Friday, July 29, 2011

Chúng ta là thế hệ lười biếng nhất?


Đối lập với sự dấn thân của các thế hệ trước, nhiều người thời chúng ta chỉ tham gia đấu tranh trong chủ nghĩa trì trệ: nhấn nút "Like" trên Facebook, ký một bản kiến nghị trực tuyến, hoặc đăng lại suy nghĩ của người khác trên Twitter của mình.
Con người chúng ta đang là thế hệ của show truyền hình thực tế. Thay vì hành động, chúng ta chỉ ngồi xem: xem người ta hát, nhảy cùng các ngôi sao, chọn vợ/chồng, trang trí cho ngôi nhà và khuôn mặt của họ một cách thái quá, tăng cân, giảm cân, vào trại cai nghiện, bị phóng hỏa, hoặc sống sót.
Và bản tính tò mò cố hữu đang tràn lan vào cuộc sống mỗi ngày. Nhờ có Facebook, Twitter, Google +, Youtube và hàng loạt phương tiện truyền thông xã hội khác, cả thế giới giờ đây thật sự giống như một sân khấu lớn, và mỗi người chúng ta là một diễn viên trong show truyền hình thực tế của cuộc sống, đóng cả vai "ngôi sao" hay học giả tự phong.
Quan sát các sự kiện và bình luận chúng trên phương tiện truyền thông xã hội đã trở thành tín ngưỡng mới của nước Mỹ. Người ta khắc khoải chờ thông tin mới về một người nổi tiếng rơi vào thảm cảnh, một chính trị gia khác vướng vào bê bối tình dục, các phán quyết về bản án tử hình cao hơn hoặc đơn giản chỉ là một người bạn làm gì đó ngốc nghếch khiến chúng ta có thể nhanh chóng bắt đầu "vái lạy" các "ban thờ" đặt trên phương tiện truyền thông xã hội, để đưa ra quan điểm, lời đùa cợt, nhạo báng và đôi khi cũng bắt gặp những suy nghĩ sâu sắc.
Trong quá khứ, người ta thuật lại việc họ đang ở đâu khi một sự kiện lịch sử xảy ra, ví dụ như ngày tổng thống Kennedy bị ám sát, về vụ nổ tàu con thoi trong không gian hay vụ tấn công khủng bố ngày 11/9. Trong tương lai, chúng ta sẽ gợi lại lịch sử khi chúng ta tweet, đăng bài hoặc đọc về tin lịch sử đó trên các phương tiện thông tin xã hội.
Vâng, điều đó thật hài hước, nhưng có một vấn đề khiến tôi ngày càng trăn trở: Có phải chúng ta đang trở thành thế hệ lười biếng nhất?
Có phải truyền thông xã hội đang trở thành thứ thuốc phiện của quần chúng, quyến rũ chúng ta trở thành những con người trì trệ, khiến chúng ta tin một cách đơn giản rằng bởi vì chúng ta đã bình luận trên không gian mạng, nên theo cách nào đó chúng ta cũng thực sự tác động đến thế giới? Liệu thế hệ của chúng ta có để lại một di sản lâu dài hay chỉ là hàng triệu những dòng tweet đầy châm biếm?
Hãy nhìn vào những thế hệ đi trước: vào những năm 1940 và 1950, có một "Thế hệ vĩ đại", một thế hệ của những người thực hiện, không phải là những người-quan-sát. Bằng sự cống hiến, đạo đức nghề nghiệp và hi sinh cao cả của họ mà nước Mỹ đã trở thành một cường quốc kinh tế.
Theo sau họ là những người thuộc thế hệ của những năm 1960 và 1970, một thế hệ đã xuống đường để phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam, và sử dụng báo chí để đấu tranh cho dân quyền, khiến chính sách đối nội đối ngoại của nước Mỹ phải thay đổi.
Ảnh minh họa
Đối lập với sự dấn thân của họ, nhiều người thời chúng ta chỉ tham gia đấu tranh trong chủ nghĩa trì trệ: nhấn nút "Like" (thích) trên Facebook, ký một bản kiến nghị trực tuyến, hoặc đăng lại suy nghĩ của người khác trên Twitter của mình.
Đó là một khởi đầu tốt, nhưng cần nhiều hơn thế để mang đến sự thay đổi có ý nghĩa. Hãy thử nhìn xa hơn vào cuộc cách mạng dân chủ gần đây trong các nước Ả-rập. Những người đấu tranh đã tận dụng phương tiện truyền thông, nhưng họ không chỉ đăng bình luận trên Facebook của mọi người và ngồi yên đó; mà sau đó họ còn xuống đường và mạo hiểm mạng sống để đấu tranh cho sự thay đổi. Tất cả những dòng tweet trên thế giới sẽ không thể tác động đến Tổng thống Ai Cập hoặc Tunisia đang ngồi trong phòng làm việc của mình.
Điều gì khả dĩ hơn khiến thế hệ của chúng ta sẽ xuống đường để biểu tình phản đối: một vấn đề chính trị nóng hổi hay là việc Facebook sẽ áp đặt một khoản phí sử dụng?
Tôi biết rằng trong thế giới đang ngày một phức tạp và đầy thách thức hiện nay, dường như một cá nhân không thể gây tác động đến những vấn đề đang đe dọa đất nước hoặc hành tinh, nhưng bạn có thể, và nếu bạn chọn lựa, bạn sẽ làm được.
Như tổng thống Robert F. Kennedy từng nói: "Rất ít người có đủ sự vĩ đại để thay đổi lịch sử; nhưng mỗi người chúng ta có thể hành động để thay đổi những phần nhỏ của các sự kiện; và toàn bộ những hành động đó sẽ được ghi lại trong lịch sử của thế hệ".
Tôi không cổ xúy việc ngừng sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội, thực tế, hãy "follow" (theo dõi) tôi trên Twitter, hoặc thêm tôi vào danh sách bạn bè trên Facebook và Google+. Nhưng nếu có một vấn đề nào đó mà bạn thực sự muốn tạo nên sự khác biệt, thì cần phải làm nhiều hơn là một dòng tweet 140 ký tự  hoặc cập nhật trạng thái trên Facebook.
  • Như Nguyệt (theo CNN)

Thủ khoa kép bỏ 'Harvard VN' sang nông nghiệp

 Thích bạn Phương :x
 ---
Bích Phương có lẽ là thủ khoa ấn tượng nhất của năm 2011 khi bỏ ĐH Ngoại thương để thi vào ĐH Nông nghiệp Hà Nội. Cả hai đợt thi, cô chỉ thi vào môt trường, và đều "ẵm" điểm cao nhất của cả hai khối A và B.

Năm 2010 đỗ ĐH Ngoại thương Hà Nội và ĐH Y Hà Nội, quyết định theo Ngoại thương theo lời khuyên của cha mẹ nhưng khi phát hiện niềm đam mê của mình dành cho ngành sinh học , Bích Phương quyết định thi lại vào ĐH Nông nghiệp Hà Nội.

Ấn tượng của tôi về cô bạn Hà thành, Chử Bích Phương là giọng nói nhẹ nhàng, ấm áp. Phương rất thẳng thắn, cởi mở. Bích Phương có cách nhìn và suy nghĩ sâu sắc nhưng cũng không thiếu đi nét hồn nhiên, tươi trẻ của thế hệ 9X.



“Em không hối tiếc vì quyết định thi vào ĐH Nông nghiệp HN của mình” – Chử Bích Phương, thủ khoa kép khối A, B ĐH Nông nghiệp Hà Nội. Ảnh: Văn Chung

Bỏ Ngoại thương sang Nông nghiệp

Phóng viên: Tại sao đã đỗ ĐH Y Hà Nội, đỗ cả ĐH Ngoại thương HN, đang học ở ngôi trường là niềm mơ ước của biết bao thí sinh và gia đình Bích Phương lại đột ngột rẽ hướng?

Chử Bích Phương: Thực ra. chọn học ở Ngoại thương, ngành Kinh tế đối ngoại không phải điều em mong muốn. Ai cũng nói vì đất nước đang phát triển, theo học kinh tế sẽ có cơ hội kiếm việc làm, có thu nhập cao lại nhẹ nhàng hơn, thích hợp với con gái nên em muốn vào học thử xem như thế nào.

Học 1 học kỳ ở đây em mới phát hiện ra rằng trước nay mình chưa bao giờ quan tâm đến kinh tế. Được tập trung vào nghiên cứu mới là điều em quan tâm và có hứng thú.


Trong thời gian học lớp 11 em cũng đi học thêm môn Sinh học nhưng khi đó chưa biết rõ niềm đam mê của mình. Khi vào ĐH Ngoại thương, năm đầu em có thời gian học, đọc nhiều sách, được xem những clip bằng tiếng Anh về ngành sinh học, công nghệ sinh học nên mê lắm.


Cùng thời điểm này, em được gặp các anh chị ngành Công nghệ sinh học ở ĐH Nông nghiệp HN, được các anh chị giới thiệu và qua tìm hiểu thì ngành học này thì ĐH Nông nghiệp có trang thiết bị và cơ sở được đầu tư nên em đăng ký dự thi.

ĐH Ngoại thương HN là môi trường tuyệt vời, đặc biệt với những bạn năng động, sáng tạo nhưng không hợp với em. Em rất bình thường thôi (cười).

Không vì cái “mác” đẹp và không thích bon chen

Vì sao trường em chọn không phải là ngành công nghệ sinh học của ĐH Khoa học tự nhiên ĐHQGHN hay trường nào khác?

(Cười) Thứ nhất, hơi trẻ con một chút là em đã học 3 năm trong môi trường ĐH Khoa học tự nhiên rồi (Trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên). Nhưng quan trọng hơn như em đã nói là môi trường ở ĐH Nông nghiệp HN có lẽ phù hợp với em hơn.

Nhiều người băn khoăn rằng vì sao em phải chọn thi cả khối A,B của cùng trường này?

Em nghĩ các trường khác với số điểm này mình hoàn toàn có thể đỗ nhưng khoảng thời gian học “thử” ở ĐH Ngoại thương HN đã cho em biết sở thích của mình là gì. Khi xác định được mục tiêu thì cứ thế mà làm thôi.


Cũng nhiều bạn nghĩ 24 điểm là hơn 21 điểm rồi chuyện phải học, thi vào ngành “hot”, sau sẽ dễ xin việc, kiếm tiền dù có thể sau này các bạn kia có thể kiếm nhiều tiền hơn em, nhàn hơn em. Em không chọn trường theo cái “mác” mà nghĩ mình thực sự cần gì và chọn cái mình thích. Đó là điều em học được ở ngôi trường cấp III của mình.

Và còn gì nữa không?

Em cũng muốn mọi người thay đổi cách nghĩ “áp đặt” này rằng học ở Nông nghiệp là kém hơn Kinh tế. Em chọn vào đây nữa cũng vì không muốn bon chen. Từ bé đến giờ em chưa được biết nhiều về nông nghiệp và những người nông dân. Nhưng em yêu thích được gần thiên nhiên, xa khói bụi thành phố.

Hơn nữa, em nghĩ về nông nghiệp là một thế mạnh để phát triển đất nước. Ngành công nghệ sinh học còn nhiều tiềm năng để khai thác, nghiên cứu. Người nông dân mình quanh năm cần mẫn cấy hái mà vẫn nghèo. Em muốn giúp chút sức để thay đổi điều đó.

Không muốn dựa dẫm

Bố mẹ nghĩ sao về quyết định của em?

(Trầm ngâm) Thú thực là cho tới giờ thì bố mẹ vẫn chưa hoàn toàn chấp nhận anh ạ. Em hiểu được điều đó.

Từ bố mẹ đến người thân,.. từ ngỡ ngàng đến phản đối, phân tích hết thiệt hơn nhưng em vẫn cố gắng bình tĩnh.


Bạn bè em nhiều bạn cũng đã lựa chọn như em nên các bạn ủng hộ và động viên em nhiều. Em nghĩ mình không xấu hổ vì đó là sự lựa chọn đúng đắn của em.

Có lẽ nếu là con trai, bố mẹ sẽ không phản đối em nhiều như thế (mặt buồn buồn). Nếu theo học ngành kinh tế, sau này ra trường bố mẹ hoàn toàn có thể xin cho em vào một vị trí tốt. Nhưng từ trước tới nay em chưa hề có suy nghĩ muốn dựa dẫm mà phải đi bằng đôi chân của mình.

Cảm ơn Phương và chúc em sớm thực hiện được ước mơ!

Wednesday, July 20, 2011

[OSHO] Làm sao để thay đổi thói quen xấu?

[Om Mani] - Trích từ mail của nhóm.



Tại sao thói quen tự phán xét về bản thân như –hút thuốc, ăn quá nhiu v.v, lại dai dẳng thế?

Điều đó sẽ vậy. Nếu bạn phán xét chúng là xấu thì chúng sẽ dai dẳng bởi vì bạn đang tạo ra mối quan hệ với chúng. Gọi bất kì cái gì là xấu đều tạo ra mối quan hệ với nó. Và bất kì khi nào bạn gọi một thứ là xấu, tại sao bạn gọi nó là xấu?

Bạn gọi nó là xấu bởi vì nó làm bạn thất bại. Nó mạnh. Bạn gọi nó là xấu bởi vì bạn bất lực trước nó; và bằng việc gọi tên không ai được giúp đỡ cả.

Cho nên điều đầu tiên cần làm là: dừng phán xét! Nếu bạn muốn hút thuốc - hút đi! Hút thuốc một cách có tính thiền, quên điều người khác nói về nó. Hút thuốc có thể là thiền hay thế. Đừng tranh đấu với nó, hút thuốc có tính thiền, tạo ra vòng khói thuốc hoàn hảo, và tận hưởng toàn thể sự việc. Và bỗng nhiên một ngày nào đó bạn sẽ thấy nhu cầu này đã biến mất. Toàn thể sự việc có vẻ ngu xuẩn thế.

Không phải là bạn phán xét, bởi vì khi bạn phán xét thế thì nó không tốt không xấu. Khi bạn không phán xét cái gì đó đơn giản vứt bỏ đi nếu nó vô dụng. Nếu bạn thiền trong khi hút thuốc bạn sẽ thấy rằng thiền có thể được thực hiện mà không hút thuốc, tốt hơn. Cho nên tại sao đem việc hút thuốc không cần thiết này vào giữa?

Một ngày nào đó bạn sẽ để điếu thuốc lại trên bàn, trên gạt tàn, và bạn sẽ không bao giờ lấy một điếu ra nữa - nhưng đó không phải là nhờ phán xét. Bất kì khi nào bạn nói cái gì đó là xấu bạn đang cho nó rễ. Và điều đó bao giờ cũng là vậy rằng cái tốt không hơn gì cái xấu bởi vì cái tốt là cái mà người khác bảo bạn làm còn cái xấu là cái bạn muốn làm. Tất nhiên cái tốt không bao giờ có thể mạnh như cái xấu bởi vì cái xấu là cái bạn muốn làm, còn cái tốt là cái người khác đang cố ép buộc lên bạn phải làm. Bạn chống lại cái tốt đó vì nó có vẻ như nô lệ, tù túng, còn cái xấu giống như tự do.

Nếu bạn bị ép buộc vào cõi trời bạn sẽ chạy mất khỏi nó và rơi vào địa ngục bởi vì bạn sẽ nói, "Ít nhất ở đây là tự do." Còn thánh nhân, cái gọi là thánh, và người tôn giáo đã từng làm những điều hại khủng khiếp thế cho tâm thức con người bởi áp đặt những điều tốt lên mọi người mà điều đó là không thể nào tính nổi. Thay vì thế, áp đặt điều xấu lên mọi người để cho xấu trở nên được liên tưởng tới tù túng, với bản ngã của người khác, và tốt trở nên được liên kết với bản ngã riêng của người ta. Thế thì mọi người sẽ tốt hơn.

Chuyện xảy ra, tôi thường sống cùng một người bạn. Một hôm anh ta trở nên lo nghĩ bởi vì anh ta đã thấy con mình hút thuốc. Con anh ta còn rất nhỏ, không hơn mười tuổi, và anh ta lo nghĩ nhiều lắm - anh ta là người rất tốt và tôn giáo - cho nên anh ta nói: "Làm gì đây?" Tôi bảo anh ta: "Mua cho tôi một bao thuốc, và đưa con anh lại." Tôi bắt đứa trẻ hút hai mươi điếu thuốc lá, và tôi doạ, nếu nó không hút hết cả bao, tôi sẽ đánh nó. Kêu và khóc và hút thuốc và ho và với tôi đứng đó gậy lăm lăm đánh nó - được kết thúc! Nó bảo tôi: "Bây giờ không ai bao giờ có thể ép buộc cháu!" Điều tốt hơn là xấu được liên kết với tù túng - nhưng nó không được liên kết như vậy. Bố bạn không muốn bạn hút thuốc, mẹ bạn không muốn bạn hút thuốc bác sĩ trưởng không muốn bạn hút thuốc - bỗng nhiên một thôi thúc nảy sinh để được tự do khỏi mọi điều này. Và bạn muốn hút thuốc: điều đó cho bạn cảm giác tự do, độc lập, điều đó cho bạn cảm giác rằng bạn bây giờ là theo ý riêng mình, bạn không đếm xỉa điều tất cả mọi người nói. Họ thực sự ép buộc bạn hút thuốc. Cấm điều gì, nghĩa là bạn buộc người khác làm điều đó.

Cấm bất kì cái gì, và điều đó sẽ trở thành phổ biến hơn. Cho phép, và nó rơi ra ngoài việc dùng.
Cho nên phải làm gì? Hút thuốc có thiền, đừng lo nghĩ. Tận hưởng nó. Nếu bạn có thể tận hưởng nó, toàn thể quyền lực từ nó sẽ mất đi. Quyền lực là rất biểu tượng - bạn nổi dậy chống lại bố mẹ bạn, chống lại xã hội - đây là những cử chỉ đơn giản của nổi dậy: bạn không thích mọi sự như chúng vậy. Nhưng trong nổi dậy chống lại chúng bạn đang làm hại bản thân mình - đó là ngu xuẩn của bạn.

Hút thuốc không xấu, đơn giản có hại. Nó không phải là tội lỗi, nó đơn giản dốt nát. Cho nên không có gì xấu về nó - nếu bạn muốn tận hưởng dốt nát, tận hưởng đi. Có thành vấn đề gì nếu bạn sống ít hơn một năm? Bạn đáng sống bẩy mươi năm, bây giờ bạn sẽ sống sáu mươi chín năm nếu bạn cứ hút hai bao thuốc lá mọi ngày. Một năm bạn sẽ mất, nhưng có thành vấn đề gì? Sáu mươi chín năm bạn đang làm phí hoài, bạn sẽ làm phí hoài bẩy mươi năm thôi. Ít hơn một năm nghĩa là ít hơn một năm của việc làm điều vô nghĩa của bạn trong thế giới. Theo một cách nào đó điều đó là tốt, bạn mất đi, thế giới ít nặng gánh hơn. Đừng lo nghĩ về những điều này và đừng tạo ra phán xét.

Đừng phán xét. Nếu bạn tận hưởng, thì bạn tận hưởng. Nếu bạn không tận hưởng, bạn dừng lại. Không cần phán xét, không đạo đức nào nên được đem vào để thay đổi những điều này, bằng không bạn sẽ không bao giờ có khả năng thay đổi được chúng.

Bạn càng đẩy chúng, phủ định chúng, chúng sẽ càng trở nên mạnh hơn, bởi vì bất kì khi nào bạn cố đẩy cái gì đó xa khỏi bạn, bạn bạn tạo tù túng cho bản ngã, kích động bản ngã. Bất kì khi nào bạn nói, "Tôi sẽ không làm điều này," bạn biết vô thức của mình đang nói, "Làm nó đi, nó là hay." Cho nên đừng tạo ra vòng luẩn quẩn như vậy.

Hôm nọ tôi đã kể cho bạn về lời nói của một Thiền sư: Khi bước, bước; khi ngủ, ngủ; khi ăn, ăn; trên hết, không do dự. Tôi sẽ thêm: Khi hút thuốc, hút; trên hết, không do dự. Cứ coi nó đơn giản thôi. Nếu bạn coi nó đơn giản bạn sẽ thấy gì? Bạn sẽ thấy toàn thể cái vô nghĩa đằng sau nó.

Hút thuốc không phải là sự việc chính, bạn đang phủ nhận cái gì đó qua việc đó, nổi dậy chống lại cái gì đó.  

Bố bạn đang đứng đó: bạn là đứa trẻ nhỏ thế và bố bạn mạnh mẽ thế và ông ấy nói, "Đừng bao giờ hút thuốc." Và bạn muốn phủ nhận thẩm quyền của ông ấy. Bạn bắt đầu hút thuốc. Mẹ có đó, tu sĩ trong nhà thờ, trường ngày chủ nhật trong nhà thờ nói, "Đừng hút thuốc bằng không ông sẽ bị tống vào địa ngục." Bạn chưa bao giờ thích tu sĩ đó, bạn chưa bao giờ thích buổi giảng lễ đó, bạn bị buộc phải đi tới trường chủ nhật - thực tế điều đó giống như địa ngục; từ đó bạn muốn nổi dậy, để đặt bản ngã của bạn đúng chỗ. Mọi người đều kìm nén bạn, mọi người đều xô đẩy và ép buộc và co kéo, và mọi người đều cố thao túng bạn, cho nên bạn đi vào buồng tắm và bạn hút thuốc - và mọi thứ được đặt đúng. Bạn đã nổi dậy. Bạn cảm thấy thoải mái! Hút thuốc giúp bạn cảm thấy thoải mái, cảm thấy rằng bạn không bất lực thế - bạn có thể nổi dậy. Người bố này có thể rất quyền hành nhưng bạn có thể lừa được ngay cả ông ấy. Và người mẹ này có thể rất rất hiểu biết, trực giác, nhưng bà ấy không biết một chút rằng bạn đang hút thuốc. 

Khi bạn hút thuốc một cách im lặng, có tính thiền, mọi sự sẽ được lộ ra cho bạn, cách nó đã xảy ra. Và một khi bạn đi tới biết nguyên nhân - không phải điếu thuốc lá là nguyên nhân, điếu thuốc chỉ là triệu chứng, nguyên nhân là rất sâu và ẩn kín - một khi bạn biết nguyên nhân, thế thì điều đó là tuỳ ở bạn. Người bố có thể chết và qua đời, còn bạn vẫn báo thù. Và bây giờ bạn có thể hiểu rằng ông ấy không bao giờ được ngụ ý ốm yếu với bạn. Ông ấy có thể đã không làm cái gì tốt cho bạn, ông ấy có thể đã cố làm điều tốt theo cách sai mà điểm cuối chung cuộc sẽ là xấu; nhưng ý định của ông ấy là tốt, ông ấy muốn giúp bạn. Ông ấy có thể đã không biết cách giúp bạn, thực tế ông ấy đã làm hại bạn, nhưng bạn không thể hoài nghi ý định tốt của ông ấy được. Bỗng nhiên bạn được hoà giải với bố bạn, hoà giải với mẹ bạn, và điếu thuốc rơi khỏi tay bạn - không hành động nào về phần bạn. Bạn được hoà giải. Nó đã là nổi dậy. Bây giờ không có vấn đề gì, bạn hiểu và sự việc được kết thúc.
Và làm cùng điều đó cho các thứ khác. Thế rồi dần dần bạn sẽ thấy mọi sự thay đổi. Bạn càng hiểu chúng, càng có khả năng cho thay đổi của chúng, và thay đổi đó có duyên dáng của nó bởi vì nó không bị ép buộc. Tôi không chống lại cái gì. Tôi chỉ chống lại sự thiếu chú ý, vô nhận biết.

Hút thuốc với tâm trí tỉnh táo đầy đủ và sẽ có khải lộ cho bạn, bạn sẽ khám phá ra, nhiều điều được liên kết với nó, nó sẽ trở thành trị liệu căn bản, bạn sẽ đi ngày càng sâu hơn vào trong thời thơ ấu của mình, và bạn sẽ đi tới sự kiện từ đó nó bắt đầu. Làm sao nó có nắm giữ thế với bạn? Từ đâu mà nắm giữ này tới? Phải có xúc động nhiều được hàm chứa! Chỉ hút vào và phì ra không thể có nắm giữ được.... Cho nên nhiều triệu người hút thuốc, làm điều ngu xuẩn thế;phí tiền về nó, sống theo nó, chịu đựng cả nghìn kiểu bệnh tật, mà dầu vậy vẫn cứ tiếp tục hút. Phải có nhiều điều đằng sau nó hơn là nó xuất hiện cho mắt trần. Không đơn giản là điếu thuốc lá, nó rất biểu tượng, nó là triệu chứng, sâu bên dưới nhiều tầng của nhiều thứ được liên kết....
 
Nếu bạn đơn giản vứt bỏ thuốc lá và những nguyên nhân đó vẫn còn bên trong bạn thì chúng sẽ buộc bạn cầm điếu thuốc lần nữa.

Hiểu đi. Và nếu chưa đủ hiểu biết đừng bao giờ làm nỗ lực để thay đổi cái gì. Hiểu biết tạo ra thay đổi, chỉ hiểu biết mới thay đổi và biến đổi. Để hiểu biết là luật duy nhất.

293-299 Đạo 3 kho báu, tập 3 - Osho

Tuesday, July 19, 2011

CUỘC SỐNG ĐỜI THƯỜNG



0. NỖ LỰC

Có một thiếu nữ từng học múa ba lê suốt thời niên thiếu và cuối cùng cảm thấy mình sẵn sàng dành hết cuộc đời mình cho nó. Cô muốn trở thành một nữ diễn viên múa chính nhưng trước hết cô muốn biết chắc mình có tài.
Vì vậy, khi có đoàn múa balê đến thị trấn, cô đến hậu trường sau buổi biểu diễn và nói với nhà biên đạo múa:

“Tôi muốn trở thành một nữ diễn viên ba lê vĩ đại, nhưng tôi không biết mình có năng lực không”.

“Hãy múa cho tôi xem nào”, nhà biên đạo múa trả lời, nhưng chỉ sau một hai phút, ông đã lắc đầu và nói: “Không, không, không! Cô không có đủ năng lực đâu”.

Người thiếu nữ về nhà, đau khổ vô cùng. Cô quẳng đôi giày múa ba lê vào kho và không bao giờ mang chúng nữa. Sau đó, cô kết hôn, rồi có con và khi các con đã khôn lớn, cô nhận một việc làm thêm là điều khiển một máy đếm tiền ở một cửa hàng bách hoá. 

Nhiều năm sau, khi đoàn ba lê ngày trước đến thị trấn, cô đi xem và khi rời khỏi nhà hát, cô va phải nhà biên đạo múa khi xưa giờ đây đã 80 tuổi. Cô nhắc ông nhớ lại điều ông đã nói trước đây. Cô cho ông xem những tấm ảnh của con mình và kể cho ông nghe về công việc ở cửa hàng bách hoá rồi nói: “Có một điều vẫn luôn làm tôi day dứt mãi. Sao thầy lại có thể nhận xét một cách nhanh chóng là tôi không có đủ năng lực?”

“Ồ! Thật ra thì tôi không hề nhìn cô khi cô múa, nhà biên đạo nói, đó là điều mà tôi nói với tất cả những người đến gặp tôi”.

“Nhưng… nhưng điều đó thật không thể tha thứ được!” Cô bật khóc. “Thầy đã chôn vùi cả cuộc đời tôi! Lẽ ra tôi đã có thể trở thành một nữ diễn viên múa vĩ đại!”

Lúc này đây, tôi muốn bạn tạm dừng và suy nghĩ. Bạn có nghĩ điều mà nhà biên đạo múa đã làm là đúng không?
Chúng ta hãy tiếp tục theo dõi câu chuyện.

“Không, không, tôi không nghĩ thế, nhà biên đạo nói, nếu cô có đủ năng lực, cô sẽ chẳng thèm để ý gì đến những điều tôi nói đâu!”

Khi sinh ra, mỗi chúng ta đều được đưa cho một mảnh giấy trắng để viết những điều chúng ta muốn. Một số chỉ viết rất ít, một số viết rất nhiều, còn một số lại cho phép người khác viết thay mình. Vậy lỗi này thuộc về ai?

- DÁM THẤT BẠI-


 1. VẤN ĐỀ

Lúc nào chúng ta cũng đối mặt với những thử thách lớn mà đằng sau đó là những vấn đề hóc búa”.

Đôi lúc chúng ta có ý nghĩ: “Đời có đẹp không nhỉ nếu như chúng ta chẳng có vấn đề gì cả?”. 
 
Nếu vậy chúng ta có thể thoả thích trên bãi biển suốt cả ngày mà chẳng cần lo toan gì cả. Thế thì cuộc đời bạn chẳng khác gì một con ốc biển. Con ốc biển chẳng phải lo nghĩ gì cả.

Chúng ta phải nghĩ ra cách giải quyết vấn đề và tìm ra những biện pháp mới để thực hiện chúng. Cuộc sống này luôn tồn tại những vấn đề. Chúng thôi thúc chúng ta phải học hỏi, kiểm nghiệm và vượt qua những trở ngại. Các con mèo không phải đối mặt với những vấn đề lớn. Nếu bạn là mèo thì bạn thấy mọi thứ đều dễ dàng, đơn giản. Cuộc sống của con mèo có vẻ thoải mái lắm. Nhưng ai muốn làm con mèo nào?
ANDREW MATTHEWS

2. SỐNG LÀ ĐẤU TRANH

Ta thường nghe câu tục ngữ: “SỐNG LÀ ĐẤU TRANH”. Ta có thể học được điều gì từ câu tục ngữ này? Hãy thử đảo ngược nó và xem ra có gì nào? ĐẤU TRANH LÀ SỐNG.
 
Nhiều người trong chúng ta không ý thức được rằng chính vì nhận thức này mà ta đã, đang và sẽ tiếp tục đấu tranh. Có thể ta không thích khái niệm này nhưng sự thật là “ĐẤU TRANH” làm ta thấy cuộc đời mình đáng sống hơn! Trong nhiều trường hợp, chính tạo hoá đã luôn gửi thông điệp đó đến cho ta. Bằng chứng là những cây nào phải thường xuyên đối mặt với các trận bão tố và cuồng phong không những khoẻ mạnh hơn mà rễ cũng ăn sâu vào đất hơn. Những cây nào phải đấu tranh để giành được ánh nắng mặt trời trong các khu rừng nhiệt đới rậm rạp chắc chắn sẽ khoẻ mạnh và cao to hơn các giống dây leo bám quanh chúng và những cây dương xỉ núp dưới tán của chúng. Đấu tranh buộc ta phải di chuyển khi ta muốn đứng lại.

3.THẾ GIỚI CÒN NỢ TÔI
Một nguyên nhân của việc trách cứ người khác là suy nghĩ “thế giới còn nợ tôi”. Nó thể hiện trong những câu nói như “Tại sao người ta không thích tôi?” “Tại sao không ai phát hiện được tài năng của tôi?” và “Sao cuộc sống lại khó khăn thế này – ai đó làm cái gì đi chứ”!
 
Tốt nhất là bỏ đi cái suy nghĩ rằng thế giới nợ nần chúng ta. Đời là một siêu thị lớn mà bạn là một trong hàng tỉ món hàng trong đó. Thử thách của bạn là làm cho người khác thấy giá trị của bạn. Đó là khả năng hòa đồng, giúp đỡ cho người khác…Nếu bạn có được những giá trị này, bạn bè và những ông chủ sẽ tìm đến bạn. Nếu bạn là của nợ thì sẽ mãi mãi cô độc. 

Được sống trên hành tinh này là một đặc ân. Nếu bạn muốn tận hưởng những điều dễ thương của cuộc đời thì bạn phải biết cách thể hiện những giá trị của bạn với người khác. 

4. HÃY ĐỨNG VỮNG
Nếu bạn cảm thấy bạn buồn khổ, bạn có lẽ đang bị vậy!”
                Chin-Ning Chu

“Lắng nghe trái tim mình” không có nghĩa là mềm yếu. Thế giới rất phức tạp và qui luật tự nhiên rất khắc nghiệt.
Con cừu non sẽ bị con chồn ăn thịt. Người yếu thì bị ăn hiếp! Khi bạn yếu thì bạn dễ trở thành mục tiêu tấn công, bạn bị cắn, bị chích.

Một hôm, một con ếch ngồi bên bờ suối. Một con bọ cạp đến gần và nói: “Anh ếch à, tôi muốn đi qua con suối nhưng tôi là con bọ cạp nên không thể bơi được. Anh có vui lòng chở tôi trên lưng anh qua suối được không?”

Con ếch trả lời: “Nhưng anh là bọ cạp mà bọ cạp thường chích ếch!”

Con bọ cạp nói: “Tại sao tôi lại chích anh. Tôi chỉ muốn qua bờ bên kia thôi!”

“Thôi được,” con ếch nói, “Hãy leo lên lưng tôi để tôi cõng anh sang”.

Mới đi được nửa đường thì con bọ cạp chích con ếch. Con ếch đau đớn oằn xuống và trước khi thở hơi cuối cùng, nó nói: “Tại sao anh lại làm thế? Bây giờ thì cả hai ta đều chết đuối!”

Con bọ cạp nói: “Bởi vì ta là bọ cạp mà bọ cạp thường chích ếch!”

Hãy coi chừng những con bọ cạp! Có những người xung quanh bạn không ngại chết đuối nếu họ kéo được bạn chết cùng.

Có một số người bạn phải tránh. Đôi khi bạn phải đứng dậy và chiến đấu. Khi nào thì bạn chống cự? Bạn có thể tự hỏi: “Mình cảm thấy cái gì là công bằng?” Rồi đứng vào vị trí của mình, cho dù người ta không thích bạn hay không nghĩ là bạn tử tế. 

Bạn có thể kiệt sức khi phải cố làm cho tất cả mọi người thích bạn hay đồng ý với bạn, và cuối cùng họ không thích và bạn cũng không biết mình là ai nữa.

Bạn chỉ có thể nghe theo lương tâm mình, nói cách khác hãy lắng nghe trái tim của bạn.

5. CHÚNG TA TRỞ THÀNH MỘT PHẦN CUỘC SỐNG ĐỜI THƯỜNG 

Chúng ta rất dễ bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh. Bạn có từng biết người nào đi ra nước ngoài và trở về với một giọng nói khác?
 
Hay những cậu bé năm tuổi chập chững đến trường ngây thơ, vô tư và chẳng bao lâu sau, do chơi với những người xấu, các cậu bé đã nhanh chóng học các tiếng chửi thề còn nhiều hơn cả một người trưởng thành bình thường.

Chúng ta trở thành một phần của môi trường bên ngoài. Không ai trong chúng ta được miễn nhiễm đối với ảnh hưởng của thế giới xung quanh - bạn bè, gia đình và đồng nghiệp, Tivi, báo chí, truyền thanh, sách và tạp chí mà chúng ta đọc. Suy nghĩ và tình cảm, mục tiêu và hành động của chúng ta sẽ được hình thành liên tục bởi những người và vật mà chúng ta tiếp xúc hang ngày. 

Điều lạ lùng là con người thường không nhận biết được những thay đổi đang diễn ra trong tâm lý mình. Cũng giống như khi quay về với bụi khói thành phố sau vài tuần hưởng không khí trong lành, chỉ lúc đó ta mới nhận ra là trước đây ta đã quen với những cái mùi bẩn thỉu.

Sống chung với những người hay phê bình ta sẽ bắt đầu phê bình. Sống với người hạnh phúc ta biết hạnh phúc là gì. Sống với người cẩu thả ta thành cẩu thả, với người nhiệt tình ta thành nhiệt tình, với người hay phiêu lưu làm ta thích phiêu lưu, với người thịnh vượng làm ta thịnh vượng.

Điều này có nghĩa là chúng ta cần phải quyết định chúng ta muốn gì và chọn đối tượng giao du cho thích hợp. Có thể bạn sẽ nói: “Như thế đòi hỏi phải nỗ lực nhiều. Có thể không dễ chịu gì. Tôi có thể phải làm buồn lòng vài người”. Đúng vậy! Nhưng đó là cuộc sống của bạn.


Wednesday, July 6, 2011

Why Successful People Leave Work Early?

Hãy thử thực hiện những điều sau trong một ngày làm việc của bạn: Không trả lời bất cứ cuộc điện thoại nào, dừng ngay việc cứ vài phút lại check email, và cố gắng rời khỏi nơi làm việc sớm hơn bình thường. Chắc chắn rằng bạn khá là ngạc nhiên trước những điều mà mình đã làm được trong ngày hôm đó (hiệu quả hơn hẳn những ngày bình thường). Tại sao vậy?

Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tâm Lý học (the Psychological Review) do tiến sỹ  K. Anders Ericcson dẫn đầu, chìa khóa để đạt được những thành công vượt trội là làm việc nỗ lực hơn nhiều lần trong một khoảng thời gian ngắn ngủi, sau đó là nghỉ ngơi trước khi trở lại làm việc tiếp.

Bí quyết ở đây chính là sự tập trung (toàn tâm toàn ý vào công việc). Tiến sỹ Ericsson cùng nhóm nghiên cứu đã quan sát và đánh giá một nhóm các nhạc công để tìm ra những gì mà những người xuất sắc đã làm để tạo nên sự khác biệt so với những người còn lại.
Và họ đã phát hiện ra rằng, những nghệ sĩ Violin nào mà luyện tập nỗ lực và tập trung hơn trong 4 giờ sẽ có kết quả hoàn hảo hơn những người cứ cắm đầu vào luyện tập liên tục trong 7 giờ mà không có phương pháp hay sự tập trung cần thiết. Những nhạc công biểu diễn tốt nhất thì đặt cho mình những mục tiêu cho những phiên luyện tập và cho phép mình nghỉ ngơi để phục hồi năng lượng.

Hãy nhìn vào biểu đồ bên cạnh, bạn có thể thấy những sinh viên giỏi nhất đã luyện tập với cường độ lớn hơn trước giờ ăn trưa và rồi sau đó họ nghỉ ngơi cho đến 4 giờ chiều mới luyện tập tiếp. Ngươc lại, những sinh viên khác thì luyện tập đều đặn với một cường độ nhất định trong suốt cả ngày.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những người thành công trong những ngành nghề khác cũng có những thói quen tương tự:

“Trong khi hoàn thành một tiểu thuyết, các tác gia nổi tiếng thường có xu hướng chỉ viết trong 4 tiếng suốt buổi sáng, phần còn lại trong ngày họ dành cho việc nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe. Do đó mà các tác gia thành công – những người mà có thể kiểm soát thói quen làm việc và có động cơ để tối ưu hóa năng suất của mình – thì dành sự tập trung vào những hoạt động trí óc quan trọng nhất của mình khi làm việc với những dự án dài hơi..

Timothy Ferriss cũng đưa ra lời khuyên tương tự trong quyển Tuần làm việc 4 giờ (The 4-Hour Workweek – New York Times bestseller) của mình. Tác giả này nhấn mạnh nguyên tắc Pareto (Hay còn gọi là quy luật 80/20), rằng 80% các kết quả đến từ 20% những “nguyên liệu” đầu vào. Vì vậy, hãy làm việc thật toàn tâm toàn ý trong một khoảng thời gian ngắn và bạn sẽ làm được nhiều hơn trong khoảng thời gian ngắn hơn, và tiết kiệm được nhiều thời gian hơn bao giờ hết.

Lê Vũ’s Blog

(dịch từ trang www.businessinsider.com)

Viết bản kế hoạch PR

Một bản kế hoạch PR phải đưa ra những câu hỏi cơ bản như “Tại sao tổ chức này tồn tại?”, “Tổ chức đang cố gắng đạt được điều gì?”, “Những mục tiêu chính của tổ chức là gì?”. Những câu hỏi này sẽ cho bạn nền tảng để xây dựng bản kế hoạch.
 
Bạn đang ở vị trí nào? (phân tích tình hình)

Một bản kế hoạch PR phải đưa ra những câu hỏi cơ bản như “Tại sao tổ chức này tồn tại?”, “Tổ chức đang cố gắng đạt được điều gì?”, “Những mục tiêu chính của tổ chức là gì?”. Những câu hỏi này sẽ cho bạn nền tảng để xây dựng bản kế hoạch.

Sau đó, bạn cần tự hỏi công chúng đã biết đến công việc của bạn như thế nào, và ý kiến của họ ra sao. Để có một cái nhìn khách quan, có thể bạn cần làm một vài nghiên cứu – một bảng câu hỏi ngắn gọn hay điện thoại đến một số người nào đó. Việc này sẽ giúp bạn định vị tổ chức của bạn trong tâm trí mọi người.

Bạn muốn tổ chức tiến đến đâu? (Mục tiêu)

Bạn mong muốn tổ chức của bạn ở vị trí nào trong khoảng thời gian – ví dụ 1 năm, 3 năm hay cuối một chiến dịch? Bạn có muốn nhiều người hơn nữa biết đến tổ chức của bạn hay không, nếu có, thì tại sao? Bạn có khả năng tổ chức và đáp ứng một số lượng người sử dụng, khách hang hay khách tham quan lớn hay không?

Bạn muốn tiếp cận với ai? (Nhóm đối tượng giao tiếp của bạn)

Nhóm cộng đồng nào bạn đang cố gắng tiếp cận? Giới lãnh đạo địa phương hay biên tập viên báo chí, phụ huynh của trẻ em dưới 5 tuổi hay những người quan tâm đến người lớn tuổi? Nếu đối tượng của bạn là “công chúng nói chung” hay “mọi người” thì quá mơ hồ. Bạn càng giới hạn nhóm đối tượng, thì chiến dịng càng có hiệu quả hơn. Việc xác định nhóm công chúng không có nghĩa là loại trừ những người mà là hiểu biết về một nhóm người xác định tốt hơn những nhóm khác.

Tìm hiểu xem nhóm công chúng của bạn thu nhận thông tin bằng cách nào. Họ đọc những loại báo nào? Họ có nghe đài phát thanh địa phương không? Họ có tham gia các đoàn nhóm không? Họ có nghĩ là đọc báo của địa phương là mất thời gian? Tìm hiểu những điều này sẽ giúp bạn thực hiện chiến dịch của mình đúng hướng.

Bạn muốn trình bày những gì? (Thông điệp chính của bạn)

Rút ngắn những gì bạn muốn trình bày, càng ngắn gọn càng tốt. Những thong điệp chính thường rất đơn giản và ít khi có những câu nói liên quan đến chính sách. Bạn nên tự hỏi “Tại sao nhóm công chúng này đến với chúng ta?” Nếu câu trả lời là “Vì chúng ta tốt” thì chưa đủ. Tại sao chúng ta tốt? “Chúng ta đáng tin cậy” hay “Chúng ta hiểu rõ những gì mình đang nói” là những thong điệp chính.

Bạn không cần phải luôn nói những thông điệp chính ra bằng lời – nó có thể thể hiện trong phần thiết kế các tài liệu in ấn.

Bạn sẽ sử dụng những phương pháp nào?

Bạn truyền tải thông điệp của mình đến nhóm công chúng bằng cách nào là tốt nhất? Việc này dựa trên những hiểu biết của bạn về họ. Không nên giới hạn trong mối quan hệ với giới truyền thông. Nếu truyền khẩu là tốt nhất thì bạn hảy sử dụng cách này: hội thảo, hay tham quan cơ sở vật chất cũng là một phần của kế hoạch PR. Hay tổ chức triển lãm, trưng bày hoặc thư tính trực tiếp? Các phương pháp bạn lựa chọn phụ thuộc vào sự hiểu biết của bạn về nhóm công chúng.

Chiến lược và lịch trình làm việc

Bạn mong muốn công chúng biết đến ngay lập tức hay từ từ? Hảy đề ra mục tiêu và thời gian biểu – tạp chí có thể cần bài viết 3 tháng trước khi in. Nếu chiến lược của bạn là truyền khẩu tin tức thông qua các buổi hội thảo thì bạn hãy đề mục tiêu tham dự x buổi họp trong 6 tháng tới. Mỗi phương cách đều có những giới hạn riêng về thời gian.

Ngân sách

Chiến dịch này sẽ hao tổn bao nhiêu ngân sách? Bạn có nguồn ngân sách tương ứng với số chi phí cho chiến dịch là điều lý tưởng nhất. Nếu không, bạn cần thu hẹp mục tiêu và hoạt động theo nguồn ngân sách cho phép, chọn những phương pháp phù hợp và hiệu quả mặc dù có thể chúng chưa là tốt nhất.

Đánh giá

Hãy lên thời gian biểu cho việc đánh giá theo định kỳ – ngay cả khi làm việc này chỉ đơn thuần là cắt giữ những bài báo hay ghi nhận số câu hỏi bạn nhận được. Việc làm này thường xuyên sẽ giúp bạn nhận xét tiến trình và kết quả công việc. Nó cũng giúp bạn thay đổi kế hoạch sớm, ngay khi thấy kết quả không theo kế hoạch.
Và hãy nhớ rằng chiến lược tốt nhất phải linh hoạt và thay đổi theo thời gian.

S.T

Vài nét về ứng dụng social media trong ngành hàng không Đông Nam Á

Airasia20ad201
Hôm bữa có đọc bài rất thú vị "Làm Social Media Marketing theo cách của hãng hàng không giá rẻ AirAsia" của anh Long Lắc Lư từ tận tháng 4 nhưng đến nay mới rảnh rỗi ngồi viết một bài quan sát về ứng dụng social media trong ngành hàng không. Dân kinh doanh, lại có ăn học về marketing & ngành hàng không, thường bay mòng mòng quanh Đông Nam Á, nên thôi ta viết về Đông Nam Á vậy.
Đầu tiên, phải nói ngay rằng: Social media sẽ là công cụ truyền thông tiếp thị có tính chất sống còn đối với bất kỳ hãng hàng không nào trong tương lai. Có 4 đặc điểm cơ bản về ngành HK để khẳng định như vậy:
  1. Hàng không là một trong những ngành kinh doanh có tốc độ tiếp cận & ứng dụng công nghệ hiện đại nhanh nhất.
  2. Hàng không là ngành dịch vụ đặc thù với "interpersonal relationship" là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến trải nghiệm khách hàng.
  3. Hàng không được ví là "bad business" vì môi trường cạnh tranh cực kỳ khốc liệt; low-margin; lời năm trước không đủ bù đắp cho lỗ năm sau.
  4. Áp lực giảm chi phí là động cơ thúc đẩy các hãng tìm kiếm các công cụ truyền thông tiếp thị chi phí thấp hơn.
Do đó, duy trì sự trung thành của khách hàng là yếu tố sống còn đối với bất kỳ ngành kinh doanh nào. Trong ngành hàng không, điều này càng đúng hơn nữa. Các hãng luôn cạnh tranh nhau về chất lượng phục vụ ở khoang hạng Nhất & Thương Gia bởi đây là nơi tập trung khách hàng thường xuyên và sinh lợi cao (high-yield customers). Do đó, không khó hiểu khi hầu hết quảng cáo tập trung vào phân khúc này. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các hãng bỏ rơi các phân khúc low-yield customers - Dễ thấy tầm quan trọng của low-yield customers ở mục tiêu duy trì doanh thu của các hãng trong thời kỳ kinh tế suy thoái và tỷ lệ tăng trưởng của high-yield customers giảm.

Duy trì tính đa dạng của các đối tượng khách hàng là yếu tố quan trọng đối với một hãng. Đây cũng là đặc thù tự nhiên của vận tải hàng không. Không một hãng hàng không lớn nào hiện nay, ít nhất tại khu vực Đông Nam Á, chỉ tập trung vào thương gia và các công ty lớn. Về bản chất, các hãng tập trung vào những đối tượng khách hàng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho cùng một hạng dịch vụ.
 
Chính vì 2 lí do nói trên, social media trở thành một sự lựa chọn tất yếu. Trên thực tế, chúng ta dễ thấy sự hiện diện dày đặc của các hãng hàng không truyền thống như Cathay Pacific, United Airlines, British Airways , Kingfisher Airlines, Malaysia Airlines... trên môi trường social media từ Facebook, Twitter đến Flickr, Youtube. Nhìn lại các hãng hàng không quốc gia tại khu vực Đông Nam Á; trừ AirAsia đã nhanh nhạy ứng dụng social media từ trước; các hãng còn lại vẫn đang bước đầu xây dựng sự hiện diện của mình trong môi trường mới. 
 
Quan điểm của mình trong bài quan sát này là không so sánh sự thành công hay hiệu quả của các hãng trong việc ứng dụng social media bằng số lượng thành viên; không đánh giá bằng mức độ engagement của các campaigns, mà bằng phân tích những phương pháp các hãng HK sử dụng social media như thế nào, cụ thể là trên Facebook & Twitter.
 
1) Social media: một bộ phận không thể thiếu trong chiến lược truyền thông - tiếp thị
P1
Trong khi các hãng HK khác dần dần liên kết social media với website chính thức và các phương tiện truyền thông khác, thì Singapore Airlines (SIA) có vẻ như là hãng "thờ ơ" nhất khi website mới không hề có bất kỳ liên kết nào đến trang Facebook và Twitter chính thức của hãng. Ngay cả Vietnam Airlines cũng đã có liên kết đến FB chính thức.Vấn đề lớn hơn ở đây là có rất nhiều Facebook page mang tên "Singapore Airlines" đều do thành viên lập ra tự phát; làm cho users rất lúng túng khi xác định đâu là FB Page chính thức của hãng.

Thử hình dung hoàn cảnh: khách hàng phản hồi không tốt về dịch vụ trên FB pages này. Tất nhiên là những phản hồi này không bao giờ đến được đội ngũ của SIA và chính danh tiếng của thương hiệu cũng trở nên ngoài tầm kiểm soát của hãng. Một sự cẩu thả không đáng có đối với một thương hiệu toàn cầu như Singapore Airlines.

Không chỉ là một bộ phận không thể thiếu trong chiến lược truyền thông - tiếp thị, mà chính bản thân social media cũng mang tính chất bao trùm. Social media không chỉ là hiện diện trên Twitter, Facebook, Youtube hay Flickr. Sự đa dạng của các mạng xã hội bản địa ở mỗi quốc gia khác nhau (riêng Trung Quốc đã có ít nhất 15 MXH); cũng như sự phát triển của những mạng xã hội mới có tính toàn cầu (Google Plus) là thử thách không nhỏ đối với các hãng HK trong việc chọn lựa môi trường social media thích hợp để triển khai các chương trình.

2) Đừng thờ ơ với bất kỳ phân khúc thị trường nào
P2
Như đã nói: Nhu cầu duy trì sự trung thành của khách hàng và tính đa dạng của các đối tượng hành khách là mục tiêu không thể bị xem nhẹ. Điển hình như AirAsia, Cathay Pacific, Singapore Airlines, Royal Brunei Airlines và Jetstar đều có FB & Twitter pages riêng biệt cho những thị trường quốc gia trọng điểm mà các hãng này phục vụ.

Philippines Airlines còn mở riêng page "Mabuhay Miles" cung cấp thông tin dành riêng cho đối tượng hành khách thường xuyên và hạng thương gia.

Vietnam Airlines sau một thời gian sử dụng trang FB chính thức, nay cũng đã bước đầu tách hẳn ra 2 trang: Việt ngữ & Anh ngữ.

Tuy nhiên, một số pages như FB page chính thức của Thai Airways & Garuda Indonesia lại sử dụng đa số là ngôn ngữ bản địa, và sẽ là trở ngại đối với khách quốc tế vì gần như khách hàng không thể tương tác gì nhiều (vì có hiểu viết gì đâu mà tương với tác).

3) Mang đến lợi ích thực sự cho khách hàng
P3
Đối với các hãng HK, lợi ích thực sự làm cho khách hàng gắn bó không gì hấp dẫn hơn ngoài các chương trình khuyến mãi, chương trình giá rẻ hằng ngày. Có thể nói rằng: chính nhờ định vị hàng không giá rẻ và thu hút FB users bằng các chương trình vé rẻ đã giúp AirAsia thu hút trên 1 triệu thành viên.

Không chỉ dừng lại ở mức độ quảng bá thông tin khuyến mãi trên FB & Twitter như các hãng khác, Malaysia Airlines khai trương trang riêng "MH Deals by Malaysia Airlines" chuyên tập trung vào chương trình bán vé giá rẻ của hãng.

4) Tích hợp "Sale & Share" vào môi trường social media
P4
Tiên phong giữa các hãng Đông Nam Á về tactic này là Malaysia Airlines khi họ khai trương ứng dụng MHBuddy trên Facebook.  Với ứng dụng MHBuddy, người dùng có thể mua vé máy bay trực tiếp trên Facebook và chia sẻ hành trình với bạn đồng hành bằng Social Graph API.Biết đâu trong thời gian đến, chúng ta cũng có thể mua vé máy bay bằng Facebook Credits cũng nên.

5) Dám đối diện với những phản hồi tiêu cực

P5
Một trong những trở ngại cho các hãng HK đó là tâm lý "sợ" những phản hồi tiêu cực của khách hàng. Lý do, theo quan điểm của mình, rằng các hãng không muốn những thông tin bất lợi, tiêu cực trôi nổi trên mạng. Họ sợ rằng thông qua Facebook, Twitter và search engines; những phản hồi tiêu cực về hãng sẽ lan truyền từ người này sang người khác. Điển hình như Garuda Indonesia, hãng này "khóa hẳn" Facebook wall, khách hàng không thể tương tác với hãng.

Lo ngại như vậy không phải là không có cơ sở, nhưng đây luôn là một phần tất yếu trong quá trình tương tác giữa hãng và khách hàng hoàn toàn không thể tránh khỏi. Social media không nằm trong tay các hãng HK, cũng như không hãng nào tồn tại trong môi trường social media chỉ để nhận lời khen, phản hồi tốt.

Trái lại, sử dụng social media để giải quyết phản hồi tiêu cực là cơ hội giúp các hãng trở nên tốt hơn. Một hãng HK biết cầu thị, luôn luôn lắng nghe khách hàng dù ở bất kỳ môi trường nào chính là chìa khóa quan trọng để biến mặt bất lợi của phản hồi tiêu cực thành cái có lợi cho hình ảnh của hãng; nắm bắt kịp thời trải nghiệm sử dụng dịch vụ của khách hàng. Chỉ khi hiểu được khách hàng, hãng mới có thể thay đổi quan điểm của khách hàng về hãng.

Trên Facebook, trái ngược với thái độ lãnh đạm của Thai Airways & SIA trong sử dụng comments giao tiếp với khách hàng, AirAsia và Malaysia Airlines là 2 hãng chủ động giao tiếp với khách hàng nhất. Philippines Airlines & Vietnam Airlines cũng có động thái rất đáng khích lệ.

Để hiệu quả hơn trong việc thu thập phản hồi khách hàng, ngoài chức năng Comments & Discussions có sẵn trong FB, Malaysia Airlines & Philippines Airlines tích hợp 2 mini-apps FAQ Center & Support. AirAsia cũng ra mắt ứng dụng AskAirAsia. Trên Twitter, AirAsia cũng là hãng năng động nhất khi phản hồi với khách hàng.

Rõ ràng, social media là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của customer service. Môi trường social media mở hơn; khó điều khiển hơn đồng nghĩa với việc các hãng HK sẽ phải xử lý nhạy bén từng yêu cầu phản hồi của khách hàng hơn trước đây rất nhiều. Để khai thác hiệu quả social media trong customer service, đòi hỏi quản lý social media của hãng phải tích hợp chặt chẽ với các bộ phận khác để đảm bảo thông suốt trong việc xử lý phản hồi khách hàng cả về công nghệ lẫn con người.

6) Đừng quên brand personality

P6
Có thể nói AirAsia là một ví dụ thành công ảnh hưởng từ chiến lược social media của hãng Southwest Airlines của Mỹ. Đặc biệt về tạo lập bản sắc riêng của mỗi thương hiệu trong môi trường social media.

Cởi mở, năng động và không ngừng chia sẻ là điều dễ thấy ở FB page của 2 thương hiệu này. Cuộc sống và công việc năng động, tinh thần trẻ và ... "chịu chơi" của nhân viên AirAsia được phản ánh qua blog, facebook dễ dàng nhận được sự ủng hộ và đồng cảm từ khách hàng - cũng là những đối tượng rất trẻ và đam mê như họ. Qua đó, hành khách có cơ hội hiểu thêm về nghề và chia sẻ với áp lực công việc của đội ngũ hãng. Hãng HK cũng có nhiều cơ hội giới thiệu và gắn kết thành viên với các hoạt động cause marketing để hiểu thêm triết lý trách nhiệm xã hội của hãng đối với cộng đồng.

Như đã nói rằng: Hàng không là ngành dịch vụ đặc thù với "interpersonal relationship" là nhân tố quyết định đến trải nghiệm khách hàng. Vì vậy, brand personality của hãng HK phải được duy trì xuyên suốt ở mọi môi trường, đúng như trong một cuốn sách marketing đã từng viết: "Customer intimacy is the key to win on psychological benefits".

7) Giá trị đóng góp thực sự của social media không chỉ là con số

P7
Hiệu quả thực sự của social media không thể hiện 100% ở ROI, mà thể hiện ở sự đóng góp vào mục tiêu của chiến lược kinh doanh. Giá trị đóng góp này vừa bao gồm 2 yếu tố vô hình lẫn hữu hình, định tính lẫn định lượng.

Sẽ là phiến diện nếu chỉ đánh giá hiệu quả ứng dụng social media chỉ dựa trên những con số thành viên, page views, comments & likes trong khi không hiểu hoàn toàn hết cấu trúc hoạt động và sự khác biệt giữa các hãng hàng không.

Cũng sẽ là không có ý nghĩa nếu cố gắng tìm kiếm sự tương quan giữa tăng trưởng về revenue, lượng hành khách chuyên chở mỗi năm (annual passenger volume), lợi nhuận với các biến số khác của social media. Nguyên nhân là vì cấu trúc chi phí hoạt động của ngành hàng không khác với các ngành kinh doanh khác như FMCG hay online content.

Nhìn lại những đặc điểm chiến lược ở trên, có thể thấy được các bộ phận hoạt động mà social media ảnh hưởng đáng kể, đó là: truyền thông - tiếp thị, bán hàng, R&D, dịnh vụ chăm sóc khách hàng, quản lý kinh doanh theo vùng và phân khúc.

Cũng như mình đã viết ở mục (5), xu hướng tích hợp social media vào các bộ phận hoạt động nói trên mới là mục tiêu quan trọng hơn cả. Khuyến mãi vé rẻ chỉ đóng vai trò tác nhân kết dính giữa khách hàng - hãng hàng không trong môi trường social media mà thôi. 
David Packard, đồng sáng lập HP, đã từng có một câu nói rất nổi tiếng về Marketing: "Marketing is too important to be left to the marketing department". Tinh thần của câu nói này vẫn hoàn toàn đúng khi áp dụng cho Social Media.

Làm chủ Internet Marketing (E-marketing, Online Marketing) chỉ sau 10 ngày

Banhbeo’s Blog – Khi số lượng người dùng Internet đang bành trướng, và điện thoại di động có mặt ngay cả ở những vùng hẻo lánh nhất Việt Nam, thì bạn biết rồi đó, là 1 marketer chúng ta không được quyền tự tách mình khỏi cuộc chơi. Internet marketing không phải là một khái niệm bí hiểm, nó đơn giản là làm marketing trên mạng Internet. Chỉ cần tin mình làm chủ được công nghệ,  và dành ra 10 ngày để tìm hiểu, bạn có thể đặt những bước chân đầu tiên vào lãnh địa đầy tiềm năng này.
 
Lưu ý: Bài này chống chỉ định cho những ai chưa biết gì về marketing và không biết dùng công cụ Search để tìm kiếm thông tin. Khái niệm nào chưa hiểu rõ, bạn có thể dùng Google thần chưởng để nắm rõ, Bánh bèo sẽ không có trách nhiệm phải giải thích cặn kẽ từng khái niệm trong khuôn khổ bài viết này :D .

Ngày 1: Tìm hiểu và cài đặt Google Analytics hay Getclicky trên website của mình để track (thăm dò) những thông tin liên quan đến sự viếng thăm website như: số người ghé thăm website, họ quan tâm đến website ở mức độ nào, họ lục lọi gì trên website, nguồn giới thiệu họ tới website của mình, các từ khóa đưa họ từ công cụ tìm kiếm đến website… cùng vô số thông tin quan trọng khác nữa. Khác với marketing bằng các công cụ truyền thống, trong Internet Marketing, hiệu quả thể hiện qua các con số chính xác và có thể dễ dàng đo lường được, hãy tận dụng điều này để đo lường hiệu quả làm marketing của bạn.

Google Analytics
Dùng công cụ phân tích traffic website để đo lường, đánh giá hiệu quả làm marketing


Ngày 2: Phải biết được khách hàng mục tiêu của bạn là ai, những người này thường làm gì trên Internet, các website nào họ thường lang thang qua. Các báo cáo về hành vi người dùng Internet sẽ giúp bạn có cái nhìn cơ bản ban đầu, các công cụ như Google Ad Planner sẽ giúp bạn tìm hiểu những mối quan tâm của họ thông qua việc xác định ngoài website của mình, họ thường quan tâm đến những website thể loại nào khác.
Khảo sát người dùng Internet
Cần phải biết khách hàng của chúng ta đang làm gì trên Internet

Ngày 3: Để marketing thành công một website, phải phán đoán được khách hàng tìm kiếm đến mình từ những từ khóa nào, xu hướng tìm kiếm của họ tăng giảm ra sao. Tất nhiên bạn sẽ không phải nặn óc ngồi nghĩ ra từng từ khóa, đã có những công cụ phân tích từ khóa như  Google Keywords Tool, Google Insights for Search, Keyword Discovery… hỗ trợ bạn trong việc này. Nhưng ít nhất bạn, với sự am hiểu nhất định về sản phẩm của mình và khách hàng của mình, đôi khi làm điều này tốt hơn một cỗ máy :D


Ngày 4: Dành ra 1 ngày để tìm hiểu về SEO (Search Engine Optimization). Kinh doanh ở nhà mặt tiền bao giờ cũng thuận lợi hơn nhà hẻm, cho nên chúng ta phải biết cách đưa website của mình chiếm lĩnh thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm khi khách hàng search bằng các từ khóa. Thông thường, để trở thành chuyên gia SEO, có thể đẩy thành công bất kỳ website nào lên vị trí Top thì cần tu luyện ít nhất 2, 3 năm mới “xuống núi” được. Có một cách nhanh, nhẹ hơn là bạn thuê các công ty làm dịch vụ “đẩy từ khóa”, nhưng ngay cả khi đó, bạn cũng phải hiểu biết nhất định về SEO, để tránh bị họ tung hỏa mù bằng các thuật ngữ công nghệ đầy hoa mỹ hay sử dụng “thủ đoạn” để đưa bạn lên Top (bạn biết rồi đấy, gian lận thường đem lại những kết cục không mấy tốt đẹp).

Ngày 5: Nếu SEO đòi hỏi bạn một thời gian dài để đưa website ra trang nhất công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Bing… thì SEM (Search Engine Marketing) là một hình thức quảng cáo trả phí cho công cụ tìm kiếm, giúp bạn đưa website của mình lên vị trí nổi bật trên công cụ tìm kiếm ngay hôm nay. Tìm hiểu về các khái niệm CPC, CPM, CPA…, và sử dụng thử các dịch vụ như Google Adwords, Google Adsense để tự biết ưu điểm, nhược điểm của mỗi hình thức SEO, SEM. Rất nhiều công ty tại Việt Nam đang hốt bạc chỉ bằng cách giúp khách hàng quảng cáo trên Google Adwords, như vậy đủ thấy SEM tiềm năng như thế nào.

Ngày 6: Trong trường hợp ngân sách marketing khá xông xênh, có thể nghĩ tới việc sử dụng Display Ads để quảng cáo cho website, sản phẩm, thương hiệu. Tương tự như SEM đã nêu ở trên, Display Ads cũng là 1 hình thức quảng cáo trả tiền (pay per click), ở Việt Nam Display Ads phổ biến nhất dưới hình thức quảng cáo banner. Nếu trong marketing truyền thống, PrintAds hay TVC chỉ dành cho “dân nhà giàu” thì Display Ads là 1 hình thức quảng cáo trên Internet khá xa xỉ. Tuy nhiên nếu ví tiền không dày lắm vẫn có cơ hội quảng cáo hiệu quả nếu chịu khó tìm hiểu, vì một số trang như Facebook, bạn có thể chỉ cần 20,000VND/ngày cũng có thể tiếp cận vài chục ngàn khách hàng mỗi ngày, nếu không tin thì hãy vào đây thử liền.

Ngày 7: Dành một ngày để tìm hiểu các khái niệm Social Media (truyền thông xã hội), Social Networks (mạng xã hội) vì nó đang rất béo tốt và các marketer đều muốn “vắt sữa” từ nó. Tìm ra 10 trang Social mMdia và Mạng xã hội đang hot nhất VN, lập account và bắt đầu sử dụng. Không có cách nào để tinh thông mạng xã hội bằng cách tự bạn phải sử dụng qua nó. Biết được ưu, nhược điểm và các tính năng của từng trang, bạn sẽ có vô số ý tưởng để tận dụng chúng làm marketing (ví dụ nhờ sử dụng thành thạo Facebook, Bánh bèo có được khá nhiều ý tưởng tổ chức  những hoạt động activation trên mạng xã hội này và đem được hiệu quả lớn từ đó ;D)
Social Media
Trải nghiệm Social Media bằng cách đăng ký tài khoản và sử dụng ngay hôm nay

Blog có hơi thoái trào tại Việt Nam kể từ khi Yahoo 360 khăn gói quả mướp lên đường, và đang nhường bước cho các mạng xã hội khác. Tuy nhiên, đây vẫn còn là một mảnh đất cực kỳ màu mỡ để tiếp cận khách hàng và nhanh chóng có thứ hạng cao trên Search Engine (một số dịch vụ blog rất được các công cụ tìm kiếm ưu ái như WordPress, Opera…). Nếu ngày nào đó bạn search một từ khóa về một sản phẩm, dịch vụ mà thấy blog của một công ty nào đó hiện ra ở các dòng kết quả đầu tiên, thì bạn phải dành lời ngợi khen cho họ và ngay lập tức học hỏi để làm blog cho sản phẩm, thương hiệu của mình.

Tìm hiểu qua về Microsite và cân nhắc thiệt hơn giữa sử dụng các trang Social Media hay lập Microsite.

Ngày 8: Bắt đầu xóa bỏ cảm giác khó chịu đối với các email quảng cáo không mong đợi, tập cho mình thói quen không chuyển nó ngay vào thùng rác mà nghiên cứu kỹ tiêu đề, nội dung… để chọn lọc các Email quảng cáo thành công, học hỏi từ đó cách soạn Email quảng cáo hiệu quả. Nghiên cứu 1 số dịch vụ email marketing/gởi email quảng cáo để biết tại sao bạn phải sử dụng chúng thay vì tự ngồi soạn và gởi bằng email của chính mình, đăng ký sử dụng thử trong vài ngày để trải nghiệm (hầu hết các dịch vụ gởi mail quảng cáo đều cho dùng thử). 1 triệu email gởi tràn lan cũng chưa hiệu quả bằng 100 email gởi đúng đối tượng,  dành thời gian suy nghĩ xem mình có thể thu thập email database  từ nguồn nào để đảm bảo tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng.

Ngày 9: Nên biết rằng ở Việt Nam, hình thức sinh hoạt ở các forum (diễn đàn) đang rất được ưa chuộng, cho nên cần thiết phải dành thời gian tìm hiểu qua khái niệm Forum Seeding, để biết cách quảng cáo trên diễn đàn một cách “đi vào lòng người” và không bị admin diễn đàn nhìn mình bằng con mắt hình viên đạn. Cho dù bạn có một chủ đề tương đối chán, ít kích thích phản hồi mà chịu khó duy trì hàng tuần cũng có khả năng thu hút tổng cộng 10,000 – 15,000 lượt xem trên khoảng 20 diễn đàn trong thời gian 2 tháng. Nếu làm tốt việc này, bạn có thể tạo nên 1 “cơn bão” khuấy động Internet để cho khắp bàn dân thiên hạ biết tới mình. Tham khảo thêm bài viết  Viral marketing trong thời đại Internet của Bánh bèo nhé.

Ngày 10: Thử lập kế hoạch lăng xê website, sản phẩm của mình trên Internet. Lập kế hoạch Digital Marketing (kế hoạch internet marketing) cũng tương tự như lập kế hoạch marketing truyền thống, có khác chăng, trái tim của kế hoạch marketing truyền thống là 4P còn trái tim của kế hoạch Digital Marketing là các công cụ marketing. Marketing truyền thống đo lường hiệu quả bằng thị phần (market share), mind-share, mức độ nhận biết… thì Internet Marketing có thêm các tiêu chí về thứ hạng website, thứ hạng trên kết quả tìm kiếm, lượng người truy cập website, lượng phản hồi, comment, lượng bầu chọn, tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate), database thu thập được…

Đến đây bạn đã có thể bắt tay vào “hành nghề” Internet Marketing được rồi. Nhưng ngọc muốn sáng phải có mài giũa, từ “biết” đến “giỏi” còn có một khoảng cách của hiểu biết và kinh nghiệm, cho nên nguyên lý muôn đời vẫn là phải không ngừng “học đi đôi với hành”. Chúc bạn sớm trở thành một chuyên gia marketing thành công trong thế giới ảo!

5 tuyệt chiêu xây dựng hình ảnh cá nhân (Self branding)

Nhiều người cho rằng, việc gầy dựng thương hiệu bản thân, hay thường được hiểu là PR cho bản thân, rất quan trọng đối với sự nghiệp của họ.
 
Đối với một chủ doanh nghiệp, thương hiệu cá nhân tốt đồng nghĩa với việc có nhiều đối tác và cơ hội làm ăn hơn. Đối với một người bán hàng, xây dựng hình ảnh bản thân làm cho khách hàng có cái nhìn tin cậy đối với sản phẩm họ chào bán, và giúp đẩy nhanh quá trình ra quyết định mua hàng, đặc biệt là các mặt hàng cần thời gian cân nhắc lâu như dịch vụ tổ chức sự nghiệp hay máy móc công nghiệp giá trị cao. Và với nhiều người, đơn giản là cảm giác được đóng góp, hay sự ngưỡng mộ, tán thưởng từ cộng đồng đã là sự tưởng thưởng lớn lao nhất đối với họ.

Bánh bèo xin chia sẻ với các bạn 5 bí quyết để xây dựng hình ảnh bản thân tốt đẹp trong mắt “công chúng”.

1. Tham gia mạng xã hội, diễn đàn, tạo blog riêng cho mình 
 
Đây là bước đầu tiên và đơn giản nhất mà bất cứ ai cũng có thể làm để có thể trở thành “tâm điểm” trong một cộng đồng. 

Chỉ cần bạn dành thời gian và có một sự đầu tư nhất định về kiến thức chuyên môn, hay xây dựng phong cách, bản sắc cá nhân, bạn có thể gây được nhiều sự chú ý, ngưỡng mộ cho những người khác.
Bạn có thể hoạt động tích cực trên một mạng xã hội nào đó như Facebook, Zing Me, Nối.. nơi mà bạn nghĩ giúp bạn định hình tốt nhất cho “phong thái” của mình.

Tất nhiên hoạt động tích cực ở đây mang hàm nghĩa đóng góp một điều gì đó hữu ích cho cộng đồng, chứ không phải đơn thuần post lên những câu status nhảm, vô thưởng vô phạt hàng ngày, siêng đi comment tán chuyện với bạn bè hay chăm chỉ cày bừa game trên Facebook. Bạn có thể thành lập ra một nhóm nào đó quy tụ nhiều người cùng chí hướng, ví dụ một bạn yêu mèo lập ra Hội những người yêu mèo, và nhờ hoạt động tích cực, làm cầu nối giữa những người yêu mèo, bạn ấy trở thành “ngôi sao” trong cộng đồng những người yêu mèo.




Tương tự, bạn có thể hoạt động tích cực trên một diễn đàn nào đó, tùy thuộc vào thế mạnh và sở thích của mình. Nếu bạn am hiểu về chuyên môn nào đó, có thể tham gia các diễn đàn chuyên môn như diễn đàn tài chính, diễn đàn marketing, diễn đàn mỹ phẩm…, hoặc bạn cũng có thể gia nhập các diễn đàn phục vụ sở thích, như diễn đàn câu cá, diễn đàn nhiếp ảnh, diễn đàn xe vespa… Bằng cách hoạt động tích cực, có nhiều thảo luận và đóng góp có giá trị, bạn được đông đảo những thành viên của diễn đàn đó biết đến, và trở thành “người gây ảnh hưởng” cho một cộng đồng, thậm chí có thể định hướng được dư luận. Người làm marketing không còn lạ gì việc một số thành viên VIP có quá trình tham gia tích cực vào một diễn đàn nào đó thường được nhiều tổ chức “săn đón”, mời tham dự một số khóa học miễn phí, mời đi du lịch, mời dùng thử sản phẩm… vì họ nhìn nhận người đó như một người gây ảnh hưởng (influencer), có khả năng tác động đến khách hàng tiềm năng của họ – chính là cộng đồng nơi người đó đang tỏa sáng.

Blog cũng là một công cụ xây dựng hình ảnh bản thân rất tốt. Thông qua việc hoạt động tích cực trong chuyên môn của mình, một hot blogger dễ dàng mở rộng tầm ảnh hưởng trong một cộng đồng nào đó, được nhiều người làm marketing săn đón, thậm chí bán được nhiều quảng cáo trên blog của mình. Chẳng hạn một nữ văn sĩ trẻ lập nhiều blog để đăng tải các tác phẩm của mình, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của mình trong cuộc sống  và nhận được nhiều sự tán thưởng, hâm mộ, một anh chàng IT có thể làm cho những người sử dụng blog tín nhiệm nhờ chia sẻ các bí quyết hay dành cho việc tạo lập, duy trì một blog, một phóng viên mảng Văn hóa-giải trí có thể thu hút nhiều người truy cập vào blog của mình bằng các bài hậu trường về các ngôi sao “không có báo nào có”. Có nhiều hệ thống blog cho bạn lựa chọn, ví dụ WordPress, Opera, Yahoo 306 Plus... là hệ thống blog được sử dụng rộng rãi ở cả thế giới lẫn Việt Nam, Yume.vn là hệ thống Blog Việt Nam thiên nhiều về tính giải trí có nhiều chính sách ưu đãi cho người viết blog, Motibee.com là hệ thống blog dành cho những ai muốn xây dựng hình ảnh mình trong cộng đồng dân văn phòng qua các bài viết chia sẻ về nghề nghiệp, chuyên môn…

Ngoài chuyên môn, bạn cũng có thể định hình cho mình một phong cách riêng thông qua cách viết, cách diễn đạt. Có người thì thể hiện mình là con người thâm trầm, có người tạo nên hình ảnh năng động, có người lại hấp dẫn người khác với sự hài hước, vui tươi.

2. Thường xuyên viết bài cộng tác với báo chí

Nếu bạn có khả năng viết lách, hãy tham gia cộng tác với một báo, tạp chí… thuộc lãnh vực chuyên môn hay sở trường của mình. Báo chí là tổ chức khách quan đánh giá năng lực và uy tín của bạn, cho nên việc thường xuyên cộng tác với các báo có uy tín sẽ làm cho mọi người có sự tín nhiệm nhất định đối với bạn.

3. Tư vấn, trả lời thắc mắc về chuyên môn cho cộng đồng

Một cách dễ đi vào lòng người khác là tư vấn, trả lời các thắc mắc cho cộng đồng về một lãnh vực nào đó mà bạn am hiểu. Một bác sĩ thú y đã trở thành một “ngôi sao” trên diễn đàn dành cho những người yêu thú cưng vì anh ta có thể trả lời mọi thắc mắc, lo lắng của người nuôi thú cưng về tình trạng sức khỏe của vật nuôi. Vì vậy, mỗi khi có vấn đề đối với sức khỏe của vật nuôi, người ta đều nghĩ đến việc đem nó tới phòng khám của bác sĩ đó.

Cộng đồng sẽ ghi nhận, trân trọng các đóng góp của bạn, và từ đó, bạn có khả năng gầy dựng nhiều mối quan hệ tốt, có nhiều đầu mối làm ăn… từ chính những người tín nhiệm bạn. Để có được điều này đòi hỏi bạn phải thật sự chân thành và thiện chí trong việc tư vấn cho cộng đồng, đừng tham lam việc PR quá nhiều để dẫn dắt mọi người sử dụng thứ mình đang chào bán mà xem nhẹ việc đầu tư chất lượng vào những lời khuyên, lời tư vấn, làm cho người được tư vấn có cảm giác bạn đang “dụ dỗ” họ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình hơn là đang giúp đỡ họ, chắc chắn họ sẽ cảnh giác và tẩy chay bạn.

4. Tham gia nói chuyện, đứng lớp

Nếu bạn tự tin vào kỹ năng nói chuyện trước đám đông, hãy sẵn sàng tham gia làm diễn giả, báo cáo viên trong các buổi tập huấn, hội thảo… nếu bạn được một tổ chức nào đó mời. Bạn sẽ gầy dựng được hình ảnh “chuyên gia” trong mắt nhiều người và nâng tầm ảnh hưởng của mình lên cao hơn trong cộng đồng đó.
Nếu bạn đã có uy tín nhất định trong chuyên môn, bạn có thể được mời tham gia thỉnh giảng ở một lớp học nghiệp vụ nào đó, hoặc nếu thực sự hứng thú, bạn cũng có thể thử sức bằng cách đăng ký tham gia giảng dạy ở một lớp nâng cao chuyên môn ngoài giờ. Rất nhiều doanh nhân, dù công việc rất bận rộn, vẫn cố gắng dành thời gian đi giảng vào buổi tối. Không phải là họ đi giảng dạy vì thù lao giảng viên, mà cái chính là họ có thể tạo cho mình một hình ảnh đẹp về bản thân, một sự tín nhiệm và đánh giá cao về chuyên môn thông qua chức danh “giảng viên” tại học viện nào đó.

5. Tham gia lãnh đạo các tổ chức xã hội

Qua quá trình tham gia vào nhiều tổ chức xã hội, người viết nhận thấy sẽ không khó để tham gia sáng lập hoặc lãnh đạo một tổ chức xã hội nào đó, ví dụ một nhóm tình nguyện, hay một câu lạc bộ chuyên môn phi lợi nhuận. Điều cần nhất là nhiệt huyết, tình yêu thực sự đối với tổ chức đó, công việc đó, trách nhiệm và một chút kỹ năng lãnh đạo. Việc tạo lập hoặc duy trì một tổ chức xã hội đòi hỏi nhiều cống hiến và sự nhiệt tình nhiều hơn là khả năng, bởi vì dù bạn có giỏi giang đến mấy nhưng nếu bạn chỉ xem tổ chức đó như một quán trọ, một điểm dừng chân tạm thời để phục vụ một mục đích nào đó thì bạn sẽ nhanh chóng giảm mất sự nhiệt tình khi đối diện với những khó khăn mà một tổ chức phi lợi nhuận có thể gặp phải. Ngược lại, một người luôn kiên định theo đuổi mục tiêu xây dựng thành công tổ chức, dốc thời gian, đam mê, công sức vào, nhất định sẽ làm được điều mình muốn, và nhận được sự tín nhiệm của thành viên tổ chức đó cũng như sự nhìn nhận như một người “gây ảnh hưởng” torng một cộng đồng.

Nhưng trên hết, cũng giống như xây dựng hình ảnh cho một sản phẩm, bạn cũng phải xác định được “unique selling point” của mình, tức là điểm có thể làm cho bạn khác biệt và thu hút, điểm mà người ta hình dung đến đầu tiên khi nghe nói đến bạn. Có người tự xây dựng hình ảnh mình như một chuyên gia trong lãnh vực nào đó, có người biến mình thành một phóng viên mạng đầy năng động, lại cũng có người xây dựng mình trở thành một ông bố, bà mẹ hay người chồng, người vợ lý tưởng… Hãy đảm bảo rằng tất cả những nỗ lực xây dựng hình ảnh của bạn đều nhất quán theo “unique selling point” này.

Copy BÁNH BÈO (viết cho www.eventchannel.vn)