Monday, February 6, 2012

Câu chuyện giảm béo, và thay đổi thói quen xấu

Copy blog : Trong Suốt
Thứ 2 ngày 6/2/2012



Gửi Trongsuot,
Chuyện tồi tệ này xảy ra cách đây 3 năm rồi,lúc đó mình rất béo.mình đọc trên báo thây có một số bạn nữ cũng có tâm lý sợ béo như mình,họ thường tự móc họng ói ra sau khi ăn uống thỏa mãn và mình đã thử làm theo!thảm kịch của mình bắt đầu từ đó!

Giờ đây,bất kì lúc nào mình cũng có tâm lý thèm ăn,nhất là những lúc căng thẳng,stress..và mình biết là rồi mình sẽ ói ra nên mình ăn nhiều kinh khủng,mình ăn ko dừng lại được,ăn cho tới khi ko thể nhồi thêm 1 cái j nũa mình mới ngừng lại và bắy đầu ói ra..thạt kinh khủng!Ngay cả khi giờ đây mình ko còn béo nũa nhưng có lẽ vì thói quen đã ăn quá sâu rồi nên mình dương như ko thể từ bỏ đuợc!mình khủng hoảng vô cùng!

Những lúc ói xong,mình mình luôn nguyền rủa chính mình,thề thốt quyết tâm…nhưng con nguời dục vọng trong mình quá mạnh,vả rồi mình lại đi theo vết xe đổ…lại ăn,lại nôn ra,lại nguyền rủa và thề thốt..một cái vòng luẩn quẩn mà mình chẳng thể thoát ra..

Nhưng điều đáng nói là cái thói quen nay đang hủy hoại cuộc đời mình,mình biết…bởi những lúc như vậy mình như đánh mất bản thân mình vậy,đánh mất sự tự trọng! Và khi cái ý muốn ăn uống nổi lên,mình chẳng thể suy nghĩ được gì khác,luôn ám ảnh bởi nó..luôn muốn thỏa mãn bằng được nó..

Nhiều lúc mình đã cố ăn thật bình tĩnh,nhưng chỉ được một lúc,rồi mình mất tự chủ và lại trở về với thói quen cũ!mình hoang mang lắm,mình cũng là một ngừoi yêu thích đạo phật và như một cái duyên biết đến website của bạn,rất thú vị với những bài viết chân thành của bạn và cảm thấy mình có thể tìm tới bạn như một người thầy hướng dẫn,người bạn chia sẻ!

Làm ơn cho mình một lời khuyên,mình rất mong mail hồi âm của bạn!
***
Bạn Meg yêu quí,
Để Trongsuot mô tả lại câu chuyện của bạn nhé:
Cách đây 3 năm tôi rất béo, tôi đã tìm cách giảm cân bằng việc móc họng để nôn ra sau khi ăn xong. Vì khả năng móc họng này nên tôi càng ăn nhiều để thỏa mãn sự thèm ăn của mình, vì tôi biết sau khi ăn xong tôi sẽ có cách để nôn ra hết, như vậy vừa không bị béo lại vừa được thưởng thức các món ăn ngon lành.
Ngay cả khi giờ đây tôi không béo nữa nhưng có lẽ vì thói quen ăn thỏa thích rồi móc họng không bình thường này đã ăn quá sâu rồi nên tôi không thể từ bỏ đuợc!
Tôi tự nguyền rủa mình, cố mọi cách để bỏ thói quen đó nhưng không nổi, tôi cả thấy mình đánh mất bản thân, đánh mất sự tự trọng với chính mình, nó đang hủy hoại cuộc đời tôi,
Và Trongsuot có thể giúp tôi thoát khỏi sự khổ sở này không?
Trước khi đi vào câu chuyện của bạn, Trongsuot mời bạn ngắm những bức tranh nổi tiếng về phụ nữ đẹp trong thế kỷ 14 đến 16 tại châu Âu:
Titian-Woman-with-Mirror
Edouard_Manet_Die_ueberraschte_Nymphe
Renaissance Woman
Ở thời đấy người ta tôn vinh những phụ nữ này, vậy theo bạn bỏ qua thói quen đánh giá của xã hội, béo có vấn đề gì không, hay béo cũng là một bông hoa, một bông hoa đẹp?
Meg yêu quí,
Trong khi mời bạn tiếp tục nghĩ xem béo là tốt hay xấu, ta hãy quay lại câu chuyện của bạn, bạn có một thói quen không thể bỏ được, và thói quen này làm cho bạn khổ sở. Chắc hẳn trong suốt 3 năm bạn đã nhiều lần cố bỏ thói quen đó đi nhưng không được, bạn đã cố gắng nhiều lần, rất quyết liệt nhưng nó vẫn quay trở lại? Bạn có biết tại sao thói quen lại khó bỏ như vậy không?
Không chỉ có bạn mà còn rất nhiều người trên đời này gặp khó khăn trong việc từ bỏ thói quen của mình, họ đã dùng những loại thuốc tối tân nhất từ các phòng thí nghiệm khoa học, họ đã theo những chương trình tập luyện kỷ luật nhất của các vì thầy nổi tiếng, họ đã thử những phương pháp tác động tâm lý Đông, Tây cổ truyền lẫn hiện đại nhất nhưng vẫn không từ bỏ được… Bạn có biết tại sao không?
Vì ít ai hiểu và giải quyêt từ bản chất của thói quen.
Hôm nay Trongsuot xin chia sẻ với bạn một sự thật liên quan tới bản chất của thói quen: Một thói quen được hình thành và duy trì do người chủ của nó tin chắc rằng một điều gì đó là đúng hoặc sai. Chỉ đơn giản vậy thôi!
Để nhận ra điều này cũng không hề khó khăn, hãy quan sát kỹ các thói quen của bạn.
Bạn có thói quen đánh răng mỗi ngày? Có thể là từ bé bố mẹ bạn và các chương trình Ti vi đã giáo dục bạn rằng sâu răng là rất xấu và đánh răng là cách tốt nhất để phòng sâu răng hiệu quả. Bạn đã chấp nhận điều này một cách tự nhiên từ khi còn rất nhỏ. Đó chính là nguồn gốc của việc bạn duy trì đánh răng mỗi ngày.
Nếu bây giờ bạn không duy trì niềm tin đó nữa, ví dụ bạn tin rằng sâu răng chẳng có gì xấu, hoặc đánh răng không phải là cách tốt nhất thì thói quen của bạn có thể bỏ đi dễ dàng khi bạn muốn.
Bạn có thói quen hút nhiều thuốc mỗi ngày ? Bạn cố bỏ mãi mà không được? có thể thói quen của bạn xuất phát từ chính niềm tin chắc chắn rằng “Hút thuốc nhiều là không bình thường và khi một phần trong bạn muốn thoát khỏi cảm giác sống trong khuôn mẫu bình thường thì bạn sẽ lại tìm đến thuốc
Cũng có thể niềm tin chắc chắn của bạn là “Hút thuốc thì mới thể hiện tính đàn ông, như vậy bạn sẽ còn hút thuốc nhiều. Khi còn giữ những niềm tin này thì bạn khó có thể làm ông chủ của thói quen của mình. Thói quen sẽ làm chủ bạn và bạn sẽ không rũ bỏ được nó vì nó đã bám rễ sâu sắc bởi niềm tin chắc chắn trong lòng bạn.
Meg yêu quí,
Trongsuot chỉ đưa ra một vài ví dụ, bạn là người duy nhất có thể hiểu được thói quen của bạn xuất phát từ niềm tin nào, vì vậy xin hãy thực sự quan sát chúng.
Chúng ta sẽ gặp lại khi bạn đã quan sát những niềm tin tạo ra thói quen của mình. Hãy gửi email cho trongsuot@gmail.com hoặc tâm sự vào dưới bài viết này.
Cảm ơn và mong sớm gặp lại bạn
Trongsuot
Niềm tin tuyệt đối rằng một điều gì đó chắc chắn đúng hoặc chắc chắn sai, chắc chắn tốt hoặc chắc chắn xấu, rằng tốt hoặc xấu là tính chất duy nhất của điều đó, đóng vai trò như một chiếc lồng, nó không cho cái gì trái với nó thoát khỏi được.
Nếu bạn tin chắc chắn rằng “béo là xấu” thì bạn đã tạo ra một cái lồng, khi đó cảm giác “muốn ăn cái mình thích” trở thành tù nhân của cái lồng đó. Cảm giác này là điều rất tự nhiên, nằm trong bản năng của bạn, nó cực kỳ mạnh mẽ. Khi bị cầm tù, nó không đơn giản là chịu như vậy, nó tìm cách trốn khỏi lồng, và nó biết nếu bạn biết nó ra khỏi lồng, bạn sẽ lại cầm tù nó bằng ý nghĩ “béo là xấu”, vì vậy cái cách nó trốn ra khỏi lồng sẽ rất khác thường và bạn sẽ không thể kiểm soát nổi.
Thói quen của bạn được hình thành như vậy, càng tìm cách kiểm soát nó, nó càng khôn ngoan và càng khó nắm bắt, bạn chặn nó cửa này thì nó lại tìm cách trốn ra cửa khác, cuộc chơi của bạn không có hồi kết vì với thói quen, việc thoát khỏi lồng vô cùng quan trọng. Đối với nó đây là cuộc chiến sống còn: thoát ra khỏi lồng hay là chết! Bạn không thể nào tiêu diệt nó vì gốc rễ của nó lại do chính cái lồng của bạn tạo ra!
Đúng thể, được ăn cái mình thích là một cảm giác hoàn toàn tự nhiên, đó là một phần của bạn. Nó chỉ trở nên có vấn đề khi bạn tạo ra cái lồng và tìm cách nhốt nó vào trong đó!
Nếu bạn còn tin chắc rằng “béo là xấu”, bạn càng củng cố cái lồng và càng tạo thêm động lực trốn khỏi lồng, đó chính là thói quen “ăn rồi nôn ra” của bạn. Nó biến thành cơn nghiện lúc nào bạn không hay!
Xin bạn hãy quan sát kỹ, mọi sự nghiện ngập đều bắt đầu từ niềm tin điều đó là hoàn toàn xấu hay hoàn toàn tốt.
Mọi sự nghiện ngập đều gây khổ sở cho người chủ của nó, kể cả nghiện “làm điều tốt”
Trongsuot có quen một người say mê làm từ thiện, đầu tiên rất tốt nhưng khi việc “làm từ thiện” biến thành cơn nghiện thì nó làm cuộc sống của bạn ấy đảo lộn, dần dần gây cho bạn ấy nhiều đau khổ. Cứ nghe thấy ở đâu có việc từ thiện, là bạn ấy bỏ hết học tập, công việc, người thân… để lặn lội hàng trăm cây số đến làm. Khi đã mất cả công việc, bạn bè, cơ hội tiếp thu kiến thức… bạn ấy mới nhận ra và cố bỏ nó, nhưng 2 năm liền mà không thể.
Sau này khi nói chuyện với Trongsuot, bạn ấy nhận ra gốc rễ của cơn nghiện là niềm tin “hi sinh mình vì người khác là tuyệt đối đúng”, tự nhiên dần dần 6 tháng sau việc nghiện này chấm dứt.
Mời bạn hãy nhìn lại tất cả thói quen không thể bỏ được của bạn, và xin nhớ: Mọi cơn nghiện đều có gốc rễ là niềm tin điều gì đó là tuyệt đối tốt hoặc xấu, tuyệt đối đúng hoặc sai.
Nhận ra niềm tin đó, bạn đã đi bước quan trọng và chắc chắn nhất để chuyển hóa cơn nghiện của mình.
Hẹn gặp lại bạn vào lần sau, chúng ta cùng nói đến bước tiếp theo
Yêu quí bạn
Trongsuot
Gửi trongsuot!
Bác sĩ thường khuyên mọi người nên làm thế này thế kia để giữ gìn sức khỏe, nhưng thường thì họ cũng chính là những người không hề tuân thủ những điều đó……….tại sao?

Nghệ sĩ là những người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, là những người biết rất rõ “chân thiện mỹ″, thế nhưng nhiều người lại ăn mặc khá là “mất thẩm mỹ″ (mà lại cho rằng ăn mặc như thế mới là nghệ sĩ)……..tại sao?..

Lý giải của bạncó vẻ rất logic,trước tiên xin cảm ơn bạn,nhưng mình cũng xin đóng góp 1 ý kiến nhỏ.Có phải lúc nào thói quen cũng hình thành do niềm tin chắc chắn 1 điều gì đó là đúng hay sai ko???

Có những người được hỏi vì sao lại có  một thói quen nào đó,họ đơn giả trả lời là thích như vậy,và có vẻ để thay đổi nó cũng ko khó gì,như vậy là ở đây ko có cái lồng nào hết và cũng chẳng có cuộc đấu tranh nào cả.Liệu có phải là 1 thói quen nào đó hình thành một cách ngẫu nhiên và rồi dần dần nó thành một đường mòn trong tiềm thức,con người ta lặp lại nó trong những hành động thiếu sự quan sát thực sự,họ không thực sự BIẾT là mình đang làm gì !!phải chăng là thiếu chánh niệm??

Đó là 1 chút ý kiến của mình,và có thể nó chưa có một cái nhìn sâu sắc,rất mong sự góp ý  cua trongsuot!
Meg
15/12/2008
Meg yêu quí,
Rất vui khi bạn đã quan sát những người xung quanh và nhận ra một điều:
Bác sĩ không giữ gìn sức khỏe  trong khi tìm cách giải quyết vấn đề sức khỏe cho người khác,
Nghệ sỹ làm những việc thiếu thẩm mỹ trong khi tìm cách thể hiện cái đẹp cho người khác,
vì sao?
Bạn có thể tiếp tục quan sát người khác, nhưng câu trả lời chỉ đến khi bạn bắt đầu quan sát chính bạn, chỉ có bạn mới trả lời được câu hỏi của bạn, bằng không mọi câu trả lời của ai đó đưa cho bạn sẽ chỉ  dẫn đến một câu hỏi khác!
“Có phải lúc nào thói quen cũng hình thành do niềm tin chắc chắn 1 điều gì đó là đúng hay sai ko???”
Câu trả lời của Trongsuot đến từ việc quan sát nội tâm của Trongsuot, bạn hãy bắt đầu đi và bạn sẽ có câu trả lời của bạn.
Điều quan trọng ở đây là, để có được câu trả lời của mình bạn hãy dành thời gian để nhìn vào bên trong chính mình.
Trongsuot và bạn đều có sẵn khả năng nhận biết giống nhau, những gì Trongsuot có thể nhận ra thì bạn cũng có thể nhận ra như và hơn thế
Điểm khác nhau duy nhất, trong giờ phút này, là gì bạn biết không?
Bạn sử dụng kinh nghiệm, suy nghĩ, hiểu biết… nói tóm lại là tâm trí của chính mình để đánh giá, phân tích… tìm cách đối xử với mọi việc xảy ra xung quanh
Trongsuot dùng việc đối xử với thể giới xung quanh để nhận ra các kinh nghiệm, suy nghĩ, thói quen phản ứng… xảy ra trong tâm trí của mình
Điểm khác nhau chỉ là sự tập trung chú ý, bạn đang chú ý vào các suy nghĩ và cảm xúc của mình hay đang chạy theo các suy nghĩ và cảm xúc của mình để đánh giá hay đối xử với người khác?
Nếu chú ý hoàn toàn vào bên trong, bạn sẽ nhận ra câu trả lời
Nếu chú ý hoàn toàn ra bên ngoài, bạn sẽ nhận được một loạt câu hỏi mới
Meg ạ, bạn hãy vui lên, vì việc này không khó đâu :)
Nếu có điều gì đó có thể chia sẻ cùng với bạn vào lúc này, thì Trongsuot muốn chia sẻ về vấn đề giảm cân trước đây của chính Trongsuot
Cách đây 3 năm, TS nặng khoảng 90kg, quần áo mặc loại rộng nhất, đi cầu thang 2 tầng là phải dừng lại thở…
Cảm thấy không ổn về sự béo của mình, TS tìm mọi cách để giảm cân: chạy buổi sáng, chơi Tenis, đốt mỡ bằng tia hồng ngoại… nhưng chỉ giảm 1, 2 cân rồi khi ngừng tập lại lên như cũ
Lúc đó TS là chủ một doanh nghiệp, bận rộn suốt ngày lo cho sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp mình, nên tâm trí hướng hết vào công việc và các mối quan hệ. TS làm việc 15 tiếng/ngày, nhiều đêm còn không ngủ, trong trí óc lúc nào cũng là công việc
Kể cả việc hướng nội nhất là đọc sách cũng là các sách lãnh đạo, quản lý, làm thế nào để doanh nghiệp thành công… Ngay cả khi ăn cũng không dừng nghĩ đến công việc…
Và các nỗ lực giảm béo đều không tác dụng, tốn tiền và thời gian nhưng đều vô ích,  TS đành phải bỏ cuộc và sống không thoải mái lắm với sự béo của mình
Rồi một ngày, TS bắt đầu thay đổi thói quen hướng sự chú ý ra bên ngoài của mình bằng cách bắt đầu hướng vào bên trong, tìm hiểu chính mình
Quá trình đó kéo dài suốt một năm, và TS dần dần tự trả lời được cho các câu hỏi của mình, nhận thức dần dần thay đổi
Không nỗ lực giảm béo, cũng không còn thấy béo là việc không hay
Các thói quen tốt dần dần hình thành một cách tự động không cần cố gắng: Uống nhiều nước, đi bộ từ công ty về nhà, lúc ăn không nghĩ linh tinh nên tự biết ăn đủ những thứ mình cần…
Trong thời gian đó TS  giảm hơn 15 cân, chỉ còn gần 70kg, công ty đông gấp 8 lần nhưng thời giờ nghĩ cho công việc chỉ còn vài tiếng mỗi ngày
Tất cả đều là kết quả của quá trình hướng vào bên trong, không chạy theo tâm trí mà nhận biết tâm trí của mình
TS rất vui vì bạn đang đi đúng đường, bằng việc đặt các câu hỏi và không chấp nhận câu trả lời từ bên ngoài một cách dễ dàng, bạn đã bắt đầu bước trên con đường thoát khỏi sự lệ thuộc vào tâm trí của mình, nếu tiếp tục đi kiên trì bạn sẽ không chỉ biết rõ mà còn trở thành chủ nhân sáng tạo của tâm trí mình:
Có những người được hỏi vì sao lại có  một thói quen nào đó,họ đơn giả trả lời là thích như vậy,và có vẻ để thay đổi nó cũng ko khó gì,như vậy là ở đây ko có cái lồng nào hết và cũng chẳng có cuộc đấu tranh nào cả.Liệu có phải là 1 thói quen nào đó hình thành một cách ngẫu nhiên và rồi dần dần nó thành một đường mòn trong tiềm thức,con người ta lặp lại nó trong những hành động thiếu sự quan sát thực sự,họ không thực sự BIẾT là mình đang làm gì !!phải chăng là thiếu chánh niệm??
Bạn đã hỏi rồi bạn đã tự trả lời rồi ! Ở đây không có câu trả lời đúng và sai, chỉ có câu trả lời của bạn hay không của bạn
Tham khảo câu trả lời của người khác, suy nghĩ về nó thấu đáo để có câu trả lời của riêng bạn, và nhớ hành động theo câu trả lời của bạn, đó là con đường dẫn đến hạnh phúc thực sự
Hôm nay chúng ta sẽ dừng ở đây, buổi sau Trongsuot xin nói thêm với bạn về nguyên nhân của thói nghiện chính là sự bám chặt vào một suy nghĩ và cho là nó đúng, cũng như về phương pháp để thoát khỏi sự nghiện nghập của mỗi người.
Cảm ơn và yêu quý bạn
Thực hành thế nào để thay đổi thói quen xấu?


Chào trongsuot!

Đây là lần đầu tiên mình viết thư cho Trongsuot. Mình co’ đọc bài của 1 bạn Meg về sự ám ảnh của giảm cân, và Trongsuot có nói về thói quen. đúng là mình đã suy nghĩ về thói quen của mình và thấy đúng là mình đã tự đóng khung bản thân rằng: béo là xấu. Quỳnh cũng giống như tất cả các cô gái đều sợ béo và thấy mình có béo. Q ý thức được và cũng đã có giảm được cân rùi lại tăng đâu vào đo’. Trongsuot có thể nói thêm về cách từ bỏ ” cái lồng” trong tiềm thức được không?

Q cũng đồng ý về ý niệm cai’ lồng đó, nhiều khi mình muốn giải tỏa , muốn thoát khỏi con người của mình và lại tìm đến ăn và thường xuyên tự hỏi tại sao một số người khác không phải quá lo lắng về cái sự béo ,gầy.

Mỗi khi mình ăn mình đều so tính đi tính lại xem nên ăn cái này hay cái kia cho đỡ béo, rùi là nên nấu ăn hay là đi ăn ngoài sẽ đỡ béo hơn. Q cảm thấy mình như bị phụ thuộc quá nhiều, không được vui vẻ thoải mai’ ,lúc nào cũng phiền muộn và đau khổ

Mong Trongsuot hồi âm sớm cho mình.
Quỳnh
Quỳnh quí mến,
Nguồn gốc của thói quen là việc bám chặt vào một niềm tin vì vậy để thay đổi thói quen ta hãy bắt đầu từ đó.
Tìm một niềm tin mới và sống bằng niềm tin này cho tới khi nó trở nên sâu sắc, là một cách giải quyết vấn đề này.

Trongsuot đã từng gặp và nói chuyện với 2 người bạn đã từng nghiện ma túy, sau nhiều lần cai nghiện rồi tái nghiện, gây rất nhiều đau khổ cho gia đình, các bạn ấy tìm đến với đạo Thiên Chúa và đã thoát khỏi thói quen này. Hiện giờ họ sống một cuộc sống bình an.
Trong trường hợp này các bạn đã thay niềm tin cũ, rằng họ không thể thoát khỏi sự cám dỗ của ma túy bằng một niềm tin mới sâu sắc hơn, mạnh mẽ hơn rằng Chúa có thể cứu họ, và vì thế thói quen cũ đã biến mất.
Đó là giá trị của việc có một đức tin mạnh mẽ hơn niềm tin cũ tạo ra thói quen của bạn, bạn có thể tin vào Chúa, tin vào Phật hoặc đơn giản tin vào một phương pháp nào đó có thể chữa trị cho thói quen xấu của bạn, ví dụ tin thức ăn giảm béo chắc chắn giúp được bạn… Sức mạnh của niềm tin mới là yếu tố quyết định bạn có thoát khỏi niềm tin cũ hay không.
Để làm tăng sức mạnh của niềm tin bạn hãy sống với niềm tin đó, đưa nó càng nhiều càng tốt vào đời sống hàng ngày của bạn, các tôn giáo có nhiều thực hành kiểu này như cầu nguyện, đọc kinh, lễ lạy… và trong các phương pháp tâm lý cũng có những hình thức như tưởng tượng (visualization),  khẳng định ( affirmation)…
Niềm tin và cách sống đã được nói nhiều trong  tôn giáo và các sách dạy làm người từ cổ tới hiện đại, vì thế Trongsuot thấy không cần thiết nói nhiều ở đây. Ở khía cạnh này, mỗi quyển sách, mỗi tôn giáo đại diện cho một loại niềm tin, bạn chỉ cần hiểu mấu chốt là có một niềm tin mới và thực hành trải nghiệm nó để nó trở nên mạnh mẽ, sâu sắc hơn niềm tin cũ.
Nếu có dịp chúng ta sẽ quay trở lại với chủ đề  niềm tin và sự trải nghiệm sau này.
Hôm nay Trongsuot muốn nói nhiều hơn đến một cách tiếp cận khác ít được quan tâm hơn nhưng đặc biệt hiệu quả, nó không cần một niềm tin mới mà tập trung thay đổi sự “bám chặt” vào niềm tin cũ của bạn.
Hẹn gặp lại bạn,
Trongsuot



No comments:

Post a Comment