Đã có khá nhiều mạng cộng đồng khởi nghiệp, nhưng các bạn là nhóm sinh viên đầu tiên đưa yếu tố liên kết quốc tế vào chương trình của mình", ông Trần Hữu Đức, Giám đốc Đào tạo phát triển Cà phê Trung Nguyên, đã nhận xét về mạng lưới khởi nghiệp trẻ VYE như vậy.
Đây là một tổ chức phi lợi nhuận thuần tập trung vào việc phát triển khả năng khởi nghiệp của giới trẻ Việt Nam thông qua các hoạt động giáo dục, chia sẻ, truyền cảm hứng về tinh thần khởi nghiệp.
VYE sẽ hoạt động với các chương trình chính như: Đào tạo khởi nghiệp thường niên, Câu lạc bộ Khởi nghiệp trẻ, Cộng đồng trực tuyến và Kết nối đầu tư...
"Các hoạt động này hướng đến mục tiêu là xây nên một cộng đồng khởi nghiệp trẻ, kết nối và chia sẻ thông tin giữa sinh viên các nước có đam mê khởi nghiệp và kết nối đối tượng này với các chuyên gia, nhà đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam và trên toàn cầu", Lê Thùy Mai Trâm, thành viên Ban điều hành VYE, cho biết.
Điều đáng ngạc nhiên là thành lập và điều hành cũng như tìm nguồn tài trợ để nuôi sống VYE là những gương mặt còn đang ngồi trên ghế nhà trường: Nguyễn Thái Đông Hương, Nguyễn Xuân Thư, Trần Bình Ngọc, Trần Nguyên Bạch Lan. Hai người đang học ở Mỹ, hai người học ở Singapore, về Việt Nam, kết nạp thêm Lê Thùy Mai Trâm để trở thành bộ ngũ hoàn hảo cùng dốc sức cho dự án này.
Nguyễn Thái Đông Hương kể, từ khi còn học trong nước, cô đã thích tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của các doanh nhân Việt Nam và thế giới. Tốt nghiệp phổ thông trung học, Đông Hương theo học chuyên ngành kinh tế, Đại học Stanford, Hoa Kỳ. Sang xứ người, Hương mạnh dạn hơn trong giao tiếp với cộng đồng doanh nhân quốc tế.
"Rất bất ngờ là những doanh nhân nổi tiếng trên thế giới lại không từ chối trao đổi email, tư vấn, giúp đỡ những người trẻ từ các nước", Đông Hương tiết lộ. Từ "đặc ân" này, Hương bắt đầu nhem nhóm hy vọng bạn bè cùng trang lứa cũng có thể tiếp xúc với doanh nhân quốc tế để học hỏi và mạnh dạn hơn trong việc triển khai ước mơ của mình.
Cô trở thành thành viên tích cực của Hội Sinh viên khởi nghiệp tại Đại học Stanford (BASES), Hội Kinh doanh tại Đại học Stanford (SPBA), Mạng lưới Lãnh đạo Đông Nam Á (SEALNet)..., vừa học hỏi vừa tích lũy thêm kinh nghiệm.
Thỏa mãn khát khao
Ý tưởng của Đông Hương cũng là điều mà Nguyễn Xuân Thư, cô sinh viên chuyên ngành Kinh tế, Đại học Quốc gia Singapore (NUS), Trần Bình Ngọc, anh sinh viên chuyên ngành Công nghệ thông tin, NUS và cô sinh viên chuyên ngành Tâm lý, Đại học Green Mountain, Trần Nguyên Bạch Lan đang ấp ủ.
Có lẽ, điểm chung của nhóm bạn này là đam mê khởi nghiệp. Trong đó, Xuân Thư có lợi thế nhiều nhất bởi cô đã có kinh nghiệm làm việc tại một số quốc gia, từng nghiên cứu cách thức xây dựng môi trường khởi nghiệp bền vững tại các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển cũng như đã tham gia các khóa đào tạo về khởi nghiệp tại Đại học Stanford...
Hiện Thư đang làm việc tại Rocket Fuel, một công ty khởi nghiệp được trao tặng danh hiệu Công ty khởi nghiệp tốt nhất trong năm 2010. Sát cánh cùng Thư là Trần Bình Ngọc, đôi bạn này có nhiệm vụ phát triển mạng lưới VYE tại Singapore, gây quỹ và triển khai dự án cộng đồng trực tuyến.
Có trên hai năm kinh nghiệm làm việc tại những công ty khởi nghiệp khác nhau ở Hoa Kỳ và Singapore, Ngọc từng là nhân sự thứ sáu của một công ty khởi nghiệp tại Thung lũng Silicon (Hoa Kỳ), nên việc góp sức cho VYE không khó.
Ngày ra mắt VYE, ngoài 5 thành viên Ban điều hành còn có khá nhiều bạn trẻ tham gia. Sự nhanh nhẹn, năng động và nhiệt tình của người trẻ đã tạo nên ấn tượng sâu sắc nơi những doanh nhân tham dự.
Đánh dấu sự hiện diện của mình tại Việt Nam, VYE kết hợp với Đại học Quốc gia TP.HCM và Chương trình Đầu tư Công nghệ của Đại học Stanford tổ chức chương trình khởi nghiệp mang tên Thắp sáng.
Đây là một khóa học chuyên sâu kéo dài từ 18 - 24/8, dành cho các bạn trẻ Việt Nam đam mê khởi nghiệp. Tham gia giảng dạy trong chương trình là TS. Tom Kosnik, Giáo sư tại Đại học Stanford, cùng nhiều khách mời khác.
"Ngay khi biết chúng tôi triển khai chương trình giáo dục khởi nghiệp tại Việt Nam, TS. Tom Kosnik đã nhận lời tham dự và thiết kế hẳn giáo trình cho chương trình này. Trong mắt ông, người trẻ Việt Nam là đối tượng có sẵn đam mê lẫn tố chất để làm giàu", Xuân Thư tiết lộ.
Không chỉ TS. Tom Kosnik, những chuyên gia như TS. Wong Poh Kam, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư Đông Nam Á, Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ Đại học Quốc gia Singapore và TS. Vũ Minh Khương, Giáo sư Trường Chính sách công Lee Kuan Yew thuộc NUS cũng đã cam kết đồng hành với VYE trong vai trò cố vấn.
Theo Thùy Trâm, Thắp sáng dành cho sinh viên thuộc mọi chuyên ngành, từ tự nhiên, công nghệ đến sáng tạo..., chứ không chỉ giới hạn ở nhóm sinh viên chuyên ngành kinh tế. Kết thúc khóa học, sinh viên có cơ hội tham gia cuộc thi Khởi nghiệp quốc tế tại Singapore và Đại học Stanford.
"Đây chính là "đặc sản" mà ngay cả doanh nhân trong nước cũng chưa thể làm được cho người trẻ", ông Trần Hữu Phúc Tiến, Giám đốc trung tâm Việt Nam Hợp Điểm, nhận định.
(Theo Doanh nhân SG cuối tuần)
Đây là một tổ chức phi lợi nhuận thuần tập trung vào việc phát triển khả năng khởi nghiệp của giới trẻ Việt Nam thông qua các hoạt động giáo dục, chia sẻ, truyền cảm hứng về tinh thần khởi nghiệp.
VYE sẽ hoạt động với các chương trình chính như: Đào tạo khởi nghiệp thường niên, Câu lạc bộ Khởi nghiệp trẻ, Cộng đồng trực tuyến và Kết nối đầu tư...
"Các hoạt động này hướng đến mục tiêu là xây nên một cộng đồng khởi nghiệp trẻ, kết nối và chia sẻ thông tin giữa sinh viên các nước có đam mê khởi nghiệp và kết nối đối tượng này với các chuyên gia, nhà đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam và trên toàn cầu", Lê Thùy Mai Trâm, thành viên Ban điều hành VYE, cho biết.
Điều đáng ngạc nhiên là thành lập và điều hành cũng như tìm nguồn tài trợ để nuôi sống VYE là những gương mặt còn đang ngồi trên ghế nhà trường: Nguyễn Thái Đông Hương, Nguyễn Xuân Thư, Trần Bình Ngọc, Trần Nguyên Bạch Lan. Hai người đang học ở Mỹ, hai người học ở Singapore, về Việt Nam, kết nạp thêm Lê Thùy Mai Trâm để trở thành bộ ngũ hoàn hảo cùng dốc sức cho dự án này.
VYE là nhóm sinh viên đầu tiên đưa yếu tố liên kết quốc tế vào chương trình của mình. |
Nguyễn Thái Đông Hương kể, từ khi còn học trong nước, cô đã thích tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của các doanh nhân Việt Nam và thế giới. Tốt nghiệp phổ thông trung học, Đông Hương theo học chuyên ngành kinh tế, Đại học Stanford, Hoa Kỳ. Sang xứ người, Hương mạnh dạn hơn trong giao tiếp với cộng đồng doanh nhân quốc tế.
"Rất bất ngờ là những doanh nhân nổi tiếng trên thế giới lại không từ chối trao đổi email, tư vấn, giúp đỡ những người trẻ từ các nước", Đông Hương tiết lộ. Từ "đặc ân" này, Hương bắt đầu nhem nhóm hy vọng bạn bè cùng trang lứa cũng có thể tiếp xúc với doanh nhân quốc tế để học hỏi và mạnh dạn hơn trong việc triển khai ước mơ của mình.
Cô trở thành thành viên tích cực của Hội Sinh viên khởi nghiệp tại Đại học Stanford (BASES), Hội Kinh doanh tại Đại học Stanford (SPBA), Mạng lưới Lãnh đạo Đông Nam Á (SEALNet)..., vừa học hỏi vừa tích lũy thêm kinh nghiệm.
Thỏa mãn khát khao
Ý tưởng của Đông Hương cũng là điều mà Nguyễn Xuân Thư, cô sinh viên chuyên ngành Kinh tế, Đại học Quốc gia Singapore (NUS), Trần Bình Ngọc, anh sinh viên chuyên ngành Công nghệ thông tin, NUS và cô sinh viên chuyên ngành Tâm lý, Đại học Green Mountain, Trần Nguyên Bạch Lan đang ấp ủ.
Có lẽ, điểm chung của nhóm bạn này là đam mê khởi nghiệp. Trong đó, Xuân Thư có lợi thế nhiều nhất bởi cô đã có kinh nghiệm làm việc tại một số quốc gia, từng nghiên cứu cách thức xây dựng môi trường khởi nghiệp bền vững tại các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển cũng như đã tham gia các khóa đào tạo về khởi nghiệp tại Đại học Stanford...
Hiện Thư đang làm việc tại Rocket Fuel, một công ty khởi nghiệp được trao tặng danh hiệu Công ty khởi nghiệp tốt nhất trong năm 2010. Sát cánh cùng Thư là Trần Bình Ngọc, đôi bạn này có nhiệm vụ phát triển mạng lưới VYE tại Singapore, gây quỹ và triển khai dự án cộng đồng trực tuyến.
Có trên hai năm kinh nghiệm làm việc tại những công ty khởi nghiệp khác nhau ở Hoa Kỳ và Singapore, Ngọc từng là nhân sự thứ sáu của một công ty khởi nghiệp tại Thung lũng Silicon (Hoa Kỳ), nên việc góp sức cho VYE không khó.
Ngày ra mắt VYE, ngoài 5 thành viên Ban điều hành còn có khá nhiều bạn trẻ tham gia. Sự nhanh nhẹn, năng động và nhiệt tình của người trẻ đã tạo nên ấn tượng sâu sắc nơi những doanh nhân tham dự.
Đánh dấu sự hiện diện của mình tại Việt Nam, VYE kết hợp với Đại học Quốc gia TP.HCM và Chương trình Đầu tư Công nghệ của Đại học Stanford tổ chức chương trình khởi nghiệp mang tên Thắp sáng.
Đây là một khóa học chuyên sâu kéo dài từ 18 - 24/8, dành cho các bạn trẻ Việt Nam đam mê khởi nghiệp. Tham gia giảng dạy trong chương trình là TS. Tom Kosnik, Giáo sư tại Đại học Stanford, cùng nhiều khách mời khác.
"Ngay khi biết chúng tôi triển khai chương trình giáo dục khởi nghiệp tại Việt Nam, TS. Tom Kosnik đã nhận lời tham dự và thiết kế hẳn giáo trình cho chương trình này. Trong mắt ông, người trẻ Việt Nam là đối tượng có sẵn đam mê lẫn tố chất để làm giàu", Xuân Thư tiết lộ.
Không chỉ TS. Tom Kosnik, những chuyên gia như TS. Wong Poh Kam, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư Đông Nam Á, Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ Đại học Quốc gia Singapore và TS. Vũ Minh Khương, Giáo sư Trường Chính sách công Lee Kuan Yew thuộc NUS cũng đã cam kết đồng hành với VYE trong vai trò cố vấn.
Theo Thùy Trâm, Thắp sáng dành cho sinh viên thuộc mọi chuyên ngành, từ tự nhiên, công nghệ đến sáng tạo..., chứ không chỉ giới hạn ở nhóm sinh viên chuyên ngành kinh tế. Kết thúc khóa học, sinh viên có cơ hội tham gia cuộc thi Khởi nghiệp quốc tế tại Singapore và Đại học Stanford.
"Đây chính là "đặc sản" mà ngay cả doanh nhân trong nước cũng chưa thể làm được cho người trẻ", ông Trần Hữu Phúc Tiến, Giám đốc trung tâm Việt Nam Hợp Điểm, nhận định.
(Theo Doanh nhân SG cuối tuần)
No comments:
Post a Comment