Tuesday, September 20, 2011

Kỹ năng hài hước của lãnh đạo

Để lãnh đạo hiệu quả, ngoài kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng đàm phán thương lượng..., một kỹ năng không thể thiếu để đem lại thành công là kỹ năng hài hước.



Hài hước là kỹ năng vận dụng vốn ngôn ngữ vào tình huống phù hợp theo các quy tắc tạo tiếng cười. Doanh nhân rèn luyện kỹ năng này để có thêm công cụ sắc bén nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp, nên không cần phải có tố chất bẩm sinh mà chỉ cần khổ công rèn luyện như các kỹ năng khác.

Một lời mở đầu bằng các từ ngữ gây cười để tạo không khí thân mật, cởi mở; một nhận xét hóm hỉnh; một câu đối đáp, trả lời dí dỏm; một sự so sánh, ví von đầy hình ảnh dễ nhớ, pha một chút hài; một câu chuyện cười đúng hoàn cảnh, đúng đối tượng; một lời bình khôi hài, sắc sảo; một câu chuyện tự trào... sẽ không quá khó nếu quyết tâm học hỏi và thường xuyên ứng dụng để trở thành một kỹ năng.

Doanh nhân là người có nhiều mối quan hệ trong công việc kinh doanh như quan hệ với nhân viên, khách hàng, các cổ đông, đối tác, giới truyền thông, các đồng nghiệp trong hiệp hội, các cơ quan quản lý... Đó cũng là các nhóm công chúng của doanh nghiệp mà doanh nhân phải hướng đến trong quá trình lãnh đạo, điều hành.

Trong các nhóm này, doanh nhân chỉ có quyền ra lệnh cho nhân viên. Còn với những đối tượng khác, để phục vụ hoạt động kinh doanh, doanh nhân phải trao đổi, thuyết phục, thương lượng về quan điểm, ý kiến, sản phẩm, phương án của mình nhằm tạo sự hiểu biết lẫn nhau hoặc tìm sự đồng thuận về lợi ích. Tuy nhiên, đối với nhân viên, không phải lúc nào doanh nhân cũng lãnh đạo bằng mệnh lệnh!

Việc học hỏi và ứng dụng kỹ năng hài hước trong công việc giúp người lãnh đạo kết nối trái tim với mọi người trong công ty hay trong các cuộc gặp gỡ, hội thảo, tạo không khí vui vẻ, thân thiện, thuận tiện cho việc trao đổi, thuyết phục; phá bỏ cái vỏ cứng nhắc, hình thức, khách sáo.

Sự hài hước tạo không khí lạc quan cho tập thể, thúc đẩy năng suất làm việc, nuôi dưỡng niềm tin, nhất là khi doanh nghiệp gặp khó khăn. Cấp trên có khả năng hài hước thường được cấp dưới yêu mến, tạo cảm giác gần gũi, từ đó dễ truyền cảm hứng cho nhân viên.

Hài hước cũng tạo không khí thân thiện với khách hàng, nhờ đó dễ thành công hơn trong giao tiếp, đàm phán, thương lượng. Làm nhẹ nhàng các tình huống nghiêm trọng; giải quyết một cách thông minh các tình huống sơ ý, nhầm lẫn; hóa giải khéo léo các tình huống bất ngờ, lúng túng, khó xử; xoa dịu các xung đột...
Khi người lãnh đạo tự trào những thói hư tật xấu của mình, gây cười với chính nhược điểm của mình hoặc tin đồn về mình sẽ làm cho mọi người xung quanh thoải mái, gần gũi; tự động xóa ngay ý nghĩ của người khác muốn đem thói xấu của mình ra làm trò đùa! Đồng thời, mọi người xung quanh không còn cảm thấy khó khăn khi phải góp ý với lãnh đạo một chuyện gì đó vì tự trào thể hiện thái độ cầu thị.

Có kỹ năng hài hước còn giúp người lãnh đạo tăng sức hút cá nhân, thêm sức thuyết phục mọi người xung quanh, đồng thời giảm stress, điều hòa hệ thần kinh, tăng cường sức khỏe, giúp cuộc sống thêm sinh khí.
Ngoài việc nâng cao hiệu quả lãnh đạo doanh nghiệp, kỹ năng hài hước còn đóng vai trò quan trọng trong các mối quan hệ xã hội và gia đình. Sự hài hước giúp doanh nhân có thêm nhiều bạn bè. Với gia đình, hài hước góp phần xây dựng cuộc sống gia đình đầy ắp tiếng cười, hạnh phúc, các thành viên trong nhà yêu thương nhau hơn. Hài hước còn làm giảm sự đơn điệu, tẻ nhạt, sáo mòn, hóa giải những hờn giận trong cuộc sống lứa đôi.

Nhận thấy vai trò quan trọng của sự hài hước, nhiều công ty, tập đoàn lớn trên thế giới rất quan tâm đến việc huấn luyện kỹ năng hài hước cho lãnh đạo các cấp trong tổ chức. Các công ty thuộc danh sách Fortune 500 đều chú ý đến việc rèn luyện kỹ năng hài hước cho đội ngũ nhân sự của mình, xem đó như một công cụ nâng cao hiệu quả quản lý điều hành. Theo một số thống kê, sau khi các cấp quản lý ở các công ty Mỹ tham dự khóa học rèn luyện kỹ năng hài hước, một thời gian ngắn sau đó năng suất lao động tại doanh nghiệp tăng 15%.

(Theo TBKTSG)
_________
(*) Giám đốc Công ty Truyền thông Tiêu Điểm

Bầu Đức: “Tiền tôi xài thoải mái ba đời không hết, nhưng...”

Tôi làm việc quần quật không phải vì tiền. Tiền tôi không thiếu, xài thoải mái ba đời cũng không hết. Tôi cũng không có nhu cầu hưởng thụ. 

Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), người Việt Nam đầu tiên vừa được nhật báo tài chính hàng đầu thế giới Wall Street Journal (WSJ) bình chọn là một trong 29 doanh nhân quyền lực nhất khu vực Đông Nam Á.

Quyền lực thực sự trong tập đoàn

- Thưa ông, câu chuyện làm giàu của ông đã vượt ra khỏi đất nước Việt Nam, ông được WSJ bình chọn là một trong những doanh nhân quyền lực nhất khu vực Đông Nam Á. Ông đón nhận sự kiện này như thế nào?

Tôi vừa xuống sân bay, thì nghe anh em nói thông tin đó. Tôi chưa từng tiếp xúc với người của WSJ và cũng không biết họ bình chọn thế nào. Tuy nhiên, WSJ là tờ báo uy tín trên thế giới, nên việc tôi có tên trong danh sách bình chọn của họ quả là một thông tin tốt lành.

- Ông nghĩ gì khi được chọn là doanh nhân có quyền lực?

Không biết họ có nói quá hay không. Quyền lực, theo cách hiểu của tôi là uy tín và sức mạnh kinh tế. Cả hai yếu tố này không tự dưng mà có. Trong hệ thống tập đoàn, tôi là người có quyền lực thật sự. Tôi chịu trách nhiệm chính trước hàng ngàn cổ đông và nhân viên. Tôi chấp nhận phản biện của cổ đông, của cấp dưới và đi đến quyết định cuối cùng vì quyền lợi của tập đoàn cũng như cá nhân tôi.

- Ông là doanh nhân Việt Nam đầu tiên được WSJ bình chọn là người có quyền lực. Ông có ngạc nhiên không?

Bất ngờ nhưng không ngạc nhiên vì, vươn ra thế giới là lộ trình của HAGL. Quan điểm tôi là nói ít, làm nhiều. Học sinh đi học, kết quả được đánh giá là có lên lớp hay không? Còn với doanh nghiệp, lợi nhuận là thước đo cho sự thành công.

- Ông có thể chia sẻ cách mà HAGL đã "vượt bão"?

Tại sao thị trường bất động sản điêu đứng, nhiều doanh nghiệp ngột ngạt, bế tắc vì thiếu vốn nhưng chúng tôi không bị ảnh hưởng? Trong kinh doanh, nguồn vốn quan trọng nhất, có vốn là thắng. Trong khi chúng tôi không thiếu vốn. Cần thêm vốn, chúng tôi đủ uy tín để huy động vốn quốc tế mà không bị ràng buộc, áp lực bởi lãi suất cao của vốn vay trong nước.

Trước đây, chúng tôi xác định lãi của tập đoàn chủ yếu thu từ bất động sản thì cách đây vài năm, tôi đã chuyển hướng, bất động sản chỉ còn chiếm khoảng 25% hoạt động kinh doanh của tập đoàn và do chúng tôi không lệ thuộc vào vốn nên bất động sản của HAGL vẫn đứng vững và cạnh tranh về giá. Chúng tôi đang đi bằng 4 chân, bất động sản có yếu đi thì tôi vẫn vững 3 chân còn lại, đó là thủy điện, khai khoáng và đặc biệt là cao su.


Không bao giờ bỏ bóng đá

- Trò chuyện với ông cách đây vài năm, tôi thấy ông rất hào hứng với bóng đá. Còn bây giờ, ông tỏ ra đặc biệt hào hứng với cây cao su?

Không hào hứng sao được khi HAGL đang sở hữu hơn 100.000 ha đất có thể trồng cao su ở 3 quốc gia Việt Nam, Lào, Campuchia. Năm 2014, tôi sẽ có 50.000 ha cao su thu hoạch với lợi nhuận ước tính 450 triệu đô la/năm. Và không hào hứng sao được khi tôi trở về với công việc của một nông dân, là gốc gác của tôi. Có dạo, thấy tôi vắng, bạn bè hỏi đang ở đâu, tôi trả lời: Tôi đang ở rẫy. Mà tôi ở rẫy thật.

- Hào hứng với cao su, thế ông có lạnh nhạt với bóng đá? Ông bình luận gì khi vừa rồi một số ông bầu rút ra khỏi cuộc chơi bóng đá?

Tình yêu bóng đá trong tôi vẫn cháy bỏng. Nhờ bóng đá, tôi mới có như ngày hôm nay nên tôi không bao giờ bỏ bóng đá. Tôi còn nhớ, cách đây hơn 10 năm, báo chí ở nước ngoài chạy tít lớn: Bầu Đức là ai? HAGL là ai mà dám mua cầu thủ Kiatisak? Hồi đó, họ chưa biết chúng tôi. Giờ thì đã biết. Bóng đá không làm ra lợi nhuận trực tiếp nhưng lợi nhuận gián tiếp thì không thể kể hết.

Hiện tại, tôi vẫn duy trì đội bóng nhưng đầu tư tổng lực thì không. Việc một số doanh nghiệp rút ra khỏi thị trường bóng đá, tôi nghĩ họ hoàn toàn có lý. Một trận bóng đá tốn 3 tỷ bạc nhưng thu lại được gì khi sân bóng lưa thưa vài chục khán giả. Quản lý bóng đá VN mình chưa chuyên nghiệp.

Làm không phải vì tiền

- Là ông chủ của tập đoàn kinh doanh đa ngành như vậy, ông bố trí thời gian làm việc thế nào?

Tôi làm việc bất kể giờ giấc, chỉ tính hết việc mà không tính hết giờ. Thời gian làm việc hầu như chiếm gần hết quỹ thời gian của tôi. Tôi làm việc bất cứ lúc nào, bất kể ở đâu, trên đường ra sân bay, ngồi trên máy bay, khi ăn, khi ngủ.

Có ngày tôi bay vài chuyến, có ngày tôi có mặt ở 2-3 nước. Có những ngày, tôi triệu tập 3-4 cuộc họp quan trọng, quyết định những vấn đề có tính chiến lược. Lạ một điều, tôi chưa từng thấy mệt mỏi, chán nản về cả thể chất lẫn tinh thần.

- Làm việc vất vả thế có phải vì ông quá đam mê kiếm tiền?

Tôi làm việc quần quật không phải vì tiền. Tiền tôi không thiếu, xài thoải mái ba đời cũng không hết. Tôi cũng không có nhu cầu hưởng thụ. Tôi làm việc chỉ vì đam mê và nói thật, vì điều gì nữa tôi cũng không thể định nghĩa. Cuộc sống mà, phải có người này người khác. Người đam mê cái này, kẻ đam mê cái kia. Tôi đam mê công việc.

Tôi không chơi ngông

- Khi bình chọn ông là doanh nhân có quyền lực, WSJ có đề cập đến việc ông là người VN đầu tiên từ sau giải phóng sở hữu máy bay riêng. Ông có tự hào về điều này?

Tôi bỏ tiền túi sắm máy bay không phải vì tôi chơi ngông mà tôi có nhu cầu làm ăn thật sự. Với tài sản hiện có của tôi thì chiếc máy bay chỉ như một chiếc xe máy của một người có thu nhập bình thường. Mục đích của chiếc máy bay hay chiếc xe máy, suy cho cùng cũng như nhau, là phương tiện đi lại làm ăn.

Có thể nói, chiếc máy bay là phương tiện làm ăn tuyệt vời của tôi. Tôi có thể chủ động bay bất cứ lúc nào có nhu cầu. Ngồi với anh ở Sài Gòn vào giờ này, 5 giờ chiều nhưng có thể tối nay, tôi có mặt ở Gia Lai. Thậm chí, có mặt ở Lào!

- Những lúc căng thẳng, ông có nhu cầu thư giãn chứ?

Hiện tại, tôi có hai cách thư giãn, đều tuyệt vời. Một là bay về phố núi Plâyku, ngồi xem cầu thủ nhí ở Học viện Bóng đá đá bóng. Các em đá vô tư, không toan tính. Hai là, tôi tự lái xe thăm vườn cao su.

- Cách đây không lâu, ông có câu nói ấn tượng trên báo: "Tôi không cho không ai cái gì bao giờ". Nhiều người ủng hộ câu nói của ông nhưng có người nói ông sòng phẳng quá?

"Tôi mới 50 tuổi, còn nhiều việc để làm và chưa bao giờ có ý định nghỉ ngơi. Tại sao các nước họ làm được mà mình không làm được? Tại sao nước người ta có tỷ phú đô la mà Việt Nam mình không có? Tôi muốn khẳng định người Việt Nam làm được những gì mà thế giới làm được. Tôi muốn chứng minh Việt Nam là một dân tộc lớn. Mình đánh giặc giỏi, thì làm kinh tế cũng phải giỏi".

Tôi gốc nông dân, tôi nói thẳng nói thật. Trong cuộc sống, không ai giúp mình cả đời và cũng không ai muốn nợ người khác cả đời. Có qua có lại mới toại lòng nhau. Đó thật sự là mối quan hệ bền vững.

- Ông tự nhận là người ít học, nhưng có năng khiếu quản trị, biết xoay chuyển tình hình trong kinh doanh mà thành công. Giờ HAGL đã vươn ra khu vực, ông có cảm thấy chút bối rối nào khi điều hành công việc hay không?

Tôi không giấu dốt, không mắc cỡ khi học hỏi. Thành thật mà nói, tôi học nhiều người lắm, và copy thành tựu của nhiều người để tích lũy kiến thức riêng cho mình. Trước tôi còn cắp cặp đến các lớp tập huấn, tích lũy kiến thức, học hỏi kỹ năng, nhưng 15 năm nay, do không sắp xếp thời gian được nên tôi tự học theo cách của mình, có khi tôi đọc tài liệu suốt đêm.

Tôi học trường đời nhiều lắm và đây là bể học vô tận. Ví dụ, nói về lĩnh vực cao su, tôi không có bằng cấp gì nhưng kỹ sư nông nghiệp khi trao đổi với tôi cũng mệt mỏi đấy nhé.

- Ông là linh hồn của tập đoàn, thế còn cấp dưới của ông?

Tôi là người cầm trịch nhưng dưới tôi là một đội ngũ cán bộ có năng lực, có tâm huyết, lăn lộn với công việc thật sự và nếu không có họ thì không thành công như hôm nay. Tôi không có thuộc cấp com lê cà vạt. Chúng tôi chưa bao giờ đăng báo tuyển dụng nhân sự và nhân sự của tôi luôn ổn định.

Nói không ngoa, ít ai làm việc tại HAGL mà xin nghỉ việc vì bức xúc. Ví như nếu có, tôi sẽ xem xét trách nhiệm và xử lý cán bộ quản lý trực tiếp có người nghỉ việc đó vì sao để xảy ra cơ sự. Có một đặc điểm tuyển dụng của HAGL, xem ra không khoa học lắm, đó là: Tuyển dụng nhân sự nhưng không đòi hỏi bằng cấp.

- Cảm ơn ông!

Theo số liệu được niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM, tính đến ngày 15-9-2011, tổng tài sản hiện có của tập đoàn HAGL là 23.108 tỷ đồng bao gồm nhiều dự án bất động sản, thủy điện, cao su, khai khoáng... trong nước và các Lào, Campuchia, Thái Lan, Singapore, Miến Điện.

Tài sản của ông Đoàn Nguyên Đức chiếm gần 50% tổng tài sản của tập đoàn, khoảng hơn 10.000 tỷ đồng. Ngoài ra, ông Đức còn sở hữu riêng một chiếc máy bay Beechcraft King Air 350 trị giá gần 8 triệu USD.

Theo DĐDN

Lòng tin của khách hàng đến từ đâu?


Lòng tin của khách hàng vào thương hiệu được xây dựng qua năm tháng và trải qua những giai đoạn như nghe và nhìn (Awareness) rồi đến liên tưởng (Association), thử (Trial) và cuối cùng là trung thành (Loyalty). 

Danh tiếng của doanh nghiệp được xây dựng trong cả một quá trình nhưng có thể bị đánh mất chỉ trong một giờ nếu lòng tin vào doanh nghiệp đó bị phá hủy. Một công ty sữa lớn nhất nhì Trung Quốc như Sanlu (Tam Lộc), chỉ trong vòng 3 tháng đã phá sản và các lãnh đạo lao đao vì tù tội cũng chỉ vì lòng tin của người tiêu dùng vào công ty không còn nữa sau khủng hoảng melamine.

Một công ty dược được niêm yết trên thị trường với chiến dịch truyền thông rầm rộ là tập đoàn dược phẩm lớn, có liên doanh liên kết với nước ngoài nhưng khi người lãnh đạo tự đánh mất lòng tin của mình vào cổ đông vì hành vi thao túng chứng khoán thì ngay lập tức cổ phiếu của công ty xuống giá không phanh và việc phá sản đã được tiên báo trước. Như vậy, lòng tin có thể được xây dựng trong nhiều năm nhưng có thể sẽ bị phá hủy trong vài giờ và đã được đúc kết trong câu "Một lần bất tín, vạn lần bất tin".

Niềm tin của doanh nghiệp được xây dựng trên nền tảng chính là: (1) Lòng tin của nhân viên và cổ đông ban lãnh đạo và (2) Lòng tin của khách hàng các thương hiệu của công ty.

Lãnh đạo tạo lòng tin

Ban lãnh đạo hay đối với một vài công ty là người đứng đầu là người có trách nhiệm phải xây dựng lòng tin của mình đối với toàn thể nhân viên và các cổ đông. Mỗi hành động hay phát ngôn trước công chúng của người lãnh đạo phải được xem xét cẩn trọng vì chỉ một chút sơ suất cũng dẫn đến những rủi do không đáng có.

Steve Jobs của Apple nổi tiếng trong giới công nghệ trong việc xây dựng lòng tin trước công chúng, mỗi lần ông xuất hiện đều được chuẩn bị kỹ lưỡng kịch bản và ông truyền tải thông điệp hết sức cô đọng và logic. Ông đã tạo lòng tin cho tất cả nhân viên của mình rằng họ là một phần để làm những việc có thể thay đổi thế giới bằng câu nói nổi tiếng "Bạn có muốn dành hết phần còn lại của đời mình để đi bán nước đường, hay bạn muốn có cơ hội để thay đổi thế giới?”.

Là lãnh đạo của một công ty công nghệ sáng tạo nhất thế giới, để thuyết phục được toàn bộ các nhân viên và các cổ đông là các sáng tạo đó sẽ mang lại thành công, Steve đã tạo ra một lòng tin tưởng tuyệt đối của tất cả các bộ phận vào chiến lược của Apple và đã tạo ra những sản phẩm sáng tạo đáng mong đợi nhất, đưa Apple trở thành công ty công nghệ có vốn hóa lớn nhất thế giới.

Một ví dụ gần gũi hơn thường được nhắc đến là bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc của Vinamilk, thương hiệu đầu tiên của Việt Nam lọt vào top 200 doanh nghiệp xuất sắc nhất châu Á do Forbes bình chọn. Trong cơn bão khủng khoảng melamine, chính bà là người đã đứng ra truyền thông và tạo dựng lòng tin cho hàng triệu người tiêu dùng Việt Nam rằng các sản phẩm của Vinamilk hoàn toàn không chứa melamine. Khi một người lãnh đạo cấp cao nhất của một thương hiệu uy tín đã đích thân truyền đi thông điệp sẽ tạo một niềm tin mạnh mẽ từ khách hàng và từ đó họ thêm tin tưởng và tiếp tục ủng hộ Vinamilk.

Vậy các lãnh đạo tạo lòng tin bằng những gì? Đó chính là Tâm và Tầm. Trước hết họ phải có trình độ để đủ tầm lãnh đạo doanh nghiệp phát triển bền vững. Giỏi không chưa đủ, họ phải có tâm và tâm ở đây chính là nhân cách sống. Làm sao để nhân viên tôn trọng về cách hành xử, cách điều hành và tựu chung lại là nhân cách sống đáng trân trọng.

Khi một lãnh đạo của các tập đoàn lớn như HP liên quan đến bê bối tình ái với nhân viên cấp dưới thì ngay lập tức uy tín của tập đoàn bị ảnh hưởng và người lãnh đạo đó ngay lập tức bị cách chức vì nhân cách sống không phù hợp, ảnh hưởng tới lòng tin của cổ đông và nhân viên vào công ty. Việc xây dựng lòng tin cũng phải được thực hiện theo hệ thống từ trên xuống dưới. Những lãnh đạo cấp trung của công ty cũng đóng vai trò rất quan trọng vì nếu không tạo dựng được lòng tin với cấp dưới của mình, họ cũng sớm muộn gì bị đào thải ra khỏi hệ thống công ty.
Lời hứa thương hiệu từ những điều nhỏ nhặt

Trong xây dựng thương hiệu, lòng tin của khách hàng vào thương hiệu cũng được xây dựng qua năm tháng. Họ sẽ trải qua những giai đoạn như nghe và nhìn (Awareness) rồi đến liên tưởng (Association), thử (Trial) và trung thành (Loyalty).

Giống như bạn tạo dựng lòng tin của chính mình với mọi người xung quanh, đầu tiên bạn phải hiện diện để mọi người biết bạn, nhìn thấy bạn, nói chuyện với họ và dần dần họ thấy quý mến và tin tưởng bạn. Một thương hiệu cũng như vậy, cần luôn trung thành với tính cách thương hiệu và truyền thông tính cách đó một cách nhất quán từ thời kỳ này qua thời kỳ khác. Nếu Apple "Nghĩ khác" (Think Different - Slogan nổi tiếng của Apple) thì họ phải luôn tạo ra những sản phẩm sáng tạo nhất, đột phá nhất. Nếu Vinamilk vì một "Niềm tin Việt Nam" thì các sản phẩm phải theo dinh dưỡng đặc thù của người Việt, nếu Prudential "Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu" thì phải có những chính sách về tài chính, bảo hiểm phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
Lòng tin vào một thương hiệu được bắt đầu từ một thành tố rất quan trọng trong tài sản thương hiệu, đó chính là “Lời hứa thương hiệu” (Brand Promise). Nếu một thương hiệu đưa ra một cam kết (lời hứa) thì phải thực hiện được lời hứa đó tại mọi thời điểm. Ví dụ như KFC đưa ra cam kết là bạn sẽ có bữa ăn trong vòng 30 phút kể từ khi nhận được yêu cầu đặt hàng trong bán kính 5 km từ tiệm gà rán này thì họ sẽ bằng mọi cách để giao bữa ăn cho bạn trong thời gian đó. Nếu chậm hơn, họ sẽ miễn phí bữa ăn cho bạn. Lòng tin vào thương hiệu được xây dựng từ những điều nhỏ nhặt nhưng rất quan trọng, do vậy, nếu thương hiệu của bạn đã hứa điều gì hãy đừng để mất lòng tin chỉ vì bạn không thực hiện lời hứa đó.

Khoảng vài năm trước đây, Yahoo cho đóng cửa trang blog Yahoo 360 của họ và mời gọi mọi người chuyển blog sang trang mới Yahoo Plus, trước đó thì họ cũng đóng cửa trang Geocity của họ, kết quả là những người dùng trực tuyến dần mất lòng tin vào Yahoo vì những blog (cũng là tài sản) của họ trên mạng coi như bị mất hết khi Yahoo không giữ lời hứa của mình.

Và một thực tế là Yahoo ngày càng mất khách hàng vì họ đã chuyển sang làm bạn với Facebook hay Google. Chỉ một lần thôi, thương hiệu không giữ được lời hứa thì lòng tin về thương hiệu đó cũng biến mất và một tương lai tồi tệ đã được dự báo trước cho thương hiệu đó.

Tóm lại, ban lãnh đạo với tầm nhìn chiến lược, hành xử công bằng và chuẩn mực giúp tạo dựng lòng tin cho toàn bộ nhân viên, cổ đông và các đối tác làm nền tảng để thương hiệu thực hiện “lời hứa thương hiệu” với khách hàng. Nếu trong nội bộ mà mất đi lòng tin thì không thể tạo dựng được sự tín nhiệm từ các khách hàng bên ngoài. Nhiệm vụ của ban lãnh đạo là phải xây dựng được lòng tin trong mỗi nhân viên vào chiến lược và mục tiêu mà công ty đang hướng tới để với lòng tin đó, mỗi nhân viên có động lực tạo ra các sản phẩm, dịch vụ hoàn hảo giúp nâng cao danh tiếng của doanh nghiệp.

Trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống, câu châm ngôn “một lần bất tín, vạn lần bất tin” như vẫn giữ nguyên giá trị như một kim chỉ nam cho việc tạo dựng danh tiếng của bất cứ doanh nghiệp hay thương hiệu nào.
(Nguồn: VietnamNet)

Wednesday, September 14, 2011

Bài học “đắc nhân tâm” của Viettel trên đất Haiti

picture
Liên doanh viễn thông Natcom đã bắt đầu thử nghiệm cung cấp dịch vụ tại Haiti.


Xây dựng mạng viễn thông tại Haiti sau thảm họa động đất khốc liệt, Tập đoàn Viễn thông Quân  đội (Viettel) còn đặt mục tiêu “trẻ chăn trâu cũng dùng di động” như đã làm tại Việt Nam.

Sau chuyến khảo sát thực tế tại Haiti, một quốc gia nghèo ở vùng biển Caribbean (tháng 10/2009), lãnh đạo Viettel quyết định tham gia thầu mua lại 60% cổ phần của công ty viễn thông Teleco. Ngày 7/1/2010, Ủy ban Hiện đại hóa doanh nghiệp của Haiti (CMEP) công bố Viettel thắng thầu. Tuy nhiên hai bên vẫn cần đàm phán về một số điểm chưa thông nhất để đi đến thỏa thuận cuối cùng.

Theo dự kiến, ngày 15/1/2010, Viettel sẽ cử đoàn đại biểu sang Haiti để đàm phán ký kết các hợp đồng. Song, vào ngày 12/1/2010, thảm họa động đất đã xảy ra tại đất nước này, khiến Viettel mất liên lạc với phía Haiti một tháng trời. Hơn 200.000 người chịu thương vong, thủ đô Port-au-Prince của Haiti gần như bị san phẳng, hơn hai triệu người lâm vào cảnh không nhà, các mạng viễn thông đều bị sập và tê liệt hoàn toàn… 

Ngay sau khi liên lạc được nối lại, Viettel gửi thư cho phía Haiti, khẳng định cam kết tiếp tục hợp tác. Đầu tháng 4/2010, Viettel cử một đoàn khảo sát giúp phía Haiti đánh giá hiện trạng của công ty Teleco sau động đất, đưa ra các phương hướng khắc phục, cũng là để khẳng định quyết tâm đầu tư vào Haiti của tập đoàn này. 

Trước đó, chính quyền Haiti, công ty Teleco đều cho rằng, hợp tác với Viettel coi như chấm dứt, vì liệu có nhà đầu tư nào còn hứng thú đổ tiền vào một quốc gia mới xảy ra một thảm họa thiên nhiên vào loại tồi tệ nhất trong lịch sử? Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Viettel thì giải thích khá đơn giản:


+ “Thứ nhất, văn hóa của người Việt Nam nói chung và Viettel nói riêng là khi bạn bè gặp khó khăn, mình nên ở lại giúp đỡ chứ không bỏ đi. 

+ Thứ hai, người Viettel đã cam kết điều gì thì sẽ làm điều đó. 

+ Thứ ba, chúng tôi cho rằng, các khó khăn tại Haiti chỉ là ngắn hạn. Theo quy luật tự nhiên, sau khó khăn sẽ là thuận lợi”.

Những người biết rõ hoàn cảnh thê thảm của Haiti sau động đất cảm thấy ái ngại cho Viettel. Sau thảm họa, hơn 80% hạ tầng mạng của công ty viễn thông liên doanh Natcom (Teleco trước đây) đã bị phá hủy hoàn toàn. Tình trạng chính trị tại Haiti lúc đó khá bất ổn, bạo động, biểu tình diễn ra thường xuyên. Cộng với bệnh dịch tả lây lan nhanh sau động đất, cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người, làm cho thử thách đối với hãng viễn thông Việt Nam nhân lên gấp bội.

Những khó khăn này đã không ngăn được bước tiến của liên doanh viễn thông Natcom mà Viettel chiếm 60% vốn. Chỉ sau 3 tháng kể từ khi Viettel tiếp quản Teleco, khoảng 70% mạng lưới của công ty này đã được khôi phục lại. Số trạm phát sóng đạt con số 1.000 - lớn hơn mạng di động lớn nhất ở nước này là Digicel (mới chỉ có 700 trạm phát sóng). Đây là điều mà chính người của Viettel có lẽ cũng không dám nghĩ tới hơn một năm trước.

“Chúng tôi làm được là nhờ sự hợp tác rất tốt của những nhân viên Teleco trước đây. Sự giúp đỡ của hơn 1.000 nhân viên Haiti tại Natco và rất nhiều người dân ở đất nước này chính là sức mạnh giúp chúng tôi hoàn thành được những mục tiêu tưởng chừng không thể vượt qua”, ông Nguyễn Đức Thành, Tổng giám đốc Natcom, nói.

Một lãnh đạo cấp cao của Viettel phân tích: “Tiếp tục đầu tư vào Haiti sau thảm họa động đất, Viettel sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Thế nhưng, cũng có những cơ hội nảy sinh”. 

+ Thứ nhất, Viettel đến với Teleco khi họ đang tuyệt vọng, nhờ vậy khoảng cách giữa hai bên được rút ngắn nhanh chóng. Hai bên dễ dàng tìm được tiếng nói chung, cũng như sự đồng cảm trong việc đồng cam, cộng khổ tái thiết lại công ty trong muôn vàn khó khăn, và tạo ra tốc độ xây dựng thần tốc. 

+ Thứ hai, sau thảm họa động đất, khoảng cách giữa các công ty viễn thông được thu hẹp lại rất nhiều bởi các hãng khác cũng phải xây dựng hạ tầng lại như Natcom. 


+ Thứ ba, giá cước di động ở Haiti hiện khoảng 10 cent/phút, trong khi Viettel đã có kinh nghiệm ở thị trường chỉ 3 cent/phút, nên cơ hội ở đây vẫn khả quan.

Khi tiến ra các thị trường nước ngoài như Campuchia, Lào, Viettel thường thực hiện các chương trình xã hội có ý nghĩa trước khi thực hiện các hoạt động kinh doanh. Hệ quả là tập đoàn nhận được sự ủng hộ tích cực của chính quyền, các nhân viên bản địa, cũng như người dân của nước sở tại. Haiti là thị trường kế tiếp.

“Đây sẽ là phép thử lớn nhất đối với bản lĩnh của Viettel từ trước tới nay. Hiện nay, chúng tôi đã giành được những kết quả ban đầu trong việc xây dựng hạ tầng kinh doanh với sự hỗ trợ tốt từ nhân viên bản địa, cũng như chính quyền. Thế nhưng, việc đạt được thành công ở thị trường Haiti với giấc mơ “trẻ chăn trâu cũng dùng di động” như Việt Nam vẫn là bài toán không đơn giản”, lãnh đạo cấp cao của Viettel nói.


Theo VnEconomy

Tuesday, September 13, 2011

[ ĐẶT MỤC TIÊU ] P4- Bạn đã sẵn sàng...



ImageSứ mệnh của chúng ta trên đời này không phải là để thay đổi thế giới mà là thay đổi chính bản thân chúng ta.





Bạn chào đời…
Bạn đi học…
Image
Bạn học lịch sử và toán học…
Nhưng không ai dạy bạn cách làm thế nào để đạt được mục tiêu.
Cũng không ai dạy bạn làm thế nào sử dụng được trí tuệ tiềm thức để tiến nhanh hơn đến mục tiêu của bạn.
Và bạn chưa bao giờ học về hạnh phúc.
Image
Image
Bạn có những giấc mơ…
…và có lẽ bạn đã đạt được một vài mục tiêu …
Nhưng đôi lúc bạn vẫn bị mắc kẹt đâu đó trên hành trình của mình.
Bạn biết rằng cuộc sống có thể tốt đẹp hơn.
Bạn đã thử làm một vài điều….
Image
Bạn mua dăm cuốn sách…
Bạn tham dự vài buổi hội thảo…
…thậm chí đã có lần  bạn nhảy vào lửa bỏng!
Nhưng cho đến giờ, mọi thứ vẫn chẳng hề suy chuyển.
Và bạn mắc kẹt.
Chúng ta có khoảng 50,000 suy nghĩ mỗi ngày
Những suy nghĩ đó quyết định hành động của chúng ta
Và những hành động lại tạo ra kết quả.
Image
Vấn đề chính là ở chỗ này…
Nếu bạn vẫn nghĩ theo cách bạn thường nghĩ
thì bạn chỉ đạt được những gì bạn vẫn thường đạt được
Và bạn bị mắc kẹt trong một vòng luẩn quẩn
Image
Những lối suy nghĩ cũ giống như vật cản trên đường
Và cách duy nhất để thành công hơn, hạnh phúc hơn là phá tung vật cản đó.
Nhưng bằng cách nào?
Bằng cách nào bạn có thể thay đổi lối tư duy cũ?
Hãy chọn lựa tương lai ….Hãy tự quyết định số phận.
Image
Bạn đang đứng trước một quyết định hết sức trọng đại của cuộc đời.
Bạn muốn tiếp tục sống như vậy
Hay bạn đã sẵn sàng để tạo ra một tương lai đáng nhớ?
"Anything worth doing is worth doing now!"
Image

[ ĐẶT MỤC TIÊU ] P3- Quy luật lệch hướng quay của trái đất



ImageBuckminster Fuller là ông tổ của định luật lệch góc quay dần dần của quả đất, đây là một định luật về sự phát triển dần dần, một phần của quá trình phát triển nguyên tắc định ra mục tiêu.
Qui luật này cho thấy chúng ta thu lượm nhiều điều để bổ sung vào mục tiêu thực tế. Thực ra điều quan trọng không phải là đạt được mục tiêu mà là chúng ta đã thu lượm được gì và khai thông trí tuệ như thế nào trên suốt đoạn đường ấy.

Fred có lẽ cho rằng “Trải qua hơn 6 năm học Đại Học chỉ để lấy một mảnh bằng hay sao ?” Điều anh ta không nhìn thấy được là trong chừng đó thời gian anh ta sẽ gặp gỡ và tiếp xúc với nhiều người, học hỏi được nhiều điều, biết rõ về mình hơn và có nhiều kinh nghiệm. Vấn đề không phải là mảnh bằng đại học mà là đoạn đường anh ấy đã đi như thế nào.
Nếu bạn quyết định đi bộ vượt qua Châu Âu hoặc tậu một chiếc xe thể thao hiệu Ferrari hay bắt đầu lập ra một cơ sở kinh doanh, thì điều quan trọng không phải là việc đi bộ, chiếc xe hơi hay cơ sở kinh doanh mà là bạn cần phải trở thành con người như thế nào để đạt được mục tiêu đó.
Trong quá trình đi đến mục tiên, bạn dần dần trở nên can đảm hơn, quyết đoán hơn, phát huy đựơc thế mạnh của mình, hiểu được nguyên tắc của bản thân, dẻo dai hơn (biết chịu đựng hơn), tự tin hơn, gặp được người bạn đời hoặc biết lập các giấy tờ quan trọng…
Những gì bạn thu lượm được trong khi theo đuổi mục tiêu không quan trọng bằng việc xem xét “bạn sẽ trở thành cái gì?”
Khi bạn bắt đầu thực hiện mục tiêu thì bạn nên nhớ một điều là không phải mọi việc điều xảy ra một cách suôn sẻ.
ImageMục tiêu nào cũng đầy trở ngại khó khăn. Khi thuỷ triều dâng lên, nó dâng lên một chút và rút xuống một chút, nó dần dần dâng lên theo một lộ trình như vậy. Khi cái cây phát triển, lá rụng đi một ít và lá mới mọc ra nhiều hơn và kết quả là cây dần dần lớn hơn, to ra… Ngược lại cây không thể phát triển nếu như không tồn tại một tiến trình như vậy. Cách sự vật diễn biến, phát triển trên hành tinh này theo một đồ thị gấp khúc đi lên, là một tiến trình bất di bất dịch.
Không may, có người lại nghĩ rằng sự phát triển của bản thân họ không theo qui luật tự nhiên của vũ trụ. Vì thế khi Mary bắt đầu một chương trình giảm cân và thấy rằng có lúc cô giảm cân và có lúc lại tăng cân, thế là cô ta cho rằng việc làm giảm cân khó có thể thực hiện dược và đành chấp nhận số phận làm một bé bự. Fred bắt đầu tiết kiệm tiền và sau một vài lần chi tiêu ngoài dự tính, cậu ta thấy không thể tiết kiệm và đành phải từ bỏ mộng tự lập về mặt tài chính.
Những ngừơi thành công không hẳn là người thông minh, xuất sắc, hay kiệt xuất. Đơn giản là họ nắm bắt được qui luật phát triển của sự vật và nhận thấy rằng sự phát triển của họ phải tuân theo qui luật của các sự vật diễn ra xung quanh họ.
Họ thấy được rằng người ta đạt đến mục tiêu bằng một quá trình điều chỉnh liên tục. Chúng ta đi sai đường (lệch hướng), thì điều chỉnh lại cho đúng hướng, giống như con tàu vũ trụ, tên lửa, vệ tinh đi sai hướng hay lệch hướng thì phải điều chỉnh, điều chỉnh, điều chỉnh.
ANDREW MATTHEWS


[ ĐẶT MỤC TIÊU ] P2- Tập trung cho mục tiêu



ImageNếu bạn hỏi một người trong số đó, mục tiêu và lý tưởng cuộc sống của anh ta là gì, thì anh ta sẽ trả lời: “Tôi vẫn không rõ mình thích làm gì nhất, nhưng tôi tin rằng phấn đấu là mấu chốt của thành công, tôi quyết tâm nỗ lực làm việc suốt đời. Tôi muốn rằng tôi sẽ luôn đạt được điều gì đó”. Ở đây phải nhấn mạnh một điều, anh ta đã sai. Lẽ nào để phát hiện mỏ vàng hay mỏ bạc, người thông minh sẽ phải đào xới cả trái đất lên?

Phải biết rằng người luôn nhìn xung quanh mà không có phương hướng, kết cục sẽ không thu được gì. Nếu chúng ta không có mục tiêu phấn đấu rõ ràng và cụ thể, thì những thứ đến tay chúng ta cũng là những thứ không rõ ràng và cụ thể. Chỉ có phương hướng rõ ràng và dốc toàn lực tiến đến, chúng ta mới có được thành quả. Con ong không phải là con côn trùng duy nhất đậu trên những bông hoa, nhưng nó là côn trùng duy nhất lấy được mật. Bao nhiêu tri thức đã tích lũy và học được khi bạn còn trẻ lại không mấy liên quan, nhưng nếu chúng ta không định vị rõ ràng cho tương lai của mình, thì bản thân tri thức không thể kết hợp tốt với hoàn cảnh khách quan, bản thân tri thức sẽ không trở thành nền tảng và vốn liếng có lợi cho quá trình phát triển sự nghiệp của chúng ta.
Elizabeth Ward nói : “Người có mục tiêu rõ ràng, hiểu rõ về cuộc sống đáng giá bao nhiêu!” Từ đó, họ biết ý nghĩa của cuộc sống, tiếng nói, ăn mặc, vẻ mặt và hành động của anh ta bỗng chốc trở nên khiến người khác phải ngưỡng mộ. Tôi nghĩ trên đường đi, tôi vừa đưa mắt nhìn thì có thể nhận ra được người phụ nữ bận rộn làm giàu, tự làm tự hưởng. Ở họ toả ra một ý thức tự tôn mãnh liệt, đây là ánh sáng rực rỡ mà chiếc áo lông cừu cũ rách không thể che giấu được, cũng không phải chiếc mũ lụa thanh lịch có thể chứng minh được, thậm chí một cơ thể bệnh  hoạn yếu đuối cũng không thể tước đoạt được”.
Còn một thuỷ thủ không biết phải lái tàu của mình đi đâu, thì sẽ không bao giờ tới đích được.
Một luật sư uyên bác nói với tôi: “Lúc nhỏ tôi luôn nghĩ rằng thứ có thể giết người ta là sấm, nhưng khi lớn lên tôi mới biết đó là tia chớp. Cho nên tôi quyết tâm phải làm cho mình sau này giống như tia chớp, chứ không phải tiếng sấm hư danh”.
Người tinh thông một việc, thì có thể làm việc đó xuất sắc hơn bất kỳ người nào khác, cho dù việc đó chẳng qua chỉ là trồng cà rốt. Nếu anh ta bỏ hết tâm huyết để vun trồng cho cà rốt được tốt nhất, thì anh ta sẽ là bậc thầy về “cà rốt học” và sẽ được mọi người thừa nhận.
Con kỳ nhông bị cắt làm hai phần, phần phía trước bò về phía trước, phần phía sau bò ra phía sau. Rất nhiều người có mục tiêu không ổn định cũng giống như con kỳ nhông vậy. Thành công sẽ không bao giờ thuộc về người đứng núi này, trông núi nọ, và hay thay đổi này.
Nếu một người tập trung hết tất cả nhiệt tình và tâm trí kiên trì theo đuổi đến cùng một sự nghiệp đáng để theo đuổi, thì cuộc đời anh ta nhất định sẽ không bao giờ thất bại. Ném một viên đạn đi, nó không thể xuyên được tấm vải, nhưng nếu bắn nó đi, nó có thể xuyên qua một tấm ván. Tập trung ánh sáng mặt trời chiếu vào một điểm, thì cũng có thể dễ dàng nhóm được một ngọn lửa lớn vào mùa đông.
Napoleon Hill



[ ĐẶT MỤC TIÊU ] P1- Ý thức về mục tiêu



ImageLàm thế nào mà những người chỉ có vài khả năng giới hạn nhưng họ vẫn có thể thu hút được sự ngưỡng mộ của mọi người qua những kết quả phi thường của mình?
Có một câu châm ngôn từ rất lâu đời là: “Thành công trong đời không phải đến từ việc có được một đôi bàn tay tốt mà là đến từ việc vận dụng đôi bàn tay một cách hiệu quả”.
Ý thức về mục tiêu chính là một động cơ thúc đẩy giúp chúng ta có thể vận dụng hoàn toàn những khả năng của mình. Chúng ta không thể nào vận dụng tốt mọi khả năng của mình mãi cho đến khi những khao khát trong lòng chúng ta tạo ra niềm cảm hứng mạnh mẽ. Tất cả chúng ta đều biết rằng mục tiêu tạo ra sự khác biệt hoàn toàn giữa người này và người khác; một bức tranh rõ ràng về những gì chúng ta mong ước hoàn thành và một quyết tâm cao độ muốn đạt được mục tiêu đó sẽ giúp chúng ta có thêm sức mạnh để vươn tới và đạt được. Nó có thể tạo ra sự khác biệt giữa thành công và thất bại, giữa hạnh phúc và đau buồn. Một đời sống mạnh mẽ luôn được thúc đẩy bởi những mục tiêu sống động.
Có vô số người vẫn trôi dạt khắp nơi mà không hề có một mục tiêu nào cụ thể cả, họ tự phủ nhận mọi khả năng của mình, và phủ nhận luôn cả niềm hạnh phúc mà lẽ ra họ đã được hưởng. Họ không phải là những con người đồi bại, họ chỉ là những con người nông cạn. Họ không phải là những người xấu xa, họ chỉ là những con người trống rỗng - bạn thử lắc họ xem, họ chỉ kêu lách cách như những trái bí khô. Họ thiếu tầm nhìn, họ thiếu sự sâu sắc, và họ thiếu niềm tin. Khi không có mục tiêu thì cuộc đời họ chỉ là một chuỗi dài tẻ nhạt trong một vũng lầy của sự bất mãn.
Khi chúng ta khai thác khả năng của mình nhằm hướng đến một mục tiêu nhất định, chúng ta nhất định sẽ gặt hái được những phần thưởng xứng đáng. Ý thức về mục tiêu cụ thể sẽ làm đơn giản hoá cuộc sống của bạn và điều đó sẽ giúp bạn có thể tập trung mọi khả năng của mình tốt hơn. Sự tập trung sẽ giúp bạn có thêm sức mạnh.
Og Mandino

7 CEO sáng tạo nhất nước Mỹ

Họ được cả thế giới mến mộ về sự sáng tạo, khả năng điều hành trong nhiều bối cảnh kinh tế và quan trọng hơn đó là khả năng chiếm lĩnh thị phần từ tay đối thủ.

Nếu tính theo những tiêu chí trên, có rất nhiều CEO đã không lọt vào danh sách này dù họ cũng nổi tiếng không kém.

Có thể Exxon Mobil có thể là công ty dầu mỏ lớn nhất và đạt lợi nhuận lớn nhất trên thế giới, nhưng CEO Rex Tillerson của tập đoàn này đã không phải là người thực hiện vụ sáp nhập giúp Exxon Mobil trở thành tập đoàn khổng lồ và cũng không phải là người đi tiên phong trong lĩnh vực tìm kiếm dầu thô hay những tiến bộ trong khai khoáng.

Intel vẫn tiếp tục tạo ra những đột phá trong lĩnh vực kinh doanh chip điện tử, nhưng CEO Paul Otellini của công ty này chỉ là người dựa trên những thành công của những nhà sáng lập Intel - những người đã gây dựng ngành công nghiệp chip và tiến hành những đổi mới tại Intel. Amgen là công ty về công nghệ sinh học lớn nhất và thành công nhất thế giới. Nhưng CEO Kevin Sharer của công ty này không phải là người đưa ra những phát minh trong phòng thí nghiệm của công ty.

Tờ 24/7 Wall Street đã tiến hành nghiên cứu những tập đoàn thành công nhất nước Mỹ, về cả tăng trưởng doanh thu và giá cổ phiếu. Từ đó đưa ra danh sách những công ty với động lực thành công chính là nhờ CEO.

1. Netflix: CEO Reed Hastings

Hiện CEO của tập đoàn kinh doanh nội dung số Netflix mới 50 tuổi.
Hiện CEO của tập đoàn kinh doanh nội dung số Netflix mới 50 tuổi.

CEO của tập đoàn kinh doanh nội dung số Netflix mới 50 tuổi. Ông là nhà đồng sáng lập Netflix năm 1998. Mục tiêu đầu tiên của Netflix là công ty cho thuê băng đĩa có lợi nhuận khổng lồ Blockbuster. Khi Netflix được thành lập, doanh thu của Blockbuster là trên 5 tỷ USD với gần 6.000 cửa hàng. Khi đó, Hastings tin rằng khách hàng sẽ cảm thấy rất tiện lợi và thoải mái nếu như họ có thể nhận được đĩa DVD tại nhà. Và ông đã đúng. Giờ đây, khi Blockbuster phá sản thì Netflix lại có trên 200 triệu khách hàng.

Nhưng sự sáng tạo của Hastings không chỉ dừng ở đó. Năm 2004-2005, khi công nghệ băng thông rộng phát triển rộng rãi, Netflix đã ứng dụng công nghệ này để cung cấp dịch vụ cho phép khách hàng có thể truyền tải nhiều nội dung từ các máy chủ của Netflix đến máy tính cá nhân của họ. Hai năm sau đó, dịch vụ này đã được nâng cấp, cho phép nhưng bộ phim hay chương trình được truyền thẳng tới TV.

Hastings cũng tiến hành các thỏa thuận để được cấp phép về nội dung trực tiếp từ các studio, điều này là mối đe dọa lớn đối với truyền hình cáp hay các doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ cáp quang tại nhà. Chỉ trong 13 năm, Hastings đã thay đổi cả hệ thống vận chuyển và cho thuê video và các mô hình cơ sở hạ tầng cho phép truy cập những nội dung cao cấp. Trong 5 năm, cổ phiếu của Netflix đã tăng 100%, tốc độ tăng trưởng thậm chí còn lớn hơn của Apple.

2. Ford: CEO Alan Mulally

Năm 2006, Alan Mulally trở thành CEO của tập đoàn Ford, tiếp bước người tiền nhiệm William Clay Ford Jr.
Năm 2006, Alan Mulally trở thành CEO của tập đoàn Ford, tiếp bước người tiền nhiệm William Clay Ford Jr. 

Năm 2006 Alan Mulally trở thành CEO của Tập đoàn Ford, tiếp bước người tiền nhiệm William Clay Ford Jr. Đóng góp đầu tiên của Mulally cho ngành công nghiệp xe hơi thế giới đó là chứng tỏ một điều rằng một người ngoại đạo cũng có thể điều hành công ty ô tô tốt hơn những người đã từng làm việc trong ngành công nghiệp này nhiều thập kỷ. Thậm chí CEO mới của General Motors (GM) hiện nay cũng là một người mới bước vào ngành công nghiệp này. Mulally đã chứng tỏ ông là một nhà lãnh đạo tài năng.

Đóng góp lớn nhất của ông là đã đưa Ford vượt qua cuộc khủng hoảng khiến hàng loạt các công ty ôtô đi đến bờ vực phá sản. Ông đã làm được điều đó bằng cách đưa công ty vào hoạt động như một ngân hàng đầu tư, hành động chưa hề có tiền lệ. Mulally đã giúp tăng năng lực cho vay của Ford lên 23 tỷ USD ngay trước cơn suy thoái kinh tế. Mulally cũng đã có những động thái hỗ trợ 2 đối thủ chính của mình là GM và Chrysler. Bởi ông biết rằng nếu một trong 2 tập đoàn này sụp đổ thì Ford cũng sẽ chịu những tác động không nhỏ trong bối cảnh kinh tế lúc ấy.

Mulally cũng khuyến khích các kỹ sư của mình nhìn động cơ ôtô dưới nhiều góc độ khác nhau. Các kỹ sư của Ford đã sáng tạo ra công nghệ mới cho phép động cơ 4 xi lanh có được sức mạnh của động cơ 6 xi lanh và động cơ 6 xi lanh có sức mạnh của động cơ 8 xi lanh. Điều này có thể trở thành hiện thực mà không cần đến công nghệ hybrid hay diesel. Động cơ EconoBoost đã ra đời, và từ năm 2007 đã trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho các sản phẩm của công ty.

3. Amazon: CEO Jeff Bezos

Jeff Bezos là nhà sáng lập và cũng CEO của Amazon – công ty bán lẻ qua mạng.
Jeff Bezos là nhà sáng lập và cũng CEO của Amazon - công ty bán lẻ qua mạng.

Jeff Bezos là nhà sáng lập và cũng CEO của Amazon - công ty bán lẻ qua mạng. Năm 1994, thương mại điện tử còn là một lĩnh vực hết sức mới mẻ. Bezos cũng không đặt lợi nhuận lên trên hết. Ngay khi Amazon được thành lập ông đã xác định sẽ phải chịu lỗ trong 3-4 năm. Bezos cũng biết rằng cần mất nhiều thời gian để Amazon có thể đạt được mức doanh thu lớn để duy trì mô hình hoạt động dài hạn.
Sau đó, Bezos nhận thấy rằng Amazon có thể bán được nhiều sách hơn cho lượng khách hàng đang ngày càng lớn của mình. Thay vì bán những sản phẩm mình không hiểu rõ, ông cho nhiều công ty tiếp thị sản phẩm và dịch vụ của họ dựa trên cơ sở hạ tầng của Amazon. Cuối cùng Amazon tạo ra những công ty của chính mình để tiếp thị hàng hóa và dịch vụ, từ những sản phẩm làm đẹp, đồ nội thất cho đến đồ điện tử. Trong mỗi mảng, Bezos đều kiếm thêm doanh thu cho Amazon bằng cách cạnh tranh với mô hình cửa hàng truyền thống của các công ty đối thủ như Best Buy.

Phát minh lớn nhất của Amazon là thiết bị đọc sách điện tử Kindle. Những thiết bị điện tử và phát minh thiết bị đọc sách điện tử của Amazon đã khiến cho sách giấy trở nên ít cần thiết. Khách hàng có thể tải hàng nghìn quyển sách và mang theo mình với các thiết bị này. Mặc dù Amazon không tiết lộ doanh thu bán Kindle, nhưng giới phân tích dự đoán con số này là rất lớn và số lượng máy Kindle được bán ra sẽ còn tiếp tục tăng.

4. Berkshire Hathaway: CEO Warren Buffett

Buffett đã sáng lập quỹ đầu tư lớn nhất trên thế giới, và là người duy nhất đưa ra các quyết định đầu tư.
Buffett đã sáng lập quỹ đầu tư lớn nhất trên thế giới, và là người duy nhất đưa ra các quyết định đầu tư.

Buffett đã sáng lập quỹ đầu tư lớn nhất trên thế giới, và là người duy nhất đưa ra các quyết định đầu tư. Được mệnh danh là “nhà thông thái vùng Omaha”, Buffet đã mua đứt một số công ty, và mua một số lượng lớn cổ phiếu của một số công ty khác. Đối với một số khác nữa thì ông cho vay nợ dưới dạng trái phiếu.
Hiện Buffett đang sỡ hữu một trong những công ty đường sắt lớn nhất thế giới, Burlington Northern - công ty mà ông đã tiến hành tư nhân hóa 2 năm trước. Hiện ông cũng kiểm soát một số công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm, trong đó có Geico và General Re. Ông cũng có cổ phần trong nhiều công ty của Mỹ và ông có thể bán chúng khi thấy đã lãi hoặc lỗ đủ mà không cần phải thông báo. Những công ty này bao gồm Coca Cola, American Express, CostCo, Bank of America, GE, MasterCard, và Walmart.

Buffett có thể nhanh chóng có được một vị trí trong những công ty đang gặp khó khăn, giống như trường hợp của Goldman Sachs hay Bank of America. Tài năng thiên phú của Buffet đó chính là đầu tư, nhưng đóng góp mang tính cách mạng của ông chính là tạo nên tập đoàn tư nhân do một người điều hành lớn nhất thế giới và hoạt động một cách hoàn hảo.

5. Facebook: CEO Mark Zuckerburg

Hiện nay Zuckerburg, người sáng lập ra mạng Facebook mới 27 tuổi.
Hiện nay Zuckerburg, người sáng lập ra mạng Facebook mới 27 tuổi.

Hiện nay Zuckerburg 27 tuổi. Khi mới 20, anh đã sáng lập mạng xã hội lớn nhất thế giới - Facebook với hơn 700 triệu thành viên và hầu hết các nhà phân tích cho rằng công ty này trị giá gần 100 triệu USD. Doanh thu năm 2010 của Facebook là gần 2 tỷ USD.

Đóng góp lớn nhất của Zuckerburg chính là hiểu được mong muốn được giao tiếp trực tuyến của cư dân toàn cầu. Người ta muốn được nhìn thấy bạn bè và người thân của mình hơn là các tin tức hay là kết quả tìm kiếm.
Zuckerburg đã phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt khi anh gia nhập vào thế giới kinh doanh mạng xã hội. Khi đó, MySpace là mạng xã hội lớn nhất thế giới. Nó thuộc sở hữu của công ty truyền thông lớn nhất thế giới - News Corp của Rupert Murdoch. Những điều anh đã làm được là một điều kỳ diệu. Trường hợp của anh cũng giống như Steve Jobs, người đã thiết kế và tiếp thị sản phẩm tốt hơn những sản phẩm cạnh tranh tương tự hiện có. Lý giải cho điều này là Facebook được sử dụng nhiều bởi những người trẻ ngay từ những ngày đầu thành lập. Mà những người trẻ có xu hướng sử dụng Internet nhiều hơn thế hệ già.

Zuckerburg cũng có khả năng làm được 2 điều khó nữa. Anh đã khiến cho người sử dụng Facebook chấp nhận sự thiếu riêng tư, đổi lại bằng việc sử dụng miễn phí mạng xã hội này. Và anh cũng đã biến Facebook trở thành một trang quảng cáo lớn nhất nước Mỹ bằng việc thuyết phục những nhà tiếp thị về một mạng xã hội thân thiện.

6. McDonald: CEO Jim Skinner

Skinner là CEO của McDonald kể từ năm 2004.
Skinner là CEO của McDonald kể từ năm 2004.

Skinner là CEO của McDonald kể từ năm 2004. Ông gia nhập vào chuỗi hàng ăn nhanh lớn nhất thế giới này từ năm 1971 với cương vị là một nhân viên quản trị. Sự phát triển của McDonald ngày càng mạnh kể từ khi Skinner trở thành giám đốc điều hành. Giá cổ phiếu năm 2005 của McDonald còn thấp hơn mức giá năm 1999. Trong 3 thập kỷ trước đó, từ 1974 đến 1998, giá cổ phiếu của công ty này đã tăng từ mức một USD lên 45 USD.

Skinner đã phải đối mặt với hàng loạt các đối thủ chưa từng có trước đây. Burger King đã giành thị phần về mảng kinh doanh hamburger truyền thống. Mảng kinh doanh của Pizza cũng nhanh chóng phát triển và cung cấp dịch vụ chuyển phát tận nhà. Từ những năm đầu thế kỷ 21, tàu điện ngầm đã trở thành địa bàn chính của đồ ăn nhanh. Một số chuỗi hàng ăn của Mexico cũng nhanh chóng phát triển. Và các đối thủ chính như KFC hay Dunkin Donuts cũng phát triển mạnh mẽ.

Khi đó, Skinner đã đưa ra 2 quyết định lớn. Đầu tiên là đưa bữa sáng trở thành bữa ăn chính cho khách hàng của McDonald. Thay vì bữa trưa và bữa tối như trước đó. McDonald đã đưa ra thực đơn phong phú cho bữa sáng và bán loại cà phê cao cấp với giá rẻ. Công ty này cũng bắt đầu mở cửa nhiều cửa hàng của mình suốt đêm để mọi người có thể ăn cả những bữa ăn đêm lẫn những bữa sáng sớm.
Thứ 2, Skinner xác định Trung Quốc là địa điểm vàng cho tăng trưởng của công ty, và thực đơn Mỹ của McDonald vẫn được thể thâm nhập được vào thị trường này. Thay vì bán đồ ăn Trung Quốc trong các cửa hàng của mình, McDonald bán hamburger và đồ rán. Hiện nay, Trung Quốc là một trong 3 thị trường trọng điểm của McDonald, bên cạnh Mỹ và châu Âu.

7. Twitter: CEO Jack Dorsey

Jack Dorsey thành lập Twitter năm 2006, ngay khi lĩnh vực mạng xã hội phát triển mạnh mẽ.
Jack Dorsey thành lập Twitter năm 2006, ngay khi lĩnh vực mạng xã hội phát triển mạnh mẽ.
Jack Dorsey thành lập Twitter năm 2006, ngay khi lĩnh vực mạng xã hội phát triển mạnh mẽ. Việc cho phép mọi người kết nối với bạn bè và người thân trên toàn thế giới không có gì là mới. Nhưng đóng góp mang tính cách mạng của Twitter đó là cho phép người ta nói chuyện với nhau bằng lời. Twitter đã xây dựng một mạng xã hội với trên 200 triệu thành viên với những quyết định marketing khôn ngoan. Nó khuyến khích các chính trị gia và người nổi tiếng gia nhập Twitter. Đổi lại, họ có thể giao tiếp trực tiếp với hàng triệu người, thậm trí cả việc bầu chọn và bán vé xem phim.

Giao tiếp qua thư mất rất nhiều thời gian, qua điện thoại cũng lâu và tốn kém, còn email thì không trực tiếp. Twitter đã thay đổi tất cả những điều đó. Mọi người có thể giao tiếp với nhau một cách trực tiếp và học được cách để giao tiếp một cách ngắn gọn. Họ có thể sử dụng những thông điệp ngắn gọn này để giao tiếp với nhiều người hơn bao giờ hết.
Tuyến Nguyễn (theo Wall Street Journal 
Theo vnexpress.net)

Liều như Steve Jobs mới có thể thành công

Tình hình kinh tế u ám khiến nhiều CEO tê liệt và hoảng sợ. Nhưng đối với những người như Steve Jobs hay Warren Buffett, liều lĩnh, mạo hiểm là yếu tố quan trọng để đạt được thành công.

Steve Jobs là một ví dụ điển hình cho việc thành công nhờ mạo hiểm (CNN)
Steve Jobs là một ví dụ điển hình cho việc thành công nhờ mạo hiểm.    


Steve Jobs là một nhà lãnh đạo cực kỳ dũng cảm. Hết lần này đến lần khác, CEO của Apple đưa ra sản phẩm mới, dịch vụ mới và cả những mô hình kinh doanh chưa từng bao giờ tồn tại. Ông coi thường những cuộc thử nghiệm trên thị trường. Vì vậy, những sản phẩm của Apple hoàn toàn được giữ bí mật. Jobs cũng không thể chắc chắn được là mình sẽ thành công, nhưng ông vẫn liều lĩnh, dù biết rằng nếu thất bại, Apple sẽ phải chịu những khoản lỗ khổng lồ và bản thân ông cũng sẽ trở thành trò cười cho mọi người.

Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh, các sản phẩm của Apple là những thiết bị xuất sắc nhất và Jobs chính là người tạo ra của cải vĩ đại nhất. Điều đó sẽ không thể xảy ra nếu Jobs không dám mạo hiểm.

Chủ đề này đang trở nên nóng hổi hơn bao giờ hết khi nền kinh tế đang ngày càng hỗn loạn. Nhiều CEO cảm thấy sợ hãi vì họ liên tục phải chứng kiến những việc mà họ cho là không thể xảy ra. Việc Mỹ bị hạ bậc tín nhiệm là một ví dụ. Và sự thiếu an toàn trong mọi hành động cũng làm họ không dám nhúc nhích, làm việc gì cũng cảm thấy e sợ.

Thế nhưng không phải ngẫu nhiên mà tháng sau người ta sẽ cho xuất bản cuốn: “Liều lĩnh: Biến nghi ngờ và sợ hãi thành nhiên liệu cho sự phát tài”. Một nhà tư vấn có tên Bill Treasurer đã dùng những kinh nghiệm thực tiễn của mình để dạy cho các doanh nhân lòng can đảm. Vì trước đó, anh đã từng kiếm sống bằng nghề thợ lặn. Năm ngoái, Hiệp hội doanh nghiệp Mỹ cũng tổ chức hẳn một diễn đàn về sự can đảm. Các bài báo và blog về vấn đề này cũng càng ngày càng được chú ý.

Chẳng có gì đảm bảo là tình hình kinh tế sẽ bớt rối ren, vì thế, các nhà quản lý càng cần phải trở nên can đảm hơn, cụ thể là qua những việc làm sau:

1. Duy trì các chi phí cần thiết

Khi có biến động xảy ra, cách phổ biến nhất mà các CEO hay áp dụng chính là giảm chi phí càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, vấn đề là những chi phí đó lại là các khoản đầu tư sẽ sinh lời trong tương lai như R&D, marketing hay mở rộng cơ sở sản xuất. Cắt giảm chúng sẽ đem lại nhiều lợi nhuận trong năm nay, nhưng sẽ giảm lợi nhuận trong tương lai.

Những CEO nhút nhát thường phàn nàn rằng họ buộc phải làm thế vì các nhà đầu tư có tầm nhìn ngắn hạn. Nhưng một cuộc nghiên cứu được thực hiện bởi ông Baruch Lev của Đại học New York lại cho thấy sự thực không phải như vậy. Các nhà đầu tư hoàn toàn có thể phân biệt được đâu là những chi phí sinh lời, và đâu thì không.

Các CEO dũng cảm sẽ vẫn kiên trì với các khoản đầu tư sinh lời kể cả trong lúc kinh tế yếu kém. Công ty DuPont vẫn tích cực đổ tiền vào R&D trong giai đoạn đại suy thoái. Sáng tạo ra nylon, neoprene và nhiều sản phẩm khác giúp họ kiếm được hàng tỉ USD trong suốt hàng chục năm về sau. Khoản đầu tư gần đây nhất của Warren Buffett vào Bank of America chính là một ví dụ điển hình cho sự mạo hiểm. Đặt 5 tỉ USD vốn của Berkshire Hathaway vào loại cổ phiếu bị mọi người ghét bỏ trong thời kỳ suy thoái là việc làm cần rất nhiều sự liều lĩnh. Và đó chính là cái làm ông trở nên giàu có.

2. Không nên sa thải hàng loạt

Việc này có vẻ như không thể tránh khỏi trong tình hình kinh tế hỗn loạn. Sa thải hàng loạt diễn ra khắp mọi nơi trong lần suy thoái gần đây nhất, và giờ đây nó lại đang thịnh hành trở lại. HSBC chuẩn bị sa thải 30.000 nhân viên, Bank of America cắt giảm từ 3.500 đến 10.000 người, UBS thì dự định cho 3.500 nhân viên nghỉ việc và 2.350 người cũng sắp sửa phải chia tay ABN Ambro.
Đôi lúc sa thải là cần thiết, tuy nhiên, các CEO dũng cảm sẽ biết rằng chi phí về lâu dài cho việc này, đặc biệt là những khoản ưu đãi trong dài hạn cho việc giữ chân nhân viên qua thời kỳ khó khăn sẽ vượt xa bất kỳ khoản tiết kiệm nào có được từ việc sa thải ngày hôm nay.

Một lần nữa, các CEO lại biện bạch rằng phố Wall buộc họ phải làm vậy, và điều đó hoàn toàn sai. Các nhà đầu tư sẽ hài lòng với việc sa thải bớt nhân viên nếu họ vừa mua lại một công ty khác. Nhưng nếu mục đích của công ty đó chỉ là để cắt giảm chi phí, thì dĩ nhiên họ sẽ bị cho là đang gặp rắc rối, và cổ phiếu của họ sẽ bị giảm giá không thương tiếc.

3. Làm những việc lớn lao

Các nhà lãnh đạo nhút nhát thường không dám làm gì trong thời kỳ suy thoái. Họ lo lắng rằng mỗi bước đi của mình đều là mạo hiểm. Vì vậy, họ chọn giải pháp đứng yên. Nhưng việc đó không hề an toàn chút nào. Trong lúc biến động, người thắng chỉ có thể là người dũng cảm, và kẻ bại trận lại thường là những kẻ chỉ biết lo lắng đề phòng.

Bạn hoàn toàn có thể tiếp tục đầu tư vào các dự án sinh lời, kể cả khi hiện tại đang chịu lỗ. Hoặc có khi chính thời kì khó khăn lại giúp bạn nhận ra rằng công ty đang chi tiêu quá bừa bãi và đây là cơ hội để bạn cải tổ lại toàn bộ công ty mình. Các nghiên cứu của McKinsey cho thấy trong những cuộc suy thoái trước, các công ty làm theo một trong hai cách trên đều là những công ty có kết quả tốt nhất. Và những công ty chỉ chăm chăm cắt giảm để sống sót qua ngày là những công ty tệ hại nhất. Bài học đặt ra là: Hãy quyết định xem doanh nghiệp bạn cần làm gì bây giờ và thu hết can đảm để làm những việc lớn lao đó.

Aristotle đã gọi lòng dũng cảm là phẩm chất hàng đầu, còn Samuel Johnson thì gọi nó là điều vĩ đại nhất. Lý luận của họ đều giống nhau. Đó là dũng cảm làm cho người ta có được mọi đức tính khác. Dũng cảm nghĩa là dám chấp nhận rủi ro, và điều đó sẽ trở nên khó khăn hơn khi môi trường kinh doanh đang ngày càng khắc nghiệt. Đó cũng chính là thời khắc tạo nên kẻ thắng và người thua.
Chấp nhận rủi ro dĩ nhiên là một việc đáng sợ. Nhưng nhìn vào Jobs, Buffett hay các CEO dũng cảm khác, bạn sẽ nhận ra rằng đó chính là cơ hội duy nhất của mình trong thời điểm hiện tại.
Hà Thu (theo CNN)