Monday, November 28, 2011

Vài Khía Cạnh trong Thế Giới Quan Khoa học và Phật học


Vài Khía Cạnh trong Thế Giới Quan Khoa học và Phật học

Vietsciences- Làng Đậu      16/02/2007

Bài đuợc hiệu chỉnh vào tháng 2 năm 2007
Trong khi nền triết học cổ điển Tây Phương với chịu ảnh hưởng lớn về thần linh, thượng đế thì ở Đông Phương đúng hơn là Ấn độ, đã có một nền văn minh vô cùng rực rỡ mà cho đến nay các nhà khảo cổ học, và các nhà khoa học chưa khám phá được hết mức độ sâu rộng cũng như những  kiến giải về vũ trụ và thế giới chính xác đến độ bất ngờ đặc biệt là trong các kinh điển Phật Giáo, một loại tôn giáo “vô thần”. 

Thật vậy, ra đời vào khỏang thế kỉ thứ 6 trước công Nguyên trong bối cảnh xã hội phân hoá cực kỳ phức tạp của xứ Ân mà đạo Bà La Môn ngự trị.  Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) cùng với các đồ đệ chỉ trong vòng vài trăm năm (*) đã khai hoá một hệ thống tư duy (trí huệ) hoàn toàn mới và họ đã để lại một kho kinh sách khổng lồ mà qua đó người ta có thể tìm rút ra được vô vàn những hiểu biết giải thích về thế giới và vũ trụ vẫn có giá trị cho đến tận thiên niên kỷ này.

Khi nói đến tôn giáo sẽ khó tránh cho chúng ta liên tưởng tới nhiều hình ảnh có tính cách thần linh hay siêu thực xa vời hay thậm chí mê tín, thụ động. Tuy nhiên, không ai có thể biết được chính xác những lời dạy ban đầu của Thích Ca có dính dáng gì đến những hình thức tôn giáo trong đó kể cả các hoạt động tích cực hay tiêu cực hiên nay của Phật giáo. Bởi vì ở thời mà đức Phật giảng dạy thì không được ghi nhận nguyên văn. Chỉ có Những kinh sách được chép và dịch lại sau này nên chắc khó tránh khỏi sự điều chỉnh hay sưã chưã của những thế hệ sau đó. Chưa kể rằng, ngay chính trong thời gian thuyết pháp, Thích Ca đã tuỳ theo hiểu biết, lòng tin, và  kinh nghiêm của từng đối tương để truyền thụ giáo hoá chứ không cứng ngắt giáo điều. (Đây có lẽ cũng là nguyên do của việc phân hoá phong phú nhưng thống nhất trong tư tưởng của Phật giáo ngày nay)

Tạm thời bỏ qua các tranh cãi về tôn giáo, khi khảo cứu tham vấn các kinh điển Phật học, người ta có thể rút ra được nhiều quan điểm hay giải thích của Phật giáo về thế giới và con người cũng như nhiều phương pháp phân tích khoa học đã được dùng đến. Mặc dù các kinh điển tập trung nhiều trong việc giảng d ạy các phương cách thoát khổ, ta vẫn tìm thấy khá đầy đủ những luận cứ và quan điểm của Phật giáo về thể tính vật lý của thế giới và vũ trụ.  Ỏ đây ta chỉ dừng lại trên những ý niệm có liên quan nhưng không đi xa hơn để tránh lạc khỏi đề tài vật lý sử.

Giải thích của Phật giáo về nguồn gốc hình thành, và quy luật phát triển chung của vũ trụ:


Một trong những câu hỏi hóc buá và lâu đời nhất của vật lý và triết học là vũ trụ do đâu mà có? Nó vận động và phát triển ra sao? Hầu hết các quan điểm có được từ khi có câu hỏi trên cho tới khi Phật giáo ra đời đều mang nặng tính thần quyền và ngay cả đến thiên niên kỉ thứ hai này chúng ta vẫn còn thấy nhan nhản các lý thuyết dưạ vào niềm tin lên đấng sáng thế, người có toàn quyền tạo ra vũ trụ.  Vậy mà Phật giáo một tôn giáo tối cổ lại chạy ra khỏi các giáo điều cứng ngắt và thiết lập nên một hệ thống nhân sinh quan hoàn toàn vô thần.  Theo các kinh điển của Phật giáo, vạn vật bất kể sinh giới hay vật chất  phải tuân theo những qui luật tác động một cách không thiên vị lên chúng.
 Điều quan trọng nhất cần đề cập là nguyên lý Nhân-Quả. Nguyên lý này cho rằng mọi hành vi, vận động đều gây ra các hậu quả tất yếu của nó. Các hậu quả này trước hay sau sẽ đến lúc quay ngược lại tác động vào chính chủ thể của hành vi vận động ban đầu. Đây là nguyên lý bao trùm các hoạt động của vũ trụ.

So sánh ra, thì nguyên lí này là một sự mở rông của nguyên lí tương tác lực và phản lực mà Newton đã phát biểu.  Cái khác ở đây, theo Phật giáo qui luật Nhân -Quả không chỉ đúng cho thế gíơi vật chất mà nó còn đúng luôn cho cả thế giới giới tâm lý con người.
 Phật giáo cho rằng mỗi hiện tượng mà ta có thể nhận biết hay suy diễn ra (hay ngay cả các hiện tượng mà ta chưa đủ khả năng để quan sát qua các giác quan hoặc qua suy diễn), đã là kết quả của sự phối hợp từ các nhân tố vận động (nhân) kết hợp với điều kiện sẵn có của môi trường (duyên).  

Điều này thì chúng ta đã có thể thấy rất rõ trong thế giới sống: một hạt giống không thể nảy mầm và phát triển mạnh mẽ nếu không có các điều kiện thích hợp của môi trường. Mặc dù, hạt giống có thể tự thân nó mang những tính trạng rất khoẻ.

Tiếp xa hơn, luật Nhân-quả không chỉ đứng yên hay tác động trên một sự kiện cô lập mà nó có tính phổ dụng trong toàn vũ trụ. Nghiã là bất kể vật thể có kích cỡ nhỏ hay to có đời sống dài hay ngắn đều phải tuân theo sư chi phối của luật nhân quả.

Và chuổi nhân quả luôn luôn xãy ra tác động nhau. Mỗi hậu quả của các vận động, tác động một lần nưã cùng với sự biến chuyển mới của môi trường sẽ là tiền đề tạo điều kiện  cho các vận động và tương tác mới … và tập họp những vận động và tương tác họp thành một vòng luân chuyển không ngừng nghĩ gọi là “trùng trùng duyên khởi”
Như vậy, theo cái nhìn của Phật giáo, vũ trụ là sự vận động và tương tác lẫn nhau của các hiện tượng tiếp nối không có bước đầu và cũng không có kết thúc. Các hiện tượng này liên tục, sinh diệt và chuyển biến theo luật nhân quả. (Pháp Duyên Khởi)

 Quan điểm duyên sinh trong Phật giáo cho ra một hệ quả là không có vật thể nào có thể tồn tại độc lập mà chúng nương tưạ vào nhau tồn tại hài hoà nhau. “Vật này có, cho nên vật khác có, cái này không thì cái kia cũng không; vật này sinh, cho nên vật khác sinh, mà cái này diệt thì cái kia cũng diệt”. (trích - Đại thưà Phật giáo tư tuởng luận – chương 1 của Kimura Taiken Thích Diễn Bồi dịch).

 Ở đây ta có thể so sánh với việc cho rằng cả vũ trụ này tồn tại bởi sự tương tác lẫn nhau của vật chất (bằng các lực vật lý chẳng hạn) và không thể nào có một vật thể riêng biệt hoàn toàn không tương tác với các vật thể còn lại.

Các ảnh hưởng tương tác lẫn nhau của các sự kiện trong đời sống có khi sâu rộng hơn như chúng ta tưởng.  Theo Stephen Hawking, đã trình bày trong chương 4 của quyển “vũ trụ trong một vỏ hạt” xuất bản năm 2001 rằng: “Một con bướm vỗ cánh ở Tokyo có thể gây ra mưa ở công viên trung tâm ở New-york” đã phần nào chứng thực cho cái ý tưởng duyên khởi của nhà Phật.

Quan Điểm của Phật Giáo về Sự chuyển hoá của thế giới vật lý:

1. Vai Trò Đấng Sáng Thế và sự thành hoại của vật chất


Kế đến, phải kể tới nguyên lý Vô Thường: Phát biểu ngắn gọn của nguyên lý này là Không có vật gì thường tồn vĩnh cửu hay có thể ở mãi trong trạng thái nhất định. 
Một hệ quả đơn giản là mọi vật có lúc sinh ra thì sẽ có lúc nó bị tiêu diệt Do đó, trong Phật giáo không tồn một đấng vĩnh hằng.  Nếu có chăng thì đấng vĩnh hằng đó chính là tính không của vạn vật

Mặc dù có sự tạm phân chia sinh giới ra làm 6 loại trong đó có trời, (và tiếp theo là người, a-tu-la, súc sinh, ngạ quỉ, và điạ ngục) Nhưng ở đây vai trò của trời (các đấng phạm thiên) không phải là tối hậu mà tất cả đều phải tuân theo luật nhân quả.

Một phần cũng do việc phủ nhận sự tồn tại một đấng sáng tạo của vũ trụ này mà nhiều  nhà nghiên cứu đã cho rằng: “Phật giáo là một khoa hoc”. Ngày nay, nguyên lý vô thường đã được chứng minh rộng rãi trong các lí thuyết vật lý hiện đại đặc. Từ một hạt cơ bản cho đến … vũ trụ bao la cũng đều có thời hạn tồn tại của nó! Ngoài ra, vật chất luôn luôn chuyển hoá không ngừng.  

Mỗi sự kiện hay sự vật đều có 4 thời kì chính đó là hình thành (thành), tồn tại và lớn lên (trụ), hao mòn và huỷ hoại (hoại), và chân như (không) và không gì có thể thoát khỏi qui luật này.

 2. Vũ trụ vô cùng :


Một trong các lý thuyết được nhiều khoa học gia tin tưởng nhất về sự hình thành của vũ trụ đó là thuyết vụ nổ lớn (big bang). Ủng hộ giả thuyết này, có cả nhà vật lý thiên tài Stephen Hawking, người được xem là đã có những bước tiên phong trong nỗ lực thống nhất vật lý lượng tử và thuyết tương đối . Thuyết này cho rằng vũ trụ bắt đầu từ một lỗ đen có kích thước cực nhỏ và có mật độ vật chất ở đó là vô hạn.
Trong Liên Hoa Kinh, đã có phần đề cập đến chuyện này, theo đó, các đại sư của Thiên Thai Tông thường dạy rằng "toàn bộ vũ trụ nằm gọn trong đầu một hạt cải". Như vậy, rõ ràng triết lý Phật giáo có thể đã thấy được từ lâu hiện tượng vũ trụ không có kích thước này.

Tuy nhiên, cũng theo theo quan điểm  Phật giáo thì vũ trụ có số lượng thế giới lớn vô cùng tận. Số lượng thế giới giống như thế giới chúng ta đang sống thì “nhiều như cát ở sông Hằng”:
1000 thế giới nhỏ = 1 tiểu thiên thế giới
1000 tiểu thiên thế giới = 1 trung thiên thế giới
1000 trung thiên thế giới= Tam thiên đại thiên thế giới.
Vũ trụ không chỉ có một Tam Thiên đại thiên thế giới mà có đến vô số.
Và theo chu kì “thành, trụ, hoại, không” thì sự khi thế giới này hình thành cũng sẽ có sự tận diệt của thế giới khác, cứ như thế luân chuyển không bao giờ dứt.

Triết học tánh không và Cấu trúc của vật chất:

1. “Vạn Vật Đều Có Tánh Không !“


Về luận lý, thì trong Phật học không có sự tồn tại của trạng thái nhị nguyên. Nghiã là không có sự phân biệt giưã hai trạng thái 1 và 0, có và không, … Nguyên do của sự phân biệt này là do chính tự tâm lí con người phân biệt mà ra (bằng các qui ước và định nghiã). Thế giới tự nó không có sự tách rời phân biệt. Thay vào đó, trạng thái có và không chỉ là sự biểu hiện một thực thể. Sự tồn tại của một hiên tượng (pháp) bất kì phải gắn liền với môi trường đã tạo ra nó và tự nó không thể tồn tại độc lập (vạn vật đều không có tự tính).
Có thể đây là khái niệm khó khăn và được bàn thảo, tranh cải nhiều nhất cho người làm khoa học. Chúng ta tạm gọi đây là quan niêm nhất nguyên (hay tánh không). Trong đoạn kế ta sẽ đề cập thêm

 2. Cấu thành của vật chất và định luật bảo toàn năng lượng


Có Một câu hỏi khác cũng không kém phần quan trọng và lâu đời trong thế giới vật lý. Đó là câu hỏi về sự cấu tạo của vật chất. Gần như mãi cho đến cuối thế kỷ 20 người ta mới có được một câu trả lờì tương đối rõ ràng dựa trên phương trình E = mc² do Einstein phát triển.  Cái ý nghiã triết học nằm trong phương trình này là một sự khẳng định rằng vật chất đều chỉ là một dạng tích tụ của năng lượng.

Trong Phật học, vật chất thì được phân lớp một cách sơ khởi thành bốn loại (tứ đại) bao gồm:  Đất dùng để chỉ tất cả những vật chất ở thể rắn, nước cho vật chất thể lỏng, gió cho thể khí, và dạng vật chất cuối cùng, lửa, chỉ năng lượng chuyển hoá thuần tuý.  Các dạng vất này không tồn tại vĩnh cửu mà có thể bị chuyển hoá bởi luật vô thường.  Theo quan niệm nhất nguyên thì các thể này chỉ là một (tính không) và tính không này có tính phổ dụng cho vạn vật. (Nói nôm na theo các thiền học Phật giáo: ‘vạn vật đều có Phật tính!’ Tức là mọi vật đều có bên trong nó thể tính của chân lý)
Để dễ cho các bạn hình dung, thì ta có thể so sánh cách luận giải đó với luận giải của vật lý hiện đại rằng “vạn vật cho dù ở bất kì dạng gì đều có thể mô tả ở một dạng duy nhất đó là năng lượng!”

Đáng chú ý hơn nưã, khi mô tả trạng thái của vũ trụ thì trong bộ kinh ngắn (toàn bộ có khoảng hơn 160 chữ): “Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh” chỉ ra rõ ràng hơn:  “…Thị chư pháp không tướng, bất sinh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm” ( tạm dịch: vạn vật đều là tướng không, không sinh ra, không mất đi, không dơ, không sạch, không tăng, không giảm). Như vậy, bạn nghĩ sao về sự xác tín của điều này nếu ta liên tưởng tới định luật bảo toàn năng lượng của vật chất trong vũ trụ mà các nhà vật lý đang cổ suý?

4. Bản chất thật của Vạn Vật:


Từ mấy ngàn năm trước, Phật giáo đã đưa khái niệm liên quan đến việc phủ nhận sự tồn tại của các dạng nhận thức từ con người về vật chất (tính “không”).  Theo ý chỉ này thì tất cả các dạng thông tin mà ta nhận thức về vật chất đều không chính xác. Chẳng hạn, hãy xét hai khái niệm quan trọng nhất là “sắc” và “tướng”.
Sắc là thuộc tính màu của vật chất mà chúng ta cảm nhận. Còn “tướng “ là thuộc tính về hình dáng của vật chất. Như vậy tại sao lại phủ nhận hai thuộc tính này?

Cho đến nay thì người ta đã biết khá rõ rằng màu sắc chỉ là sự thụ cảm của mắt đối với một số bước sóng ánh sáng khác nhau và nó gần như là thuộc tính của tâm lý (hai sinh vật khác nhau có thể cảm nhận về màu khác nhau tuỳ theo kinh nghiệm và bẩm sinh của sinh vật đó)

Cấu trúc không gian của vật chất cũng tương tự, cấu thành bởi vô vàn những hạt cơ bản tùy theo khả năng nhận thức của con người hay cá nhân mà việc thấy biết về vật chất đó các khác nhau. 

Nếu như đem cọng tóc phẳng trơn lên kính hiển vi điện tử thì ta sẽ có cảm nhận về hình dáng (tướng)  của cọng tóc sẽ hoàn toàn khác (và có lẽ xấu xí và khá đúng hơn) với cảm nhận ban đầu.

Do đó, không thể vinh vào hai thuộc tính “sắc” và “tướng” mà cho rằng đó là thể tính chân lý của vật chất mà ta cảm thấy được. Tương tự như vậy cho âm thanh, cảm giác, nhận thức , …(Duy Thức Luận và Bát Nhã Tâm Kinh).

Cũng xin nói thêm ở đây việc phủ nhận mọi thứ trong Phật giáo nhằm mụch đích giáo hoá rằng mọi cái nhìn, thụ cảm, suy diễn, quan điểm, hiểu biết, hay hành động của con người đều do tự tâm của chính con người đã dựa vào kinh nghiêm, bản năng, và các điều kiện tác động của môi trường mà có (vạn pháp duy tâm tạo) Nhưng những điều này lại không phải là thể tính chân lý của thế giới.  Do đó, nếu hoàn toàn dưạ vào hay tin vào những thấy biết của cảm quan sẽ bị sai lầm (vô ngã – vô chấp).

Phương Pháp Luận -- Khách quan tuyệt đối:


Trong các nghiên cứu khoa học thì việc tách rời những thiên kiến, hay định  kiến ra khỏi các đánh giá hay thực nghiệm khoa học đóng vai trò vô cùng quan trọng.  Một lý thuyết càng khách quan bao nhiêu thì càng đem lại kết quả dự đóan chính xác bấy nhiêu. Tuy nhiên, khó mà một nhà nghiên cứu có thể hoàn toàn tách rời được các tư tưởng chủ quan của mình vào trong khoa học. 

Thí dụ việc cho rằng vật nặng hơn sẽ rơi nhanh hơn nếu so sánh tốc độ rơi của hai vật trong cùng 1 thời điểm và cùng độ cao đã phổ biến từ rất xa xưa. Mãi cho đến khi … Galileo kiểm chứng lại rằng nó sai. 

Trong vật lý cổ điển, việc chấp nhận thời gian phẳng lặng và độc lập với không gian đã được Newton mặc nhiên dùng trong các chứng minh của mình và cho đến nay thì hiểu biết này là … không hoàn toàn chính xác.

Ngay từ khi mới hình thành, các giáo huấn của Phật đã ý thức rõ ràng về những sai lạc mà con người đã mặc nhiên gán cho thế giới xung quanh và định kiến cho rằng đó là đặc tính thực của thiên nhiên. 

Trong phần trên chúng ta đã thấy sự phủ nhận của các giáo huấn về sắc tướng và các cảm quan của cá nhân con người. Bên cạnh, Phật giáo còn chỉ rõ hơn nưã về sự sai sót này nhằm mụch đích dẫn dắt tư tưởng con người đến việc nhìn nhận sự vật khách quan hơn (trí huệ) thông qua việc cho rằng “mọi thứ cảm nghĩ hay suy diễn đều là sản phẩm tâm lý của con người” (Tam giới duy tâm vạn pháp duy thức - Duy thức luận).

Từ đó, để hiểu và đạt được chân lí một cách đúng đắn thì việc quan trọng nhất là tránh tối đa việc dựa vào hay trụ vào bất kì một ý kiến, tri kiến, hay nhận thức nào từ các cơ quan thụ cảm mà cho đó là tuyệt đối (bất ưng trụ sắc sinh tâm, bất ưng trụ thinh, hương, vi, xúc, pháp sinh tâm, ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm. –Kim Cang kinh)

Như vậy, thế giới quan Phật giáo tiềm chưá một cái nhìn rất tương đối về các lý thuyết  (pháp).  Ngoài ra, việc khuyên bảo giáo đồ trong con đường đi tìm chân lý cũng đã ghi rõ là không được dựa vào sắc, âm hay các cảm xúc. (nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thinh cầu ngã, thị nhân hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai – – Xin hiểu thêm Như Lai ở đây là biểu hiện của chân lý tối thượng của vạn vật chứ không phải là cá nhân xác thịt của Phật Thích Ca: “Như Lai giả, tắc chư Pháp như nghiã” -- Kim Cang Kinh). 

Phật giáo còn cho rằng: Chân lý không từ đâu đến cũng không đi về đâu; chân lý hiện hữu không có sự áp đặt từ bên ngoài (“Như Lai giả, vô sở tùng lai diệc vô sở khứ, cố danh Như lai" - Kinh kim Cang)
Thêm vào đó để tránh cho các tín đồ về sau trở nên cuồng tín hay mù quáng, Thích Ca còn dạy thêm: Không nên tin vào một phát biểu nếuchỉ vì đó là lời nói từ một đạo sư tiếng tăm, cũng không nên nên tin vào điều đó chỉ vì nếu đó là điều mà mọi người đều tin làmtheo. Mọi phán quyết đều nên được kiểm chứng bởi chính trí tuệ của mình.

 Như vậy phương pháp mà Phật giáo dùng trong các luận lí là hoàn toàn khách quan
Tiện đây, cũng xin nhắc thêm một phán đoán của Phật: “Trong một bát nước có chưá hàng vạn sinh linh”  Đây đã là một phán đoán về sự tồn tại của thế giới vi sinh (vi trùng, vi khuẩn,…) mà bằng mắt trần người thời đó khó có thể kiểm nghiệm lại được. Sự tiên đoán này thì hiển nhiên được khẳng định từ khi người ta phát minh ra kính hiển vi.

Thay lời kết:

Điểm nổi bật nhất làm cho Phật giáo đặc sắc so với các tôn giáo khác là việc có nhiều kết luận hay giáo huấn tương đồng với khoa học và phương pháp luận hiên đại. Việc phủ nhận đấng sáng thế và việc cho rằng mọi sự việc nếu xảy ra đều phải tuân theo các qui luật  công bằng của thiên nhiên (nhân quả) đã đưa vị trí của Phật giáo lên ngang hàng với một nền khoa học chân chính.

Điều đáng gây ngạc nhiên để cho chúng ta và các nhà khoa học tự đặt câu hỏi và tìm cách trả lời là: Phật giáo đã ra đời từ hơn 2500 năm trước, khi mà con người chỉ có những công cụ sản xuất thô sơ.  Không có dụng cụ thí nghiệm mà Phật giáo làm thế nào để hoàn bị được một hệ thống hiểu biết cho đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị thực dụng của nó?
 Để thay cho lời kết luận của phần này xin trích lại hai câu nói của nhà vật lý học  Albert Einstein:
 “Nếu có một tôn giáo nào mà có thể thoả mãn được các đòi hỏi của khoa học thì nó chính là Phật giáo.”

Bởi Vì
“Phật giáo có những đặc tính mong muốn cho một tôn giáo phổ dụng của tương lai: Nó vượt quá khả năng thượng đế, tránh khỏi các giáo điều và các thần linh; nó bao hàm cả bản năng và tinh thần, và nó dựa trên nhận thức tôn giáo đòi hỏi mãnh liệt  từ  kinh nghiệm của vạn vật, từ bản năng và tinh thần, như là một sự thống nhất đầy ý nghiã” “If there is any religion that would cope with modern scientific needs it would be Buddhism.”
"Buddhism has the characteristics of what would be expected in the cosmic religion for the future: It trancends a personal God, avoids dogma and theology; it covers both the natural and the spiritual, and it is based on a religious sense aspiring from the experience of all things, natural and spiritual, as a meaningful unity." —Albert Einstein 

Ghi chú :
(*) Sau khi Phật Thích Ca qua đời, thì Tăng đoàn Phật giáo thời bấy giờ đã trải qua 3 kì kiết Tập nhằm cũng cố và điều chỉnh các giới luật cũng như hoàn thiện kinh điển.  Hầu hết các kinh điển Phật giáo còn sót lại là có từ 3 tạng kinh của kì kiết tập thứ 3 này do ngài Mahinda mang từ Ấn Độ sang đão Sri-Lanka; kinh viết bằng tiếng Phạn (Pali) các kinh điển này còn lưu giữ nguyên vẹn

Tài liệu Tham Khảo:

Saturday, November 26, 2011

Về loạt bài “Đi tìm bản chất đích thực của con người”


Vietsciences-  La Thiếu Bình        21/06/2011

Những bài cùng tác giả

Tâm như hư không vô sở hữu (theo cách nói của Long Thọ Bồ Tát) hay Phật tánh, hay Giác tánh, hay Thượng Đế (vô ngã), hay là Trời (nói theo Nho giáo), mới chính là bản chất đích thực của con người và cũng là của vạn vật, Thiền còn gọi nó là bổn lai diện mục, vốn vô sinh vô diệt, sẵn có trước khi cha mẹ chưa sinh ra ta.

Theo Phật giáo (PG), chỗ tận cùng bản chất con người là Phật tánh. Phật là người giác ngộ, Phật tánh là tánh giác ngộ hay giác tánh. Giác tánh là tánh biết bất nhị, bất nhị là không phải hai cũng không phải là một. Bất nhị là không có người biết (năng tri) cũng không có cái được biết (sở tri). Để hiểu rõ về tánh bất nhị, xin hãy xem lại hiện tượng rối lượng tử (entanglement). Thiên nhiên có thể tạo ra đồng thời hai hay nhiều hạt photon, chúng có thể ở tại những vị trí cách xa nhau, khi một hạt bị tác động, tức thời các hạt khác cũng bị tác động y hệt, không mất chút thời gian nào, bất kể khoảng cách là bao xa. Hiện tượng này bộc lộ nhiều tính chất mà chúng ta khó tưởng tượng nổi :

1.               Tính bất nhị, nghĩa là không có số lượng, hay số lượng chỉ là tưởng tượng chứ không có thật. Ta nói chỉ có một photon hay có nhiều photon đều không đúng. Thật tế là không thể xác định được. Vì vậy trong Kinh nói “Phàm cái gì có thể nói ra (hay xác định) đều không có nghĩa thật”. Cũng vì vậy, Đức Phật sau 49 năm đi thuyết pháp, giảng không biết bao nhiêu bộ kinh, trước khi nhập diệt, đã tuyên bố : “ Ta chưa hề nói một chữ nào”.

2.               Tính không thật của không gian. Khoảng cách không gian là không có thật, chỉ có trong tâm thức mà thôi. Chính vì vậy, hạt photon đã không mất chút thời gian nào để truyền tín hiệu sang hạt khác, hay không hề có việc truyền tín hiệu đi, nếu có thì thật là phi lý, vì chẳng lẽ tín hiệu truyền đi với tốc độ gấp hàng triệu lần tốc độ ánh sáng ?  

3.               Tính không thật của thời gian. Thời gian cũng chỉ là sản phẩm của tâm thức chứ không có thật. Bởi vì thời gian là một chiều kích gắn liền với không gian, nên không gian không thật thì thời gian cũng không thật. Thuyết tương đối của Einstein cũng nói rằng thời gian có thể co dãn. Câu chuyện nghịch lý về hai anh em song sinh của Langevin minh thị ý nghĩa thời gian có thể co dãn, thời gian khác nhau ở hai hệ qui chiếu khác nhau. Thiền sử Trung Hoa có kể 2 câu chuyện thực nghiệm về thời gian không thật. Nhà sư Huệ Trì慧持 là em ruột của Tổ Tịnh Độ tông Huệ Viễn (慧遠 334~416 ) sống vào đời Tấn ở Trung Quốc.
4.                

 Khi Huệ Viễn tổ chức một thời pháp Niệm Phật ở Lư Sơn thuộc tỉnh Giang Tây thì Huệ Trì từ giã anh, đi vân du ở Tứ Xuyên, thấy có một bọng cây lớn, ông vào ngồi nhập định, hoàn toàn không biết về tất cả mọi việc xảy ra. Cửa bọng cây lâu ngày khép lại, ông cũng không hay. Đến khi cây bị sét đánh, bọng cây bị vỡ, ông té ra ngoài, cũng không hay biết. Trẻ mục đồng nhìn thấy ông, chúng gọi người đến, ông vẫn còn nhập định. Người ta đưa ông đến kinh đô, tại đây có các thiền sư, họ làm cho ông xuất định. Ông nói rõ tên họ và xác định mình là em ruột của Huệ Viễn, một người nổi tiếng, và hỏi thăm ông anh ra sao. Mọi người vô cùng kinh ngạc vì Huệ Viễn đã tịch hơn 700 năm rồi. Họ hỏi ông nhập định bao lâu. Ông nói mới có một lát thôi mà. Như vậy đối với Huệ Trì thời gian hơn 700 năm là không có. 
Câu chuyện thứ hai là về Hư Vân 虚云lão hòa thượng (1840-1959) của thời hiện đại.
Ông cùng các vị đồng tu ở trên núi Chung Nam 终南山, gần Trường An, quanh năm phủ tuyết, mỗi người ở một cái cốc cách xa nhau, thức ăn chỉ đào những củ khoai rất cứng trên núi, người thường ăn không nổi. Một hôm, ông bỏ củ khoai vào nồi nấu rồi ngồi nhập định lúc nào chẳng hay. Lúc đó vào dịp Tết, những người bạn đồng tu ở xung quanh thấy lâu không gặp, bèn rủ nhau đến thăm, thấy ông đang nhập định, liền búng lỗ tai khiến ông xuất định và hỏi ông nhập định bao lâu rồi. Ông đáp: “Mới hồi nảy, chắc nồi khoai đã chín rồi”. Nhưng khi mở nắp nồi thấy mốc đã lên cao, chứng tỏ nửa tháng đã trôi qua. Như vậy đối với Hư Vân thời gian nửa tháng là không có.
Hai câu chuyện trên chứng tỏ thời gian là sản phẩm của tâm thức chứ không phải thật. Các thiền sư nhập định sâu tận tiềm thức, tâm thức ngừng hoạt động thì thời gian cũng ngừng. Nếu Câu chuyện nghịch lý của Langevin chỉ là tưởng tượng dựa trên cơ sở khoa học, thì hai câu chuyện trên là thực nghiệm người thật việc thật. Hư Vân sống cùng thời đại với chúng ta và thọ tới 120 tuổi.
Giác tánh vô hình, vô tướng, không hạn lượng, mới đích thực là bản chất của con người cũng như của vạn vật. Giác tánh có những tính chất như thấy, nghe, ngửi, nếm, tiếp xúc và suy tưởng. Những tính chất này bất biến, vô sinh, vô diệt, và do đó vô thủy, vô chung.  Chính giác tánh hướng dẫn cho vật chất cấu thành lục căn tức 6 cơ quan nhận thức của sinh vật và con người, là : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thể và bộ não. Lục căn tiếp xúc với lục trần, là : sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; sinh ra lục thức là 6 loại nhận thức   nói trên, trong đó tư duy là một loại nhận thức cao cấp rất phát triển ở con người.  
Theo PG, thì thế giới vạn vật chỉ là ảo giác chứ không có thật. Thuyết thập nhị nhân duyên của PG, nói vạn vật có nguồn gốc là vô minh. Vô minh là lầm lạc vì không thấy rõ, không hiểu rõ, bị mê mờ. Mà vật lý lượng tử ngày nay cũng không nói khác. Quark, electron chỉ là những hạt ảo, chúng không tồn tại khi bị cô lập, chúng chỉ tồn tại trong quan hệ tương tác với nhau và phải được cảm nhận bằng ý thức, trực tiếp qua các giác quan hoặc gián tiếp qua các thiết bị.

Niels Bohr (1885-1962, nhà vật lý người Đan Mạch, giải Nobel vật lý 1922)  nói “Isolated material particles are abstractions” (1) (Hạt vật chất cơ bản cô lập là những sự vật trừu tượng- tức không phải vật thật).

Von Neumann (1903-1957 nhà toán học người Mỹ gốc Hungary, có nhiều đóng góp cho vật lý lượng tử và khoa học máy tính) phát biểu : “Nothing would be real unless consciousness exists, that all real things are constituents of consciousness - which is a complete reversal of materialism” (2) (Không có cái gì là thật trừ phi ý thức hiện hữu, tất cả vật thật đều cấu thành từ ý thức- điều này hoàn toàn trái ngược với chủ nghĩa duy vật).

Eugene Wigner (1902-1995 nhà vật lý và toán học người Hungary, giải Nobel vật lý năm 1963) viết : “The very study of the external world led to the conclusion that the content of the consciousness is an ultimate reality. Particles only exist when observed, and so the reality of particles entails that consciousness is a fundamental element of reality” (3) (Càng nghiên cứu thế giới bên ngoài, càng dẫn tới kết luận rằng nội dung của ý thức là thực tại tối hậu. Hạt chỉ hiện hữu khi được quan sát, và như thế thực tại của hạt bắt buộc rằng ý thức là yếu tố cơ bản của thực tại).

Vì tính chất đồng bộ của lục căn, lục trần, lục thức (18 cảnh giới) nên ta tưởng vật chất là có thật, chứ thật ra vật chất chỉ là cảm giác, là thông tin chứ không phải thật.

Khoa học chỉ dựa trên tư duy lô gích của bộ não thuộc bán cầu trái, hay dù cảm nhận trực giác  bằng bán cầu phải thì nhận thức cũng đã bị cơ chế ảo hóa của 18 cảnh giới làm cho lầm lạc, không bao giờ thấy được bản chất. Ví dụ ta thấy và cảm nhận vật chất, màu sắc, nước..., đó chỉ là tâm thức tổng hợp từ 6 giác quan, nhà khoa học ắt hẳn biết rõ là chúng không có thật, bản chất của chúng là gì thì cũng không xác định được, quark, electron cũng không hẳn là có thật.

Tóm lại quark, electron tạo ra những cấu trúc ảo, đó là nguyên tử của các nguyên tố, là phân tử vô cơ và hữu cơ, là chất sống như acid amin, protein, glucid, lipid, protid, DNA...là sơn hà đại địa, nhà cửa, xe cộ, mặt trời, hành tinh, thiên hà, vũ trụ. Một loại cấu trúc ảo khác là lục căn trong đó xuất sắc nhất là bộ não người. Lục căn là cấu trúc tuyệt vời của giác tánh, nó là cơ chế phát sinh ra nhất niệm vô minh, nhất niệm vô minh nối tiếp nhau liên tục tạo thành dòng nhận thức, suy nghĩ, tư tưởng, hệ tư tưởng, văn hóa, văn minh của nhân loại. Đối tượng của nhất niệm vô minh cũng là những cấu trúc ảo khác của vật chất và cả phi vật chất. Những cấu trúc ảo của vật chất này, nhà triết học Immanuel Kant (1724-1804) gọi là vật tự thể (Das Ding an Sich) bất khả tri. Cái khả tri qua nhận thức của lục căn thì đã bị ảo hóa không còn đúng thực tế nữa. PG gọi cấu trúc ảo của vật chất và phi vật chất là vô thủy vô minh. Thiền gọi vô thủy vô minh là thoại đầu. Vô thủy vô minh và nhất niệm vô minh là hai chìa khóa của cơ chế ảo hóa làm phát sinh vũ trụ vạn vật. Bản chất của vạn vật hay bản chất của con người là giác tánh. PG còn gọi nó là tánh Không của vạn hữu, hay còn gọi là Tâm. Kinh Phật nói “Nhất thiết duy tâm sở tạo” (Tất cả đều do tâm tạo) là nghĩa như vậy. Tham thiền hay tham thoại đầu là tự mình chứng được, ngộ được vô thủy vô minh và nhất niệm vô minh đích thực là bản chất của vũ trụ vạn vật, chúng không là gì cả mà cũng là tất cả. Khi làm chủ được rồi thì tự nhiên vận dụng được thần thông, sinh tử tự do, hay làm chủ được sinh tử, thoát khỏi luân hồi sinh tử, tùy ý sinh hay tử ở bất cứ đâu, bất cứ cảnh giới nào, dù cách xa địa cầu bao nhiêu tỉ quang niên cũng không thành vấn đề, vì tất cả mọi cảnh giới đều là duy tâm sở tạo. Lịch sử Thiền tông Trung Hoa ghi nhận có hơn 5000 người chứng được như vậy, Thiền gọi là kiến tánh. Nổi bật trong số đó là các vị Tổ Sư Thiền. Bên Ấn Độ sau Đức Phật, có 28 vị Tổ Sư, Sơ Tổ Ca Diếp, Nhị Tổ A Nan...Tổ 14 là Long Thọ Bồ Tát, Tổ thứ 28 là Bồ Đề Đạt Ma bắt đầu sang Trung Quốc truyền Đạo Thiền, làm Sơ Tổ tại TQ. Truyền cho nhị Tổ Huệ Khả, tam Tổ Tăng Xán, tứ Tổ Đạo Tín, ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, lục Tổ Huệ Năng. Sau Huệ Năng, số người kiến tánh nhiều không kể xiết như Vĩnh Gia Huyền Giác, Huỳnh Bá Hy Vận, Lâm Tế Nghĩa Huyền, Đức Sơn Tuyên Giám, Nam Nhạc Hoài Nhượng, Pháp Nhãn Văn Ích...Thời hiện đại thì có Hư Vân Hòa thượng, Lai Quả Thiền sư, Nguyệt Khê Thiền sư...Đời Minh có Hám Sơn, Đơn Điền (hai vị này còn để lại nhục thân bất hoại, cùng với nhục thân của Huệ Năng, được thờ tại chùa Nam Hoa gần thị trấn Thiều Quan, cách Quảng Châu khoảng 200km về phía bắc).  Hàng cư sĩ tại gia cũng có người kiến tánh, bên Ấn Độ có cư sĩ Duy Ma Cật, bên Trung Quốc có cả gia đình Bàng Uẩn gồm 4 người, nhà thơ Hoàng Đình Kiên...Người nữ cũng có kiến tánh, như vợ và con gái của Bàng Uẩn, bà già bán thức ăn điểm tâm, người đã giúp cho Đức Sơn Tuyên Giám kiến tánh...  

Kết luận : Tâm như hư không vô sở hữu (theo cách nói của Long Thọ Bồ Tát) hay Phật tánh, hay Giác tánh, hay Thượng Đế (vô ngã), hay là Trời (nói theo Nho giáo), mới chính là bản chất đích thực của con người và cũng là của vạn vật, Thiền còn gọi nó là bổn lai diện mục, vốn vô sinh vô diệt, sẵn có trước khi cha mẹ chưa sinh ra ta.   

“Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại” (Descartes) hay “Tôi cảm thụ, vậy tôi tồn tại” (Louis Lavelle) chỉ là sự tồn tại của cái ta giả do vô minh kiến lập. “Tôi tư duy, vậy tôi không tồn tại” (Jean Paul Sartre) là không thừa nhận cái ta giả, cái ta giả chỉ là vọng tưởng do vô minh kiến lập, không phải thật. Nhưng Sartre không thân chứng được cái ta thật, tức bản chất đích thực của con người là gì, nên không thể tự giải thoát được. Trong L’Être et le Néant (Thực thể và Hư vô, 1943) tác phẩm triết học chính của ông, có nhiều sai lầm. Một trong các sai lầm căn bản của ông là cho rằng L'être est. L'être est en soi. L'être est ce qu'il est. (Thực-thể là. Thực-thể tự-tại. Thực-thể là cái gì nó là.) Nói thế tức là cho rằng vật chất tự nó tồn tại độc lập ngoài tâm thức, điều mà các nhà khoa học hàng đầu thế giới hiện nay đã chỉ ra là không đúng. Phật pháp nói thực thể (vật chất chẳng hạn) cũng không phải là thực thể. Hư vô cũng không phải là hư vô.  Cái gì có thể nghĩ, có thể nói đều không có nghĩa thật. Cả chủ nghĩa hiện sinh và chủ nghĩa hư vô đều là biên kiến (lệch một bên) không phải trung đạo, và đều là bệnh.

Trân trọng kính chào

La Thiếu Bình

(1), (2), (3) trích trong “Religion and the quantum world” của Giáo sư Keith Ward phát biểu tại  Gresham College ngày 09/03/2005.

Wednesday, November 23, 2011

Từ duyên sanh đến từ bi và ngược lại.



Sự hiện hữu của mỗi chúng ta hiện giờ và ở đây là do, từ, bởi, nhiều nguyên nhân và điều kiện. Tôi có mặt ở đây là nhờ cha mẹ tôi đã lấy nhau, nhờ gia đình nuôi dưỡng, nhờ xã hội dạy dỗ, ngôn ngữ tiếng nói nhờ vào dân tộc này. Tôi hiện hữu bây giờ cũng là nhờ đang có không khí, đang có mặt trời, đang có đất để đi đứng, đang có nước để uống và tắm rửa. Sự có mặt của tôi là do được cho. Cha mẹ tôi cho tôi sự sống, đặt cho tôi một cái tên, cho tôi sự khổ nhọc nuôi dưỡng, xã hội cho tôi sự giáo dục, cơm gạo, cho tôi đủ sống và yên bình.

Khi nhìn ra tất cả hiện hữu của mình là do rất nhiều cái khác cho mình, tự nhiên chúng ta có lòng từ bi. Cái nhìn duyên sanh- tôi sống là nương dựa vào, tùy thuộc vào mọi cái khác- đưa chúng ta đến lòng từ bi.
Chúng ta ít khi thấy được sự rộng lớn, sự nương dựa lẫn nhau, sự kết nối lẫn nhau của đời sống. Chúng ta sống trong chủ nghĩa quy giản (reductionism). Chính vì sự quy giản này, chúng ta dễ dàng sống bằng thương ghét, lấy bỏ, đào sâu thêm hố cách biệt giữa “ta” và “cái chẳng phải ta”… Dần dần xa cách đời sống đích thực, đó là sự bất hạnh của chúng ta.

Không có cái nhìn duyên sanh, chúng ta dễ dàng gán tên, gán nhãn hiệu, vội vàng phê phán, kết án. Thậm chí một điều xấu của một người nào, đâu phải hoàn toàn do người ấy, mà còn do gia đình, do xã hội, do hoàn cảnh. Nhìn rộng ra theo duyên sanh, chúng ta dễ thông cảm, khoan dung, tha thứ. Chính trên tấm lòng rộng mở này chúng ta mới có cơ hội làm người ấy chuyển hóa.

Duyên sanh hay nhân duyên sanh cho ta cái nhìn rộng mở hơn, không cố chấp, về đời sống để thấy rằng đời sống là vô vàn tương quan, vô vàn liên hệ, vô vàn kết nối lẫn nhau. Duyên sanh cho chúng ta thấy đời sống là một toàn thể được cấu thành bằng sự có mặt của tất cả. Cái đời sống toàn thể ấy nương dựa vào, liên hệ với những phần tử của nó và một phần tử liên hệ với tất cả những phần tử khác. Chính từ cái nhìn mọi sự đều liên hệ với nhau, kết nối với nhau, chúng ta có từ bi.

Công việc kết nối, hài hòa tất cả những hiện hữu của đời sống là lòng từ bi. Bỏ đi những cái phá hoại mối liên hệ tương quan của đời sống như tức giận, tham lam giành giựt, mê mờ cho rằng đời này chỉ có ta và bồi dưỡng sự thân thiện, thiện cảm, thiện ý trong những mối liên hệ ấy là lòng từ bi. Như thế một người từ bi sống không chỉ trong một cuộc đời của riêng mình, mà còn sống trong những cuộc đời khác. Cuộc sống người ấy được mở rộng qua những cuộc đời khác. Nhờ lòng từ bi, cuộc đời của một người được rộng ra, trải khắp trong mọi sự sống khác, trong tất cả những hiện hữu khác, nghĩa là cuộc sống của người ấy có tầm mức vũ trụ.

Ngược lại, nếu phát khởi từ bi chúng ta sẽ nhìn rộng ra hơn để thấy những liên hệ, những tương quan tạo thành xã hội. Từ bi làm cho chúng ta thấy rộng ra, thấy một thế giới duyên sanh.

Xem them tai day http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-75_4-14406_5-50_6-2_17-300_14-1_15-1/

[Om Mani] TU TẬP TỪ TÂM

Phật cho biết nếu người tu tập Từ tâm một cách thuần thục sẽ đạt được tám lợi ích. Trước hết chúng ta định nghĩa Từ tâm là gì. 

Từ tâm là lòng thương yêu không điều kiện. Thông thường chúng ta thương yêu ai vì người đó có sự tương quan nào với mình. Hoặc họ là cha, là mẹ, là anh chị, bà con, thân quyến,… hoặc họ là bạn bè đối xử ưu ái với mình, và đậm đà tha thiết hơn cả nếu họ là tình nhân hay vợ chồng với mình. Lòng thương yêu của chúng sinh được chi phối thúc đẩy bởi nghiệp nó có điều kiện hẳn hoi. Chúng ta thương yêu cha mẹ vì người đã nuôi nấng sinh dưỡng săn sóc cho chúng ta từ thơ ấu, và có khi còn để lại cả gia tài sự sản về sau. Chúng ta thương yêu bạn bè vì họ đáp ứng những nhu cầu giao tiếp vui chơi, đỡ đần qua lại với chúng ta; chúng ta thương yêu tình nhân vì họ đem lại cho chúng ta khoái lạc của nhục dục; chúng ta thương yêu con cái vì chúng nó là sự kéo dài hình ảnh, tên tuổi, dòng họ của chúng ta ở lại với cuộc đời khi chúng ta đã nhắm mắt. 

Tình thương có điều kiện như thế, bị chi phối bởi nghiệp như thế luôn luôn kéo theo ô nhiễm, bất an và phiền động. Nó luôn luôn đòi hỏi sự đáp ứng trở về cho tự ngã. Nếu không được đáp ứng trở lại, tình thương sẽ biến mất và đôi khi sẽ được thay thế với thù hận. Lịch sử đã chứng minh và tiểu thuyết đã diễn tả khá nhiều về loại tình thương có điều kiện này với kết quả sau cùng là sự chiếm chỗ của thù hận. Tình thương có điều kiện ràng buộc nhau, là sự đòi hỏi nhau. Cha mẹ thương con cũng vẫn đòi hỏi một sự hiếu để trở lại, con thương cha mẹ cũng vẫn đòi hỏi sự chăm sóc chu đáo. Vợ chồng thương nhau cũng vẫn đòi hỏi sự cung phụng về xác thịt. Có khi chỉ vì không thỏa mãn nhục dục, họ sẵn sàng ngoại tình và bỏ nhau. Tình thương yêu như thế không phải là Từ tâm được Phật tán thán. 

1* Muốn biết Từ tâm này là gì, bạn hãy hướng tâm đến bất cứ một chúng sinh nào, không có chút liên quan gì với mình và tác ý khởi lên lòng yêu mến đối với chúng sinh đó. Trong lòng yêu mến hướng về chúng sinh đó, bạn không nghe lòng mình đòi hỏi nơi họ bất cứ sự đáp ứng nào, cũng không cần họ biết rằng bạn đang thương mến họ. Chỉ một sự thương yêu trìu mến, ưu ái, chứa chan thắm thiết của bạn dành cho họ một cách thuần khiết vô nhiễm mà thôi. 

2* Rồi bạn hướng tâm đến những người quen biết trong cuộc đời mà từ lâu bạn vẫn phớt lờ đối xử hời hợt với họ, để chan rãi lòng thương mến với họ. 

3* Rồi bạn hướng tâm đến từng người từ lâu ác cảm với bạn, hoặc đã mưu hại bạn. Phải khởi tâm họ chân thành bình đẳng như những chúng sinh khác. Thoạt đầu bạn sẽ nghe tình thương mới này đụng chạm với niềm thù hận bấy lâu, nhưng sau giây phút tỉnh giác, niềm thù hận cũ sẽ tan để nhường chỗ cho tình thương ngự trị. 

4* Rồi bạn hướng tâm đến những thú vật lớn, những côn trùng nhỏ, những ngạ quỷ vô hình, những chúng sinh ở địa ngục. Khi khởi tâm thương mến những chúng sinh bất hạnh này, liền đó có niềm xót xa thương hại kèm theo. Từ đã sinh ra bi. Thương  yêu đã sinh ra thương xót. 

Từ là thương yêu mọi loài một cách bình đẳng không điều kiện. 

Bi là thương xót khi thấy chúng sinh đau khổ. 

5* Rồi bạn lại tâm nguyện rằng bất cứ nơi nào có sự hiện diện của chúng sinh, nơi đó có tình thương của bạn ban phát. Bỗng nhiên một cách không cố ý, bạn thấy lòng từ bi của mình trùm phủ vô hạn trong pháp giới. 

Nếu mới ban đầu chúng ta quán tưởng Từ tâm trùm khắp vô lượng, Từ tâm này chỉ có chiều rộng mà không có chiều sâu. Phải đi qua năm giai đoạn vừa kể, Từ tâm đó mới có đầy đủ bề sâu và bề rộng. 

Thường xuyên chan rãi lòng thương yêu như vậy – tu tập Từ tâm – cho đến thuần thục, sung mãn như cổ xe, như căn cứ địa, người này thành tựu tám lợi ích. 

–  Ngủ, thức thì được yên vui, không có ác mộng.
–  Được người yêu mến, phi nhơn ái mộ. 

Điều này dễ hiểu vì Từ tâm lan tỏa tự nhiên cảm ứng với tâm chúng sinh nhất là các loài phi nhân thấy được tâm người, chúng sẽ mến mộ người nào có Từ tâm lan tỏa như vậy. 

–  Được chư thiên độ trì. 

Những thiên tử là những vị đã từng vun bồi Từ tâm nhiều đời, tích lũy thiện căn nhiều kiếp nên rất quí mến những chúng sinh đi theo con đường cao cả này. Với năng lực của thiên giới họ sẽ thủ hộ gìn giữ ai tu tập Từ tâm thoát khỏi những chướng nạn trên đường tu, bảo vệ sự tu tập vị này đến viên mãn. 

–  Lửa, thuốc độc, đao kiếm không gia hại. Thuốc độc đây bao gồm những độc trùng như rắn, rết, bò cạp… Những hiểm nạn trên đây cảm ứng với tâm ác độc, không cảm ứng với Từ tâm. Có thể trong quá khứ vị này đã từng tạo nghiệp đáng bị quả báo lửa, đao, độc dược, nhưng với đời này tu tập Từ tâm thuần thục, quả báo kia được hóa giải qua hình thức khác nhẹ hơn. 

–  Nếu không chứng quả Thánh sẽ sinh về cõi trời phạm thiên. 

Cõi trời phạm thiên dành cho những chúng sinh tu tập sung mãn Từ tâm và giữ gìn phạm hạnh, đồng thời có sở đắc trong Thiền Định. 

–  Tu tập Từ tâm trợ giúp rất nhiều cho Thiền Định giải thoát. 

“Các kiết sử yếu dần
Thấy được sanh y diệt” 

Tu tập Từ tâm có công năng phá dần các kiết sử che tâm. Kiết sử tan đến đâu, Thánh vị tăng đến đó, cho đến tận cùng thì sanh y đều chấm dứt, được viên mãn Niết Bàn. 

Thể Niết Bàn là thể của Đại bi (Kinh Đại Bát Niết Bàn, hệ Phật giáo phát triển). Thế nên ai gieo nhân đại bi sẽ được quả Niết Bàn. Và khi đã thành tựu Niết Bàn tức là viên mãn Đại bi và thắng trí, vị này sẽ ra vào tam giới hóa độ chúng sinh mà không ai thấy được dấu vết.

Vì sao tu tập Từ tâm có công đức như vậy?

Như chúng ta đã phân biệt giữa phước và đức.
Phước là do lợi ích chúng sinh.
Đức là do cái tốt của tự tâm. 

Tu tập Từ tâm tức là tăng trưởng đức bên trong. Đức là cội gốc vững bền cho mọi phước nghiệp bên ngoài, là vốn liếng để tựu thành vô lượng công hạnh khác. Người thuần thục Từ tâm là người đã có sẵn kho tàng vô giá, công đức của Từ tâm đủ sức phá tan dần các kiết sử, trợ duyên lớn lao cho Thiền Định giải thoát. 

Trong Pháp Cú truyện tích có thuật, một số Tỳ Kheo ở trong rừng tu tập bị các thần cây phá phách không yên. Phật dạy các vị khởi Từ tâm đối với chúng sinh. Sau đó, chư thiên đã hộ trì sự yên ổn cho các vị tiến tu.
Lòng Từ cảm ứng sự hỗ trợ của chư thiên, hiệu quả hơn lời cầu nguyện từ một tâm hồn ích kỷ. Kẻ ích kỷ muốn được sự hỗ trợ của chư thiên bằng lời cầu nguyện, vẫn không thành tựu bằng một người chan rãi Từ tâm cho tất cả chúng sinh. 

Bởi hai cách thức, một người sẽ giúp đỡ kẻ khác.
Hoặc do lý trí phân biệt thiện ác, nên người này cố gắng làm điều thiện, tránh điều ác.
Hoặc do Từ tâm thương yêu chúng sinh, nên người này cố gắng hy sinh giúp đỡ cho kẻ khác. 

Nhưng trong hai trường hợp tác thiện như vậy, một do lý trí, một do Từ tâm, thì hành vi bởi Từ tâm vẫn làm tươi mát lòng người hơn cả. Chúng ta không phủ nhận vai trò quan trọng của lý trí trong việc phân biệt thiện ác, nhưng cũng cần có Từ tâm như dòng suối trong mát mùa hè, như tia nắng ấm áp mùa xuân một cách tự nhiên thoải mái. Người thuần lý trí sẽ đối xử tốt với mọi người nhưng vẫn có vẽ khô khan cứng cỏi. Còn người thuần thục Từ tâm sẽ đối xử  tốt với tất cả mọi người trong vẻ bao dung ưu ái, và ai cũng thích trường hợp thứ hai này.
Trích Thích Chân Quang, Luận Về Nhân Quả

Tuesday, November 22, 2011

Meta Cafe



Một tháng kể từ ngày khai trương, Meta café đã dần dần trở thành địa chỉ quen thuộc với các bạn học sinh, sinh viên cũng như giới văn phòng trên địa bàn Hà Nội –  nhờ nỗ lực hết mình, cùng với lòng nhiệt huyết của các thành viên Meta café nhằm đưa mô hình café thân thiện  trở thành không gian thứ ba dành cho giới trẻ. Không ít người thắc mắc điều gì đã giúp Meta khẳng định được mình trong bối cảnh các mô hình café đang dần trở nên bão hòa như hiện nay?! Thông thường khách hàng trông đợi gì khi đặt chân đến một quán café? Đồ uống ngon? Không gian đẹp? Một chỗ nghỉ chân? Nơi gặp gỡ bạn bè, đối tác…? Nếu chỉ hướng tới đáp ứng những nhu cầu quen thuộc này có lẽ Meta café đã không thành công đến thế.

Đối tượng khách hàng mà quán hướng tới là các bạn học sinh, sinh viên và đội ngũ nhân viên văn phòng trẻ- những đối tượng tưởng chừng không quan tâm nhiều và không “sành” về chất lượng đồ uống, nhưng không thể phủ nhận chất lượng luôn là tiêu chí giữ chân khách hàng hàng đầu  của Meta, cũng như là điểm nhấn giúp ghi nhớ hình ảnh Meta trong tâm trí họ dù mới chỉ lần đầu ghé quán. Bartender, đồng thời là một người đồng sáng lập ra quán, là một người pha chế chuyên nghiệp đã có thời gian làm việc tại nhiều bar và café nổi tiếng tại Sài Gòn còn không ngừng sáng tạo, điều chỉnh các công thức pha chế sao cho phù hợp với sở thích và yêu cầu của từng khách hàng.
Kể từ ngày ra mắt, Pink Lady và Green Man đã và đang là “cặp đôi hoàn hảo” dễ thương và hấp dẫn luôn được các bạn trẻ lựa chọn khi đến với Meta. Bên cạnh đó, còn là những cà phê Picasso, trà Moza, coctai Meta Moment…quen mà lạ, không chỉ ngon mà còn vô cùng ý nghĩa từ chính cái tên của mỗi loại đồ. Thời gian này, chúng tôi đang triển khai phát triển thêm các loại đồ ăn nhanh, đáp ứng nhu cầu của khách hàng tại quán khi họ cần một bữa ăn nhanh chóng, ngon miệng, hợp vệ sinh nhưng với giá cả vô cùng ưu đãi.  Ngoài ra, với tiêu chí luôn cập nhật và sáng tạo món mới, khách hàng nhất định sẽ hứng thú với menu đổi mới hàng tuần của Meta và biết đâu lại được mời nếm thử một món đồ uống hoàn toàn mới tại đây. Nhiều người quan niệm, chất lượng đồ uống tốt đồng nghĩa với giá cả phải cao. Suy nghĩ  này lại không hề đúng với Meta. Với tiêu chí tạo dựng một không gian thứ  ba cho giới trẻ, mà phần lớn là các bạn sinh viên trên địa bàn Hà Nội, anh chủ quán luôn nhấn mạnh phương châm của mình: không gian sinh viên, giá cả sinh viên! Chính vì thế, các câu lạc bộ, hội nhóm luôn tự tin lựa chọn Meta là điểm đến thân thuộc cho các hoạt động của mình từ sinh  hoạt câu lạc bộ, họp mặt, sinh nhật…mà không phải bận tâm đến vấn đề chi phí khi giá đồ uống chỉ là 10.000đ. Thử hỏi liệu đã có quán café nào tổ chức được tiệc, sinh nhật cho 20 người với chi phí  là 200.000 đ !?



Các bạn trẻ đam mê kinh doanh hay mong muốn học hỏi kinh nghiệm và kỹ năng sống, học tập, làm việc còn hứng thú hơn nữa với chương trình đào tạo được chủ trì tại quán thường xuyên. Bạn là một sinh viên năm nhất lạ lẫm với phong cách học tập và làm việc tại môi trường đại học, bạn nhận thấy các kỹ năng mềm của mình còn quá hạn hẹp, mới ra trường công việc nào sẽ là phù hợp với mình đây, bạn đam mê kinh doanh nhưng chưa tìm được cho mình một ý tưởng phù hợp…nếu các bạn đang gặp phải những vấn đề này thì không còn nghi ngờ gì nữa, chương trình đào tạo được tổ chức tại Meta là lựa chọn sáng suốt cho bạn.
Các thành viên của CLB SSC - Kỹ năng mềm Học Viện Ngân Hàng tại Meta
Boy DPO tổ chức 20/10 cho chị em DPO
Nhiều người đặt câu hỏi về slogan của Meta café "Rome In VietNam”, phần lớn hình dung rằng design của quán sẽ theo hướng mô phỏng  kiến trúc hay văn hóa Italia chăng? Nhưng điều ít ai ngờ đến và cũng là điều mà hầu như chưa mô hình dịch vụ café nào để tâm là phong cách dịch vụ hoàn hảo của Italia mới là phương châm những người điều hành quán hướng đến. Cũng như người Việt ta có câu “ vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”, tiêu chí về chất lượng dịch vụ được xác định là kim chỉ nam hướng tới thành công của Meta. Chính vì thế, ngay những ngày chuẩn bị cho khai trương, đội ngũ nhân viên của Meta đã được đào tạo và hướng dẫn để thành thạo những kỹ năng phục vụ và làm vừa lòng khách hàng từ những điều tưởng chừng nhỏ nhất như cách chào hỏi, đặt để ly tách,  tư vấn đồ uống, giới thiệu các chương trình khuyến mãi,…Bên cạnh đó, đến với Meta café, khách hàng hoàn toàn có thể tìm thấy cho mình những phương tiện giải trí hay thông tin thiết thực như sách báo, tạp chí mới luôn được cập nhật hàng ngày, lịch chiếu phim, lịch học, các chương trình hội thảo…
Bạn nghĩ sao? Meta đã thực sự là lựa chọn sáng suốt của bạn cho buổi cafe tới chưa? Hãy ghé quán một lần và bạn sẽ hiểu thế nào là trải nghiệm phong cách Rome giữa lòng Hà Nội!


                               Meta Cafe

Monday, November 21, 2011

Kinh tế học hành vi - Sức mạnh của sự miễn phí



SỨC MẠNH CỦA SỰ MIỄN PHÍ

Với con người, nghe tin có món đồ, khóa học nào đó MIỄN PHÍ là chúng ta phát cuồng đăng ký, hoặc thu thập chúng về nhà, dù thực sự chúng ta chẳng cần. 

Miễn phí có sức mạnh rất lớn, hãy quan sát, bạn đứng chờ hàng giờ liên trước sự giảm giá lớn của 1 chương trình, hay bạn mua một món đồ nào đó vì nó được tặng thêm một dịch vụ khác đi kèm.

Chúng ta cùng điểm qua một vài luận điểm về sự MIỄN PHÍ và sức mạnh của nó. Tổng hợp chương "Miễn phí" trong cuốn Phi Lý Trí - Dan Ariely 

1- Hầu hết các mặt hàng có ưu điểm, nhược điểm, nhưng một khi mặt hàng được MIỄN PHÍ  thì chúng ta lại quên đi những nhược điểm của nó.

2- Con người về bản chất rất sợ mất mát. Và sự cám dỗ từ mặt hàng MIỄN PHÍ lại liên quan tới nỗi sợ này.

3- Chúng ta không mất gì nếu chọn hàng MIỄN PHÍ. Nhưng giả sử ta chọn một món hàng không được MIỄN PHÍ!, rất có thể chúng ta sẽ quyết định sai lầm, đồng nghĩa với khả năng chúng ta mất đi một cái gì đó. Vậy, nếu được lựa chọn chúng ta sẽ chọn hàng MIỄN PHÍ.

4- Sự khác biệt giữa 2 xu và 1 xu là nhỏ nhưng sự khác biệt giữa 1 xu và 0 thì thật khổng lồ.

5- Hãy bán một mặt hàng MIỄN PHÍ! Bạn có muốn bán được nhiều sản phẩm hơn không? Hãy MIỄN PHÍ! Một phần giá bán của sản phẩm.

6- Người ta sẽ tích lũy đồ miễn phí, và đôi khi cứ lấy dù chẳng dùng đến. Rất nhiều lần chúng ta mua 2 sản phẩm 1 lúc để có sản phẩm thứ 3 mà ta biết ta chẳng cần 2 thứ đó.

7- Con người thường “lu mờ” trước những món hàng MIỄN PHÍ mà không để ý đến món hàng không miễn phí

8- Một vài ví dụ :

+ Thanh kẹo A bán 15 xu, thanh kẹo B bán 1 xu. Tỉ lệ mua A là 73%, B là 27%
+ Nếu A bán 14 xu, B miễn phí thì tỉ lệ A là 31%, B là 69%
+ Amazon có chiến dịch vận chuyển miễn phí với đơn hàng trên 1 con số nhất định.
+ Chúng ta có thể xếp hàng 45’ để có 1 món đồ miễn phí giá rẻ, mà không biết rằng thời gian đó ta có thể làm những việc khác trị giá hơn.

ÁP DỤNG CHIẾN LƯỢC MIỄN PHÍ
Luận điểm :

1-      Con người “phát cuồng” vì những món đồ miễn phí. Họ sẵn sang bỏ thời gian, công sức để lấy món đồ miễn phí

2-      Muốn tăng mức độ tiêu thụ của sản phẩm nào đó, có thể bán nó kèm theo món đồ nào miễn phí (khó ước lượng được giá trị).

3-      Con người luôn sợ mất.

4-      Dành một phần giá trị sản phẩm để tạo sự miễn phí

5-      Chú ý việc MIẾN PHÍ đánh lừa chúng ta, làm cho chúng ta không chú tâm vào giá trị của món đồ miễn phí, hoặc không chú tâm vào món đồ chúng ta thực sự cần.

Áp dụng :

1-      Chương trình facebook : Tặng miễn phí ebook khi họ đủ số lượng like và comment.

2-      Chương trình khuyến mại bán hàng kèm theo tặng miễn phí như : Thẻ học tiếng anh, thẻ mua sách giảm giá, thẻ giảm giá café. 

3-      Hình thức mua 2 tặng 1 miễn phí tốt hơn giảm 30% giá tiền

4-      Miễn phí món đồ nhỏ nhỏ để kích thích người khác mua hàng. Ví dụ bán món đồ A và món đồ B. Muốn đẩy mạnh A thì bán B tặng kèm 1 món đồ khác là C.

5-      Miễn phí 1 gói Bim Bim nhỏ, một tờ báo

6-      Tặng miễn phí 1 tin hot, 1 phần mềm, hoặc 1 cuốn sách mới…

7-      Tác động làm sao để “đối tượng” thực hiện công việc đơn giản, dễ dàng nhưng lại nhận được giá trị MIỄN PHÍ lớn
....
(Còn nữa)

Nhân tiện, nếu bạn like + comment để lại email trên bài này, mình sẽ gửi cho bạn tổng hợp 15 ebook nói về "Cái Chết - Luân Hồi - Bí ẩn về tiền kiếp " 

Chúc bạn những điều tốt lành <3
                                                                                                                            Anh Duy Nhất