Thursday, September 13, 2012

Câu chuyện Chiến binh Trung Nguyên

Câu chuyện Chiến binh Trung Nguyên
 
Chiến binh nổi bật trong danh sách là cô gái nhỏ Dương Thị Ngọc Thiện, nhân viên kinh doanh của Trung Nguyên tại nhà phân phối Công ty cổ phần thực phẩm Công nghệ Sài Gòn với doanh số đạt được là 245% so với chỉ tiêu.

Ngọc Thiện gây ấn tượng với nụ cười bẽn lẽn và vóc dáng nhỏ nhắn, cô gái sinh năm 1989 đến từ tỉnh Đồng Tháp đã đồng hành cùng Trung Nguyên được hơn 1 năm và muốn tiếp tục được gắn bó dài lâu hơn nữa. Tốt nghiệp PTTH nhưng do gia cảnh khó khăn nên chưa có điều kiện học cao hơn, Thiện quyết tâm tìm cơ hội nghề nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh với công việc khởi đầu là PG cho một nhãn hàng sữa. Trong thời gian làm việc với các đại lý và nhà cung cấp, cô tìm được cơ duyên của mình với Trung Nguyên và đây cũng là một thương hiệu của Việt Nam mà Thiện vốn có cảm tình.

Là em út trong đội ngũ kinh doanh của nhà phân phối, ban đầu Thiện gặp khá nhiều khó khăn vì chưa có kinh nghiệm, chưa có nguồn khách hàng và lại phải thi đua với nhiều đồng đội khác. Thiện kể lại: “Lần đầu đi khắp các đại lý, tiệm tạp hóa trong khu vực mình phụ trách mà không được ai tiếp em buồn lắm nhưng không nản. Em nghĩ là nếu mình chân thành và kiên trì thì sẽ tạo được lòng tin cho người ta rồi dần dần họ cũng sẽ là khách hàng của mình thôi. Em đi tiếp lần thứ hai, thứ ba và nhiều lần hơn nữa,  lúc thì em giúp họ gói đồ cho khách tới tiệm mua hàng, lúc thì phụ họ lấy hàng đưa cho khách. Dần dần em trò chuyện với họ thân thiết hơn, không những bán được hàng mà còn được khách hàng thương và ủng hộ nhiều hơn.”

Nói về bí quyết để đạt được thành tích như vậy, Thiện cho biết tất cả có được là do gây dựng được lòng tin cho khách hàng, tính kiên trì và suy nghĩ cho lợi ích của khách hàng. Doanh số 245% so với chỉ tiêu là một thành tích không nhỏ nhưng chưa làm Ngọc Thiện bằng lòng. Cô gái nhỏ mạnh mẽ này đang vừa đi làm vừa đi học tại trường Cao đẳng Kinh tế đối ngoại, quyết tâm học cao hơn nữa để tiến xa hơn trong công việc và hòa nhập sâu hơn với Trung Nguyên. Ngọc Thiện cũng chia sẻ: “Em mong muốn gắn bó thật lâu với thương hiệu mà mình yêu mến và nếu được làm việc cho Trung Nguyên ở quê nhà nữa thì không còn gì bằng.”

Mặc dù sản phẩm của Trung Nguyên không có nhiều chương trình khuyến mãi như các hãng khác và thậm chí giá thành tương đối cao nhưng chất lượng xuất sắc của sản phẩm và thái độ phục vụ chân thành của nhân viên chính là mối dây gìn giữ sự gắn bó của khách hàng với thương hiệu. Những chiến binh xuất sắc như Ngọc Thiện đã góp phần giữ vững hình tượng đáng tin cậy của Trung Nguyên trong lòng khách hàng, tiếp thêm sức mạnh để Trung Nguyên hoàn thiện mình hơn nữa và đóng góp cho cộng đồng nhiều hơn. 

Sunday, September 9, 2012

Truyền thông nội bộ trong chiến lược của doanh nghiệp



Truyền thông nội bộ được hiểu là việc sử dụng có kế hoạch các hành động ảnh hưởng đến hiểu biết, thái độ và hành vi của nhân viên trong doanh nghiệp.
Vai trò
- Cutlip đã định nghĩa rằng: “Mục tiêu của truyền thông nội bộ là để xây dựng, thiết lập và duy trì mối quan hệ có lợi giữa tổ chức và nhân viên – người quyết định sự thành công hoặc thất bại của doanh nghiệp”
- Xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp, truyền thông hai chiều với nhóm công chúng bên trong tăng cường tính ảnh hưởng của doanh nghiệp đối phó lại với các vấn đề và khủng hoảng.
- PR nội bộ tốt tạo ra thiện chí, có lợi cho công việc chung

Truyền thông đa chiều giữa các cấp độ nhân viên cao cấp, nhân viên tầm trung và cấp dưới giúp họ hiểu biết việc gì đang diễn ra trong nội bộ, làm họ tin tưởng vào lãnh đạo và tự tin khi làm việc
. Khi một nhà tuyển dụng làm nhân viên mình vui thích, trung thành và có cảm giác an toàn, đồng thời giúp nhân viên hiểu được vị trí, vai trò của họ trong tiến trình công việc chung, họ sẽ thoải mái chia sẻ ý tưởng với đồng nghiệp để thực hiện công việc tốt hơn nữa và trở thành “đại sứ thiện chí của tổ chức” đối với những nhóm công chúng ngoài tổ chức. 

- Là một phần trong chức năng truyền thông của tổ chức, doanh nghiệp
truyền thông nội bộ là chìa khóa thành công

Các kênh truyền thông nội bộ
a. Tạp chí nội bộ
 Xuất bản định kỳ, chỉ cần ít trang, đề cập đến những chính sách, hoạt động đang diễn ra trong doanh nghiệp, là kênh để nhân viên chia sẻ suy nghĩ của họ.
b. Mạng nội bộ
Mạng nội bộ giúp nhân viên trao đổi thông tin và nhận phản hồi nhanh. Bản tin nội bộ có thể gửi qua mạng nội bộ một cách nhanh chóng. Mạng nội bộ còn có thể lưu giữ các tài liệu doanh nghiệp thông qua một môi trường truyền thông tương tác.
c. Bản tin điện tử
Là phương tiện truyền thông thông qua mạng nội bộ và email, có mục đích cũng giống như tạp chí nội bộ nhưng nhấn mạnh tới người đọc để họ dễ dàng tiếp cận với tin tức của doanh nghiệp.
d. Giao tiếp trực tiếp
Thông qua hình thức nhóm họp hay các hội nghị quản lý có thể giải đáp các thắc mắc của nhân viên cũng như truyền tải các thông điệp kinh doanh quan trọng đến họ.
e. Bảng tin
Là một vật dụng không thể thiếu trong mỗi văn phòng. Bảng tin cung cấp các thông tin về sự kiện, lịch họp hay các quy định chính sách của doanh nghiệp.  

Nhân tố ảnh hưởng
Nhân tố ảnh hưởng đến truyền thông nội bộ là tiếp thị nội bộ.
Tiếp thị nội bộ coi nhân viên là “khách hàng” cần được đáp ứng các nhu cầu và mong muốn. Họ là người nắm giữ các giá trị thương hiệu và truyền tải chúng đến khách hàng thực sự của mình.
Tiếp thị nội bộ liên quan đến việc thuyết phục, hay “bán” ý tưởng của mình đến với nhân viên sử dụng các kỹ thuật truyền thông nhằm phục vụ cho lợi ích của doanh nghiệp.

Biện pháp truyền thông nội bộ hiệu quả
a. Chương trình cổ phiếu ưu đãi
- Chương trình quyền chọn mua cổ phiếu (Employee Stock Purchase Plan – ESPP) và chương trình thực hiện quyền sở hữu cổ phiếu (Employee Stock Ownership Plan – ESOP) là những cách thức mà các công ty cổ phần thường dùng để thu hút tuyển dụng nhân sự của mình. Theo đó, những nhân viên của công ty tùy theo năng lực cống hiến, kinh nghiệm, trình độ sẽ được trao tương ứng quyền sở hữu cổ phiếu của công ty mình làm việc dưới hình thức thưởng hoặc mua ưu đãi.
- Các hình thức của ưu đãi cổ phiếu là phát hành cổ phiếu giá thấp cho nhân viên hoặc nhân viên vay tiền để góp vốn hoặc mua cổ phiếu của công ty.

b. Chính sách phúc lợi

Các chế độ phúc lợi như bảo hiểm, các giá trị vật chất cũng như các hoạt động mang tính động viên tinh thần nhân viên như tham quan, dã ngoại, sinh hoạt tập thể không những khơi dậy niềm hưng phấn trong công việc của nhân viên mà còn là dịp để gắn bó quan hệ, nâng cao tinh thần đồng đội của các nhân viên trong công ty.
c. Môi trường việc làm:
- Môi trường làm việc tốt tạo ra động lực quan trọng để khai thác tối đa hiệu quả làm việc của nhân viên. Tạo lập một môi trường làm việc tiên tiến không chỉ là việc sắp xếp không gian và điều kiện làm việc hợp lý mà còn là việc tổ chức quy chế, cách thức chỉ đạo trong công việc sao cho nhân viên phát huy hết năng lực của mình.
- Môi trường làm việc còn bao gồm danh tiếng và văn hóa công ty.
- Thực hiện tiếp thị nội bộ tốt sẽ mang lại cho công ty những lợi thế lớn về quản trị nhân sự. Tuy nhiên, đó không phải là tất cả để giải quyết vấn đề công ty. Tiếp thị nội bộ chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi được thực hiện trong mối tương quan tốt với các biện pháp quản trị của công ty.

PR nội bộ giúp xây dựng văn hoá doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh



Nhiều Doanh nghiệp đã thành công trong việc ứng dụng PR nội bộ (internal PR) nhằm xây dựng văn hóa Doanh nghiệp, tạo sức mạnh bó đũa trong cạnh tranh.

PR nội bộ được hiểu là công tác quản trị nhằm tạo dựng và phát triển mối quan hệ gắn bó và bền vững giữa các thành viên trong nội bộ Doanh nghiệp. PR nội bộ quan tâm đến việc xây dựng mối quan hệ tốt giữa các phòng ban trong Doanh nghiệp, các công ty con trong tập đoàn, quan hệ giữa cấp lãnh đạo quản lý với nhân viên để toàn Doanh nghiệp đều có chung một hướng nhìn, một ý chí phát triển Doanh nghiệp.

DZ157
Gần đây, tại cuộc trao đổi với Ông Steve Chang, người được mệnh danh là Bill Gate Châu Á, Chủ tập đoàn Trend Micro của Đài Loan trong chương trình Người Đương Thời phát sóng trên VTV1, Ông đã có chia sẻ kinh nghiệm của mình trong việc xây dựng quan hệ với nhân viên. Theo Ông, trong quá trình kinh doanh, đặc biệt trong lúc kinh doanh khởi nghiệp thường gặp nhiều khó khăn, các chủ Doanh nghiệp cần phải chia sẻ những hoài bão, ước mơ của mình và kế hoạch thực hiện những hoài bão đó với các thành viên trong công ty để mọi người cùng chung sức cố gắng.
Công tác truyền thông trong nội bộ Doanh nghiệp là rất quan trọng. Trong rất nhiều Doanh nghiệp sự liên kết lỏng lẻo giữa các phòng ban dẫn tới việc phòng Marketing vì mục tiêu doanh số đã đưa ra rất nhiều hứa hẹn với khách hàng trong khi bộ phận thực hiện không thể đáp ứng được, đặc biệt là về mặt tiến độ thực hiện và rồi khi khách hàng phàn nàn thì lại đổ lỗi cho nhau ảnh hưởng tới uy tín của Doanh nghiệp. PR nội bộ sẽ làm nhiệm vụ chuyển tải những thông tin về mục tiêu, kế hoạch thực hiện của Doanh nghiệp tới các nhân viên đồng thời gắn kết các bộ phận liên quan, biểu dương và điều chỉnh kịp thời những sai sót và bất hợp lý trong quá trình thực hiện.
PR nội bộ cũng kết hợp với các bộ phận khác trong Doanh nghiệp như bộ phận Nhân sự, bộ phân công đoàn trong việc tổ chức các hoạt động đa dạng và phong phú cho các thành viên, góp phần xây dựng những nét văn hóa đẹp trong Doanh nghiệp. Hình thức tổ chức các hoạt động này rất đa dạng và mang đầy tính sáng tạo của từng Doanh nghiệp, có thể là các giải thi đấu thể thao, liên hoan văn nghệ, các buổi đi dã ngoại, các khóa đào tạo về kỹ năng làm việc theo nhóm, những cuộc thi,...
Nếu thăm trang web của công ty FPT http://www.fpt.com.vn thì có thể thấy trong phần Văn hóa Doanh nghiệp có rất nhiều “lễ hội tiêu biểu” của FPT như : kỉ niệm thành lập công ty, hội làng, lễ sắc phong trạng nguyên, lễ tổng kết năm kinh doanh, giải bóng đá... mà như Ông Trương Gia Bình – Tổng Giám đốc của FPT đã nói : “Môi trường văn hóa, tài sản lớn nhất bên trong FPT, là điểm mạnh để Công ty thu hút nhân tài, tạo đà cho việc tiến tới một tập đoàn hàng đầu trong khu vực”
PR nội bộ góp phần rất quan trọng trong việc tạo dựng và phát triển hình ảnh của Doanh nghiệp. Có một điều mà Doanh nghiệp ít để ý tới là mỗi thành viên trong Doanh nghiệp chính là một hình ảnh thu nhỏ của Doanh nghiệp đó. Bởi vậy, các thành viên trong Doanh nghiệp phải cùng chung tay và ý thức được tầm quan trọng của mình trong việc góp phần xây dựng phát triển hình ảnh của Doanh nghiệp. Việc sử dụng “sức mạnh bó đũa” sẽ mang lại hiệu quả về mặt dài hạn và tiết kiệm rất nhiều chi phí khi xây dựng văn hóa và hình ảnh Doanh nghiệp.
Khách hàng nước ngoài thường nói về việc các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ thường trong tình trạng những lô hàng đầu thì chất lượng tốt, càng về sau chất lượng càng kém và không đồng đều. Trên thực tế, việc truyền thông nội bộ là rất quan trọng để từng thành viên trong Doanh nghiệp nhận thức được vai trò của mình trong việc làm ra các sản phẩm có chất lượng tốt nhằm giữ uy tín với khách hàng.
Trong cuộc hội thảo về chủ đề xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, một Giám đốc Doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đã chia sẻ, khách hàng người Nhật sau khi thăm cơ sở sản xuất của Doanh nghiệp đã đặt câu hỏi : “hình như công nhân của Ông không yêu công việc của họ thì phải ?”. Ông rất ngạc nhiên và hỏi : “Tại sao Ông lại nghĩ như vậy ?” thì người khách hàng kia trả lời “Tôi thấy khi hết giờ, công nhân khi ra về không thu dọn gọn gàng lại dụng cụ của họ. Điều đó chứng tỏ họ không hết lòng với công việc”. Như chúng ta thấy, người Nhật xây dựng được uy tín về chất lượng sản phẩm của họ với khách hàng trên thế giới bằng nhiều cách, trong đó bao gồm cả việc cho khách hàng thấy là khi làm việc từng thành viên trong Doanh nghiệp đều “Đam mê sự hoàn hảo” như là khẩu hiệu của Toto – một công ty của Nhật đã đưa ra.
Cần quan tâm sử dụng sức mạnh tiềm ẩn của bản tin nội bộ trong việc phát triển văn hóa và xây dựng hình ảnh của Doanh nghiệp. Bản tin nội bộ có thể in và phát hành hàng tháng cho các thành viên trong nội bộ Doanh nghiệp, các khách hàng và các đối tác hoặc có thể làm dưới hình thức bản tin điện tử. Thông qua bản tin nội bộ, các Doanh nghiệp thiết lập cho mình kênh thông tin tập trung và chuyên nghiệp. Khi đọc bản tin nội bộ của các Doanh nghiệp, chúng ta sẽ thấy các vấn đề “Văn hóa Doanh nghiệp” được thể hiện một cách rất sinh động và gần gũi. Việc đặt tên cho các bản tin nội bộ cũng rất sáng tạo, có Doanh nghiệp đặt tên cho bản tin nội bộ là “Ra khơi”, Doanh nghiệp khác đặt tên là “Thế giới trẻ”.
PR nội bộ và xây dựng văn hóa tại các Doanh nghiệp tại Việt Nam cũng mang những nét rất đặc thù. Giám đốc một Doanh nghiệp Đan Mạch khi chia sẻ việc kinh doanh tại Việt Nam với phái đoàn Doanh nghiệp Đan Mạch sang thăm và tìm hiểu cơ hội đầu tư đã cho biết “khi quản lý và làm việc với nhân viên Việt Nam, việc hiểu về hoàn cảnh gia đình họ, biết về những người thân của họ là rất cần thiết và quan trọng”.
Một trong những điều làm nên sức mạnh và lợi thế của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ là do quy mô nhỏ nên người lãnh đạo Doanh nghiệp có thể quan tâm được tới từng thành viên trong Công ty. Đối với nhân viên, có được một lời khen ngợi hoặc chia sẻ từ người lãnh đạo là việc hết sức có ý nghĩa và có giá trị không kém so với những những quyền lợi vật chất. Người nhân viên thường nói quan tâm đến môi trường làm việc trong Doanh nghiệp bên cạnh tiền lương, ở đây quan hệ với sếp trong Doanh nghiệp đóng một vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá về môi trường làm việc tại Công ty. Khi một người nhân viên, say sưa kể với bạn bè về các sếp của họ đã vô tình truyền sang bạn bè những cảm tình đặc biệt về Doanh nghiệp đó.
Quan tâm đến PR nội bộ là đầu tư cho sự phát triển bền vững của Doanh nghiệp, đồng thời góp phần nâng cao sức cạnh tranh, giúp Doanh nghiệp vượt qua những thời kỳ khó khăn. Như lời của một chủ Doanh nghiệp đã tâm sự : “Đã có lúc Doanh nghiệp của tôi tưởng chừng không thể vượt qua giai đoạn khó khăn đó, nhưng chúng tôi có những nhân viên tốt và tâm huyết với Công ty vì thế mà chúng tôi đã thành công”./.
Phan Thị Thanh Hà
(Tư vấn PR độc lập)
Ngay-nay

Wednesday, September 5, 2012

Xu hướng mới: Tạo thách thức cho khách hàng




Người bán dùng mọi cách để thuyết phục người mua, cốt sao cho bán được hàng mà không cần quan tâm việc người mua có quay trở lại hay không...
...là phương thức bán hàng theo giao dịch (transactional selling).Hình thức này vốn chỉ thích hợp cho các doanh nghiệp nhỏ nhưng hiện đã trở nên lỗi thời.
Để bán hàng thành công và tồn tại lâu dài trên thương trường, các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều dần phải chuyển sang phương thức bán hàng dựa trên quan hệ (relationship selling), có nghĩa là nhờ vào mối quan hệ tin tưởng giữa doanh nghiệp với khách hàng mà có được những giao dịch mua bán thường xuyên.
Thế nhưng, với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, hình thức bán hàng dựa trên quan hệ cũng đang mất dần ưu thế. Nguyên nhân chính là thế giới ảo đang làm thay đổi cách khách hàng mua hàng.
Một nguyên nhân khác là hàng hóa và dịch vụ thiết yếu đang chiếm một tỷ lệ khá lớn trong chi tiêu của người tiêu dùng và cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chủ yếu xoay quanh vấn đề chất lượng và giá.
Matthew Dixon - tác giả của cuốn sách The Challenger Sale: Taking Control of the Customer Conversation (tạm dịch là Bán hàng theo kiểu thách thức: Làm chủ cuộc đối thoại với khách hàng) thì cho rằng khách hàng hiện nay không cần đến nhà cung cấp nữa, mà chỉ cần những chuyên gia tư vấn bán hàng chuyên nghiệp để đem đến cho họ những giá trị thật sự trong việc giải quyết các vấn đề.
Theo ông, những nhân viên bán hàng tạo thách thức (challenger salespeople) phải là người làm chủ cuộc đối thoại với khách hàng và cung cấp cho khách hàng những thông tin mà khách hàng không thể tự tìm trên internet. Tác giả đã nêu một số bí quyết dưới đây giúp các chuyên gia bán hàng tư vấn làm chủ cuộc đối thoại với khách hàng và bán được nhiều hàng hơn.
1.Tiếp cận với khách hàng sớm hơn.
Các chuyên viên bán hàng dựa trên quan hệ thường chờ đến khi khách hàng đã xác định một nhu cầu rõ ràng và có đủ tiền để giải quyết nhu cầu đó mới đầu tư thời gian và công sức cho việc xây dựng quan hệ với họ. Dixon phát hiện ra rằng những chuyên viên bán hàng giỏi nhất thường tìm đến khách hàng từ trước khi họ phát sinh nhu cầu.
Những chuyên viên này giúp khách hàng tìm thấy ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thích ứng với các thay đổi trong môi trường sống hoặc môi trường kinh doanh của họ, rồi tư vấn cho họ những hành động cần thiết. Bằng cách tiếp cận sớm như vậy, họ có thể tạo ra sức ảnh hưởng lớn hơn đối với các quyết định mua hàng của khách hàng.
2.Giữ vững lập trường.
Theo Dixon, các chuyên viên bán hàng dựa trên quan hệ thường có suy nghĩ cố gắng giải quyết ổn thỏa mọi vướng mắc giữa người mua với người bán, nhưng họ thụ động chờ khách hàng hành động. Trong khi đó, những nhân viên bán hàng tạo thách thức biết chọn cách hiệu quả hơn là giữ vững lập trường của mình và thuyết phục khách hàng tự đổi mới theo sự thay đổi của thị trường. Tất nhiên, họ sẵn sàng cung cấp đầy đủ thông tin và hiểu biết cho khách hàng để họ tự tin đổi mới.
3. Nói về những hiểu biết của mình hơn là nói về tính năng hay lợi ích của sản phẩm.
Các chuyên viên bán hàng dựa trên quan hệ thụ động thường ngại những cuộc đối thoại căng thẳng với khách hàng. Ngược lại, các chuyên viên bán hàng tạo thách thức biết cách xây dựng quan hệ với khách hàng dựa trên cách tiếp cận chủ động, nhưng vẫn giữ được sự tôn trọng khách hàng và đem đến cho họ những giá trị thật sự.
Bằng kiến thức của mình, họ giúp khách hàng hiểu rõ bản chất của vấn đề chứ không vòng vo nói về các lợi ích hay tính năng của sản phẩm. Nhờ vậy, các chuyên gia bán hàng chấp nhận thách thức gần như luôn bán được hàng cho các khách hàng đã nằm trong danh sách của họ.
4. Xây dựng niềm tin bằng những thông tin hữu dụng và sự thông hiểu.
Các chuyên gia bán hàng dựa trên quan hệ thường xây dựng niềm tin của khách hàng bằng cách đem đến cho họ những sản phẩm tốt nhất và những lợi ích cao nhất. Các chuyên viên bán hàng tạo thách thức cũng làm điều tương tự, nhưng bằng những thông tin và sự hiểu biết của mình về thị trường để giúp khách hàng cảm thấy thích thú với sự cải thiện đời sống hay hoạt động kinh doanh của họ nhờ sản phẩm mới mua được. Khi chuyên viên bán hàng đã tận tình như vậy thì khách hàng chẳng thể nghĩ đến việc mua hàng từ những nguồn khác
DNSG Cuối tuần

Tư duy lại nghệ thuật bán hàng




Khi đến cửa hàng, thông thường khách hàng vẫn chưa có quyết định chắc chắn về món hàng họ cần mua, ngay cả nếu họ đã tìm hiểu kỹ về món hàng trước đó.
Đối với những công ty bán lẻ, đây chính là cơ hội tăng doanh số bán hàng truyền thống (off-line) trong bối cảnh các kênh tiêu thụ ngày càng đa dạng.
Với sự xuất hiện của công nghệ mới, những kênh bán hàng trực tuyến hiệu quả, những cửa hàng bán hàng trực tuyến nơi khách hàng thoải mái lựa chọn và so sánh những sản phẩm mình quan tâm, kênh bán hàng truyền thống ngày càng gặp nhiều khó khăn. Nhiều công ty bán lẻ đã giải quyết vấn đề này bằng cách giảm nhân sự tại những cửa hàng bán hàng truyền thống, hay cắt bỏ chính sách thưởng nhân viên theo doanh số. Cách tiếp cận này giúp giảm thiểu chi phí, tuy nhiên, nó cũng làm mất đi sự khuyến khích, động cơ bán hàng cho những nhân viên còn lại tại những cửa hàng truyền thống.
Rất nhiều công ty bán lẻ quan niệm quá trình mua hàng một cách đơn giản: khách hàng hiểu rõ sản phẩm họ cần mua và họ đến cửa hàng để mua món hàng đó. Mặc dù vậy, theo một nghiên cứu gần đây tại McKinsey, chúng tôi nhận thấy rằng có đến 40% khách hàng sẵn sàng nghe tư vấn và bị thuyết phục tại cửa hàng, ngay cả khi họ đã tìm hiểu rất rõ về sản phẩm trước đó thông qua những kênh thông tin khác nhau. Để tăng doanh thu, những cửa hàng bán lẻ cần có chính sách phát triển đội ngũ bán hàng. Họ cần phát triển một đội ngũ bán hàng vừa phải, không quá nhiều, nhưng phải am hiểu về mặt hàng đang bán, được rèn luyện tốt về bán hàng và tư vấn với khách hàng một cách hợp lý. Đồng thời, những nhân viên này cần có sự tưởng thưởng xứng đáng như một động lực bán hàng.
Phát triển đội ngũ bán hàng như thế nào
Nhiều lãnh đạo những công ty bán lẻ cho rằng họ không thể gánh nổi chi phí đào tạo một đội ngũ bán hàng hiểu biết sâu về mặt hàng kinh doanh. Điều đó có thể hiểu được, và cũng không nhất thiết phải duy trì đội ngũ bán hàng truyền thống, am hiểu về mặt hàng, theo cách trước đây.
Lấy ví dụ một cửa hàng bán đồ điện tử trực tuyến, người mua thường tìm hiểu thông tin về giá cả, so sánh chất lượng sản phẩm cũng như đọc qua lời nhận xét, thảo luận về sản phẩm trước khi quyết định mua hàng. Với giá bán trung bình 200$ mỗi sản phẩm và lợi nhuận biên 10%, nghĩa là 10$ trên mỗi sản phẩm, bạn chỉ cần tiêu thụ được thêm mỗi giờ một sản phẩm là đã hoàn toàn có đủ chi phí thuê một người bán hàng tốt. Nếu tính cả lợi nhuận tăng thêm khi bán được thêm các mặt hàng phụ trợ khác, bạn chỉ cần bán được thêm một sản phẩm mỗi hai giờ là đủ tiền thuê thêm người bán hàng.
Như vậy, chúng tôi cho rằng, vấn đề là bạn phải chọn được người bán hàng đúng, có khả năng tạo ra các giá trị mới cho những khách hàng đến cửa hàng truyền thống.
Có thể liệt kê ra bốn bước cơ bản trong bán hàng: đón chào khách hàng, hỏi về nhu cầu của khách, giới thiệu mặt hàng, và tạm biệt khách hàng. Tuy nhiên rất nhiều nhân viên bán hàng không nắm được những bước đi cơ bản này. Vì vậy, bạn cần lựa chọn đúng người và đào tạo họ một cách hợp lý.
Những người bán hàng tốt thường có chung một số đặc điểm: họ mong muốn được giúp đỡ khách hàng, là người hướng ngoại, và luôn tận tâm với công việc của mình. Quản lý những cửa hàng truyền thống cần xây dựng những chương trình đào tạo về quan hệ với khách hàng, cách bán hàng chuyên nghiệp, cách nhìn nhận nhu cầu từ quan điểm khách hàng, một cách hệ thống và hợp lý. Chúng tôi nhận thấy rằng rất nhiều công ty bán lẻ chỉ dừng lại ở việc thuê những nhân viên bán hàng mà họ cho là đủ kinh nghiệm, kết quả là đội ngũ bán hàng của họ không chia sẻ những giá trị chung và cách làm việc chung, cách ứng xử chung với khách hàng.
Bên cạnh đó, cách thức tổ chức mặt hàng và bố trí cửa hàng cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng doanh thu. Ví dụ một công ty bán máy ảnh chúng tôi biết có một cách thức rất sáng tạo thu hút sự chú ý của khách hàng: họ giúp khách hàng so sánh những đặc tính kỹ thuật của sản phẩm một cách dễ dàng hơn bằng cách khi ghi những thông tin về máy, thay vì sử dụng những thuật ngữ kỹ thuật khó hiểu như magapixel, độ thu, họ sử dụng ngôn ngữ phổ thông dễ hiểu cho cả những người không hiểu biết nhiều về máy ảnh số.
Để tổ chức và bố trì cửa hàng và sản phẩm một cách hợp lý, bạn cần dành thời gian và công sức nghiên cứu trải nghiệm của khách hàng tại cửa hàng của mình, từ đó có những điều chính và cải tiến hợp lý. Ví dụ, tại một cửa hàng bán đồ chăm sóc sắc đẹp, những người quản lý nhận thấy rằng khách hàng thường tìm kiếm sản phẩm theo hương vị nhiều hơn là chức năng: khách hàng muốn lựa chọn những sản phẩm hương vani, chứ không hẳn muốn lựa chọn những mẫu dầu gội đầu khác nhau tại một khu vực, và những sản phầm xà phòng tại một khu vực khác. Nhận ra điều này, quản lý cửa hàng quyết định tổ chức lại cách sắp xếp mặt hàng, theo hương vị, thay đổi so với cách bố trí theo chức năng như trước đây. Họ đã nhận được những kết quả khả quan rõ nét sau đó về doanh thu và lợi nhuận.
(Nguồn: VEF dẫn lại từ Viện nghiên cứu chiến lược McKinsey)

Tuesday, September 4, 2012

Thấu hiểu tiếp thị từ A-Z : Quảng Cáo






QUẢNG CÁO

- Quảng cáo đi liền với bán hàng. Nhân viên bán hàng giải thích đơn giản nhất
- Khách hàng trung thành họ sẽ quay trở lại mà không cần quảng cáo, có khi họ quảng cáo thay cho bạn. Hơn thế nữa, quảng cáo chỉ hấp dẫn với khách hàng thích so bì giá cả, họ sẽ đi tìm nơi giá rẻ hơn. Vì thế, hoàn thiện chất lượng, dịch vụ và chăm sóc khách của mình tốt
- Quảng cáo cho 1 sp tồi là cách nhanh nhất để tiêu diệt nó. Nhiều người sẽ thử nó và nhanh chóng nói cho người khác biết nó dở hoặc chẳng đáng đến cỡ nào.
- Quảng cáo hình ảnh đó là tất cả những hoạt động của bạn, như trả lời email, điện thoại, hay đối xử với nhân viên, phát ngôn người nổi tiếng, thông tin, dịch vụ khách hàng, tài trợ, web, bao bì…

Nhiệm vụ của quảng cáo ?
- Thông tin
- Thuyết phục
- Nhắc nhở
- Củng cố quyết định mua hàng
Với sản phẩm cũ nên nhắc nhở mua hàng
Với sản phẩm mới được mua, nên trấn an và củng cố quyết định mua hàng của khách.

Nên làm quảng cáo như thế nào ?

5 Chữ M trong quảng cáo
- Mission : Nhiệm vụ
- Message : Thông điệp
- Media : Phương tiện truyền thông
- Money : Tiền
- Measurement : Đánh giá kết quả

Thông điệp quảng cáo ?

Truyền đạt bằng lời và hình ảnh. Nên thử nghiệm trước với vài câu hỏi :
1. Thông điệp chính bạn nhận được từ quảng cáo này là gì?
2. Bạn nghĩ người quảng cáo muốn bạn biết gì, tin điều gì hoặc làm gì?
3. Quảng cáo này tác động tới bạn đến mức nào để bạn làm theo điều nó gợi ý?
4. Quảng cáo có phần nào hay, phần nào dở?
5. Quảng cáo cho bạn cảm nhận gì?
6. Bạn chú ý đến nó dễ nhất ở đâu?

Phương tiện truyền thông ?

1. Độ tiếp cận : Bao nhiêu người?
2. Tần suất : Bao nhiêu lần 1 chiến dịch?
3. Tác động : Cần tác động bao nhiêu lần để người khác chú ý


@Thấu hiểu tiếp thị từ A-Z : Philip Kotler 

Monday, September 3, 2012

STEVE JOBS ĐANG Ở CÕI NÀO?


STEVE JOBS ĐANG Ở CÕI NÀO? 
Thích Nữ Tịnh Quang dịch 

Gần cả tuần này nhiều bài báo tiếng Thái và  tiếng Anh dấy lên tin đồn về Hậu thân của Steve 
Jobs; nguyên do bởi ông Tony Tseung, một kỹ sư công ty Apple hỏi về việc tái sinh của Steve 
Jobs với Sư Phrathepyanmahamuni,  Viện trưởng tu viện Wat Phra Dhammakaya, Thái Lan, vị 
sư có kinh nghiệm thâm niên tu thiền định. Người dịch xin dịch lại toàn bộ nguyên văn bài trình 
bày của Sư Phrathepyanmahamuni nói về việc đã thấy được đời sống mới của Steve Jobs cho 
Sinh viên cũng như ông Tseung. 

Link: http://www.dmc.tv/pages/en/Where-is-Steve-Jobs/20120822-The-Hereafter-News:Steve-
Jobs-where-is-he-now-Part-1.html 
Steve Jobs 
Bây Giờ Ông Ta Đang Ở Đâu? 

Tôi nhắm mắt và đi vào cõi mộng, tôi thức giấc và vươn vai trước khi tôi kể câu chuyện này 
với bạn.  
Bây giờ Steve Jobs đang ở đâu? 

                           
                               


Kính gửi Ngài Viện chủ Tu viện Wat Phra Dhammakaya, 

Tên con là Tony Tseung và con là một kỹ sư cấp cao tại công ty Apple ở Cupertino, 
California, Hoa Kỳ. Gần đây, tất cả mọi người trên thế giới cảm thấy đau buồn vì sự ra 
đi của một người sáng lập và giám đốc điều hành của các công ty Apple. Ông ta nổi 
tiếng với sự đổi mới công nghệ của mình chẳng hạn như máy tính McIntosh, iPhone, 
iPod, iPad. 

Ông ta sinh tại California, Hoa Kỳ và đã sống với cha mẹ nuôi cho đến khi ông ta được 
17 tuổi. Ông ta đã đến trường đại học và chỉ học một học kỳ vì ông ta không thể tìm 
thấy bất cứ điều gì thích thú đối với ông ta. Là một người suy nghĩ khác thường, ông ta 
quyết định làm việc với một người bạn để thành lập Công ty máy tính Apple khi ông ta 
chỉ mới 21 tuổi. 

Trong suốt cuộc đời làm việc của mình, ông ta đã cho những người trong lĩnh vực này 
thấy rằng ông ta không chỉ có khả năng tạo ra sự đổi mới chấn động toàn cầu, nhưng 
cũng là một nghệ sĩ, một nhà tư tưởng, và là một nhà hùng biện. 

Tuy nhiên, vào năm 2547 B.E. trong khi ông đang miệt mài với  công việc của mình tại 
Apple, ông ta phát hiện ra rằng mình bị ung thư tuyến tụy. Tuy nhiên, ông ta đã chiến 
đấu với căn bệnh bằng cách tiếp tục làm việc và lãnh đạo công ty. Vào tháng 10 năm 
2554 BE, ông ta rời khỏi thế giới này cũng như vị trí của mình là người giàu thứ 110 
của thế giới với giá trị sở hữu 8,300 triệu USD. 

Hòa thượng Viện chủ, con viết thư cho ngài về Steve Jobs vì ông ta là một Phật tử. Khi 
còn là một thanh niên, ông ta đã đi đến Ấn Độ. Sau chuyến đi tới Ấn Độ, ông ta quyết 
định trở thành một Phật tử và vẫn tu tập cho đến khi cuối đời. Steve Jobs đã suy nghĩ 

về việc trở thành như một tu sĩ Phật giáo, để có thời gian xuất gia nhưng ông ta đã đầu 
tư nhiều với dự án máy tính của mình. Câu hỏi đầu tiên là: Bây giờ Steve Jobs ở 
đâu? và ông ta như thế nào? 

Trả lời: Trước hết các học sinh, đặc biệt là các học sinh mới thuộc trường Inner Dreams 
Kindergarten trên toàn thế giới lắng nghe trường hợp của ông Steve Jobs, có một số 
điều nào đó mà bạn phải hiểu đầu tiên. 

                      


Cuộc sống sau khi chết vẫn tiếp diễn cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, 
tín ngưỡng hoặc dòng giống của mình. Cho dù người ấy là một trẻ sơ sinh, một đứa bé, 
hoặc người già 100 tuổi, sống ở bất cứ nơi nào trên thế giới này, sau khi chết, người ta 
tái sinh trong một trong các cảnh giới khác nhau. Sự tái sanh bao gồm các cảnh giới 
của Cõi Hạnh Phúc và của Cõi Không Hạnh phúc. Nói cách khác, cái chết không phải là 
hết. 


                     

Cuộc sống trong Cõi Hạnh phúc hay Bất hạnh không phụ thuộc vào bất kỳ ai phán xét 
chúng ta, hoặc quyết định số phận chúng ta, nhưng nó phụ thuộc hoàn toàn vào bản 
thân của chúng ta. Nghĩa là, nó phụ thuộc vào trạng thái của tâm con người ngay trước 
khi người ấy chết. Tùy vào tâm mình tươi sáng hay u ám. Cảnh giới của tâm con người 
được xác định bởi Thiện nghiệp và Ác nghiệp được tích lũy trong suốt cuộc nhân sinh 
của mình. Thiện nghiệp và Ác nghiệp được phán xét bởi định luật phổ quát của Nghiệp, 
đó là sự độc lập của niềm tin tôn giáo của con người. Nó như sự chạm vào lửa với bàn 
tay trần của mình, bàn tay của một người bị đốt cháy bất kể niềm tin hay không có niềm 
tin. Trong cùng một cách thức, dù người ta có sự tin tưởng hay hoài nghi, khi chạm vào 
nước đá với bàn tay trần, họ sẽ cảm thấy cái lạnh của băng giá. 

Nếu  tâm trong sáng, người ta sẽ được tái sinh ở các cõi Hạnh phúc. Tuy nhiên, nếu 
tâm người ta tối tăm, người ta sẽ tái sinh vào các cõi Bất hạnh. Điều này được giảng 
dạy bởi Đức Phật: 

"Citte Asamkilitthe Sugati Patikamkha: Khi tâm thanh tịnh, không phiền não, bước vào 
cảnh giới Hạnh phúc. 
 Citte Samkilitthe Dugati Patikamkha: Khi tâm phiền não, không thanh tịnh, bước vào
cảnh giới Bất hạnh". 
  
                       

Có những cõi giới khác nhau của sự tồn tại trong trạng thái Hạnh phúc, tùy thuộc vào 
mức độ của tâm thanh tịnh và ánh sáng tuệ giác. Nếu ở tầng số thấp bởi vì người ta đã 
tích lũy cả Thiện nghiệp và Bất thiện nghiệp trong suốt cuộc đời. 

sau khi chết, người ta sẽ được tái sinh trong các cõi nơi mà những tầng số căn bản của 
hạnh phúc có thể được thọ hưởng khởi đầu từ mức độ cơ bản của hạnh phúc,  bắt đầu 
từ cõi giới ngoài địa cầu nằm song song với trái đất của chúng ta theo một chiều hướng 
khác nhau và mở rộng tất cả các con đường về cõi chư thiên Catumaharajika (Cõi Tứ 
Thiên Vương). Có cõi giới của các Nữ Thần Gỗ, tồn tại bên trong một cây hoặc trên các 
ngọn cây. Có cõi giới của Thiên thần, nằm trong không khí phía trên trái đất. Có những 
cõi giới của Nagas (Thiên long), Yakkhas (Dạ Xoa), Gandhabbas (Càn Thát Bà), 
Kumbhanda (Cưu Bàn Trà) thuộc cõi chư thiên Catumaharajika. 


                     
Khi một cá nhân về cơ bản là một người tốt và thích làm những việc lành, giúp đỡ 
người khác, và tích lũy công đức lớn trong các nhân lành như bố thí, trì giới, thực hàn
thiền định, vv… sau khi chết, họ sẽ được tái sinh trong cảnh giới hiện hữu với vẻ đẹp 
huy hoàng và thụ hưởng hạnh phúc ngày càng tăng như các cõi chư thiên Tavatimsa
(cõi trời Tam Thập Tam), Yama (cõi trời Dạ Ma),Tusita (cõi trời Đâu Suất), Nimanarat
(cõi trời Hóa Lạc),Paranimmittavasavati (cõi trời Tha Hóa Tự Tại), và Realm Brahma 
(cõi Phạm Thiên). 

                        


Người có tâm đau khổ vì đã tích lũy những sai lầm trong suốt cuộc đời bằng các hành 
động bất thiện chẳng hạn như uống rượu, lăng nhăng, cờ bạc v.v…Sau khi ta chết, 
người ta sẽ tái sinh trong cõi giới Bất hạnh, nơi tràn ngập bóng tối, lo âu, ảm đạm, 
hoang tàn, sợ hãi, và những tình huống khủng khiếp tương ưng với  tâm trạng đau khổ.
Những cõi này bao gồm cõi địa ngục, cõi Peta (Ngạ quỷ), cõi  Asurakaya (Atula), v.v… 
Như thế bạn đã biết một vài đều về kiếp sau được giảng dạy bởi Đức Phật, bây giờ là 
thời gian để lắng nghe trường hợp của ông Steve Jobs. 

                          

Trước khi ông Steve Jobs qua đời, ông ta vẫn còn có nhiều mối quan tâm và lo lắng. 
Ông vẫn muốn sống với gia đình của mình. Ông ta chưa sẵn sàng rời bỏ họ. Ông ta  
suy nghĩ về công ty của mình mà ông rất tự hào và các dự án khác vẫn chưa làm xong. 
Ông ta cũng lo lắng về tương lai của công ty. Và Tất cả các điều quan tâm và lo lắng 
của ông ta biến thành hình ảnh  dính chặt vào tâm của ông ta. Một số những hình ảnh 
này làm cho ông ta cảm thấy tốt, những hình ảnh khác thì không tốt lắm. Nói cách khác, 
một số hình ảnh làm cho tâm trí của ông ta rõ ràng và tươi sáng, nhưng những hình 
ánh khác thì trở nên ảm đạm. 


                    
Quan trọng nhất, ở chiều sâu trong tâm của mình, ông Steve Jobs lo lắng về cuộc sống 
của mình ở thế giới bên kia, nơi ông ta sẽ đi, và nó sẽ như thế nào. Ông ta tự hỏi nó sẽ 
giống như những gì mà vị thầy của ông ta là một nhà sư Phật giáo Nhật Bản đã nói với 
ông ta hoặc nó sẽ khác nhau? Có thể nói rằng tâm trí của ông Steve Jobs bị đầy ắp với 
những hoài nghi, lo lắng và quan tâm về con người, công việc, tiền bạc, và các dự án 
khác nhau. 
                        


Kết quả là, trong thời gian ông Steve Jobs sắp rời khỏi thế giới này, hình ảnh lo lắng và 
quan tâm, hình ảnh của những kỷ niệm bao gồm vui, buồn, hài lòng, và không hài lòng 
xuất hiện trong tâm trí của ông ta. Những hình ảnh này khiến cho tâm của ông ta có lúc 
ảm đạm và có lúc rõ ràng và tươi sáng. Những hình ảnh làm cho tâm trí của ông ta ảm 
đạm là những người gây cho ông ta dễ nóng giận, cáu kỉnh, có một tính khí bạo lực, và 
la hét với đám nhân viên của mình vì không làm những gì ông ta muốn. Khi bảo phải 
làm cách này, họ lại làm một cách khác. Khi vẻ họ làm điều này , họ lại làm những điều 
khác. Nói cách khác, họ không đáp ứng mong đợi của ông ta. 


                       
Những hình ảnh khiến cho tâm của ông ta được rõ ràng và tươi sáng là những nơi mà 
ông đã quyên góp tiền và các thứ cho những tổ chức từ thiện và những người mà ông 
đã chia sẻ kiến thức của mình với các đồng nghiệp, và sinh viên đại học. Những hình 
ảnh mà làm cho tâm trí của ông ta không ảm đạm và cũng không rõ ràng trong sáng là 
những công việc tại sở làm hoặc tiêu thời gian với gia đình của mình. 


                       

Cái Tâm lúc ảm đạm, lúc sáng rõ, và lúc không ảm đạm cũng không sáng rõ cùng với 
những mối quan tâm khác nhau mà ông ta đã huân tâp đối với mọi người, công việc, 
tiền bạc, và các dự án, v.v… cùng với tài năng khoa học của mình và một khả năng và 
quán xuyến cao về thẩm mỹ mà ông ta vốn thích những thứ đẹp đẽ và hoàn thiện đã 
đẩy ông Steve Jobs tái sinh vào một cõi trời Dục giới thuộc cõi Vidhaydhara-
Yakkha (cõi trời Tỳ Đề Đà La-Dạ Xoa)-môt trong sáu tầng trời Dục giới. Cõi Thiên giới 
của ông ta tồn tại song song với quả địa cầu gần văn phòng cũ của ông ta. 


                    
Ở điểm này, các sinh viên có thể muốn biết những gì về cảnh giới giống như 
Vidhaydhara-Yakkha (Tỳ Đề Đà La-Dạ Xoa). Vâng, những chúng sanh sống ở đây 
thể hiện một sự kết hợp của hai đặc trưng khác nhau. Thứ nhất, đặc trưng 
Vidhaydhara là thích tìm hiểu về các ngành khác nhau của kiến thức. Thứ hai, 
đặc trưng Yakkha là dễ bị kích thích và nhanh chóng nổi giận. Sự kết hợp của hai 
đặc trưng ở đây nằm ở cõi trời Dục giới. Cảnh giới mới của Steve Jobs có vẻ giống 
như cõi Trung thiên giới, nhưng làn da của ông ta là màu đỏ đen. Màu sắc và nước da 
của ông ta là thô hơn làn da của chúng sanh cõi Trung thiên giới, nơi mà chúng sanh 
có làn da sáng tươi, chói sáng và mềm mại hơn làn da của cõi người. Quốc độ của cõi 
chúng sanh Trung thiên giới thì mịn màng và mềm mại như bông gòn trong khi quốc độ 
của cõi giới Steve Jobs thì giống như là bọt biển. 


                   
Cõi giới mới mà Steve Jobs đang sống có một lâu đài thiên thể bậc trung và đơn giản, 
có chiều cao lớn như một tòa nhà sáu tầng. Bản thân lâu đài được làm bằng bạc và 
pha lê trắng, và mặt nền thì hoàn toàn thoáng rộng. Nó nằm không xa văn phòng cũ 
của ông ta trên trái đất. Tất cả xung quanh lâu đài thiên thể của ông có những lâu đài 
khác cũng thuộc về cõi trời Dục giới. Cõi giới mới có một đoàn tùy tùng 20 người phục 
dịch cho ông. Tất cả mọi người trong cõi giới chư thiên giàu có của ông ta xuất hiện 
như là kết quả của công đức được  tích lũy bằng việc quyên góp tiền và các tổ chức từ 
thiện, chia sẻ kiến thức với mọi người và xã hội, vv…mà họ đã làm trong quá trình tồn 
tại ở trên trái đất. 


                     
Ở điểm này, các sinh viên có thể muốn biết ông Steve Jobs cảm thấy như thế nào vào 
giây phút đầu tiên, khi ông ta tỉnh thức và biến thành một cõi giới và những gì ông ta 
thấy giống như trong cuộc sống mà ông ta làm làm trong mười tháng sau khi ông ta 
qua đời. Ông ta có gì thú vị trong cõi giới với sự sống mới này? Ông ta đã gặp gỡ các 
người bạn hàng xóm ở quốc độ của ông ta chưa? Tôi không biết liệu bạn có muốn biết 
câu trả lời ngay bây giờ hoặc sau này. Bây giờ? O.K. Sau khi ông Steve Jobs qua đời, 
ông cảm thấy như thể ông ta đã ngủ thiếp đi và thức dậy thấy mình trên giường ở giữa 
lâu đài với thiên thể mới của mình. Khi ông ta mở mắt ra, tất cả những gì ông ta nhìn 
thấy tràn ngập sự phấn khích và ngạc nhiên. Ông cảm thấy ngạc nhiên khi thấy tất cả 
các triệu chứng ung thư của ông đã hoàn toàn biến mất. Thêm nữa, ông ta trông trẻ 
hơn và đẹp trai hơn. Lúc này, ông ta trông khoảng 35 đến 40. 

                      


Sau một lúc, người đứng đầu đoàn tùy tùng của ông ta đến chào đón ông ta và giới 
thiệu xã hội mới cho ông ta hay xã hội của cõi trời Dục  giới. Cõi Thiên giới mà Steve 
Jobs đang sống được tiếp tục hướng dẫn bởi những người tùy tùng hiện ra với nhiều 
thiên v ật giàu có trong lâu đài thiên thể của ông ta. Ông ta nhìn tất cả mọi thứ với sự 
phấn khích và kinh ngạc vô cùng. Ví dụ, giường của ông ta có một thiết kế đơn giản 
nhưng thanh lịch và nó trôi nổi trong không khí. Bất cứ khi nào ông ta cảm giác thích 
nghe một bài hát yêu thích, bài hát tự động phát ra mà không cần có bất kỳ nhu cầu 
điện hoặc các thiết bị khác như trong cõi người. Bất cứ khi nào ông ta cảm thấy muốn 
ăn, người tùy tùng của ông ta sẽ mang đến cho ông ta một món ăn mà ông ta ưa thích 
mà không cần phải yêu cầu. Có thể nói rằng tất cả mọi thứ trong lâu đài thiên thể là 
hoàn hảo với công nghệ cao và nó đáp ứng mọi nhu cầu của ông ta với sự hài lòng 
nhất của ông ta. 


                   
Sau khi người đứng đầu đoàn tùy tùng của ông chỉ cho ông ta những thành phần 
phong phú của thiên vật bên trong lâu đài, ông ta đảm trách vai trò người chủ mới để 
quan sát thêm các thiên vật trong các vị trí bên ngoài lâu đài. Có những tác phẩm điêu 
khắc, vườn, ao, v.v… Tất cả mọi thứ là công nghệ cao, đẹp, và đơn giản, chính xác 
giống như cách mà ông ta thích nó và ông ta tràn đầy hứng thú và kinh ngạc. 


                  
Vào ngày trăng tròn hoặc Ngày lễ lớn của Phật giáo ở trên trái đất, một vài người bạn 
Thiên giới đến ghé thăm cõi giới mới của Steve Jobs và mời ông ta đến họp với chư 
Thiên cõi Dục giới và vị trưởng thôn khác. Tất cả cư dân cõi trời Dục giới trong ngôi 
làng này gặp nhau vào mỗi ngày rằm hay mỗi ngày lễ lớn của Phật giáo. Thiên thần 
Steve Jobs thì hiếu kỳ và muốn biết những gì xảy ra tại cuộc họp này. 
                   


Tại cuộc họp, người hàng xóm của Thiên thần Steve Jobs giới thiệu ông ta với vị 
trưởng thôn và các thiên thần khác. Vị trưởng thôn sau đó nói với Thiên thần mới này 
về các quy tắc và các quy định để cho ông ta biết những gì nên và không nên làm. Sau 
cuộc họp, vị Thiên thần mới này (Steve Jobs) vội trở lại nơi ở của mình bởi vì ông ta 
không thể chờ đợi sự trải nghiệm mọi thứ trong đó. 


                   

Sau khi Thiên thần Steve Jobs đã được nhiều Thiên thần trong ngôi làng này biết đến, 
họ lần lượt đến thăm ông ta tại Thiên cảnh của ông ta. Họ ca ngợi quốc độ mới với tất 
cả những sự sáng tạo thành tựu của ông ta trong thời gian ông ta sống trong cõi Ta bà 
như như một con người.  
          
                      
Để nói về những thành tích của nhau trên trái đất là khá bình thường bởi vì tất cả các 
Thiên thần trong ngôi làng của cõi trời Dục giới này đều đã để lại tất cả các công trình 
nổi tiếng trong cõi nhân gian. Họ thích nói về các tác phẩm của mình và họ thì có thói 
quen làm theo tác phẩm của riêng mình, và họ nỗ lực để truyền cảm hứng cho con 
người trên trái đất tiếp tục làm việc trên ý tưởng của họ. Và khi những người đó hoàn 
thành một cái gì đó, các Thiên thần này sẽ cảm thấy rất tự hào và họ chắc chắn kể với 
Thiên hữu của họ về những thành tích như vậy. 

                     

Trong 10 tháng qua, Thiên thần Steve Jobs vẫn chưa cảm thấy giận giữ. Lý do là tất cả 
mọi thứ xung quanh ông ta là phù hợp với cái cách mà ông ta thích và tất cả mọi thứ 
đáp ứng với sự chấp thuận của ông. Ở khắp mọi nơi, ông ta nhìn, ông ta cảm thấy hài 
lòng và hạnh phúc. Kết quả là, ông ta không có cơ hội bộc lộ những cái  răng nanh của 
mình-chúng xuất hiện khi ông ta nổi giận.  

                        


Trong khi Thiên thần Steve Jobs đang tận hưởng cuộc sống của mình trong xã hội cõi 
trời Dục giới, dòng công đức từ một nơi nào đó chảy vào trung tâm của cơ thể của ông 
ta. Khi điều này xảy ra, một ánh sáng xuất hiện trong tâm của ông ta và hình ảnh của 
nguồn sáng này xuất hiện với ông ta. Ánh sáng đến từ một nhóm người có một hình 
ảnh Dhammakaya cá nhân lồng trong tên của ông ta. 

Khi Thiên thần mới Steve Jobs đã nhìn thấy hình ảnh này, ông ta không có ý tưởng về 
những người này đang làm gì và ông ta đã không vui mừng trong công đức của họ vì 
ông ta không biết như thế nào. Nhưng những gì ông ta có thể nhận ra là cảm giác vui 
mừng, hân hoan, hạnh phúc. Và ông ta cám ơn những người này với niềm vui mà họ 
tặng cho mình. 

Còn tiếp 

TN. Tịnh Quang dịch 
Theo www.bangkokpost.com 
@Blog Anh Duy Nhất theo An Tựu Group