Monday, October 31, 2011

Nobel kinh tế 2011 thay đổi nhận thức về chính sách tiền tệ?


Thomas Sargent tại Đại học New York và Christopher Sims tại Đại học Princeton, người đã được trao giải thưởng Nobel kinh tế năm 2011 vào ngày 10/10 vừa qua đã mang đến cho thế giới nhiều thay đổi.
Mọi người thường kỳ thị những nhà kinh tế học vĩ mô vì làm hầu hết mọi thứ đều sai, nhưng thực tế ngạc nhiên là họ biết mọi thứ. Các nhà hóa học hay sinh vật học có thể lặp đi lặp lại thí nghiệm tùy ý, có thể thay đổi một yếu tố nào đó để xem phản ứng của nó ra sao. Nhưng kinh tế vĩ mô phải làm nhiều hơn thế. Thomas Sargent tại Đại học New York và Christopher Sims tại Đại học Princeton, người đã được trao giải thưởng Nobel kinh tế vào ngày 10/10 vừa qua đã mang đến cho thế giới nhiều thay đổi.
Thành quả của họ góp phần làm thay đổi tư duy kinh tế vĩ mô trong những năm 1970- 1980. Vào thời điểm đó, chiếm ưu thế là học thuyết của Keynes, dựa trên một mối quan hệ giữa tổng thể các yếu tố kinh tế như lao động và đầu tư. Tuy nhiên, mô hình nghiên cứu phức tạp của Keynes lại là một rào cản cho việc phân tích và đưa ra chính sách. Tiếp đó, Robert Lucas, người giành giải Nobel năm 1995 đã lập luận rằng mô hình này không thể giúp dự báo chính xác về tác động của việc thay đổi chính sách.
Lucas nhấn mạnh những quan hệ cơ bản trong các mô hình này được hình thành bởi chính sách. Ví dụ như, theo giả định, lạm phát không ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp. Thay vào đó, người ta điều chỉnh lạm phát kỳ vọng nhằm ứng phó với những thay đổi về chính sách, làm giảm đi tác động của chúng. Điều đó giải thích tại sao các chính sách bất ngờ có thể dẫn đến lạm phát tăng cao và thất nghiệp gia tăng.
Lý thuyết mới về "kỳ vọng hợp lý" phát triển nhằm thay thế các mô hình cũ. Vấn đề là tìm cách để kiểm tra tính đúng đắn của nó. Trong phạm vi học thuyết của Sargent, ý tưởng của ông là xây dựng mô hình cấu trúc của nền kinh tế dựa vào các yếu tố kinh tế vi mô không thay đổi một cách bất ngờ theo chính sách. Những biến số như hành vi người tiêu dùng qua các thời kỳ khác nhau, có thể được sử dụng để đưa ra dự đoán chính xác. Nếu một nhà kinh tế nào đó có thể tạo ra một mô hình như vậy, ông sẽ thí nghiệm để dự đoán về một nền kinh tế có thể phản ứng như thế nào với những thay đổi chính sách trong tương lai.
Thomas Sargent và Christopher Sims, chủ nhân giải Nobel kinh tế 2011
Sargent là người tiên phong xây dựng mô hình thí nghiệm như vậy. Trong một báo cáo năm 1973, ông đã chỉ ra rằng, mô hình này có thể được sử dụng để phân tích những vấn đề kinh tế vĩ mô, cụ thể là bản chất mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát kỳ vọng. Trong báo cáo năm 1976, ông xây dựng mô hình nền kinh tế Mỹ và đã đặt nền tảng cho những nỗ lực sau đó nghiên cứu các biến động kinh tế tạo ra bởi những cú sốc tiền tệ. Trong một bài báo năm 1981, Neil Wallace sử dụng phương pháp của Sargent trong đó có chi tiết về một số chỉ số tiền tệ "xấu", ông cho rằng chính sách tài chính thiếu thận trọng có thể tạo ra lạm phát bất chấp những nỗ lực của ngân hàng trung ương nhằm siết chặt tiền tệ.
Sims đồng tình với Sargent về việc phản đối các mô hình cũ. Chúng quá "cao siêu" và phức tạp. Để tạo lập một trật tự, họ cần có một cơ sở lý thuyết tốt chỉ ra được biến nào có thể ảnh hưởng đến các yếu tố khác. Tuy nhiên, lý thuyết không được như mô hình giả định.
Năm 1977, Messrs Sargent và Sims cho rằng các nhà xây dựng mô hình vận dụng quá cứng nhắc các dữ liệu lịch sử. Sims muốn đưa ra dữ liệu chân thực hơn và hạn chế các giả định không chắc chắn. Trong bài viết "Kinh tế vĩ mô và thực tiễn" (1980), Sims đưa ra một cách phân tích dữ liệu kinh tế vĩ mô mới. Đóng góp lớn của ông là xây dựng mô hình tự hồi quy véc tơ (VAR), trở thành công cụ quan trọng cho các nhà phân tích kinh tế vĩ mô.
Phương pháp của Sims có sử dụng một số phương trình liên quan đến giá trị hiện tại của một vài biến (chẳng hạn như sản lượng, lao động và mức giá) và giá trị quá khứ của những biến đó gọi là một "lỗi dự báo".
Ví dụ, GDP hiện nay là chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố như việc làm, và lạm phát, và những cú sốc bất ngờ .
Sau đó ông nghiên cứu những cú sốc đó ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô như thế nào. Sims vận dụng lý thuyết để phân tích lỗi dự báo và tìm ra các tác động của những "cú sốc cơ bản". Sims sử dụng thông tin thu thập được về những cú sốc cơ bản để tiến hành phân tích impulse- epsponse (phân tích phản ứng xung lực).
Sau đó, một cú sốc được đưa vào mô hình VAR phân tích. Các ngân hàng trung ương vận dụng phương pháp này để dự đoán tác động của quyết định chính sách tiền tệ. Lý thuyết này khẳng định, nếu tăng lãi suất ngay lập tức sẽ làm giảm sản lượng và sẽ giảm giá dẫn đến sự cân bằng "dần dần". Nhiều người phản đối các biện pháp can thiệp tài chính đối với cuộc khủng hoảng cũng sử dụng mô hình phân tích của Sims.
Mặc dù sau năm 1977, hai học giả này đã tiến hành các nghiên cứu độc lập, nhưng cuối cùng học thuyết của họ lại có giá trị bổ sung rất lớn. Mô hình cấu trúc của Sargent có thể áp dụng cho các giả định trong mô hình VAR của Sims. Và dữ liệu phân tích Sims lại vô cùng hữu ích cho các nhà kinh tế sử dụng mô hình cấu trúc của Sargent.
Cả hai đã nghiên cứu tại tại Đại học Minnesota, nơi tạo ra rất nhiều học thuyết kinh tế vi mô quan trọng. Đoạt giải thưởng Nobel, học thuyết của họ đã làm thay đổi nhận thức về chính sách tiền tệ với các can thiệp thực tiễn đối với những kỳ vọng hợp lý.
Ví dụ, Sargent khi nghiên cứu giai đoạn lạm phát ở mức cao đã nhận thấy rằng kỳ vọng hình thành một cách dần dần chứ không nhanh chóng. Sự thay đổi này tạo ra những công cụ cho những nỗ lực kiềm chế lạm phát những năm 1980. Nó cũng sử dụng rộng rãi trong các ngân hàng trung ương và các nghiên cứu của các nhà kinh tế khác.

Phẩm chất đầu tiên: Sống tử tế


Có lẽ không nên nói quá nhiều những chuyện cao xa mà hãy “học làm người tử tế” đã. Không làm người lương thiện thì khoan nói đến chuyện lý tưởng, hoài bão! Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan chia sẻ trong cuộc trò chuyện với Sài Gòn Tiếp Thị.
Vào thời điểm đã có thể thảnh thơi sau khi rời khỏi chính trường, có thể bình tĩnh chiêm nghiệm cuộc đời, mở rộng cánh cửa và lắng nghe những ngọn gió thời cuộc thổi qua căn nhà yên tĩnh của gia đình, thì ông lại thấy mình phải làm gì đó, vì không thể quay lưng với cuộc sống.
Nguyên PTT Vũ Khoan
Chân dung hội họa: Hoàng Tường.
Ông hầu như ít khi từ chối những cuộc gặp mặt và giao lưu với thế hệ trẻ?
Có thể nói, công việc thú vị nhất của tôi hiện nay là tiếp xúc thanh niên, sinh viên, học sinh. Điều đó giúp tôi có thêm hiểu biết và nhất là cảm nhận được hơi thở của cuộc sống… Thế hệ trẻ ngày nay có kiến thức rộng, cởi mở, mạnh dạn hơn thế hệ chúng tôi nhiều; cách suy nghĩ, lập luận cũng thẳng thắn hơn, không vòng vo hay né tránh, nhất là trên các vấn đề hóc búa. Những lợi thế đó của các bạn trẻ luôn cuốn hút tôi. Mỗi lần gặp gỡ, đối thoại với các cháu, tôi đều thấy phấn chấn, vui vẻ như mình trẻ lại và tin tưởng hơn vào tương lai của đất nước.
Tiếp cận thế hệ trẻ là tiếp cận với tương lai. Thế hệ trẻ giúp mình “bắt mạch” được nhịp sống, mang lại cho mình sức trẻ, khiến mình cảm thấy chưa bị cuộc sống đào thải và như vậy, đỡ tủi thân hơn!
Trong rất nhiều vấn đề được đặt ra tại các cuộc đối thoại giữa hai thế hệ, mối quan tâm nào của thế hệ tương lai đồng thời cũng là mối quan tâm đặc biệt của riêng ông?
Vấn đề sử dụng người tài. Theo tôi nghĩ, có thể nhìn vấn đề này từ bốn góc độ. Thứ nhất, phải trả lời được câu hỏi: có thật lòng cần họ không và cần những loại nhân tài nào? Có người nói, khi đã cầu hiền tức là thừa nhận mình dốt, vậy điều trước hết là phải chấp nhận người ta giỏi hơn mình cái đã. Thứ hai, đã cầu hiền thì phải tạo môi trường, điều kiện cho người ta cống hiến bằng cách giao cho họ những công việc có giá trị đích thực, đòi hỏi gay gắt và đánh giá đúng công việc họ làm vì người tài thích được đòi hỏi, thậm chí đòi hỏi khắt khe. Thứ ba, cần có sự đãi ngộ thoả đáng. Người tài thường không đòi hỏi vật chất nhiều đâu mà điều quan trọng hơn với họ là sự tôn trọng. Thứ tư, phải rộng lượng vì người tài hay có tật. Nếu vì tật nhỏ mà rũ bỏ thì thật hoài phí - những tật không ảnh hưởng tới công việc, không trái với nhân cách làm người, chẳng hạn tật hay cãi. Các cuộc họp mà không có người cãi thì chán lắm! Đã dám dùng người tài thì phải biết chịu nghe họ. Ai cũng vậy, có chịu nghe người khác thì mới trưởng thành được, vì làm gì có ai thông tường mọi thứ?
Một khía cạnh nữa về nhân tài còn ít được đề cập đúng mức. Đó là bản thân nhân tài phải có hoài bão, phải dấn thân, ham mê học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, sống lương thiện chứ không nên chỉ đòi hỏi một chiều ở xã hội. Ai cũng thế thì lấy đâu ra nhân tài để làm cho đất nước giàu mạnh, từ đó có khả năng đãi ngộ xứng đáng nhân tài?
"Phải nhận biết và tìm cách triệt phá cái xấu thì cái đẹp, cái tốt mới tồn tại được. Nếu cứ theo đuổi những thứ hoành tráng bề ngoài theo tâm lý vĩ cuồng thì nước ta còn nghèo túng, lạc hậu dài dài…"
Từ một phiên dịch trẻ tuổi, ông đã sớm được thừa nhận, điều đó có ảnh hưởng đến quan niệm sử dụng người tài của ông sau này?
Tôi không phải là người tài nhưng được người tài sử dụng. Là phiên dịch, tôi được tiếp xúc và học hỏi nhiều ở các vị tiền bối anh minh như Bác Hồ, các đồng chí Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp… Tôi trưởng thành lên được vì đã được giao những công việc khó và được đòi hỏi cao. Vào cuối những năm 1980 thế kỷ trước, khi là vụ trưởng rồi trợ lý bộ trưởng, tôi đã được ông Nguyễn Cơ Thạch lúc đó là phó chủ tịch hội đồng Bộ trưởng kiêm bộ trưởng Ngoại giao giao cho nhiều việc “trái khoáy” buộc tôi phải vượt qua chính mình. Những thử thách ấy buộc tôi phải học tập, nghiên cứu, đi vào cuộc sống, từ đó trưởng thành; những kiến thức và kinh nghiệm thâu lượm được đã giúp tôi đỡ lúng túng khi giữ các cương vị lãnh đạo trái nghề như thương mại chẳng hạn.
Rời chính trường khi đang ở cương vị phó Thủ tướng phụ trách đối ngoại, đang được nhiều người dân kỳ vọng, ông sẽ tiếp tục tham gia công tác lãnh đạo và có nhiều đóng góp lớn cho đất nước, lúc đó tâm trạng ông ra sao?
Đơn giản là đến tuổi thì nên nghỉ, đồng thời mình là cán bộ, đảng viên thì phải chấp hành nghiêm chỉnh quy định của tổ chức. Mỗi người phải biết lượng sức, đừng bao giờ nghĩ mình là người không thay thế được. Tôi luôn tâm niệm: “Không nên biết cách lên”, nhưng nhất định phải “biết cách xuống” đúng lúc và đúng cách.
Mỗi cá nhân phải biết dừng đúng lúc, đúng cách. Nếu đẻ ra ngoại lệ sẽ sinh lắm chuyện lôi thôi. Người ta phải biết cách sống, không phải mọi điều mình muốn đều có thể.
"Cần phải coi làm chính trị là một nghề, do đó phải đào tạo bài bản: từ cách ăn, cách nói, cách trả lời phỏng vấn, ra quyết định, điều khiển cuộc họp, tiến hành đàm phán… Phải làm sao tạo dựng được “văn hoá chính khách” chứ không thể mang “văn hoá đường phố” vào chính trường được".
Tâm thế của ông lúc này? Có hay không cái gọi là “nỗi buồn thế sự”?
Tôi cứ ngẫm nghĩ mãi. Mình cứ nói chế độ mình dân chủ hơn triệu lần, mình là lương tri của thời đại… nhưng sự thật thì nhiều việc, nhiều người chưa thể hiện được điều đó. Nhiều người đã đánh mất “gen xấu hổ”. Làm hỏng việc không xin lỗi, không từ chức, ra đường thì chen chúc, phóng uế bậy bạ, thấy hoa đẹp thì vặt bẻ không thương tiếc, người gặp tai nạn thì xông vào hôi của, quan chức thì tham nhũng vơ vét, “văn hoá phong bì” tràn lan, tệ “chạy” lây lan sang mọi lĩnh vực… Do đó có lẽ không nên nói quá nhiều những chuyện cao xa mà hãy “học làm người tử tế” đã. Tôi hay khuyên các cháu thanh niên rằng, trước hết hãy cố nói chứ đừng chửi thề, nhặt rác chứ đừng vứt rác, trồng cây chứ đừng chặt cây, đi chứ đừng chen… Không làm người lương thiện thì khoan nói đến chuyện lý tưởng, hoài bão!
Có phải một trong những “phương cách tồn tại” của xã hội hiện nay là… tránh nói chuyện xấu?
Vấn đề này không mới. Bản thân tôi khi đang làm việc cũng đã rất trăn trở. Đâu đâu cũng “tránh nói việc xấu”, sợ “vạch áo cho người xem lưng”, chỉ muốn khen và được khen. Vấn đề là phải nhận biết và tìm cách triệt phá cái xấu thì cái đẹp, cái tốt mới tồn tại được. Nếu cứ theo đuổi những thứ hoành tráng bề ngoài theo tâm lý vĩ cuồng thì nước ta còn nghèo túng, lạc hậu dài dài…
Đi ra thế giới nhiều, nhìn lại, ông đánh giá ra sao về hình ảnh chính khách Việt?
Nói đúng ra thì cán bộ lãnh đạo của ta chủ yếu là cán bộ chính trị, chuyên môn, chưa được bồi dưỡng những kỹ năng của chính khách. Cần phải coi làm chính trị là một nghề, do đó phải đào tạo bài bản: từ cách ăn, cách nói, cách trả lời phỏng vấn, ra quyết định, điều khiển cuộc họp, tiến hành đàm phán… Phải làm sao tạo dựng được “văn hoá chính khách” chứ không thể mang “văn hoá đường phố” vào chính trường được. Đáng buồn là các học viện của ta và toàn bộ nền giáo dục thường không chú trọng việc đào tạo kỹ năng cho nên toàn bộ công, viên chức của ta thiếu tính chuyên nghiệp.
Phẩm chất số một của nhà ngoại giao là gì, thưa ông?
Bên cạnh sự kiên định, khéo léo là sự chân thành. Kiên quyết, sắc sảo đến mấy vẫn nên chân thành, chân thành cả khi không đồng tình với đối tác. Sự xảo trá chẳng lừa được ai, chỉ tạo ra tình trạng mất lòng tin.
Nhà thơ Việt Phương
“Tôi đã có quá trình lâu dài được biết về anh Vũ Khoan trên nhiều cương vị và thấy đó là một người nhân cách rất tốt và rất có năng lực, giỏi trong công tác đối ngoại và giỏi trong các công việc ở cương vị phó Thủ tướng”.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao
Nguyễn Phương Nga:
“Ông hội tụ tất cả những phẩm chất mà người ngoại giao cần có. Một tấm gương tận tuỵ vì công việc, vì sự nghiệp chung. Đặc biệt, bằng con đường tự học, ông thực sự đã trở thành một pho từ điển sống, một bộ óc tư duy sáng tạo. Trong cuộc sống, đó là một người cha, người chú bình dị, chân thành, luôn chia sẻ và sát cánh cùng cấp dưới”.

Nhà báo Hồ Quang Lợi
“Với phông kiến thức rộng, hiểu biết sâu sắc về đời sống và các quan hệ quốc tế, các vấn đề ông đề cập bao giờ cũng tiệm cận nhất với bản chất vụ việc. Bản thân ông cũng là một nhà báo, với những bài báo rất có duyên, có bản sắc, văn phong mềm mại. Ông rất cởi mở, thoải mái và luôn là một người bạn thực sự của báo chí”.
Ông từng nói rằng, hiện nay công tác đối ngoại rất cần “trái tim nóng và cái đầu lạnh”. Với vấn đề chủ quyền biển đảo, cách ứng xử nào ông cho là thích hợp?
Người ta nói “không có bạn vĩnh viễn, không có thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích vĩnh viễn”. Do đó mình phải xác định cho thật rõ lợi ích của mình ở đâu. Lúc này lợi ích tối cao của ta là giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đi đôi với yêu cầu duy trì môi trường quốc tế thuận lợi để thực hiện dân giàu, nước mạnh. Hai lợi ích ấy gắn bó mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, không thể xem nhẹ mặt nào. Làm sao xây dựng được nếu chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ bị xâm hại; ngược lại làm sao bảo vệ được chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ được nếu không tranh thủ được môi trường thuận lợi để phát triển? Khi làm bạn với ai cũng nên hiểu rằng họ có lợi ích riêng, khi lợi ích của họ và của mình song trùng thì gắn kết với nhau, ngược lại thì họ vẫn lo cho lợi ích bản thân thôi. Nghe thì có vẻ thực dụng song cuộc sống là vậy, ta cũng đã có nhiều bài học về mặt này. Nói thì dễ nhưng làm không dễ, do đó, hơn lúc nào hết, cùng với bầu nhiệt huyết cần cái đầu lạnh, sự tỉnh táo, thông minh, khôn khéo.
Về đối nội, đây là thời điểm nợ nần nhiều, sản xuất hầu như rất ít phát triển, tài nguyên cạn kiệt… ông có cho rằng tình hình trên hoàn toàn có thể điều chỉnh được trong nay mai?
Tôi thấy gần đây thường xuyên có quá nhiều các cuộc hội thảo, các bài phát biểu về “tái cơ cấu nền kinh tế” đến mức hoa cả mắt, ù cả tai! Nhưng cơ cấu thế nào và nhất là bằng cách gì thì vẫn chưa rõ. Tôi rất ngại căn bệnh nói theo thời thượng, theo phong trào nhưng nội hàm mỗi người hiểu một kiểu, cách làm càng tù mù hơn. Ví dụ gần đây có “phong trào” phát triển công nghiệp phụ trợ nhưng không rõ phụ trợ cho cái gì, hiệu quả ra sao, tiêu thụ ở đâu, giá thành thế nào… Không khéo sẽ lại hỏng việc. Nghe nói một trong ba nhiệm vụ cải tổ Vinashin là phát triển công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp đóng tàu, nhưng nếu sản phẩm phụ trợ ấy làm ra chỉ cung cấp cho Vinashin hay công nghiệp đóng tàu cả nước đi nữa thì dung lượng thị trường cũng không lớn, do đó, giá thành rất cao và sẽ lỗ nặng. Muốn giá thành hạ thì phải sản xuất trên quy mô đủ lớn, len được vào chuỗi giá trị toàn cầu mới hy vọng có hiệu quả. Đó là còn chưa nói đến chất lượng!
Giữa các vấn đề kinh tế và xã hội, nỗi lo của ông “bên nào nặng hơn”?
Hai mặt đó gắn bó mật thiết với nhau song theo tôi, vấn đề kinh tế không đáng lo bằng các vấn đề xã hội. Hiện có nhiều điều bất ổn quá. Những khó khăn về kinh tế đã dội vào xã hội, vào lòng người, dẫn đến hành vi con người có khi cực đoan… Những bất ổn về tâm lý xã hội ấy có thể gây tác động xấu trở lại nền kinh tế.
Ông có cho là ở giai đoạn “lửa thử vàng” hiện nay, các điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể, đã hoặc đang thúc đẩy việc hình thành, xuất hiện những phẩm chất mới của dân tộc Việt?
Phẩm chất dân tộc là một phạm trù rộng lớn và phức tạp. Có những phẩm chất được hun đúc, tích tụ qua hàng ngàn năm, chắt lọc qua nhiều thế hệ. Theo dòng chảy của thời gian và điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội ở trong nước lẫn trên thế giới thay đổi không ngừng đã nảy sinh những phẩm chất mới hoặc làm thay đổi những phẩm chất vốn có. Thật là khó để xác định được những phẩm chất mới của dân tộc lúc này, có lẽ đây là một đề tài đáng nghiên cứu nghiêm túc. Và phải có những phẩm chất vĩnh cửu, trong đó phẩm chất đầu tiên cần có là sống tử tế, hướng thiện, diệt ác, hay nói nôm na là “người phải ra người”.
Từng gọi mình là “tội đồ” vì đã tham gia Chính phủ mà chưa đóng góp được hữu hiệu vào việc hạn chế, ngăn chặn tình trạng hao công tốn của khi đầu tư công không hiệu quả. Lúc này, điều gì khiến ông nuối tiếc nhất?
(trầm ngâm) Giá đừng để mất cân đối vĩ mô nghiêm trọng và kéo dài thì tốt. Về một số mặt, kinh tế vĩ mô chúng ta đang đối mặt với nhiều khó khăn, bất ổn khá nghiêm trọng. Ở đây có nguyên nhân từ bên ngoài, có nguyên nhân sâu xa của nền kinh tế đã tồn tại từ lâu, có nguyên nhân trực tiếp do điều hành. Về đối ngoại, chúng ta cũng đang đứng trước không ít khó khăn, thách thức. Những khó khăn ấy đương nhiên gây ra sự phân tâm về chuyện này hay chuyện khác. Lạc quan nhẹ dạ thì không nên nhưng bi quan quá mức cũng chẳng phải, vì dù sao “lực” và “thế” của nước ta đã khác trước nhiều rồi. Hơn thế nữa, người Việt ta mỗi khi gặp khó khăn, thử thách thì đều vượt qua được theo tinh thần “cái khó ló cái khôn”. Việc “dám” điều chỉnh nghị quyết Đại hội, giảm mục tiêu tốc độ tăng trưởng để lấy lại cân đối vĩ mô là một biểu hiện đáng hoan nghênh về “cái khôn” đã hé lộ!
Cảm ơn ông!
(Nguồn: SGTT)

Thursday, October 27, 2011

Vì sao Steve Jobs thành công hơn nhiều CEO khác?

"Steve là một trong những nhà sáng chế vĩ đại nhất nước Mỹ. Ông có đủ dũng cảm để nghĩ khác, đủ táo bạo để tin rằng ông có thể thay đổi thế giới và đủ tài năng để làm điều đó", Tổng thống Mỹ Barack Obama viết. 

Như Bill Gates, chủ tịch tập đoàn Microsoft, chia sẻ, “thế giới hiếm thấy mội ai có tầm ảnh hưởng sâu sắc như Steve, những hiệu ứng đó sẽ được cảm thấy trong nhiều thế hệ nữa. Với những ai trong chúng ta đủ may mắn để làm việc với ông ấy, đó là một vinh dự vô cùng lớn lao”.

Và những bài học kinh nghiệm được đúc rút từ sự nghiệp của Steve Jobs sẽ là cuốn cẩm nang đáng quý đối với nhiều doanh nghiệp. Dưới đây là một phần trong đó.

1. Tìm kiếm sự đam mê

Steve Jobs từng nói, “hãy tìm kiếm nỗi đam mê đích thực của bạn. Hãy làm điều bạn yêu thích và tạo sự khác biệt. Cách duy nhất để đạt đến thành công tột bậc là yêu thích những gì bạn làm”. Quả thực, nếu bạn chạy theo một công việc mà mình không hề yêu thích, một thất bại nhỏ cũng có thể khiến bạn chán nản và bỏ cuộc.
Sergey Brin, một trong những đồng sáng lập Google, đã viết rằng, "bất cứ ai từng chạm vào một sản phẩm của Apple cũng đều thấy được niềm đam mê của Steve Jobs đối với sự vượt trội". 

2. Đơn giản là tinh tế

Đối với Jobs, đơn giản chính là sự tinh tế. Để tạo ra những sản phẩm mà những công cụ cần thiết nhất được thể hiện vai trò một cách rõ ràng và nổi bật, Steve Jobs thường lắc đầu, bỏ qua những tính năng màu mè, trang trí. iPad, iPhone là những minh chứng rõ ràng nhất cho quan điểm này.

Tuy nhiên, đơn giản hóa có thể còn khó khăn hơn cả sự phức tạp, nó đòi hỏi người ta phải suy nghĩ tích cực hơn bằng mọi cách để biến mọi thứ trở nên đơn giản. Nhưng cuối cùng, như Jobs nói, nó sẽ giúp người ta vượt mọi trở ngại.

3. Tầm nhìn xa

Theo Steve, “bạn không nên lo lắng về quá nhiều việc cùng một lúc. Hãy bắt đầu từ một vài việc đơn giản, sau đó mới chuyển qua những việc phức tạp hơn. Hãy suy tính không chỉ cho ngày mai, mà còn cho tương lai”. Sự quá tải trong công việc có thể cản trở con đường thành công của mỗi người. Khi bị phân tán vào quá nhiều việc làm, rất có thể chúng ta sẽ lãng quên mục tiêu chính.

4. Không ngừng học hỏi với cái tâm của người bắt đầu

Theo Steve: “Lúc nào cũng có một cái gì đó mới mẻ để bạn học! Trao đổi ý kiến, học hỏi từ khách hàng, đối thủ cạnh tranh và đối tác. Nếu bạn làm việc với một người bạn không thích, hãy học cách thích họ. Hãy khen ngợi họ và thu được lợi ích gì đó từ họ”. Câu nói này của Jobs đặc biệt đúng trong thế giới công nghệ, đổi mới hoặc chấp nhận tụt hậu.

Jobs rất tâm đắc với một cụm từ "beginner's mind", tức là hãy học hỏi với cái tâm của người mới bắt đầu, luôn khao khát tìm tòi những điều mới. Sự tiếp cận những cái mới trên tinh thần cởi mở và đón nhận chúng như lần đầu tiếp xúc sẽ mang lại nhiều điều thú vị hơn.

5. Không lo sợ sự khác biệt

Theo Steve: “Hãy tạo sự khác biệt. Hãy suy nghĩ khác mọi người. Chẳng thà làm một tên cướp biển còn hơn là gia nhập đội ngũ hải quân”.

Chuỗi cửa hàng bán lẻ của Apple chính là một minh chứng cho điều này. Các cổ đông Apple từng cho rằng hình thức kinh doanh này một sự rủi ro lớn nhưng Jobs lại nhìn nhận theo cách khác. Ông đặc biệt nhấn mạnh tới những khác biệt đó trong việc chinh phục thành công. "Đi đầu trong đổi mới chính là điểm phân biệt giữa một người lãnh đạo và người theo sau", Jobs nói.

6. Khát khao thành công

Apple trải qua 35 năm phát triển và trưởng thành. Trong "cuộc đời" của mình, Apple đã có lúc suýt phá sản nhưng với sự dẫn dắt của Steve Jobs, công ty này đứng vững trở lại và trở thành một trong những công ty lớn và quyền lực nhất thế giới với hơn 50.000 nhân viên, doanh số bán hàng hàng năm đạt 100 tỉ USD, tăng trưởng 60 %/ năm và mỗi năm lại cho ra đời những sản phẩm "hit" trên toàn cầu.

Sở dĩ Apple có được thành công lớn lao như vậy, là bởi người thuyền trưởng của họ luôn khát khao thành công và chỉ chấp nhận sự hoàn hảo. Steve từng nói, “hãy nỗ lực hết mình khi làm bất cứ việc gì. Thành công sẽ tạo ra thành công. Vì thế hãy khát khao thành công”.

7. Chú trọng bài toán nhân tài

Apple có một hội đồng quân sư cấp cao gọi là "top 100". Đây là một nhóm những nhà lãnh đạo chiến lược của công ty. Nhóm này thường xuyên kết nạp những nhân viên cấp dưới có kỹ năng tốt và đưa ra những ý tưởng hay. Điều này cho thấy Apple luôn chú trọng việc tìm kiếm và bồi dưỡng nhân tài. Sự thành công của doanh nghiệp là hoàn toàn dễ hiểu.

8. Kiên trì theo đuổi các dự án tưởng như "không tưởng"

Đối với bất kỳ một doanh nhân nào, ý tưởng luôn là vấn đề quan trọng. Steve Jobs từng nói, “hãy tìm kiếm ý tưởng lớn kế tiếp. Tìm ra những ý tưởng cần được hiện thực hóa một cách nhanh chóng và quyết đoán rồi “nhảy” vào thực hiện nó. Đôi khi bước đầu tiên chính là bước khó khăn nhất. Hãy đi bước đầu tiên này! Hãy mạnh dạn theo đuổi tình cảm và trực giác của bạn”.

Với 10 triệu USD, Jobs đã mua lại công ty đồ họa của George Lucas khi lĩnh vực này còn rất mới mẻ, sau đó ông đổi tên thành Pixar. Năm 2006, ông bán Pixar cho tập đoàn Walt Disney với giá 7,4 tỉ USD và trở thành cổ đông cá nhân lớn nhất của Disney với 7% cổ phiếu, tương đương 3 tỷ USD. Mặc dù nhiều người biết đến ông qua những thành công trên lĩnh vực công nghệ, nhưng mảng hoạt họa cũng là một nguồn thu lớn của Jobs.

9. Hãy làm chủ thông điệp

Không phải tất cả các sản phẩm sáng tạo dưới thời của Jobs đều chiếm lĩnh thị trường, nhưng người tiêu dùng vẫn sẵn sàng tiếp nhận chúng. Điều này một phần là bởi Jobs luôn tạo được sự bí ẩn xung quanh các sản phẩm của mình, nó thôi thúc sự thèm muốn của khách hàng khi sản phẩm đó ra mắt.
Và mỗi khi ra mắt, Jobs luôn được giới truyền thông xưng tụng là một doanh nhân diễn thuyết hay nhất thế giới. Với khiếu trình bày bẩm sinh, ông có thể biến màn ra mắt sản phẩm mới thành buổi triển lãm nghệ thuật. Do vậy, dù bạn có trong tay sản phẩm ưu việt nhất thế giới, mà người ta không hứng thú với nó thì cũng chẳng có ý nghĩa gì.
Theo vneconomy.vn

Image

Brian Tracy: Sự kỳ diệu của khả năng tưởng tượng



Một khi bạn xác định rõ các mục đích của mình với các kế hoạch được lập thành văn bản để đạt được chúng, bạn bắt đầu thực hiện khả năng tưởng tượng, quá trình tạo ra các hình ảnh trí tuệ rõ ràng khiến cho định luật hấp dẫn và tạo cho bạn khả năng thấy rõ và tập trung để đạt đến đích.

Có lẽ đây là khả năng trí tuệ mạnh nhất mà bạn có thể phát huy để tăng nhanh quá trình đạt được mục đích.
Việc tạo ra hình ảnh trí tuệ rõ ràng về mục đích của bạn giống như nó có trong thực tại. Điều này quan trọng vì có mối quan hệ trực tiếp giữa hình ảnh rõ ràng bạn thấy trong tâm trí và mục đích của bạn trở thành hiện thực ở ngoài đời của bạn với tốc độ cao như thế nào. Định luật tương ứng cho rằng: “trong sao thì ngoài vậy”.
Hãy tạo các hình ảnh trí tuệ rõ ràng về phong cách sống tốt nhất của bạn. Tập suy nghĩ “biết trước, biết sau”. Dự kiến trong tâm trí kế hoạch cho tương lai để bạn tự thấy được cuộc đời mong muốn. Từ điểm vượt trội trong tương lai, nhìn lại hiện tại. Hãy tự hỏi bạn sẽ phải thực hiện các bước nào kể từ vị trí hôm nay tới vị trí bạn muốn đạt được vào 2 tới 3 năm nữa. Như diễn giả năng động Denis Waitley nói: “trí tưởng tượng của bạn là tiền cảnh về những điều hấp dẫn của cuộc đời sắp tới.”

ImageThấy được mình trong khi thực hiện

Dùng năng lực tưởng tượng của bạn để thực sự thấy được chính mình làm những việc bạn sẽ phải làm để đạt được mục đích. Hãy nhắm mắt lại và tưởng tượng các hoạt động khác nhau bạn có thể thực hiện từng bước để đạt được các mục đích của mình. Tâm trí trong tiềm thức của bạn sẽ được hoạt hóa bởi các hình ảnh của trí tuệ. Sau đó nó tiếp quản và tạo ra tất cả các lời nói và hành động của bạn thích hợp với khuôn mẫu nhất quán với hình ảnh trí tuệ. Bằng cách hình dung, bạn thực sự tự lập trình trước cho sự thành công.

Năng lực tưởng tượng còn hoạt hóa trí tuệ có ý thức và phát triển ra nhiều khả năng trí tuệ. Khi bạn hình dung, bạn sẽ bắt đầu nhận được luồng tư tưởng và sinh lực liên tục để đạt được mục đích đó. Hình ảnh trong tâm trí bạn càng rõ ràng, tiềm thức và trí tuệ có ý thức của bạn đi vào hoạt động để tạo cho nó trở thành thực tại của bạn càng nhanh.

Brian Tracy – trích trong Làm giàu theo cách của bạn

Hãy lớn mạnh



Chất lượng cuộc sống luôn tỷ lệ thuận với quyết tâm vươn tới sự xuất sắc. Quyết tâm đạt đến những lý tưởng của bạn càng mạnh mẽ thì những phần thưởng bạn gặt hái được càng lớn lao. Bạn có thể đạt được những thành quả xuất sắc bằng cách hành động với tất cả khả năng của mình.


Quyết tâm vươn tới sự xuất sắc sẽ mạnh mẽ khi bạn chuyên chú vào một mục đích duy nhất – phát huy tài năng của bạn đến mức cao nhất. Quyết tâm vươn tới sự xuất sắc sẽ biểu hiện trong việc bạn dồn hết nỗ lực của mình vào những việc giúp bạn đạt được điều ám ảnh lớn lao của mình. Bạn sẽ nổi bật với hành động đầy nỗ lực và đạt hiệu quả cao nhất. 

Một trong những bài học cơ bản để trở nên có giá trị hơn là siêng năng nâng cao giá trị bản thân hơn. Phát triển cá tính là chìa khoá để gia tăng giá trị. Hãy bắt đầu từ việc làm những gì bạn thích và thích những gì bạn làm. Đó là bí mật của thành công. Nó giúp cho bạn giữ vững nguồn cảm hứng và sự nhiệt tình ở mức cao. 

Những người thành công nhất là những người tự quảng bá họ. Họ biết rằng chính họ là người phải thâm nhập thị trường để bán những tư tưởng của mình, vì nếu họ không làm thì người khác cũng sẽ làm. Trong cuộc sống hiện nay, rất ít người thành công có được một sự khởi đầu dễ dàng - họ phải vất vả ngược xuôi và kiên trì với sự nhiệt tình cao độ và niềm tin vào tài năng của họ.

Để trở nên có giá trị hơn, bạn phải xem xét tất cả các khía cạnh trong cuộc đời mình từ một góc nhìn rộng hơn so với trước đây. Tập trung sức mạnh tự cải thiện và quyết tâm vươn tới sự xuất sắc sẽ gia tăng giá trị cá nhân của bạn. Và khi đó, mọi vật xung quanh bạn cũng sẽ chuyển đổi một cách ngoạn mục theo bạn.
Người có tài và có khả năng sẽ chẳng là gì cả nếu họ không vận dụng cái tài và khả năng đó. Họ phải có được cảm hứng, hoạch định tương lai, quyết tâm vươn tới sự xuất sắc, và hành động nhiệt tình để thực hiện những điều lớn lao.
James Valentine

Ngắm bắn mặt trăng



Hãy luôn có những mục đích thú vị nhất, tuyệt vời nhất mà bạn có thể tưởng tượng ra được. Rồi bắt đầu nhúc nhích nào! Có thể bạn không đạt tới mục đích của mình, nhưng dù gì nó sẽ làm cho bạn không ở nguyên một chỗ rồi. Bạn đã tiến lên, đã vượt qua điều gì đó.


1. Tưởng tượng rằng bạn đang đứng trước một ngã tư đường phố ở Việt Nam. Không có đèn giao thông. Bạn thì đang ở bên này đường và muốn sang bên kia đường. Dòng người đang cuồn cuộn chảy ngang trước mặt bạn. Vậy bạn sẽ làm thế nào?
Có ba cách bạn có thể làm:
Một là: Bạn thẫn người ra "đông quá, thôi mình quay về thôi!".
Hai là: Bạn đứng đó, phân tích từng chiếc xe một, xem cách đi của nó thế nào để mình còn biết cách xử lý. Nhưng vì xe cộ đi qua đi lại khá đông nên bạn vừa nghĩ xong cho chiếc xe này thì lại một chiếc xe khác xuất hiện, rồi lại chiếc xe nữa, đi đủ kiểu khác nhau, và bạn phân tích không xuể. Nên bạn cứ đứng nhìn ngập ngừng mãi, với một niềm hy vọng mong manh rằng, giá rồi đến một lúc nào đó, hết xe thì mình có thể vượt qua. Nhưng bạn biết rồi đấy, đường vắng xe là điều ngày càng không thể ở Việt Nam.
Cách thứ ba: Bạn biết bên kia đường là nơi bạn muốn tới, và bạn sẽ nhìn quanh cẩn thận, và vừa lèo lái giữa dòng xe cộ, có khi bạn ngừng chờ cho một chiếc xe đi qua, có khi bạn rồ ga nhanh hơn, rồi cuối cùng bạn cũng có thể vượt qua được và sang được bên kia đường.
Chắc bạn đọc đến đây thì cũng thấy rằng cách thứ ba mới là cách chúng ta thường hay làm và làm một cách rất tự nhiên.
2. Liệu bạn có thể nhận thấy khi bạn có một mục đích trong cuộc sống, nó sẽ giúp bạn nhận ra được những rào cản cần phải vượt qua để đạt tới. Đồng thời, nếu đó là mục đích thực sự của bạn, nếu nó làm bạn thực lòng yêu thích và để tâm theo đuổi, nó cũng giúp bạn tìm được cách vượt qua những rào cản.
Trong thực tế, dù bạn muốn đạt được điều gì, rào cản vẫn sẽ luôn tồn tại. Nếu ta quá rối trí bởi những rào cản, thì ta có thể thuộc loại người thứ nhất đi qua đường: Thấy sợ quá nên bỏ về nhà ngủ mất, tất nhiên chúng ta cũng có thể áp dụng cách sống này, và rồi chúng ta sẽ không gặp vấn đề nào nữa. Tuy vậy, nếu cuộc sống mà không có những trải nghiệm thì còn gì thú vị nữa?
Cũng có thể bạn sẽ có cách giải quyết của người đi xe kiểu thứ hai: Ì ra phân tích từng vấn đề, có nghĩ cách giải quyết cho từng vấn đề, nhưng vừa nghĩ xong định áp dụng, thì nhìn lại vào thực tế, nó không phải như bạn đã nghĩ nữa rồi. Vậy nên, bạn có thấy mệt mỏi không khi cứ nghĩ quá nhiều mà hành động quá ít?
Vậy nên điều cần thiết là luôn hướng tới tương lai, tập trung vào nó, nhưng để tầm nhìn của bạn đủ mở rộng để nhìn thấy rào cản mà tìm cách vượt qua thích hợp, và có những hành động cụ thể nữa.
3. Thêm một câu chuyện nữa tôi muốn kể cho các bạn: Một cung thủ được ông thầy của mình dạy ngắm bắn... Mặt Trăng. Nhiều người bảo như vậy thật điên, nhưng cung thủ ngày nào cũng cứ tập bắn như thầy mình bảo. Hiển nhiên là anh ta không thể nào bắn đến đích là Mặt Trăng được, nhưng rốt cuộc anh ta vẫn trở thành cung thủ giỏi nhất của quốc gia đó.
Hãy luôn có những mục đích thú vị nhất, tuyệt vời nhất mà bạn có thể tưởng tượng ra được. Rồi bắt đầu nhúc nhích nào! Có thể bạn không đạt tới mục đích của mình, nhưng dù gì nó sẽ làm cho bạn không ở nguyên một chỗ rồi. Bạn đã tiến lên, đã vượt qua điều gì đó. Đó là chưa kể, bạn đạt được mục đích của mình, lại còn nhận được những điều tuyệt vời quá sức tưởng tượng của mình thì sao?!

Hãy nghĩ mình có thể



Người ta tin bất kỳ lời khẳng định nào mà người ta lặp đi lặp lại với chính mình, cho dù lời khẳng định đó là thật hoặc giả. Nếu một người lặp đi lặp lại mãi một lời nói dối, rốt cuộc người ấy sẽ chấp nhận lời nói dối ấy là đúng. Cuộc đời của bạn tươi đẹp hay ảm đạm, tất phụ thuộc vào chính suy nghĩ của bạn.


”Nếu bạn nghĩ mình bị đánh, bạn sẽ bị đánh,
Nếu bạn nghĩ mình không dám, bạn sẽ không dám
Nếu bạn muốn chiến thắng, nhưng bạn nghĩ mình không thể,
Thì hầu như chắc chắn là bạn sẽ không thể.
Nếu bạn nghĩ mình mất, bạn sẽ mất
Vì ngoài thế giới chúng ta tìm kiếm,
Thành công bắt đầu với ý muốn của một người bạn
Đó là tất cả những gì nằm trong trạng thái tinh thần.
Nếu bạn nghĩ mình bị tước mất địa vị, bạn sẽ bị tước mất,
Bạn đã nghĩ mình sẽ bước lên địa vị cao,
Trước hết bạn đã phải tin tưởng chính mình đã từng đoạt giải.
Những mặt trận cuộc đời không luôn hẳn
Dành cho người mạnh nhất hoặc nhanh nhất,
Nhưng dầu gì thì người chiến thắng cũng
Là người nghĩ MÌNH CÓ THỂ!”

Hướng đến những vì sao



Thời Hy Lạp cổ đại, một du khách gặp một ông già trên đường đi và hỏi ông đường đến đỉnh Olympus. Ông cụ, hoá ra lại là Socrates, đáp lại: “Nếu con thật sự muốn đi đến đỉnh Olympus, hãy chắc chắn rằng mỗi bước con đi đều hướng đến đó”.


Bài học từ câu chuyện này rất đơn giản. Nếu bạn muốn có thành công và vui vẻ, chỉ cần chắc chắn rằng mọi suy nghĩ và hành động của bạn đang đưa bạn đi đúng hướng.
Issac Newton được coi là nhà khoa học vĩ đại nhất. Những đột phá của ông trong lĩnh vực toán học và vật lý đã đặt nền móng cho thời đại mới. Sau này, người ta đã hỏi ông rằng làm thế nào ông có thể có những đóng góp lớn lao đến vậy cho khoa học. Ông trả lời: “Bằng cách không nghĩ về điều gì khác”.
Nói một cách đơn giản, thành công bắt đầu với việc bạn thực hành khả năng lựa chọn để tạo sự kiểm soát có mục đích và có hệ thống lên những suy nghĩ mà bạn nắm giữ trong nhận thức. Bằng cách nghiêm khắc rèn luyện bản thân chỉ nghĩ và nói đến những gì bạn muốn và bằng cách không chăm chú vào những gì mà bạn không muốn, là bạn đã bắt đầu chuyến đi hướng đến những vì sao.
Brian Tracy

Cam kết sẽ liên tục và không ngừng hoàn thiện bản thân



“Chúng ta có một ước mong bẩm sinh là sẽ không ngừng học hỏi và phát triển. chúng ta muốn giành được nhiều hơn những gì đang có. Khi chúng ta không ngừng tìm cách hoàn thiện mình, chúng ta sẽ có một cuộc sống hoàn mĩ như mong đợi.”
Chuck Gallozzi

“Mọi người thường bảo tôi là người cầu toàn, nhưng điều đó không chính xác. Tôi chỉ là người luôn tìm kiếm sự hoàn thiện. tôi luôn làm một việc gì đó cho tới khi hoàn thành xong, rồi sau đó, tôi lại chuyển sang làm việc khác.”
Jame Cameron - Đạo diễn đoạt hai giải Oscar
cho bộ phim Titanic và loạt phim Kẻ huỷ diệt
Thuật ngữ không ngừng hoàn thiện trong tiếng Nhật là Kaizen. Không chỉ những doanh nhân hiện đại coi đó là một triết lý mà đây cũng là đạo lý của các chiến binh thời xưa – và nó đã trở thành câu thần chú của hàng triệu người thành đạt.
Những người thành công dù là doanh nhân, vận động viên thể thao hay các nghệ sĩ đều không ngừng hoàn thiện mình. Nếu bạn muốn đạt được nhiều thành công hơn trong cuộc sống, bạn phải tự hỏi bản thân mình: “Bằng cách nào tôi có thể thực hiện công việc này tốt hơn? Bằng cách nào tôi có thể thực hiện công việc này hiệu quả hơn? Bằng cách nào tôi có thể thu được nhiều lợi ích nhất từ việc này? Bằng cách nào tôi có thể dành nhiều tâm huyết hơn để thực hiện công việc này?”
Tốc độ thay đổi tư duy chậm chạp
Trong thế giới ngày nay, tự hoàn thiện là hành vi rất cần thiết nhằm theo kịp sự thay đổi đang diễn ra chóng mặt. Tháng nào cũng có công nghệ mới ra đời. Kỹ thuật sản xuất mới cũng xuất hiện thường xuyên hơn. Những từ ngữ mới được sử dụng trong những ngữ cảnh khác lạ. Những gì bạn có thể học được về bản thân, sức khoẻ hay khả năng trí tuệ con người ngày càng mở rộng.
Vì vậy tự hoàn thiện là điều kiện để tồn tại. Nhưng nếu muốn có được thành công thì cách tốt nhất để hoàn thiện mình là đưa ra yêu cầu.
Hoàn thiện từng bước nhỏ
ImageBất cứ khi nào bạn cần hoàn thiện các kỹ năng, thay đổi cách cư xử, cải thiện quan hệ gia đình và công việc, hãy bắt đầu từ những bước đi ngắn, dễ dàng. Các bước đi ngắn đó sẽ mang đến cơ hội thành công nhiều hơn cho bạn. Nếu bạn cố gắng thay đổi quá nhanh và quá nhiều, không những bạn (hay người khác đang có cùng ước muốn thay đổi với bạn) sẽ mất khả năng kiểm soát, do đó rồi những nỗ lực của bạn sẽ thất bại – bởi vậy bạn tin rằng việc mình đang làm là quá khó khăn và dường như là không thể. Khi bước những bước nhỏ, dễ dàng điều chỉnh và bạn sẽ thấy tự tin rằng mình có thể cải thiện bản thân một cách dễ dàng.
Quyết định cải thiện điều gì
Trong công việc mục tiêu của bạn có thể là cải thiện sản phẩm, dịch vụ công ty cung cấp, hay dịch vụ chăm sóc khách hàng, hay các chương trình quảng cáo. Về kỹ năng bạn muốn tăng cường kỹ năng sử dụng máy tính, tăng tốc độ đánh máy, tăng khả năng bán hàng hay khả năng đàm phán của mình. Ở nhà bạn muốn cải thiện hơn khả năng giáo dục con cái, kỹ năng giao tiếp hay tay nghề nấu ăn. Bạn cũng có thể tập trung vào việc chăm sóc sức khoẻ và thể lực, trau dồi kiến thức về đầu tư và quản lý tài chính hay kỹ năng chơi piano. Hoặc có lẽ bạn muốn có được những phút giây thanh thản trong tâm hồn bằng cách suy tư, tập yoga hay cầu nguyện. Dù mục tiêu bạn là gì, hãy tìm ra những điều bạn muốn cải thiện, cải thiện đến đâu và những gì bạn cần làm để có thể thực hiện điều đó.
Phải chăng bạn muốn học một kỹ năng mới? Có lẽ bạn nên đăng ký một lớp học buổi tối ở trường đại học trong vùng. Còn nếu bạn muốn cải thiện mối quan hệ với cộng đồng, bạn nên dành thêm vài giờ mỗi tuần để tham gia các hoạt động tình nguyện.
Hãy liên tục và không ngừng hoàn thiện bản thân. Mỗi ngày hãy luôn tự hỏi mình rằng: “Hôm nay tôi/chúng ta sẽ làm gì để hoàn thiện mình? Tôi/chúng ta có thể tốt hơn trước như thế nào? Tôi/chúng ta có thể học những kỹ năng mới ở đâu?”. Nếu bạn làm như vậy, bạn sẽ tham gia vào cuộc hành trình tự hoàn thiện – cuộc hành trình đưa bạn tới thành công.
Jack Canfield – trích trong Những nguyên tắc thành công

An Toàn - Bất An, Yêu - Ghét



An toàn - bất an

Không nơi nào có sự an toàn. Cuộc sống là một chuỗi những bất an, không mảnh đất nào có thể nuôi dưỡng được sự an toàn.

Khi bạn tìm kiếm sự an toàn, bạn tạo ra rắc rối. Bạn càng mong muốn an toàn thì bạn càng gặp nhiều rắc rối vì sự không an toàn chính là bản chất của cuộc sống.

Nếu bạn không đòi hỏi sự an toàn, bạn chẳng bao giờ phải lo lắng bận tâm về sự không an toàn. Cũng giống như cây cỏ có màu xanh, cuộc sống là sự không an toàn. Nếu bạn đòi hỏi chiếc lá kia phải màu trắng, khi đó rắc rối sẽ xuất hiện.

Rắc rối được tạo ra bởi chính bạn, chứ không phải bởi chiếc lá kia - chúng vốn dĩ màu xanh mà bạn cứ khăng khăng muốn chúng phải thành trắng! Chúng không thể xuất hiện theo cách đó.

Cuộc sống là sự không an toàn. Chỉ khi bạn chấp nhận  được toàn bộ điều này bạn mới trưởng thành và bất  an toàn không còn là vấn đề nữa.

---------------------------------

Yêu và ghét

Khi bạn yêu thứ gì đó thì đồng thời bạn cũng sẽ có lúc ghét nó. Bạn có thể tìm lý do để biện hộ cho sự căm ghét của mình nhưng mọi lý do đều không thích đáng.

Đừng bao giờ để sự căm ghét của mình can thiệp vào bất kỳ điều gì. Bạn biết rõ rằng trong bạn có sự căm ghét, nhưng hãy để tình yêu quyết định mọi điều. 

Tôi không có ý nói rằng chúng ta phải đè nén sự căm ghét của mình, tôi muốn nói rằng: đừng bao giờ để lòng căm ghét của mình trở thành yếu tố quyết định.

Bạn hãy buông căm ghét ra, hãy để nó ở lại nơi đó. 

Hãy tập trung vào tình yêu; hãy để tình yêu quyết định mọi việc. Tình yêu sẽ toả khắp tâm hồn bạn, khi đó sự căm ghét sẽ không còn chỗ để tồn tại.

----------------

Luận về cuộc đời - Osho

Tuesday, October 18, 2011

Review cuốn "Những trò quỷ quái không trái lương tâm"




Đã đọc cuốn " Phớt lờ tất cả bơ đi mà sống" của pác Hugh, nên khi Alpha xuất bản cuốn này là đi kiếm liền . Mình thích giọng văn của pác Hugh, giọng văn thẳng thắn, hiện đại, mang đậm phong cách blog, cùng với những lời khuyên theo câu chuyện, mỗi một câu chuyện là 1 bài học, đời thường, rất thú vị.


Tối nay mình qua Pari Gato đọc liền cuốn này, bắt đầu trong chuỗi "Mỗi ngày đọc 1 cuốn sách và chia sẻ", cần sự nỗ lực cật lực và nghiêm túc.


" Chỉ cần bạn có cảm hứng thì đời bạn vẫn đang ý nghĩa"


Đôi khi, sản phẩm của bạn chỉ cần đơn giản, nhưng nó chật lượng đặc biệt thì rất có thể tạo được một tiểu thương hiệu toàn cầu cho mình.


Hugh cũng nói đến việc làm nhiều việc mình thích, thường thì con người làm ít việc và hưởng thị, Hugh nói rằng bạn cần phải tham gia lớp học "Siêu mở rộng" , ý một phần là làm tất cả những gì mình thích một cách chăm chỉ, cật lực.


Một câu chuyện về người bạn bán Com-lê đã được Hugh hướng dẫn quảng bá qua blog. 


" Anh ấy chỉ viết những bài blog nho nhỏ tuyệt vời về cái thế giới mà anh ấy biết và yêu quý - Cộng đồng thợ may ở Savike Row. Anh viết đủ mọi chuyện- bạn bè ở đó, những quán nhậu hay các ngành nghề khác nhau. Anh kể một cách trung thực, đầy đam mê và yêu thương. Thậm chí anh còn khen ngợi các cửa hàng khác, đối thủ cạnh tranh của mình. Tại sao lại không cơ chứ? Họ đều là người tốt, tay nghề có một không hai cả."

Một vài đối thoại trong bức tranh của Hugh :

- "Cuộc đời thật ngắn ngủi khi không làm một việc gì đấy thật ý nghĩa "

 
- " Ai cũng cần đến Gian kế. Ai cũng cần đế cái ý tưởng điên rồ, hoang đường để có thể thực sự bắt tay vào thực hiện điều mình yêu thích, thực hiện một điều gì đó quan trọng. Ai cũng cần một Gian kế để thoát béng ra khỏi cuộc sống bon chen, khỏi đám sếp bẩn thỉu, khỏi những công việc tù túng, nhàm chán mà bản thân ghét cay đắng. Cuộc đời có được bao nhiêu"

 
- " Thay đổi không chết, sợ thay đổi mới chết hẳn cơ"

 
- " Vấn đề là thích việc mình làm hay ghét nó. Tôi chọn vế đầu"

- " Mọi ý tưởng tốt đều phải chết.... để  cho những ý tưởng vĩ đại được sống "


- " Cậu đúng là một hạt cát dễ thương, đáng tiếc là cậu lại đang nằm trên bãi biển"
 
- " Nếu  biết thành công mà lắm việc thế này thì tôi cứ làm béng một kẻ thua cuộc cho xong"

- " Những gì mọi người nói và những gì họ sẵn sàng nhấc mông lên để thực hiện được là hai thứ hoàn toàn khác nhau"


- " Người duy nhất có khả năng thay đổi thế giới là người muốn thay đổi thế giới. và không phải ai cũng muốn"

  - " ít nhất là tôi cũng đã cố gắng, còn bạn?"

- " Hôm nay anh đã ôm khách hàng của mình chưa?


- " Tất cả các doanh nhân đều có tham vọng trở thành doanh nhân khác "

Hugh đưa ra một vài điều bổ ích cho blogger :


1- Có sản phẩm tốt : Phải là những sản phẩm thực sự tốt, và mọi người quan tâm


2- Có câu chuyện độc đáo : Câu chuyện độc đáo còn có thể tạo khi bạn là người đầu tiên nói về vấn đề đó, với những "thông tin độc đáo" riêng.


3- Đam mê và uy tín : Chia sẻ điều bạn yêu thích, một cách trung thực, là chính bạn


4- Liên tục : Khoảng 1 năm nếu bạn muốn blog thay đổi cv kinh doanh của bạn. Nhớ là viết liên tục



5- Tập trung : Luôn nói về Com - lê ,^^,. Nói về sở trường, đam mê của bạn.


6- Trò chuyện bằng giọng nói của chính bạn : giọng trên blog cũng là giọng ngoài đời. Hãy kể đúng sự thật. Chúng ta chỉ kể lại sự thật và thương hiệu tự nó hình thành


7- Đôi khi thiếu tiền lại là lợi thế vô cùng lớn.


8- Một lời khuyên nữa là phải luyện tập hàng ngày, phải nỗ lực hàng ngày cho việc bạn yêu thích, việc bạn muốn làm.Không phải bạn làm cái gì mà là cách bạn thực hiện nó thế nào. Đừng dồn một lúc, hãy dải thời gian hàng ngày.


9- " Tớ phải có chuyện để kể cho mọi người. Một câu chuyện thú vị. Một câu chuyện khác biệt. Một câu chuyện khiến mọi người chú ý..." đó là lời của một người bạn kể câu chuyện " Làm phim sex cá nhân" , quay cảnh phòng the riêng cho 2 người.... và mọi người bàn tán về câu chuyện này rất nhiều...


Con người cần được nghe kể chuyện. Xét trên phương diễn lịch sử, đây là cách nhanh nhất để ta có thể truyền tải thông tin.


Do vậy, hãy xem câu chuyện của bạn có được mọi người kể về nó không. Sản phẩm của bạn có khớp với câu chuyện người khác thế nào?


10- Có những ý kiến phù phiếm, có những ý tưởng phù phiếm... Hãy coi nó  như một cuộc thám hiểm - cuộc thám hiểm đáng được chia sẻ. Người ta không đơn thuần mua sản phẩm của bạn mà họ còn mua câu chuyện bạn kể... câu chuyện không phải chỉ về bản thân bạn mà còn về họ, về những gì họ có thể trở thành.



11-Sản phẩm làm gì không phải là điều quá quan trọng đối với chúng ta, mà chúng ta giao tiếp thế nào quanh nó mới quan trọng. Hãy tự hỏi mình, mọi người sẽ "giao tiếp" thế nào quanh kế hoạch ma mãnh của bạn???


12- Với một kế hoạch ma mãnh, sẽ có những yếu tố ngẫu nhiên chi phối, đừng lo lắng và kiểm soát đích đến của quả cầu tuyết. Hãy chia sẻ những gì bạn không dùng đến. và họ sẽ nói chuyện về bạn.


13- Tránh dùng những ngôn từ quá to tát miêu tả về bạn.



14- Có những thời điểm mà bạn phải đứng dậy, hành xử như người lớn.


15- Lập danh sách khoảng 20 người quan trọng nhất trong lĩnh vực của mình, bạn sẽ làm gì để họ theo dõi bạn?



16- Doanh nhân và nghệ sĩ chỉ là cách gọi mà thôi. Điều quan trọng không phải là chúng ta sáng tạo ra cái gì, mà chúng ta sáng tạo như thế nào, và tại sao lại sáng tạo ra nó.


17- Những trò quỷ quái không làm cho đời bạn dễ thở hơn. Nó còn làm khó khăn hơn, nhưng biết trước được điều đó sẽ khiến cho cảm
 giác được sống, ngay tại đây và ngay lúc này, trở nên phong phú và thú vị hơn



18- Liên tục là mấu chốt. "Không ngừng nghỉ". Bất cứ ai đều có thẻ vẽ được một bức biếm họa ra trò,,, một lần. Nhưng không phải ai ngày nào cũng có thể vẽ được bức biếm họa hay ho, và vẽ hết ngày này sang ngày khác. Đây là điều bạn phải lao động thực sự chăm chỉ trong suốt nhiều năm mới có,,.



19- Sản phầm của chúng ta giúp cho người dùng cuối dễ dàng tìm thấy và thể hiện được ý nghĩa, câu chuyện, phép ẩn dụ, mục đích, lời giải thích, và sự liên quan đến cuộc đời người đó hơn.



20- Hãy thực hiện kế hoạch của bạn đi. Bạn không chết đâu. Chiến đấu điên cuồng thôi.


21- Giữ lại điều tốt đẹp bạn làm trong công việc cũ, còn bỏ tất cả những thứ khác đi. Làm điều bạn thích thôi


22- Làm thế nào để bạn đạt được cả công việc với tình yêu ???


Dễ ợt : Yêu công việc mình làm
Làm thế nào yêu công việc mình làm?
Bạn quyết định là như vậy.


23- Mọi thứ đều bắt đầu bằng hành động tặng quà


1- Xác định món quà là gì, hãy thường xuyên tặng nó cho mọi người 


2- Đảm bảo rằng người ta nhận nó như món ùa thực thụ, chứ không phải một thông điệp quảng cáo 


Làm việc chăm chỉ để đảm bảo rằng người nhận có cảm giác đây là món quà thực sự


3- Xác định chính xác dấu vết vụn bánh mì của bạn là gì>>


Nói chung cuốn sách nói về bạn hãy làm việc chăm chỉ, cật lực với những gì bạn thích, đam mê, bỏ qua người khác nghĩ gì. Cuộc sống ý nghĩa khi ta làm được nhiều thứ ta thích. Và nhớ rằng, hãy cho đi những gì bạn có.



" Thế đấy. Chiến đấu điên cuồng thôi. "


" Thế giới LUÔN tìm cách dìm bạn thấp hơn giá trị thật... do đó hãy quyết định xem bạn sẽ làm gì với nó, rồi hành động thôi"


"Tình yêu không có mục đích nào cả. TÌNH YÊU CHÍNH LÀ MỤC ĐÍCH"



- Anh Duy Nhất -