, bạn sẽ thành công hơn; thứ hai, bạn sẽ hạnh phúc hơn; và thứ ba, bạn có thể tìm thấy tình yêu thực sự trong đời mình. Trong phần lớn trường hợp, khi người ta lẫn lộn tình yêu và sự quan tâm, người ta không hề yêu nhau theo đúng tinh thần cao cả của từ này. Họ yêu nhau phần lớn là vì sự ích kỷ của bản thân họ, như là “Tôi yêu cái em làm cho tôi”. Vì thế, quan hệ đó thực sự là quan hệ cá nhân, không phải dành cho người khác hay ít nhất dành cho cả hai người.

Khi tách biệt sự quan tâm ra khỏi tình yêu, bạn sẽ tự do để có thể yêu một người vì chính con người họ, chứ không phải vì những điều mà họ đã làm cho bạn.

Bây giờ, như tôi đã nói, không hề có nạn nhân nào thực sự giàu có. Vậy nếu để là một nạn nhân, những người tìm kiếm sự quan tâm hãy tin chắc chắn rằng họ sẽ không bao giờ giàu có được.

Đã đến lúc phải quyết định. Bạn có thể là một nạn nhân hoặc bạn có thể giàu có, nhưng bạn không thể là cả hai. Hãy nghe rõ! Mỗi lần, và ý tôi là mỗi lần, bạn đổ lỗi, bao biện, hay oán trách, bạn đang cắt xẻ vào cổ họng tài chính của mình. Chắc thế rồi, sẽ dễ chịu hơn nếu dùng các hình tượng dễ thương, nhẹ nhàng hơn, nhưng quên điều đó đi. Lúc này, tôi không quan tâm đến sự dễ thương hay nhẹ nhàng. Tôi quan tâm đến việc giúp cho bạn hiểu chính xác bạn thực sự sẽ làm gì với bản thân bạn! Sau đó, khi bạn trở nên giàu có, chúng ta có thể lại nhẹ nhàng, tế nhị với nhau, được không?

Đã đến thời điểm để bạn lấy lại sức mạnh và kiến thức của mình để tạo ra tất cả mọi thứ trong cuộc đời bạn và cả mọi thứ không có trong đó nữa. Hãy ý thức rõ rằng bạn tạo ra sự thịnh vượng hay sự túng quẫn của bạn, và tất cả mọi mức độ giữa chừng hai thái cực trên.

Lời tuyên bố: Hãy đặt tay lên ngực bạn và nói:

“Tôi tạo ra mức độ thành công tài chính của mình”.

Hãy đặt tay lên trán bạn và nói:
“Tôi có Tư Duy Triệu Phú!”

Những hành động của Tư Duy Triệu Phú:

1. Mỗi lần bạn bắt được mình đang đổ lỗi, biện minh hay ca thán, hãy cạo ngón trỏ lên cổ bạn như một động tác để nhắc nhở bản thân rằng bạn đang cắt cổ họng tài chính của mình. Lần nữa, dù việc đó có thể giống như hơi thô thiển để làm với bạn, sẽ không có gì thô hơn những gì bạn đã làm với bản thân bằng việc đổ lỗi, biện minh hay ca thán, và điều đó sẽ có hiệu quả làm giảm bớt những thói quen hủy hoại sức mạnh của bạn.

2. Hãy “tự chất vấn mình”. Cuối mỗi ngày, hãy viết ra một điều bạn đã làm tốt và một điều chưa tốt. Rồi viết câu trả lời cho câu hỏi sau: “Tôi đã tạo ra các tình huống đó như thế nào?” Nếu có người khác cùng tham gia, hãy hỏi bản thân: “Đâu là vai trò của bạn trong việc tạo ra các tình huống đó?” Bài tập này sẽ giúp bạn đo lường được cuộc sống của bạn và giúp bạn nhận ra được những chiến lược có hiệu quả hay không có hiệu quả.

Theo : http://tuduytrieuphu.wordpress.com/tdtp1/

21 nguyên tắc của các triệu phú "tay trắng làm nên"




 Bằng cách nghiên cứu các hành vi ứng xử của hàng ngàn triệu phú giàu lên nhờ vào chính bản thân mình, Brian Tracy - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành của Brian Tracy International, một công ty chuyên về đào tạo và phát triển cá nhân và các tổ chức, đã đúc rút được 21 phẩm chất làm nên thành công của họ. Bản thân Brian Tracy đã từng tư vấn cho hơn 1.000 công ty và hơn bốn triệu người ở Mỹ, Canada và 40 nước khác trên thế giới. Những nguyên tắc mà Tracy đưa ra có thể đã trở nên quá hiển nhiên đối với nhiều người, nhưng đó là những nguyên tắc bất hủ và phải luôn được đề cao. Khi áp dụng các nguyên tắc này, các doanh nhân có thể tạo ra những thay đổi lớn trong suy nghĩ, hành động, thói quen, thu nhập và lối sống của mình…

1. Nuôi dưỡng những ước mơ lớn. Hãy hình dung, tưởng tượng và tạo ra một bức tranh, một viễn cảnh đầy niềm vui, bình yên và giàu có.

2. Vạch ra một hướng đi rõ ràng. Hãy tìm hiểu, khám phá xem mình muốn đi về đâu, khi nào đường đi sẽ gặp gập ghềnh, trở ngại. Đây chính là cơ sở của việc xây dựng các mục tiêu.

3. Xem bản thân như một người tuyển dụng chính mình. Càng làm chủ tương lai của mình, người ta càng có khả năng tạo ra các ảnh hưởng cho nghề nghiệp và cuộc sống. Không nên trông chờ vào những ý tưởng hay những đề xuất từ sếp hay tổ chức tuyển dụng mình. Khi suy nghĩ độc lập, chúng ta sẽ thấy mình đang bước đi trên một con đường rất thú vị.

4. Làm những điều mà mình yêu thích. Hãy khám phá niềm đam mê, sở thích của mình, suy nghĩ theo những cách sáng tạo để biến niềm đam mê đó thành một phương cách kiếm tiền và theo đuổi nó.

5. Hướng đến sự hoàn hảo. Hãy nghĩ rằng chúng ta sinh ra là để làm những điều xuất sắc nhất và lấy việc hướng đến sự hoàn hảo làm niềm vui.

6. Không cần làm việc nhiều thời gian hơn và cật lực hơn, mà làm việc thông minh hơn. Hãy tổ chức công việc một cách khoa học sao cho có thể làm được nhiều việc hơn trong một thời gian ngắn và tạo ra nhiều giá trị hơn trong công việc.

7. Không ngừng học hỏi. Đây là điều rất cần thiết đảm bảo cho sự thành công và khả năng làm giàu. Tất cả những người thành công đều có chung đặc điểm này.

8. Tự thưởng cho mình trước. Đây là nguyên tắc tích lũy sự giàu có mà tất cả mọi người đều có thể áp dụng và nên áp dụng.

9. Tìm hiểu tất cả các khía cạnh của công việc kinh doanh. Hãy phấn đấu để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực mà mình đã chọn.

10. Tận tâm với việc phục vụ người khác. Đây chính là bí quyết được giữ kín nhất và là khởi đầu cho sự giàu có của những triệu phú “tay trắng làm nên”. Nguyên tắc này đã được chứng minh qua thời gian. brian_tracy.jpg

11. Tuyệt đối thành thật với bản thân và những người khác. Tính trung thực, liêm chính là một phẩm chất quan trọng hàng đầu.

12. Đặt ra các thứ tự ưu tiên trong công việc và chỉ nên tập trung từng việc một. Sự tập trung là chìa khóa để đạt được kết quả tốt nhất trong công việc.

13. Xây dựng uy tín về tốc độ và sự tin cậy. Hãy tạo ra cho mình một ưu thế so với các đối thủ khác trên mọi phương diện.

14. Sẵn sàng đi từ đỉnh cao này đến đỉnh cao khác. Hãy tìm hiểu các chu kỳ, các xu hướng và điều chỉnh hành động của mình cho phù hợp.

15. Có ý thức kỷ luật cao với bản thân trong mọi vấn đề. Hãy phát huy phẩm chất quan trọng nhất này để đạt được sự thành công về mặt tài chính và trong cuộc sống cá nhân.

16. Đánh thức khả năng sáng tạo của bản thân. Sự sáng tạo sẽ giúp chúng ta tăng khả năng giải quyết vấn đề, vượt qua các khó khăn, trở ngại.

17. Làm bạn với những người tốt, người giỏi. Nên giao lưu với những người chiến thắng để học hỏi họ.

18. Quan tâm đặc biệt đến sức khỏe bản thân. Phải có ý thức cao trong việc tạo cho mình một thể trạng sung mãn và có sức khỏe tốt để đón nhận cuộc sống đầy cơ hội và thách thức.

19. Kiên định và chú trọng đến hành động. Trong mỗi giai đoạn phát triển, mỗi công việc, hãy xác định những bước hành động quan trọng nhất mà mình có thể thực hiện tức thời rồi kiên định, quyết tâm với việc làm đó.

20. Không bao giờ xem thất bại là một sự lựa chọn. Hãy vượt qua nỗi sợ thất bại. Hầu hết các nỗi sợ hãi đều hình thành từ sự tưởng tượng và từ những kinh nghiệm trong quá khứ.

21. Thử tính kiên trì. Hãy học cách nhẫn nại vượt qua khó khăn, đứng lên từ thất bại và không bao giờ có ý nghĩ bỏ cuộc.
 
Theo HuongNghiep.vn

Người trẻ và 5 lựa chọn quan trọng nhất cuộc đời


Trong vô vàn lựa chọn mà đời người phải trải qua, không phải lúc nào chúng ta cũng đúng. Nhưng, trước những lựa chọn quan trọng nhất, việc đưa ra quyết định sáng suốt sẽ cho chúng ta một cuộc đời "thăng hoa" như mong muốn và ngược lại. 

Đối với những người trẻ, điều này lại càng có ý nghĩa hơn bởi họ có cả một tương lai phía trước đang chờ đợi, mà việc đưa ra những lựa chọn đúng được sớm chừng nào lại khiến tương lai ấy rõ ràng hơn chừng đó.

1. Chọn LẼ để SỐNG

Lẽ sống chính là hoài bão và sứ mệnh của cuộc đời, là giá trị nền tảng, chuẩn hành xử của của chính mình. Xác định lẽ sống chính là trả lời câu hỏi: “Mình là ai, mình sống để làm gì, mình sẽ dùng cuộc đời của mình vào việc gì và việc đó có đáng để dùng hay không?”.

Xác định lẽ sống cũng chính là việc chọn cho mình lý do để sống (rốt cuộc ý nghĩa của cuộc đời mình nằm ở đâu) - được coi là “đích đến”, “bánh lái”, hay sẽ là “ma đưa lối, quỷ đưa đường” trong cuộc đời chúng ta. Đây là lựa chọn quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng tới tất cả những lựa chọn còn lại. Không phải ai cũng chọn được đúng “đích đến” và “bánh lái” cho mình và hậu quả là cuộc đời của họ nhiều khi sẽ rất uổng phí hoặc vô cùng bi kịch. Con người sinh ra vốn dĩ là lương thiện, nhưng chọn lẽ sống khác nhau thì sẽ có những con người khác nhau, cuộc đời khác nhau và số phận khác nhau.

2. Chọn NGƯỜI để LẤY

Phải bắt đầu lựa chọn này từ việc mình muốn có một gia đình như thế nào. Tình yêu là một phạm trù hoàn toàn mang tính cảm xúc nhưng hôn nhân lại có cả yếu tố lý trí. Lấy vợ, lấy chồng thì có lẽ ai cũng làm được (chỉ trừ những người không thèm lấy hoặc không tìm được người phù hợp). Tuy nhiên, không phải ai cũng tìm cho mình được một người vợ, người chồng, và đồng thời cũng là một người bạn đời!

Người ta hay nói là trong tất cả các kiểu bạn (bạn xã giao, bạn tâm giao, bạn tư giao, bạn tri kỷ...) thì chọn bạn đời là khó nhất. Khi chọn bạn đời, điều kiện cần là tình yêu thương nhưng quan trọng hơn là cả hai phải chia sẻ được lẽ sống và hệ giá trị suốt cả cuộc đời. Có thể khi cưới nhau, vợ chồng chưa thực sự là bạn đời, chưa xác định rõ lẽ sống, chưa có chung một hệ giá trị nhưng họ sẽ cùng thay đổi nhau và thay đổi chính mình để không chỉ là người chồng, người vợ của nhau, mà còn là người bạn trên hành trình còn lại của cuộc đời. Được như vậy, cuộc đời sẽ thăng hoa!

3. Chọn VIỆC để LÀM

Thực tế cho thấy đang có xu hướng chọn nghề và đổi nghề theo “mốt”. Nghề nào được gắn mác “thời thượng” là giới trẻ đổ xô vào tìm “vận may”. Thậm chí khi đã thành công với một nghề nào đó thì phần đông lại cùng tìm đến một nghề, đó là nghề chính trị. Thực ra, xã hội có nhiều đỉnh chứ không chỉ có một đỉnh là quyền lực: Trở thành một chính trị gia tài ba là một đỉnh; trở thành một nhạc sĩ lớn cũng là một đỉnh; trở thành một bác sĩ giỏi cũng là một đỉnh, trở thành một kiến trúc sư danh tiếng cũng là một đỉnh... Thực ra, làm một bác sĩ giỏi vẫn tốt hơn là làm một viện trưởng tồi, làm một giáo sư giỏi thì quan trọng hơn là làm một hiệu trưởng kém.

Thực ra, làm sếp hay làm lính, làm thầy hay làm thợ, làm quan hay làm dân, làm chủ hay làm thuê... đều không quan trọng, mà quan trọng là làm cái gì mà mình giỏi nhất, phù hợp với tính cách của mình nhất và tạo ra giá trị nhiều nhất (cả giá trị tài chính và giá trị xã hội).

Bên cạnh chọn công việc và nghề nghiệp phù hợp để làm,chúng ta cũng cần tìm cho mình một nơi làm phù hợp để gắn bó (công ty, tổ chức nào, ngành nào,lĩnh vực nào, vùng miền nào...). Điều này rất quan trọng vì công việc không chỉ là chỗ để đóng góp, mưu sinh mà còn là nơi để học tập và phát triển. Ngày nay, người ta bị ảnh hưởng bởi chính nơi mình làm việc nhiều hơn là nơi mình học. Cũng đều tốt nghiệp một trường đại học, đều học giỏi như nhau nhưng sau mấy năm ra trường sẽ có 2 cuộc đời khác nhau, 2 tương lai khác nhau mà nguyên nhân là vì đã có 2 lựa chọn về công việc khác nhau.

4. Chọn THẦY để HỌC

Sự học luôn là một trong những “sự nghiệp” quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi người. Dưới đây là 5 “người thầy” gần gũi và hữu ích nhất:

Thầy
 
Đây là những người thầy bằng xương bằng thịt, trực tiếp khai sáng trí tuệ và nuôi dưỡng tâm hồn cho chúng ta. Thầy thì có nhiều nhưng không phải ai cũng là người thầy đúng nghĩa, không phải ai cũng có thể dẫn dắt người học làm chủ quá trình học và khám phá thế giới vô tận của tri thức. Vì thế mà việc chọn đúng người để học, để tôn làm thầy có ý nghĩa quan trọng là vậy.

Sách 

Sách là một trong những con đường dễ nhất, rẻ nhất và nhanh nhất cho sự học của mỗi người. Sách không chỉ là người thầy mà còn là người bạn tri kỷ, luôn tử tế, nhẫn nại, chờ đợi và chịu đựng chúng ta. Học từ sách là học từ những bộ óc vĩ đại nhất của loài người, là việc biến túi khôn của nhân loại vốn đã được đúc kết trong sách thành của mình. Chúng ta có thể đưa những người thầy vĩ đại nhất của thế giới, từ cổ tới kim, từ Đông sang Tây, về tận nhà để dạy cho mình, bất kể thời điểm nào mà chi phí nhiều khi chỉ bằng... tô phở.

Tuy nhiên, không đọc sách thì chắc chắn là không giỏi nhưng đọc sách nhiều cũng chưa chắc tạo ra giá trị. Vấn đề còn nằm ở chỗ chọn sách nào để đọc, đọc như thế nào và học được gì từ sách.

Kinh nghiệm
 
Trên đời này có những cái mà không trả giá thì không thể học được, nhưng cũng có những cái không cần trả giá cũng có thể học được. Cuộc đời chúng ta sẽ không thể tránh khỏi những thất bại, vấn đề là sau mỗi thất bại thì cần phải rút ra được những bài học để những thất bại tương tự không còn tái diễn trong tương lai. Có những người cho rằng, nếu muốn không thất bại thì tốt nhất là đừng có làm gì nữa, nhưng nếu vậy thì sẽ có một thất bại cực lớn khác, đó là thất bại cả cuộc đời. Để hạn chế thất bại và trả giá, cần phải học rất nhiều từ 2 “người thầy” đầu tiên (thầy và sách).

Nhân vật
 
Họ có thể là các bậc thức giả (để chúng ta học tri thức) hoặc những nhân vật có ảnh hưởng trong xã hội (học tinh thần, ý chí). Chính những câu chuyện thành công, thất bại, những trải nghiệm, tư tưởng, tài năng và nhân cách của họ sẽ là bài học quý giá cho mình trên con đường tự khai sáng bản thân mình và những người quanh mình.

Tuy nhiên, phải có năng lực thẩm định, biết mình là ai, biết ai là ai, cái gì là cái gì, nếu không thì sẽ vô cùng nguy hiểm, người đáng khinh thì lại trọng, người đáng trọng lại khinh.

Internet
 
Được coi là một trong những phát minh quan trọng nhất của thế kỷ 20, làm cho cả nhân loại thay đổi một cách sâu sắc và khác biệt hẳn so với những thời kỳ trước đó, Internet thực sự là công cụ hữu hiệu cho sự học của mỗi người. Thời đại Internet hình thành 2 loại người: “Công dân mạng” và “Sâu mạng”. “Công dân mạng” là những người sử dụng Internet như một công cụ để nâng cao kiến thức của mình, phục vụ cho công việc và cuộc sống. Còn “sâu mạng” là những kẻ phung phí phần lớn thời gian, sức lực của mình vào những trò tiêu khiển trên mạng hoặc phá hoại, có thể có “sâu cuốn lá” (game online), “sâu đục thân” (coi phim sex), “sâu chat” (tán chuyện gẫu); “sâu phá hoại” (hacker mũ đen)... Là “công dân mạng” hay “sâu mạng”, đó cũng là một lựa chọn quan trọng đối với người trẻ trong thời đại này.

5. Chọn BẠN để CHƠI

Nói đến con người là hàm ý tới con người xã hội với nhiều mối quan hệ đan xen, và cũng chính những mối quan hệ đó định hình chân dung một người. Chẳng hạn, phương Tây có câu: Hãy nói cho tôi biết bạn của bạn là ai, tôi sẽ nói bạn là ai. Còn ông bà mình, khi nhận xét về một người hoặc một nhóm người nào đó thì thường nói: “Mã tầm mã, ngưu tầm ngưu” hoặc “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” (ngoại trừ một số ít người quá đặc biệt, quá cá tính thì gần mực sẽ không đen, mà gần đèn cũng chẳng sáng).

Trong đời người, ngoài người bạn quan trọng nhất là bạn đời thì cần phải có bạn tâm giao, bạn thâm giao, thậm chí là bạn tri kỷ, chứ không phải chỉ có những người bạn hời hợt, quen biết xã giao, ngoại giao. Họ là những người cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, chia sẻ một hệ giá trị và những lý tưởng sống, giá trị sống. Dẫu vậy, họ có thể có những con đường khác nhau trên hành trình lập thân, lập nghiệp.

Có thể nói bạn bè chính là “tài sản” của mỗi người (“Giàu vì bạn, sang vì vợ”), là nguồn chia sẻ, động viên, hỗ trợ khi cần thiết. Song, như thế không có nghĩa là tận dụng bạn, lợi dụng bạn. Ngược lại, chơi với bạn cần phải xác định là để giúp bạn cùng phát triển và tiến bộ. Một tình bạn nếu được xây đắp trên tinh thần như vậy thì sẽ vô cùng bền vững và tốt đẹp.

Chọn Lẽ để sống là chọn “đích đến” và “bánh lái”, là chọn “hệ điều hành” cho cuộc đời; Chọn Người để lấy là lựa chọn cho mình một gia đình, một tổ ấm, một nơi chốn bình yên để đi về, để là “bệ phóng” của nhau trong cả cuộc đời; Chọn Việc để làm là chọn cho mình một sự nghiệp, để hiện thực hóa giấc mơ cuộc đời; Chọn Thầy để học là chọn những nhân vật hoặc phương cách để trang bị cho mình những hiểu biết và năng lực để hoạch định và thực thi chiến lược cuộc đời; Chọn Bạn để chơi là kiếm tìm và nuôi dưỡng những tình bạn đẹp nhằm làm giàu có thêm cho cuộc đời của mình. Tất cả những lựa chọn quan trọng này cần phải được đặt ra và thi triển hết sức nghiêm túc, để những câu hỏi ở đầu bài: Mình là ai? Mình sống để làm gì? Cuộc đời mình sẽ đi đâu về âu? Rốt cuộc là mình ẽ dùng cuộc đời mình ào việc gì và việc đó có đáng để dùng hay không? Mình muốn có một cuộc đời ra sao?... được trả lời một cách trọn vẹn. Bằng cách đó người trẻ sẽ có một cuộc đời đáng sống, như có thể đúc kết thành: “Your Choices, Your Life” (Lựa chọn của bạn quyết định cuộc đời của bạn), “Your Values, Your Fate” (Giá trị bạn chọn sẽ quyết định số phận của bạn”).
Giản Tư Trung

Một chút về "Luân Hồi" - P1



Hiểu về cái chết, và những gì sau khi chết, sẽ giúp ta đi sát với cuộc sống hiện tại, sát với ý nghĩa cuộc đời này và hiểu rõ ta là ai.

Anh gửi các bạn một vài tổng hợp về Luân Hồi mà a tìm hiểu được. Các tôn giáo có quan niệm khác nhau về Luân Hồi, nhưng cơ bản, mọi tôn giáo đều chấp nhận Luân Hồi. Các bạn cùng THAM KHẢO nhé.

Tại sao lại làm tham khảo, vì mỗi tôn giáo đều có quan điểm khác nhau, và các bạnĐỪNG TIN NGAY bất cứ điều mà, mà hãy "tạm tin", để kiểm chứng với thực tế, nếu nó tốt cho mình, thì tạm thời chấp nhận,đến khi không tốt và không hợp nữa, thì đừng bám vúi vào nó, niềm tin sẽ được hình thành dần dần, qua thực tế, qua trải nghiệm các em sẽ tin.

Có thể khi đọc qua các bạn có nhiều chỗ chưa tin, có hiểu, hãy bỏ qua những "ngôn từ", ngôn từ chỉ là công cụ thôi, và đọc chỗ khác

Bài viết dưới theo anh hiểu thì được viết theo quan điểm THÔNG THIÊN HỌC, chứ không phải quan điểm của Phật Giáo nhé.

Dưới đây là phần tổng hợp nhỏ của anh. Các bạn có thể đọc mỗi phần này thôi cũng được :D

TỔNG HỢP LUÂN HỒI – CÁI CHẾT

1.      Luân Hồi có thật : Có nghĩa là chúng ta có nhiều kiếp sống. Được minh chứng bằng Việc đầu thai, việc nhớ lại kiếp trước, việc thần đồng, việc sinh ra có người thế này thế kia.
2.      Mỗi linh hồn sau khi chết đi, thể Vía tan rã, rồi thể Trí tan rã. Nó chỉ tổng hợp những gì đã học được, trở thành năng lực của linh hồn. Giống như ghi chép sổ kế toán, sang năm mới thay sổ mới, chỉ ghi tổng hợp số liệu của năm cũ… sang cuộc đời mới Linh hồn cũng bắt đầu thể Trí mới,ghi chép những kinh nghiệm mới.. Nếu nhớ kiếp trước thì con người sẽ dằn vặt, hối hận… hay cả thù hận
3.      Các linh hồn trong gia đình giống như các vai diễn trong 1 đoàn kịch, Vua, Cha, Con… sau khi diễn xong, tất cả đoàn kịch đều trở lại là anh em trong đoàn.
4.      Mục đích của luân hồi là con người học hỏi, tích lũy để tiến hóa trở thành Phật, thành  đấng giác ngộ.
5.      -- Chỉ có một phương pháp là: Diệt lòng ham muốn, luôn luôn tránh điều ác, cố gắng làm việc lành, tận tâm giúp người mà không mong hưởng phước. Chuyên lo học tập, nghiên cứu, tìm hiểu luật Tiến hóa để thi hành đúng theo Cơ Trời.
..........

Bài viết :


CÓ LUÂN HỒI KHÔNG ?

        Từ lâu, thuyết LUÂN HỒI đã là một đề tài tranh luận sôi nổi của các bực thức giả. Người ta chưa hoàn toàn đồng ý với nhau; chưa dứt khoát vì chưa hiểu rành rẽ, rồi thỉnh thoảng lại có người nêu ra để bàn cãi nữa. Phần đông thiên hạ đã chấp nhận, nên cho rằng: thuyết LUÂN HỒI có thật và rất đúng, nhưng cũng còn nhiều người không tin hoặc còn hoài nghi, mới cho rằng: có thể đó là những điều bịa đặt, dị đoan, phi lý. Vậy LUÂN HỒI là gì ? Có LUÂN HỒI chăng ?

LUÂN HỒI LÀ GÌ ?

        Danh từ LUÂN HỒI do gốc chữ Hán: LUÂN là xoay vần, là bánh xe; HỒI là trở về. Phật Pháp cho rằng: Chúng sanh trên cõi thế gian đều mắc trong vòng sanh tử, tử sanh, sống rồi chết, chết rồi sống lại, giống như cái bánh xe xoay tròn không dứt. Tiếng Nam Phạn (Pâli) gọi là Cakkavatin (bánh xe quay), Tàu dịch là Chuyển Luân, Triết lý nhà Phật gọi là: Pati-Sandhi, nghĩa là Kết sanh. Như vậy, Luân Hồi có nghĩa là đầu thai lại nơi cõi Trần để học hỏi và để trả các nghiệp quả đã gây ra ở những kiếp trước.

        Phần đông nhơn loại tin rằng con người gồm có hai phần: phần thể xác và phần linh hồn, còn cuộc đời ở Trần gian là một trường TẤN HÓA. Trong trường TẤN HÓA nầy, linh hồn phải đầu thai đi, đầu thai lại cả trăm ngàn kiếp để học hỏi; ban đầu là loài kim thạch, đến thảo mộc, cầm thú, rồi mới đầu thai làm người. Mỗi kiếp, con người phải có một thể xác để hoạt động và học tập ở cõi Trần trong một thời gian. Khi thể xác hư hoại, không dùng được nữa, linh hồn phải từ bỏ nó và về cõi Thiên Đàng nghỉ một lúc, ta gọi là chết; rồi khi đúng ngày giờ, lại trở xuống trần thế, lấy một thể xác mới để tiếp tục học hỏi, tấn hóa nữa, và mỗi lần đầu thai lại như vậy gọi là một kiếp LUÂN HỒI.

NHỮNG QUAN NIỆM VỀ LUÂN HỒI

        LUÂN HỒI là Luật Trời mà muôn loài vạn vật phải tuân theo để tiến hóa. Thông thường, danh từ Luân Hồi được dùng để chỉ sự tái sanh của linh hồn ở cõi Trần với nhiều quan niệm khác nhau như sau:

        1/- Đôi khi người ta cho rằng: lúc một đứa nhỏ sanh ra đời, Trời không tạo riêng cho nó một linh hồn mới, vì linh hồn nầy đã có sẵn từ lâu, dưới hình thức cá nhân, trong một trạng thái tinh thần nào đó. Khi sanh ra đời, linh hồn lấy xác thể nhơn loại lần thứ nhứt, mà cũng là lần chót. Đó là học thuyết “Linh hồn có sẵn” (Preexistence).

        2/- Theo một quan niệm khác thì linh hồn con người hiện ra trước hết trong hình thể vật chất, có khi trong xác thể nhơn loại, nhưng nhiều lần khác, ở trong xác thú vật hoặc thảo mộc, cho nên sau khi chết, linh hồn nầy có thể  sanh lại làm thú hoặc cây cối, trước khi trở lại sanh ra làm người một lần nữa. Đây là theo học thuyết “Chuyển kiếp” hay “Chuyển sanh” (Transmigration, Métempsycose).
        Người Ai-cập cũng tin rằng: khi chết, linh hồn nhập vào một con vật khác rồi đến 3000 năm sau, mới trở lại đầu thai vào xác thể con người, để cứ xoay vần mãi như vậy.

        3/- Theo một quan niệm thứ ba thì Linh hồn nhơn loại đã sống ở trần gian làm đàn ông hoặc đàn bà từ trước rồi, bây giờ mới sanh ra lại trong xác thể một đứa trẻ, chớ không phải nó ở từ thú vật hay thảo mộc chưa có cá tánh mà đầu thai làm người (nghĩa là Hồn khóm phải tiến lên đến bực một thực thể riêng biệt, vĩnh viễn và tự có ý thức, rồi mới qua loài người: entité individuelle permanente et soi-conscience). Linh hồn nhơn loại, sau khi chết thì ở trong trạng thái tinh thần một thời gian rồi mới đầu thai lại vào một xác thể trẻ thơ để lớn lên thành đàn ông hoặc đàn bà, chớ không đầu thai làm thú vật hoặc thảo mộc nữa. Đây mới là theo học thuyết Luân Hồi (Réincarnation).

        Giáo lý Thông Thiên Học dạy rằng: một khi linh hồn đã được cá tánh hóa (individualisé) và trở thành nhơn loại rồi thì không thể nào đầu thai trong hình thể thú vật hoặc thảo mộc nữa. Các nhà Thông-Thiên-Học kim thời, hạn định danh từ Luân-Hồi theo ý nghĩa thứ ba nầy, vì nếu con người đầu thai làm thú hay thảo mộc thì không học hỏi thêm được cái gì cả, có thể nói là thoái hóa chớ không phải tiến hóa, mà điều cốt yếu của Luân Hồi là giúp con người tiến lần lần, từ người dốt nát dã man lên hạng thường nhơn, rồi có học thức, đến hiểu thông đạo đức, sau mới đắc quả thành Tiên, Phật, ấy là bực toàn giác.

        Khi con người tiến đến bực La Hán sắp lên thì không còn bị bắt buộc phải Luân Hồi lại cõi Trần nữa, vì đã trả dứt nghiệp quả và đã hiểu thông tất cả việc ở trần gian rồi, chỉ trừ khi nào Người muốn trở lại trần gian để giúp đỡ nhơn loại thì không kể.

DO ĐÂU MÀ TIN CÓ LUÂN HỒI ?

        Hầu hết người thường cũng như tín đồ các Tôn giáo đều tin là có Luân Hồi, căn cứ theo :

        1/- Kinh sách nói về sự Luân Hồi,
        2/- Tình trạng con người ở cõi Trần,
        3/- Các vị Thần-đồng,
        4/- Những người nhớ chuyện kiếp trước.

1- KINH SÁCH NÓI VỀ SỰ LUÂN HỒI.

        Trong Kinh Phúc-Âm (Evangile du Bouddha par Carus) trang 127 có chép đoạn : Phật dạy các Tỳ-kheo như vầy: “Linh hồn đi đầu thai từ kiếp nầy đến kiếp khác, xuyên qua tất cả các hình dạng, từ đá cát đến cây cỏ, cầm thú và loài người, với những tánh tình riêng biệt, cho đến khi nó lên đến bậc toàn giác là Phật”.
        Trong Túc-sanh-truyện cũng có thuật lại 550 kiếp của Đức Bồ Tát, trước khi Ngài thành Phật. Mỗi khi gặp dịp, Ngài thường đem những việc kiếp trước  của Ngài, nói ra để dạy cho các đệ tử một bài học luân lý hoặc từ bi, bác ái, hoặc hỉ xả, hy sanh, lấy ân đáp oán, v.v. . .

        Phái Thiên Chúa Giáo tin rằng: Khi đứa nhỏ ra khỏi lòng mẹ thì Đức Chúa Trời sanh cho nó một cái linh hồn. Tùy theo sự hành động của nó ở cõi trần, mà sau khi chết, linh hồn của đứa trẻ nầy sẽ được về Thiên Đàng hưởng phước đời đời, hoặc phải sa Địa ngục chịu hình phạt mãi mãi, chớ không tin có Luân hồi nhiều lần. Có lẽ tại vì Chúa Jésus không có giảng giải tỉ mỉ và không nói rõ danh từ Luân Hồi. Nhưng những đoạn sau đây chứng minh Chúa chấp nhận sự Luân Hồi.

        Trong Thánh Kinh Tân Ước có chép :
        a/- Jésus thấy một người mù từ trong bụng mẹ đi ngang qua, các Môn đồ mới hỏi Ngài: Thưa Thầy, ai làm tội lỗi, người đó hay cha mẹ va, cho nên khi va sanh ra đã mang tật mù ?
(Saint Jean IX-I)
        Nếu nói cha mẹ va làm tội ác, để va mang tật mù thì không công bình, vì tội ai làm nấy chịu. Nếu nói tội của va,thì va làm tội lỗi hồi nào ? - Ở trong bụng mẹ thì làm tội sao được ? Vậy phải nói: va đã làm tội hồi những kiếp trước nhiều rồi, nên kiếp nầy phải đền tội cũ, không hưởng được thú vị trong đời sống nữa.
        b/- Chúa Jésus dạy rằng:”Hãy được TRỌN LÀNH như cha các ngươi ở trên Trời TRỌN LÀNH vậy 
(St. Mathieu V- 48)
        Nếu Chúa dạy phải ăn ở hiền lành thì ta có thể làm được, nhưng dạy phải TRỌN LÀNH, mà chỉ tập trong một kiếp thì chẳng có một người nào làm nổi.
        Vậy câu đó có ẩn ý là phải có Luân Hồi, ta phải trở lại trần gian rất nhiều kiếp để học tập thì mới đến bực TRỌN LÀNH được.
        c/- Bởi vì các nhà Tiên-tri và Luật pháp có đoán trước tới Jean và nếu các ngươi muốn hiểu Jean thì JEAN là ELIE, đấng Tiên-tri phải đến đó”
(Saint Mathieu XI, 13- 14)
        d/- “Jésus tới địa phận Césarée de Philippe mới hỏi môn đồ rằng: Họ nói Thầy là ai ? Thầy đây là con của Người. Các môn đồ trả lời: Mấy người nầy thì nói Thầy là Jean Baptiste, mấy người kia thì nói Thầy là ELIE, còn mấy người khác thì nói Thầy là JÉRÉMIE hay là MỘT ĐẤNG TIÊN TRI nào đó”
(St. Mathieu XVI, 13 14)
        e/- Các Môn đồ hỏi Ngài:” Tại sao mấy Thầy Thông Giáo nói Elie phải tới trước ? Ngài trả lời: “QUẢ THẬT ELIE PHẢI TỚI TRƯỚC ĐẶNG SẮP ĐẶT LẠI MỌI VIỆC. Mà Thầy nói với các con, ELIE ĐÃ TỚI RỒI NHƯNG HỌ KHÔNG NHẬN BIẾT VÀ HỌ ĐỐI ĐẢI VỚI ELIE THEO Ý MUỐN CỦA HỌ. Nữa đây, cũng vậy, con của Người sẽ chịu đau khổ vì họ. Các Môn đồ hiểu rằng Ngài muốn nói về Jean Baptiste.
(St. Mathieu XVII, 10- 13)
        
     -- Chúa Jésus dạy là con người phải sanh lại (Renaitre), chớ không phải hồn sẽ nhập vào cái xác cũ để  SỐNG LẠI  (Revivre, Se ressussiter). Xác thịt của cha mẹ sanh ra nên nó là vật chất, sẽ tan rã, còn Linh Hồn là Tinh Thần nên còn mãi mãi và sẽ về cõi Trời.
       
Trong  Kinh Thánh  Đạo Hồi  cũng có đề cập đến thuyết Luân Hồi. Đọc những câu sau đây, ta sẽ thấy rõ:
        a/- “ Đức Thượng Đế sanh ra muôn loài và cho đầu thai đi, đầu thai lại, tới chừng nào cả thảy đều trở về với Ngài.”
(Coran XXX, 10)
        b/- Linh hồn trước hết ở trong loài Kim Thạch, rồi mới qua loài Thảo mộc. Linh hồn ở trong loài Thảo mộc không biết mấy thế kỷ, mảng lo tranh đấu mà quên hồi mình còn ở trong loài Kim thạch.
        Khi linh hồn qua ở loài Thú Cầm thì không còn nhớ tới hồi ở loài Thảo mộc nữa. Rồi đấng Tạo Hóa mới cho linh hồn đầu thai qua loài Người. Linh hồn bắt đầu từ loài nầy đi đến loài kia, cho đến chừng nào trở nên một đấng khôn ngoan”
(Le Mesnavi)

        Ngoài những lời dạy của các vị Giáo chủ các Tôn giáo, chúng ta còn có thể căn cứ vào tình trạng con người, khi mới sanh lại ở cõi Trần, và những hiện tượng đặc biệt, thường xảy ra ở thế gian, như: trường hợp các vị thần đồng và những người chết rồi đầu thai lại sớm, còn nhớ chuyện kiếp trước, mà tin rằng có sự luân hồi.

2- TÌNH TRẠNG CON NGƯỜI Ở CÕI TRẦN

        Ai cũng phải nhìn nhận rằng: con người sanh ra nơi cõi Trần đều ở trong tình trạng khác nhau: người thì mạnh khoẻ, kẻ thì ốm đau, người lành lặn, kẻ lại tật nguyền, người thì gặp cảnh sang giàu, vui sướng, người lại ở nhằm gia đình nghèo khó gian lao; người thì thông minh, sáng suốt, người lại dốt nát, ngu khờ. Có người học ít mà tài cao, trí rộng, việc nào làm cũng được. Có kẻ siêng năng, cặm cụi làm ăn mà nghèo mãi, còn người biếng nhác mà lại gặp thời may, giàu có thảnh thơi. Nhiều người hiền lành, tử tế, lại gặp nạn tai, còn người hung ác lại hưởng nhiều hạnh phúc. Nếu không chấp nhận có Luật Luân Hồi, Nhân quả gây ra thì tình trạng nầy, ta mới giải thích làm sao đây ? – Ví như con người chỉ sanh ra trong một kiếp, để rồi khi thác, người lành lên Thiên Đàng, người ác sa Địa ngục, thế là hết, thì tại sao Thượng Đế hay Đức Chúa Trời là đấng Toàn Năng, không sanh con người đồng một tánh tình như nhau, đều hiền lành, đều mạnh khỏe hết, hay thông minh hết, v.v. . . như vậy có phải là công bình hơn không ? Tại sao lại đày đọa sanh linh trong cảnh khổ đau thảm khốc ?

        Điều nầy chúng ta cũng không thể dựa vào sự di truyền nòi giống mà giải thích được, vì biết bao trường hợp: cha mẹ cú đẻ con Tiên, cha mẹ hiền sanh con dữ; hoặc cha mẹ ươn yếu, sanh con bụ bẫm, cha mẹ mạnh khỏe, sanh con tật nguyền. Sách Nho có câu: Sanh tử bất sanh tâm, sanh ngưu vô sanh giác; (Sanh con há dễ sanh lòng, trâu mẹ sanh trâu con, đâu có sanh sừng).
                
3- CÁC VỊ THẦN ĐỒNG

        Chúng ta cũng nghe nói đến các vị Thần đồng, tức là những đứa trẻ còn nhỏ tuổi, chưa đầy đủ trí khôn, chưa vào trường học hỏi, thế mà chúng đã biểu lộ được thiên tài, xuất chúng trong mọi địa hạt: văn chương, thi phú, khoa học, tôn giáo, v.v. . . làm cho các bậc thức giả, các nhà bác học phải khâm phục.

     -- Năm 1911, một cậu bé tên Ferreros mới có 4 tuổi rưỡi mà đã điều khiển ban Âm nhạc ở Folie Bergères, một cách vững vàng và khéo léo.

     -- Van de Kefkhore de Bruges chết ngày 12/8/1873 lúc cậu mới 10 tuổi 11 tháng, cậu để lại 350 bức tranh mà theo lời ông Adolphe Siret có chân trong Hàn Lâm Viện khoa học, văn chương và mỹ thuật ở nước Bỉ cho biết: có những bức tranh khéo đến đỗi có thể ký tên các họa sĩ trứ danh như Diaz, Corot, Salvator Rosa, v.v. . . vào đó, cũng không ai nghi ngờ là giả mạo.

        Gauss de Brunswich là một nhà thiên văn và toán học kỳ tài, đã giải quyết những bài toán đố hồi mới có ba tuổi.

        William Sidis xứ Etat de Massachussets, mới 2 tuổi đã biết đọc, biết viết; 4 tuổi biết nói 4 thứ tiếng, 12 tuổi được vào học trường Massachussets Institute of Technologie là nơi mà những người khác phải đúng 21 tuổi mới được nhập học. Tại Đại Học Đường Harward, Ngài diễn thuyết về vấn đề “Bề đo thứ tư của không gian” (Tứ nguyên không gian, 4è dimension) cho các vị Giáo sư khoa Cao đẳng toán học nghe, làm cho các vị nầy phải kinh dị vô cùng.

        Henri de Hanneke, sanh tại Lubeck năm 1721, mới sanh ra đã biết nói. Tới 2 tuổi biết được 3 thứ tiếng. Cậu học viết trong vài ngày và tập làm những bài diễn văn ngắn. Khi 2 tuổi rưỡi, cậu chịu khảo hạch về địa dư và sử ký cận đại. Cậu chết ngày 17-6-1725, vì bị dứt sữa.

        Tun-Tuyn ở làng Trawaddy Delta (Rangoon) Miến Điện, hồi mới 5 tuổi đã giảng đạo hay hơn các vị Hòa thượng. Nhiều ông Sư đem những chỗ khó trong triết lý đạo Phật vấn nạn cậu, cậu giải đáp một cách rành rẽ. Cậu đọc nhiều đoạn kinh mắc mỏ bằng tiếng Pâli, rồi dịch thuộc lòng bằng tiếng Burmesse. Ngày 28-5-1924 cậu ngồi xe hơi đi từ Parmyde đến Prome, dọc đường bá tánh đua nhau đón xe rất đông đảo, đặng nghe thuyết pháp. Tới Prome, mặc dầu trời nắng gắt, cậu leo lên cao rồi đứng giữa trời dạy Đạo, từ 12 giờ rưỡi cho tới 2 giờ rưỡi, mà không biết mệt mỏi chi cả.
             
THẦN ĐỒNG ĐẠI HÀN

        Kim Ung Yong ở Hán Thành, sanh ngày 7-3-1963, con trai của ông Giáo sư Vật Lý học Kim Soo Sun, 33 tuổi, dạy học tại Đại Học Đường Hangyang và bà Yoo Myung Hyun, 33 tuổi, giáo sư môn vệ sinh tại Quốc gia Đại Học Đường Hán Thành. Hồi tháng 9-1966, em đã sang Hoa kỳ du học, dưới sự giáo huấn của Giáo sư Vật Lý Học Allen D. Schneid tại Đại Học đường Michigan, được hưởng học bổng hằng năm 3500 Mỹ kim. Em mới 3 tuổi, cao một thước, cân nặng 14 kí rưỡi, mà nói thạo Anh ngữ, Đức ngữ cũng như tiếng Triều Tiên là tiếng mẹ đẻ. Em có thể làm được những bài toán phức tạp với những vi phân toán và tích phân toán một cách dễ dàng. Em cũng là một tay viết Hán tự tài ba và làm thơ rất chỉnh. Khi sanh ra được ba tháng, em mọc cùng một lúc 19 cái răng, và nói bập bẹ được vài tiếng. Sáu tháng em biết đi, nghe và thuộc lòng tên các loài thảo mộc và súc vật trong những cuốn sách giáo khoa bậc tiểu học.

        Hồi được 13 tháng, em đã học thuộc được mấy trăm chữ ngữ vựng Anh. Một tháng sau, em nói được cả tiếng Đức. Đến 18 tháng, em Kim đã biết cách sử dụng bút lông, mực tàu viết Hán tự, ít lâu sau, bắt đầu vẽ bằng viết chì. Em bắt đầu viết nhật ký, khi em được 20 tháng, và từ đó đã viết được hằng ngàn trang giấy, vừa viết, vừa vẽ, vừa làm thơ. Một số tạp văn và minh họa của em đã được xuất bản tại Hán Thành hồi đầu năm 1966.

        Hiện nay, em Kim sinh sống tương đối không khác gì một trẻ em bình thường, ngoại trừ trí thông minh phi thường.
       
        Theo bài của James Kim. Liên Hiệp Thông Tấn Xã Quốc Tế. (Thế giới Tự Do).
        Thử hỏi, nếu không có luật Luân Hồi, và nếu các vị nầy không sanh trở lại trần gian nhiều kiếp để học hỏi, luyện tập thì bây giờ làm sao hiểu biết thông minh dường ấy ?

        Nhờ đã luân hồi nhiều kiếp, rèn luyện chuyên môn và tấn hóa cao, nên kiếp nầy Xác, Vía, Trí, đều tinh vi tốt đẹp họ mới nhớ và biểu lộ được quá sớm, những biệt tài của họ đã thụ đắc trong những  kiếp trước.
        Những điều chúng ta đã học hỏi, kinh nghiệm đúng đắn, cũng như những đức tánh tốt đã luyện tập được trong kiếp trước rồi thì không bao giờ bị mất, dầu có luân hồi nhiều kiếp cũng vậy. (Xin xem bộ sách: Con người là ai ? Xuống cõi Trần làm chi ? của BẠCH LIÊN)
  
4/- NHỮNG NGƯỜI NHỚ CHUYỆN KIẾP TRƯỚC

        Ngoài hạng Thần đồng ra, chúng ta còn căn cứ vào những người nhớ chuyện kiếp trước.
        Theo khoa học Bí truyền thì người thường, khi chết, linh hồn phải qua ở cõi Trung Giới một thời gian, lâu bằng số tuổi ở cõi Trần, rồi mới lên cõi Thượng Giới hay Thiên Đàng. Tại đây linh hồn được sống thung dung, sung sướng một thời gian ngắn, rồi mới đến kỳ đầu thai kiếp khác. Người sống hiền lành, biết đạo đức, lo làm phải lại càng ở lâu hơn, có thể đến vài ngàn năm. Nhưng cũng có những người đi đầu thai lại sớm, trong vòng 5, 10 năm. Những người nầy gồm có hai hạng:

        a/- Hạng tấn hóa khá cao, những vị Đại Đức chơn tu, Đệ tử Tiên, cần trở lại cõi Trần để tiếp tục giúp đời, học thêm kinh nghiệm và trả cho dứt các nghiệp quả tiền kiếp. Khi bỏ xác, họ nhờ các bậc Chơn Sư giúp họ đầu thai sớm để phụng sự nhơn loại.

        b/- Hạng thứ hai là những người chết một cách tức tối, hoặc còn việc chi chưa thanh toán xong ở cõi Trần, họ quá muốn trở lại để giải quyết. Nhờ ý chí mạnh mẽ, họ đầu thai được sớm hơn thường lệ.

        Hai hạng người nầy có thể nhớ lại những việc kiếp trước. Tuy nhiên, các vị đệ tử Tiên, Thánh, vẫn tiếp tục giữ tình trạng ấy luôn và tiến bộ thêm, còn hạng thường nhơn, có thể trong vòng 5 bảy năm, khi tuổi càng lớn thì những ký ức đó cũng lui dần vào dĩ vãng, rồi quên hết, và trở lại người bình thường.
        Dưới đây là những bằng chứng để xác nhận điều đó.

ĐẦU THAI LÀM CON HAI LẦN

        Câu chuyện nầy đăng trong các báo: Banner of Light tại Boston, ngày 15-10- 1892; báo Globe Démocrat ở Saint Louis, ngày 20-9-1892; và báo Le Brooklyn Lagle, báo Le milwankee Sentinel, ngày 25-9-1892, do đương sự là ông Issaac G. Forster, một người có danh giá thuật lại:

        Mười hai năm trước, Issaac G. Forster ở tại địa phận Effingham (Illinois), nơi đây ông bỏ một đứa con gái tên là Mari. Năm sau, ông qua ngụ tại Dakota. Ở đây, vợ ông sanh được một đứa con gái khác, đặt tên là Nellie. Năm 1892, Nellie đã lên 9 tuổi. Từ ngày Nellie biết nói, nó không bao giờ chịu nó tên là Nellie, mà nó xưng là Mari. Một hôm có việc, Issaac G. Forster trở về Effingham, ông dắt Nellie theo. Đây là lần đầu tiên Nellie được đến Effingham, nhưng vừa tới nơi là nó đã biết liền ngôi nhà cũ của nó và những người mà Mari quen từ trước. Trước kia, Mari có học ở một ngôi trường cách nhà nó độ một ngàn rưởi thước, con Nellie chưa tới đó lần nào, nhưng nó tả trúng hết và nó xin dắt nó đến thăm trường của nó. Đến nơi nó chạy lại nơi con Mari ngồi trước kia và nói rằng chỗ đó là chỗ của nó.

CHUYỆN CÔ SHANTI THÁC Ở MUT-TRA, ĐẦU THAI LẠI Ở DELHI.

        Tiếp theo đây là câu chuyện đã được ba ông: Lala Deshbandhu Gupta, chủ nhiệm báo The Daily Taj, nhà lãnh tụ ái quốc Pandit Neki Pram Sharma và Trạng sư Chand Mathur điều tra kỹ lưỡng và gởi cho báo chí.
       Chuyện nầy đã làm chấn động dư luận thế giới, vì nó có quan hệ đến triết lý của cuộc đời:
        “SHANTI, một cô gái sanh ra ở Delhi (Ấn Độ). Từ mới sanh tới bốn tuổi, Shanti như một người câm. Qua 4 tuổi nó mới nói được, và nói nhiều việc dường như là kết quả của sự nhớ lại những chuyện kiếp trước, do sự liên tưởng mà ra. Như khi nó ăn bánh thì nó nhắc lại những thứ bánh nó ăn tại nhà nó ở Muttra hồi kiếp trước; khi mặc quần áo cũng vậy, nó tả lại cách ăn mặc của nó hồi ở Muttra.
        Nó thường nói tới việc chồng con, nhà của nó ở kiếp trước, chồng nó là một người buôn bán vải. Nhà nó sơn màu vàng và gần bên có nhiều tiệm đặc biệt.
        Lúc đầu, cha mẹ Shanti cho là nó nói nhảm như những trẻ con khác, nên không để ý. Nhưng sau, nó lập đi, lập lại mãi, cha mẹ nó mới sợ và không muốn nói ra cho ai biết, vì theo tục lệ Ấn Độ, họ cho rằng đứa trẻ nào thật nhớ chuyện kiếp trước thì không sống lâu được. Nhưng cô bé Shanti thường tỏ ý muốn đi Muttra và những người lân cận đều biết rõ.

        Cũng theo tục lệ bên Thiên Trước, người đàn bà khiêm tốn không hề nói tên chồng của mình, nên khi cha mẹ Shanti hỏi tên chồng nó, thì nó không nói mà chỉ trả lời một cách rụt rè: Khi nó gặp thì nó biết.

        Một ngày kia, ông cậu của nó là ông Bishan Chand, giáo sư trường Ramjas school, Darya Ganj, (Delhi) tới thăm; ông hứa với nó, nếu nó nói tên chồng trước của nó, thì ông sẽ dắt nó đi Muttra. Shanti mới nó nhỏ với ông: chồng nó tên Pandit Kedar Nath Chaubey. Ông nói với nó là để ông điều tra trước rồi sẽ dắt nó đi, nhưng rồi ông đồng ý với cha mẹ nó là bỏ qua câu chuyện không nhắc tới nữa.
        Trong một ngày lễ, ông Giáo sư, cậu nó, thuật chuyện nầy cho ông Lala Kishau Chand M. A. hiệu Trưởng hồi hưu, ở số 7, đường Darya Ganj tại Delhi nghe chơi. Ông nầy muốn biết Shanti. Trong cuộc gặp gỡ ông Hiệu Trưởng, Shanti cho ông biết địa chỉ của Kedar Nath, chồng nó, và tả hình trạng cái nhà cũ của nó.
        Ông Lala Kishau Chand, theo địa chỉ cô bé nói, viết một cái thơ cho Pandit Kedar Nath, kết quả làm cho ông và mọi người hết sức ngạc nhiên, vì Kedar Nath trả lời là: những điều cô bé nói đều đúng sự thật. Trong thơ Kedar Nath còn ngỏ ý xin cho một người bà con tên Pandit Kanji Mal làm trong sở ông Bhana Mal Gulzari tại Delhi đến giáp mặt cô bé. Gia đình cô Shanti chịu, và khi giáp mặt, chẳng những cô bé nhận được Kanji Mal là bà con còn nhỏ tuổi của chồng kiếp trước, mà cô còn trả lời rất đúng những việc kín nhiệm trong gia đình. Sự lạ lùng càng tăng nên Kanji Mal mới kêu anh là Kedar Nath Chaubey từ Muttra qua Delhi.

        Khi Kedar Nath cùng con đến, Shanti nhận ra chồng con liền và khóc nức nở cả giờ. Kedar Nath hỏi cô bé nhiều việc thầm kín trong gia đình để thử ký ức của cô. Shanti trả lời đúng cả, làm Kedar động lòng sa nước mắt và quả quyết là linh hồn vợ y thác ở Muttra đã đầu thai lại.”
        ( Chuyện nầy tóm tắt một đoạn trong bản dịch tờ phúc trình của hội Liên Minh Quốc Tế da trắng ở Delhi).
        Ngoài ra  còn  biết  bao  nhiêu chuyện đã xảy ra như hai trường hợp trên; ngay ở Việt Nam cũng có một vụ mới xảy ra ở Phú Lâm Tân Châu, hồi năm 1965, một đứa trẻ thuật lại việc kiếp trước, nó bị ám sát hồi 10 năm qua, nhưng vì không ai theo dõi, điều tra và vì gia đình cố ý giấu, nên ít người được biết.

MỘT VỊ THƯỢNG TỌA TÁI SANH

        Bài nầy trích trong quyển “Mấy Thầy Tu Huyền Bí ở Tây Tạng và Mông Cổ” của Đoàn Trung Còn.
      “ Ở Tây Tạng, trong những chùa lớn, mấy vị Thượng Tọa có cái thuật thác rồi thì sanh trở lại để cầm quyền ngôi chùa của mình như trước. Có một ít vị Thượng Tọa mà người ta gọi là Phật Sống (Hoạt Phật, Bouddha vivant). Nhiều vị tu hành đắc đạo song cũng còn tái sanh để hộ trì ngôi Tam Bảo, hoặc để làm cho xong chức vị của mình. Sau khi mấy vị Lạt Ma ấy bỏ cái xác thân cũ thì người ta lo đi tìm cái thân mới, để thỉnh đem về chùa. Có khi các  Ngài  đầu  thai  vào  những  gia đình ở
cách chùa rất xa, chẳng tiện cho người ta tìm kiếm, rồi ngẫu nhiên một hôm, thầy trò gặp nhau, ôn nhắc những việc hàn huyên và trở về chùa cũ. Dưới đây là câu chuyện do bà Alexandra David Néel (một người Pháp) đã thấy tận mắt.

       “Năm ấy, tôi ở tại Koum-Boum, trong đền của đức Lạt Ma tái sanh, tên là Pegyal. Gần đó có đền của đức Lạt Ma tái sanh khác tên là Agnai Tsang. Vị nầy tịch đã bảy năm rồi, song người ta chưa tìm ra được nơi tái sanh của Ngài. Trong lúc ấy, viên trị sự của chùa coi bộ không lấy làm buồn. Ông lo cai quản luôn điền sản của vị Thượng Tọa và của mình, đôi bên đều được thuận tiện. Nhứt là cơ nghiệp riêng của ông thì càng ngày càng mở mang, phát đạt.

        Một hôm, nhân việc giao dịch, ông phải đi về miệt nhà quê, nên ghé lại một nhà làm rẫy để giải khát và nghỉ chân. Trong khi bà chủ nhà nấu trà để đãi ông, ông rút trong đãy ra một bộ đồ hút bằng ngọc thạch. Vừa kê miệng vào hút thì một đứa trẻ đang chơi trong xó bếp bổng chạy đến ngăn ông lại. Cậu vừa để tay lên bộ đồ hút, vừa hỏi ông với giọng quở trách:

     -- “Sao lại dùng bộ đồ hút của ta ?”
        Viên trị sự dường như bị sét đánh. Thật ra, bộ đồ hút quí báu ấy chẳng phải của ông. Ấy là của vị Lạt Ma Agnai-Tsang đã qua đời. Không phải ông muốn đoạt, song sẵn đó thì ông cứ lấy mà dùng hằng ngày. Lúc ấy ông lính quính, run rẩy, còn đứa trẻ thì ngó ông, gương mặt bổng khác đi, trở nên nghiêm nghị, hờn giận và chẳng còn có vẻ chi là trẻ con nữa. Cậu truyền lịnh rằng:”Trả bộ đồ hút lại, nó là của ta.” 
        Viên trị sự lấy làm hối quá, sợ sệt, hổ ngươi, bèn quì mọp và lạy dài dưới chơn ông thầy tái sinh của mình.

        Ít hôm sau, tôi thấy người ta làm lễ rình rang để thỉnh vị Thượng Tọa về chùa. Ngài mặc một cái áo gấm màu vàng, cỡi một con ngựa ô rất đẹp, còn viên trị sự thì phò tá, nắm lấy dây cương. Khi cả đoàn vào tới đền, vị sư trẻ mới hỏi rằng:
        “Sao lại rẽ qua tay trái đặng vào cái sân thứ nhì ? Ta nhớ cái cửa ở phía tay mặt mà.”
        Thật thế, sau khi Thượng Tọa qua đời, vì một lý do gì đó, người ta đã bít cái cửa bên mặt và mở một cái cửa khác bên trái để ra vào.
        Mấy sư trong chùa nầy lấy làm tin tưởng rằng cậu bé ấy đúng hẳn là chủ cũ của mình. Người ta thỉnh Sư Thượng Tọa vào thất riêng của Ngài và đem trà dâng lên.
        Vị Sư trẻ tuổi ngồi trên chồng gối, ngó một cái tô bằng ngọc thạch với dĩa bằng bạc mạ vàng, có nắp bằng ngọc bích, để trên một cái bàn trước mặt Ngài.
        Sư dạy rằng:”Hãy đem cái tô sứ cho ta.”
        Ngài bèn tả cái tô sứ Tàu và nói rõ hình vẽ trên tô. Nhưng không ai thấy cái tô ấy bao giờ. Viên trị sự và chư tăng đều cung kính bạch rằng: chẳng có cái tô ấy trong chùa.
        Vị sư dạy thêm:”Các ngươi cứ kiếm kỹ đi rồi sẽ thấy.”
     -- Thình lình, dường như có một ánh sáng của trí nhớ xẹt vào trong óc, Ngài bảo kiếm trong một cái tủ sơn để trong một căn phòng, nơi ấy, người ta để những đồ ít hay dùng. Chư tăng đi lục lạo đến gần nữa giờ mới đem ra cái tô quí với dĩa và nắp, đều để dưới đáy tủ mà Ngài Thượng Tọa đã chỉ.
        Viên trị sự bèn thưa rằng:
       “Tôi không dè cái tô để đó. Chính tự tay Ngài cất, chúng tôi đâu có biết, vì trong phòng ấy chỉ để những đồ tầm thường mà thôi.”
        Những câu chuyện trên đây là những bằng chứng hùng hồn để chứng minh cho ta thấy rằng: SỰ LUÂN HỒI CÓ THẬT. Cũng vì có sự Luân hồi để trả nghiệp quả tiền kiếp, nên mới có người nghèo khổ, người giàu có sang trọng, người đẹp đẽ, kẻ xấu xí, người thông minh, kẻ dốt nát, người lành lặn, kẻ đui, cùi v.v. . . tùy theo cái nhân mà họ đã gieo ở những kiếp trước, bây giờ họ phải gặt những quả tương xứng.