PolycoGroup.com Hợp đồng thi công xây dựng nhà ở là một trong những loại hợp đồng hết sức .... ( Người dân tự xây dựng nhà có phải đóng thuế xây dựng hay không?
Thursday, October 24, 2013
Vài điều rút khi xem Vũ Trụ trên Discovery
Mấy hum nay chuyên xem về Vụ trụ của Discovery. Sự hình thành vũ trụ, các sao, hố đen, thiên hà...vv... đúng là mở rộng "góc nhìn " về cs. Anh em có thể đọc để hiểu thêm về Vũ trụ qua mấy tóm tắt sau .^^.
1- Kể ra người ta bảo sao chiếu mạng cũng không sai mấy đâu, vì chúng ta chính là con cháu của những vì sao nổ tung từ rất rất xa.
2- Vũ trụ hình thành từ vụ nổ Big Bang, từ cái hư không xuất hiện. Tức là cái hư không chẳng có gì lại sinh ra cả vũ trụ. Có 1 số giả thuyết cho rằng, vũ trụ được tạo ra chính là phần bên kia của 1 hố đen.
3- Chính vũ trụ này tạo thành bởi sự KHÔNG HOÀN HẢO - thế nên đừng có mong chờ cái gì hoàn hảo, vì hoàn hảo đã không có vụ trụ rồi :)). Cái này được giải thích thế này, trong giai đoạn đầu khoảng 1/tỷ tỷ tỷ giây thì năng lượng tung ra, vũ trụ rộng dần ra, nhiệt độ giảm bớt, năng lượng chạy chậm hơn... kết hợp thành vật chất và phản vật chất... vấn đề chỗ vật chất và phản vật chất gặp nhau sẽ nổ tung và mọi thứ lại bị xóa hết...tuy nhiên may mắn là có 1 tỷ hạt phản vật chất thì có 1 tỷ + 1 hạt vật chất... chính sự mất cân bằng đó đã tạo ra vũ trụ ngày nay.
4- Ban đầu các hạt proton kết hợp thành nguyên tử, khí đầu tiên được tạo thành là khí Hidro, chính từ khí Hidro do sức hút của trọng lực chúng cuốn vào nhau và dần dần tạo thành các vì sao. Các vì sao như Mặt trời của mình được tạo thành khi các khí nén với nhau tạo ra sức nóng, nhiệt độ tạo ra phản ứng hạt nhân, giải phóng năng lượng và các bức xạ. Khi 1 ngôi sao chuẩn bị chết, chúng sẽ co lại vô cùng nhỏ, rất đậm đặc - do sức hút của trọng lực ngôi sao, và do các phản ứng hạt nhân tạo ra các nguyên tố nặng chui vào lõi của sao...vì thế khi sao nổ tung nó bắn các nguyên tố nặng khắp vũ trụ...như các nguyên tố tạo nên cơ thể người từ vụ nổ các ngôi sao mà ra.
5- Các ngôi sao lớn gấp 30 lần mặt trời nổ sẽ tạo thành các hố đen, các hố đen này hút tất cả mọi thứ xung quanh nó, ngay giữa tâm Ngân Hà mình có 1 lỗ đen cực lớn, gấp triệu lần mặt trời của ta đang tạo lực hút giữ các ngôi sao bao quanh. Khi lỗ đen hút nó sẽ nhả 2 luồng khí lên trên và phía dưới mặt phẳng vuông góc với thiên hà, tạo thành cột sáng lớn.
6- Trọng lực đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành vụ trụ, chính nó tạo thành vũ trụ, các vi sao, thiên hà như bây giờ, vũ trụ bị chi phối bởi các định luật vật lý, chính các định luật tạo ra vũ trụ, và giống như luật nhân quả chi phối toàn bộ cuộc sống.
7- Chân không tạo ra vũ nổ Big Bang, rồi từ năng lượng tạo ra vật chất- phản vật chất, do sự bất toàn của vật chất và phản vật chất nên hình thành nên vật chất đầu tiên là khí Hidro, thông qua trọng lực các khí Hidro liên kết lại với nhau và tạo thành các đám mấy, các vì sao, thiên hà., nhiệt độ tăng tạo các phản ứng hạt nhân và tạo ra các kim loại nặng hơn...hình thành nên sự sống và vũ trụ bây giờ. Khi các sao chết đi, nó lại sinh ra các nguyên tố nặng hơn bắn vào vũ trụ, sinh ra các lỗ đen giúp hình thành nên thiên hà...vv.. các khi lại tụ tập thành các sao...nói chung đó là vòng tuần hoàn của sự sống - chết...vì thế không nên có ý niệm sống chết ở đây, cái này trong cái kia, sinh khắc với nhau...
Wednesday, October 23, 2013
15 điều tâm niệm về chiến lược social media cho các marketer Việt
Từ một bài viết trên Social Media Today, áp dụng vào một vài case study mà agency Mix Digital đã thực hiện, dưới đây là 15 điều tâm niệm dành cho các digital marketer Việt khi bắt tay vào xây dựng chiến lược marketing qua social media:
1. Đầu tiên là cần xác định rõ target audience cần những gì? Nếu chúng ta muốn cung cấp nội dung giá trị cho khách hàng, vậy nội dung nào là giá trị với họ? Ví dụ với brand Cốm vi sinh Bio-acimin: khách hàng mục tiêu là các bà mẹ có con từ 6 tháng đến 6 tuổi, họ rất cần tư vấn trường hợp tiêu hóa và dinh dưỡng cụ thể cho con của họ.
Hiểu rõ và cung cấp những nội dung có giá trị thực sự cho công chúng mục tiêu
2. Cung cấp nội dung giá trị cho công chúng mục tiêu của mình: Cụ thể là những tips hướng dẫn, bài viết dạng how-to để giải quyết những điều họ đang cần. Bạn biết rõ rằng chẳng ai quan tâm những điều họ thấy không cần thiết cả.
3. Đừng viết khô như ngói, nên viết có giọng điệu riêng và đồng nhất. Lấy thương hiệu Băng vệ sinh Diana làm ví dụ: Brand personality của họ là Femininity (nữ tính), vậy có thể lựa chọn một giọng điệu nữ tính, nhẹ nhàng như là brand voice của họ.
4. Hình ảnh phải nuột nà: Chất lượng nội dung hình ảnh là điều rất đáng chú ý. Nó không chỉ bắt mắt người xem mà còn thể hiện tầm vóc và sự chuyên nghiệp của thương hiệu. Bạn chú ý thêm lựa chọn kích thước hình ảnh để đảm bảo hình ảnh được hiển thị tốt trên các mạng xã hội, tránh việc người xem phải click phóng to hình ảnh mới xem được hết. Kích thước của hình ảnh post trên Facebook bạn nên chọn là 403×403.
Hình ảnh nên được chú trọng đầu tư để bắt mắt người xem và nâng tầm thương hiệu
5. Đừng chỉ post xong để đó, hãy tham gia vào nói chuyện với fan để tạo ra cơ hội tương tác với thương hiệu nhiều hơn. Nếu chỉ post, chúng ta đang nói với nhiều người cùng một lúc. Liệu có giúp nhớ và ấn tượng hơn bằng việc chúng ta nói chuyện riêng với từng công chúng mục tiêu cụ thể?
6. Đầu tư chạy promote cho các chương trình, cuộc thi: nên đầu tư quảng cáo cho các event, contest. Bạn đầu tư về quà tặng, giải thưởng, các sự chuẩn bị khác cho event, cuộc thi… Vậy thì nên đầu tư thêm để đưa thông tin chương trình tiếp cận rộng hơn tới công chúng mục tiêu để tăng hiệu quả.
Những mini contest như thế này nên được chạy Facebook Promoted Post để tiếp cận thêm công chúng mục tiêu
7. Nhận diện thương hiệu phải được sử dụng và đồng nhất ở tất cả các nội dung. Đừng sử dụng hình ảnh, font chữ, màu sắc không phù hợp với nhận diện thương hiệu
8. Hỏi nhiều hơn chứ đừng "chém gió” nhiều về mình. Thời đại này thương hiệu không phải là số 1, công chúng mục tiêu mới là số 1. Hãy tập trung hỏi fan để họ trả lời, phản biện, nêu ý kiến. Mục tiêu là để họ tương tác lại.
9. Nên thuê đối tác chuyên nghiệp làm nội dung. Nội dung là cốt lõi của sự thành công trên social media, bạn không làm được nó tốt thì nên thuê đối tác chuyên nghiệp để thực hiện. Họ sẽ giúp bạn thống nhất thông điệp, sáng tạo concept thể hiện, copywrite, thiết kế, sản xuất hình ảnh… Việc của bạn là mở lòng để cung cấp cho họ những gì brands của bạn có. Nếu không "mở lòng”, nội dung họ tạo ra sẽ khó mà đúng được. Bạn nên chú trọng lựa chọn những social media agency tập trung hơn vào sáng tạo nội dung, đừng đặt tiêu chí lựa chọn những đối tác giỏi về thủ thuật hay công cụ.
10. Bạn chưa có fan page trên Facebook? Setup ngay để có thể bắt đầu tiếp cận với công chúng mục tiêu.
11. Website của bạn cần hiển thị nuột nà trên các thiết bị di động smartphone, tablet… chứ không chỉ trên desktop. Sắp tới khi truy cập Internet qua di động còn nhiều hơn trên desktop, chắc bạn sẽ không muốn phải "đập đi làm lại” một website mới hiển thị tốt trên di động?
Thiết kế website nên bắt đầu chú trọng đến việc hiển thị tốt trên các thiết bị di động
12. Nên chủ động trước những thay đổi từ Facebook. Facebook là "gái mới lớn”, nhiều thứ thay đổi "sáng nắng chiều mưa” lắm. Nên thay vì bị động trước những cập nhật, thay đổi hay ho từ Facebook News feed, hay từ Facebook Ads… hãy chủ động nắm bắt lấy những thông tin mới nhất về social media để làm người tiên phong. Bạn nghĩ ra ý tưởng một social media campaign dùng hashtag chẳng hạn, chả oai với các đối thủ khác hay sao? Bạn đang hỏi là cập nhật ở đâu đúng không? Có thể đọc blog của Mix Digital hoặc tạp chí Brands Việt Nam thường xuyên, bạn sẽ nhận được những cập nhật mới nhất về social media và thậm chí cả những điều nên áp dụng đối với những cập nhật mới đó.
13. Chia sẻ nội dung cần "đều như vắt chanh”: Chú ý hơn về kế hoạch xây dựng nội dung và thời gian post để đảm bảo tần suất post hợp lý. Đối với Facebook, mỗi ngày bạn nên chỉ 3-4 post thôi và nên post vào những khung giờ cố định để đảm bảo việc tiếp nhận nội dung của khách hàng từ thương hiệu có hiệu quả hơn.
14. Infographic – võ mới nên dùng: Xa rồi những post với caption dài bất tận, công chúng mục tiêu sẽ lướt chuột qua một cách phũ phàng. Bạn nên trình bày nội dung bạn muốn chuyển tải dưới dạng các inforgraphic bắt mắt, ấn tượng, dễ "đi vào lòng người”. Chẳng những thông điệp của bạn sẽ được ghi nhớ tốt hơn, bạn còn khẳng định được đẳng cấp thương hiệu của bạn trước mắt bàn dân thiên hạ.
Infographic là cách thể hiện ấn tượng hơn hẳn so với nội dung text thông thường
15. Nghe ngóng công chúng mục tiêu đang nói, đang quan tâm về điều gì trên các mạng xã hội? Chú ý xem các sự kiện và những ngày đặc biệt sắp tới để đưa ra những nội dung hot và phù hợp ở từng thời điểm. Bạn là brand với sản phẩm dành cho các bà mẹ, đừng dại dột bỏ qua ngày lễ Vu Lan. Bạn là brand dành cho tuổi mới lớn, chẳng thể làm ngơ trước ngày tựu trường…
Trên đây là 15 điều tâm niệm muốn chia sẻ với các marketer Việt khi thực hiện xây dựng chiến lược social media. Liệu còn những điều tâm niệm khác? Hãy chia sẻ với những người đọc khác tại đây để chúng ta có những kiến thức đầy đủ hơn về social media.
Nguồn: MixDigital
Theo Digitalk.vn
[Content Marketing] 3 bài học Content Marketing từ các thương hiệu lớn
Ngay cả các thương hiệu nhỏ nhất với những nguồn lực eo hẹp nhất cũng có thể áp dụng thành công những ý tưởng cơ bản từ các thương hiệu lớn.
Câu chuyện của thương hiệu luôn là câu chuyện về những người sử dụng những sản phẩm họ đang bán chứ không phải về chính món hàng. Nói cách khác, hãy coi khách hàng là nhân vật chính chứ không phải thương hay sản phẩm. Do đó, hãy thường xuyên kể câu chuyện vĩ đại một cách kiên định.
Nếu như Felix Baumgartner đã từng bay lên chín tầng mây khi chứng kiến 8 triệu người theo dõi trực tiếp chương trình của mình trên YouTube. Một số người gọi cú rơi tự do từ độ cao 128.000 foot do Red Bull thiết kế và tài trợ đó là một màn trình diễn quảng cáo. Nhưng thực tế chương trình đó còn hơn thế: Nó chính là một trong những bài học điển hình về content marketing đã thu hút đông đảo mọi người tham gia vào câu chuyện của Red Bull.
Quay lại vấn đề thắc mắc làm thế nào mà các doanh nghiệp nhỏ của họ có thể cạnh tranh được trên mặt trận content marketing so với sự tinh tế cũng như quy mô của một công ty nhiều triệu đô la chỉ với nội dung và số năm kinh nghiệp ít ỏi của họ. Luôn có sự đầy hoài nghi trên khuôn mặt của họ về cách giải quyết một chủ đề chưa bao giờ bớt nóng của các doanh nghiệp nhỏ.
Đương nhiên là có vô số cách để cạnh tranh. Red Bull và các thương hiệu lớn (American Express, Coca-Cola, Google, Nike) có sườn nội dung mạnh để thực thi các chương trình đầy tham vọng và ngân sách khổng lồ để tiếp nhiên liệu cho họ, nhưng ngay cả các thương hiệu nhỏ nhất với những nguồn lực eo hẹp nhất cũng có thể áp dụng thành công những ý tưởng cơ bản đó. Vậy đâu là cách giải quyết hữu hiệu cho vấn đề này:
1. Tuyển một nhà báo thương hiệu
Sai lầm lớn nhất về mặt tiếp thị nội dung thường thấy ở các công ty nhỏ là họ không hiểu rõ về những nội dung mà người xem có thể muốn đọc, nghe và quan trọng nhất là chia sẻ. Trong một thế giới mà mọi người đều có khả năng phát hành thì chất lượng những gì bạn đưa ra: Nó chính là tất cả.
Vậy hãy đánh cắp một chiến lược của những ông lớn: Các thương hiệu lớn thực hiện các chương trình nội dung của họ với cam kết dài hạn chứ không phải là chiến dịch một chốc một nhát. Chìa khóa ở đây là hãy tuyển những nhóm nhân viên tận tâm, làm chuyên gia kể chuyện bằng cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh và âm thanh.
Một nhà báo viết về thương hiệu sẽ làm việc tại công ty, viết và sản xuất các đoạn clip hấp dẫn, các bài viết trên blog, hình ảnh, sách điện tử, podcasts, các hội thảo thông qua web, mạng xã hội, fan page và nhiều thứ khác nữa. Tất cả những thứ này có thể được dùng để lôi kéo mọi người tham gia. Bạn không phải tuyển một nhà báo thực sự. Bạn có thể tuyển (hoặc ký hợp đồng với) một chuyên gia về nội dung tận tâm với công việc này và đã từng có kinh nghiệm kể chuyện. Mục đích lớn hơn là: sáng tạo nội dung phải là một nghề riêng- không nên bắt người phụ trách truyền thông tiếp thị hay nhân viên mới thử việc thỉnh thoảng viết bài trên blog khi họ có thời gian.
Hãy coi khách hàng, chứ không phải bạn hay sản phẩm là nhân vật chính.
Lý do chính khi tuyển các nhà báo đã qua đào tạo là họ luôn đặt nhu cầu của khán giả (khác với những khán giả trong công ty) lên trước. Bạn hãy xem tạp chí kỹ thuật số về thương hiệu xuất sắc Qualcomm Spark — hai phần ba nhân viên tạp chí này là phóng viên, nhà báo báo in hoặc báo tiếng.
Nghe có vẻ phi phi lý nhưng cách thức chú trọng tới khách hàng (chứ không phải là công ty) sẽ hiệu quả hơn đối với công ty bạn. Khả năng hiểu biết bẩm sinh của nhà báo về một đối tượng độc giả có nghĩa là mỗi khi họ ngồi đó để tạo ra nội dung, thì sẽ có một giọng nói nhỏ ở trong đầu luôn nhắc nhở họ về điều đó. Không ai phải đọc bài viết đó vì vậy bạn nên viết thật tốt. Kiểu sức ép như vậy chỉ có lợi cho thương hiệu của bạn.
2. Kể câu chuyện lớn hơn
Đây là một nghịch lý khác về tiếp thị nội dung: Câu chuyện của bạn không phải là về bạn mà là về những gì bạn làm cho những người khác.
Google có thể là một công ty công nghệ, nhưng câu chuyện của nó không phải là về thuật toán tìm kiếm và hệ thống vận hành mà là về cách công ty này dùng công nghệ của mình để kết nối mọi người và làm giàu thêm cuộc sống của họ. Tương tự như vậy, chủ đề "Find Your Greatness” của Nike không phải là về những đôi giày hoặc phụ kiện mà là về việc tạo động lực và truyền cảm hứng của vận động viên đến tất cả chúng ta ngay cả khi chúng ta không phải là vận động viên.
Chú trọng tới câu chuyện sẽ giúp bạn truyền đạt những điều khiến bạn trở nên độc đáo. Truyền đạt rõ ràng những điều làm bạn độc đáo sẽ giúp bạn đạt được thành công lâu dài.
Bạn cũng có thể xác định một câu chuyện lớn hơn cho mình: Sản phẩm hay dịch vụ của bạn sẽ tồn tại thế nào trong thế giới này? Nó sẽ giúp ích cho mọi người ra sao? Giảm bớt gánh nặng cho họ? Làm dịu nỗi đau cho họ? Câu chuyện của họ sẽ luôn về những người sử dụng sản phẩm bạn bán ra chứ không phải là về sản phẩm. Nói cách khác, hãy coi khách hàng chứ không phải bạn hay sản phẩm là nhân vật chính.
Hãy thường xuyên kể câu chuyện lớn hơn thế nữa: Nó phải là xương sống thép cho mọi nội dung hoặc sự hiện diện trên các phương tiện truyền thông xã hội mà bạn tạo ra. Hãy chắc chắn rằng những người đang thay mặt bạn tạo ra nội dung đang nhìn qua lăng kính câu chuyện của bạn, nói một cách ẩn dụ và đặt câu hỏi: "Liệu nội dung này có tràn ngập trong sứ mệnh lớn hơn của chúng ta không”?
Chú trọng tới câu chuyện sẽ giúp bạn truyền đạt những điều khiến bạn trở nên độc đáo. Truyền đạt rõ ràng những điều làm bạn độc đáo sẽ giúp bạn đạt được thành công lâu dài.
3. Duy trì sự tham gia của cộng đồng.
Các thương hiệu tốt nhất không chỉ đơn thuần post những bài viết trên website, fan page hay mạng xã hội của công ty theo kiểu nhỏ giọt mà họ tạo ra các chương trình "dài hơi" kích thích cộng đồng của họ (bao gồm khách hàng, nhân viên và người hâm mộ) muốn tham gia.
Mùa hè năm ngoái, công ty Expedia đã khai trương một sáng kiến nội dung mang tên "Find Yours” để tìm kiếm những người tiêu dùng có câu chuyện về du lịch thu hút nhất. Câu chuyện được kể dưới hình thức ảnh chụp, băng hình và chuyện kể, minh họa cho các chuyến đi của mọi người, diễn tả cách mà việc đi du lịch đã làm biến đổi họ, trong đó có cả một đoạn băng hình có nội dung sâu sắc của nhà làm phim trẻ tuổi Joel Ashton McCarthy nói về việc anh đã thực hiện một hành trình đi rải tro cốt của người anh quá cố ("Find Your Goodbye”). Chương trình Find Yours là nỗ lực của ông lớn này trong việc chuyển từ việc thương mại hóa việc đặt vé du lịch trực tuyến sang một hình thức lớn hơn, có nhiều câu chuyện cá nhân về việc du lịch đã thay đổi mọi người như thế nào.
Các thương hiệu tốt nhất không chỉ đơn thuần tung lên những bài viết trên blogs theo kiểu nhỏ giọt mà họ tạo ra các chương trình dài hơi mà cộng đồng của họ (bao gồm khách hàng, nhân viên và người hâm mộ) muốn tham gia.
Tương tự như vậy, Ben & Jerry’s cũng đã yêu cầu những người hâm mộ trên toàn thế giới chia sẻ những bức hình làm họ phấn khích nhất trên Instagram bằng cách sử dụng chức năng hashtag; những tấm hình được yêu thích nhất sẽ được sử dụng minh họa cho các đoạn quảng cáo của thương hiệu này. Chính sự tham gia rộng rãi của cộng đồng vào câu chuyện đã tạo nên những trải nghiệm tuyệt vời. Nhà bán lẻ ModCloth cũng đã lôi kéo người hâm mộ bằng cách đề nghị họ đăng tải các trang phục củ họ mỗi ngày trên trang Style Gallery của công ty.
Một ví dụ điển hình nữa về công ty luật Levenfeld Pearlstein tại bang Illinois tại Mỹ, đã rất độc đáo khi lôi kéo các nhân viên tham gia vào câu chuyện lớn hơn - phân biệt chủ thể công ty trong quá trình tiếp cận của thương hiệu trong lĩnh vực được coi cạnh tranh khá khốc liệt này. Thông qua nghiên cứu và phân tích trên các websites, công ty này đã nhận thấy trang luật của mình là một trong những trang được ghé thăm nhiều nhất so với web của các công ty khác. Vì vậy, công ty đã quyết định tăng thêm sự nổi bật bằng cách tạo ra một loạt clip phỏng vấn mà trong đó các luật sư sẽ là người trả lời các câu hỏi như: Bạn đã từng muốn làm nghề gì khi còn nhỏ? Nếu bạn có thời gian đi du lịch, bạn sẽ đi đâu? Vật đáng giá nhất của bạn là gì? Với thông điệp ở đây là: Bạn sẽ không tìm thấy cái mắc áo nào ở đây (ý chỉ những điều tầm thường), nhưng bạn sẽ tìm thấy những người thật và họ thông minh, coi trọng các mối quan hệ tốt đẹp.
Nếu các công ty mới hoặc các thương hiệu nhỏ hơn tiếp tục với một ý tưởng bao quát đúc kết từ các thương hiệu lớn, thì đó sẽ là:
Nguồn: EntrepreneurCác nhà tiếp thị giỏi nhất không coi nội dung của họ không phải là một nhiệm vụ hoặc một chiến thuật hay là một kênh- không phải là một cách để thu thập lượng người xem hay Like- mà là một chiến lược cũng như cơ hội để gắn kết độc giả bằng một cách làm mới, hào hứng nhằm đem lại những kết quả thú vị và mới mẻ.
NNC tổng hợp và biên dịch
Theo Digitalk.vn
Tuesday, October 22, 2013
Chuyện thật về cô gái người rừng khiến cả thế giới điên đảo
Những bức ảnh chụp cô gái rừng xanh bé bỏng mà gan dạ giữa hùng vĩ châu Phi đã làm rúng động thế giới một thời gian dài. Nhưng không ai biết rằng sau 10 năm giữa núi rừng khi trở về Paris, chưa khi nào Tippi cảm thấy hạnh phúc.
Tippi Degré, một bé gái người Pháp, chính là nguồn cảm hứng cho nhiều bộ phim nổi tiếng. Cô bé cũng là nhân vật chính của cuốn sách nổi tiếng đã được phát hành trên 14 quốc gia có tên ‘câu chuyện rừng xanh’ của nhà văn người Anh Rudyard Kipling.

Cô gái rừng xanh có tên họ đầy đủ là Tippi Benjamine Okanti Degré, sinh năm 1990. Cha mẹ là nhiếp ảnh gia và quay phim chuyên nghiệp người Pháp Sylvie Robert và Alain Degré.

Họ cùng có niềm đam mê mãnh liệt, muốn săn tìm những bức ảnh đẹp của thế giới tự nhiên, các con thú hoang và cuộc sống của những thổ dân châu Phi.

Cha mẹ của Tippi Degré đã quyết định sinh sống cùng thổ dân Himba và cùng họ trải nghiệm cuộc sống hoang dã nơi đây.

Cô bé được sinh ra tại châu Phi, nơi mà thế giới coi đây là ‘một lò lửa khổng lồ’ với những con vật hoang dã hung dữ.

Thay vì bao bọc, nâng niu và né tránh thì họ đã dạy cho cô bé cách đề phòng những nguy hiểm có thể xảy ra. Vì vậy mà cô bé đã biết cách gần gũi các con thú hoang và làm bạn chúng thực sự.

Cô bé đã phải sống ở một nơi mà muôn loài đều phải cạnh tranh, chiến đấu để bảo tồn sự sống một cách khốc liệt. Cô bé đã biết bơi trước cả khi biết bò

Trong suốt 10 năm kể từ khi sinh ra, Tippi Degré đã sống cùng thiên nhiên với sân chơi là rừng rậm, sa mạc và những người bạn là voi, rắn, đà điểu và vô số động vật hoang dã khác.

Tippi Degré đã thực sự có thể giao tiếp, nói chuyện với thế giới động vật bằng một thứ ngôn ngữ đặc biệt của chính cô bé. Với ánh mắt trìu mến và tâm hồn trong veo, cô bé đã thực sự đã chinh phục được muôn loài.

Hai người bạn thân nhất của cô bé là chú báo hoang có tên là J&B và voi khổng lồ Abu. Khi mới chập chững biết đi cô đã lon ton chạy theo 1 đàn voi, ngồi hàng giờ cùng bầy sư tử và cưỡi đà điểu

Người của bộ tộc Himba chấp nhận cô bé và coi em như một thành viên của mình. Họ đặt cho cô bé cái tên Okantin mà theo ngôn ngữ nơi đây là ‘con của đất’.

Họ cho cô đi theo trong những cuộc săn bắn và dạy cho cô cách bảo tồn sự sống bằng cách dùng những thứ thuốc của thiên nhiên như rễ cây và lá rừng.

Cứ như vậy, tuổi thơ ấu đẫm chất nguyên thủy của Tippi Degré đã làm cho cô bé như bị cô lập trước thế giới hiện đại của nước Pháp sau 10 năm sinh sống rừng hoang.

Trở về Pháp năm 2000, cha mẹ Tippi Degre đã cho cô bé đến trường và đã thuê hẳn cho cô một gia sư riêng. Tuy nhiên cô bé vẫn không hoàn thành được năm học nào trọn vẹn, dễ dàng.

Việc trở về thế giới con người với cô bé không dễ dàng chút nào. Trong khi bạn bè vô cùng ngưỡng mộ, thì Tippi Degré chưa bao giờ nghĩ rằng mình thuộc về nơi này.

Cô bé luôn tìm cách né tránh và sống thu mình với tất cả mọi người xung quanh.



Bà Sylvie Robert mẹ của Tippi đã nói rằng: "Tippi đến Paris sống và học tập. Con bé phát hiện thế giới ở đây hoàn toàn xa lạ, khó sống, như thể nó bị rứt ra khỏi châu Phi một cách thật bất công."


Giờ đây, ở tuổi 23, khi theo học xong điện ảnh ở Đại học Sorbonne, ‘cô bé rừng xanh’ năm xưa vẫn còn cảm thấy không sao thích nghi, thoải mái và hòa giải được hai thế giới mà cô đã sống.



Tippi quay lại châu Phi khi đã lớn.
http://forum.vietdesigner.net/threads/ca-the-gioi-rung-dong-truoc-hinh-anh-co-gai-rung-xanh.37866/#ixzz2hX10VbKk
Cô gái rừng xanh có tên họ đầy đủ là Tippi Benjamine Okanti Degré, sinh năm 1990. Cha mẹ là nhiếp ảnh gia và quay phim chuyên nghiệp người Pháp Sylvie Robert và Alain Degré.
Họ cùng có niềm đam mê mãnh liệt, muốn săn tìm những bức ảnh đẹp của thế giới tự nhiên, các con thú hoang và cuộc sống của những thổ dân châu Phi.
Cha mẹ của Tippi Degré đã quyết định sinh sống cùng thổ dân Himba và cùng họ trải nghiệm cuộc sống hoang dã nơi đây.
Cô bé được sinh ra tại châu Phi, nơi mà thế giới coi đây là ‘một lò lửa khổng lồ’ với những con vật hoang dã hung dữ.
Thay vì bao bọc, nâng niu và né tránh thì họ đã dạy cho cô bé cách đề phòng những nguy hiểm có thể xảy ra. Vì vậy mà cô bé đã biết cách gần gũi các con thú hoang và làm bạn chúng thực sự.
Cô bé đã phải sống ở một nơi mà muôn loài đều phải cạnh tranh, chiến đấu để bảo tồn sự sống một cách khốc liệt. Cô bé đã biết bơi trước cả khi biết bò
Trong suốt 10 năm kể từ khi sinh ra, Tippi Degré đã sống cùng thiên nhiên với sân chơi là rừng rậm, sa mạc và những người bạn là voi, rắn, đà điểu và vô số động vật hoang dã khác.
Tippi Degré đã thực sự có thể giao tiếp, nói chuyện với thế giới động vật bằng một thứ ngôn ngữ đặc biệt của chính cô bé. Với ánh mắt trìu mến và tâm hồn trong veo, cô bé đã thực sự đã chinh phục được muôn loài.
Hai người bạn thân nhất của cô bé là chú báo hoang có tên là J&B và voi khổng lồ Abu. Khi mới chập chững biết đi cô đã lon ton chạy theo 1 đàn voi, ngồi hàng giờ cùng bầy sư tử và cưỡi đà điểu
Người của bộ tộc Himba chấp nhận cô bé và coi em như một thành viên của mình. Họ đặt cho cô bé cái tên Okantin mà theo ngôn ngữ nơi đây là ‘con của đất’.
Họ cho cô đi theo trong những cuộc săn bắn và dạy cho cô cách bảo tồn sự sống bằng cách dùng những thứ thuốc của thiên nhiên như rễ cây và lá rừng.
Cứ như vậy, tuổi thơ ấu đẫm chất nguyên thủy của Tippi Degré đã làm cho cô bé như bị cô lập trước thế giới hiện đại của nước Pháp sau 10 năm sinh sống rừng hoang.
Trở về Pháp năm 2000, cha mẹ Tippi Degre đã cho cô bé đến trường và đã thuê hẳn cho cô một gia sư riêng. Tuy nhiên cô bé vẫn không hoàn thành được năm học nào trọn vẹn, dễ dàng.
Việc trở về thế giới con người với cô bé không dễ dàng chút nào. Trong khi bạn bè vô cùng ngưỡng mộ, thì Tippi Degré chưa bao giờ nghĩ rằng mình thuộc về nơi này.
Cô bé luôn tìm cách né tránh và sống thu mình với tất cả mọi người xung quanh.
Bà Sylvie Robert mẹ của Tippi đã nói rằng: "Tippi đến Paris sống và học tập. Con bé phát hiện thế giới ở đây hoàn toàn xa lạ, khó sống, như thể nó bị rứt ra khỏi châu Phi một cách thật bất công."
Giờ đây, ở tuổi 23, khi theo học xong điện ảnh ở Đại học Sorbonne, ‘cô bé rừng xanh’ năm xưa vẫn còn cảm thấy không sao thích nghi, thoải mái và hòa giải được hai thế giới mà cô đã sống.
Tippi quay lại châu Phi khi đã lớn.
http://forum.vietdesigner.net/threads/ca-the-gioi-rung-dong-truoc-hinh-anh-co-gai-rung-xanh.37866/#ixzz2hX10VbKk
Phật là sự phản chiếu cái đang là
Khi bạn tới vị phật, ngài đơn giản soi gương bạn. Bất kì điều gì ngài nói cũng chỉ là sự phản chiếu. Nó là câu trả lời cho bạn, nhưng ngài chẳng có gì để nói về mình. Nếu vị phật khác tới ngài, họ cả hai sẽ vẫn còn tuyệt đối im lặng, hai tấm gương đối diện nhau... chẳng cái gì sẽ được phản chiếu. Các tấm gương sẽ phản chiếu lẫn nhau, nhưng không cái gì sẽ được phản chiếu. Hai tấm gương - hãy nghĩ về hai tấm gương đối diện nhau. Nếu Christ tới gặp Phật, hay Phật ở đâu đó trên các nẻo đường cuộc sống mà bắt gặp Lão Tử, họ sẽ tuyệt đối im lặng - sẽ không có tiếng vọng.
Cho nên khi Phật nói, hãy nhớ điều đó. Ngài không nói gì đặc biệt. Ngài đơn giản phản chiếu mọi người.
Đó là lí do tại sao vị phật không bao giờ có thể rất nhất quán. Triết gia có thể rất nhất quán. Ông ta có cái gì đó để nói. Ông ta nhớ điều đó, ông ta bám vào điều đó, ông ta chưa bao giờ nói cái gì đi ngược lại điều đó... ông ta xoay xở. Vị phật nhất định là mâu thuẫn bởi vì mỗi lần ai đó đối diện với ngài, cái gì đó khác sẽ nảy sinh. Điều đó sẽ tuỳ thuộc vào người đối diện với ngài.
Điều đó cũng giống như tấm gương. Nếu bạn tới trước tấm gương, nó là khuôn mặt của bạn. Ai đó khác tới, thế thì nó là khuôn mặt của người đó. Khuôn mặt sẽ cứ thay đổi. Bạn không thể nói với tấm gương, 'Anh rất không nhất quán. Lúc thì anh hiện khuôn mặt đàn bà lúc thì hiện khuôn mặt đàn ông, lúc thì khuôn mặt đẹp lúc thì khuôn mặt xấu.' Tấm gương sẽ đơn giản giữ im lặng thôi. Nó có thể làm gì được? Nó đơn giản phản chiếu. Nó phản chiếu bất kì cái gì đang đó.
Cho nên lời Phật là rất mâu thuẫn. Jesus mâu thuẫn, Phật mâu thuẫn, Krishna mâu thuẫn, Lão Tử cực kì mâu thuẫn. Hegel không mâu thuẫn, Kant không mâu thuẫn, Russell không mâu thuẫn, Khổng Tử không mâu thuẫn, Manu không mâu thuẫn. Họ có giáo điều nào đó. Họ không phản chiếu bạn. Họ có cái gì đó để nói. Họ cứ nói. Họ không như tấm gương, họ giống như ảnh chụp. Nó chẳng bận tâm bạn là ai; nó vẫn còn như vậy. Nó chết. Nó có định nghĩa và hình dạng rõ ràng.
Phật tính là nhận biết vô hình dạng. Hãy nhớ điều đó, bằng không nhiều lần bạn sẽ bắt gặp mâu thuẫn và bạn sẽ không có khả năng hình dung ra cái gì đang xảy ra.
Khi Phật chết, lập tức có nhiều tranh cãi, và các tín đồ chia thành nhiều giáo phái. Bởi vì ai đó đã nghe Phật nói điều này, và ai đó đã nghe điều gì đó tuyệt đối mâu thuẫn với nó. Cho nên không có khả năng nào. Làm sao một người có thể nói được tất cả những điều đó? Cho nên, ai đó phải nói dối... và mọi người bắt đầu phân chia ra. Họ phân chia ra thành nhiều trường phái. Phật bị cắt xén. Ai đó mang tay ngài, ai đó mang đầu ngài, ai đó mang chân ngài - nhưng ngài không còn là hiện tượng sống nữa.
Bây giờ, những triết lí này rất nhất quán... rất nhất quán, rất logic - nhưng chết. Vị Phật không phải là triết gia, ngài không phải là người hệ thống hoá. Vị Phật không logic theo bất kì cách nào. Ngài đơn giản sống động, và ngài phản chiếu mọi thứ đang đó.
Cho nên khi bạn tới vị phật, ngài trả lời bạn. Ngài không có câu trả lời cố định để trao cho bạn, ngài trả lời bạn. Ngài không có khuôn mặt công cộng. Mọi khuôn mặt của ngài đều riêng tư và chúng phụ thuộc vào bạn. Nếu bạn mang khuôn mặt đẹp tới cho ngài, bạn sẽ thấy khuôn mặt riêng của mình được phản chiếu. Và nếu bạn tới mà không có khuôn mặt nào... thuần khiết, tựa tấm gương... chẳng cái gì sẽ được phản chiếu. Thế thì Phật biến mất, ngài chẳng có gì để nói cả.
Những người đã sống cùng Phật, họ biết. Khi họ có tâm trí riêng của mình, những tâm trí đó được phản chiếu trong ngài. Khi tâm trí họ bị loại bỏ, họ thực sự trở thành thiền nhân, và khi họ nhìn vào Phật chẳng có ai cả... chỉ cái trống rỗng, thung lũng, im lặng thuần khiết, hồn nhiên nguyên thuỷ - nhưng không có ai ở đó cả.
Những lời này được thu thập lại, được biên soạn, bởi trường phái nào đó. Chúng rất nhất quán. Nhiều lời đã bị loại bỏ, những lời dường như mâu thuẫn. Nhiều lời đã không được được đưa vào, những lời mơ hồ. Những lời này đã được thu thập lại bởi một trường phái đặc biệt. Về sau tôi sẽ thảo luận về các nguồn khác, và nhiều lần bạn sẽ bắt gặp những mâu thuẫn. Hãy nhớ điều đó.
Và những người ở gần tôi, họ phải hiểu điều này, tuyệt đối rõ ràng, bởi vì tôi sẽ tự mâu thuẫn mọi ngày. Điều đó tuỳ thuộc vào bầu khí hậu. Điều đó còn tuỳ... Nếu thời tiết nhiều mây, tôi nhiều mây. Nếu mặt trời chiếu sáng và trong trẻo, tôi là cách đó.
Bạn không chỉ tới tôi với những câu hỏi, bạn còn tới với những câu trả lời. Có thể câu trả lời còn chưa được biết tới với bạn, có thể câu trả lời còn bị giấu kín trong vô thức của bạn, ẩn núp đâu đó trong bóng tối của linh hồn bạn. Câu hỏi là ý thức, câu trả lời là vô ý thức. Chức năng của tôi là làm cho câu trả lời của bạn thành hiển nhiên rõ ràng cho bạn, đem nó ra ánh sáng. Tôi nhất định phải mâu thuẫn.
Tôi không phải là người công cộng. Tôi không quan tâm tới đám đông. Tôi chỉ quan tâm tới các đệ tử và người say mê. Điều đó nghĩa là tôi chỉ quan tâm tới mối quan hệ thân thiết. Tôi quan tâm tới bạn, và bất kì cái gì tôi nói với bạn đều được nói cho bạn và không liên quan tới người khác. Khi tôi nói một cách cá nhân, thế thì tôi đang nói với một người đặc biệt. Với người khác điều đó có thể không liên quan. Cho dù là cùng người đó, điều đó không liên quan vào ngày mai, bởi vì người đó sẽ thay đổi.
Cuộc sống liên tục thay đổi. Và tôi chỉ nhất quán với cuộc sống chứ không cái gì khác. Cho nên tôi nhất định mâu thuẫn. Cho nên nếu đôi khi bạn bắt gặp mâu thuẫn, đừng vội vã, và đừng cố gắng hình dung ra bằng cách nào đó, và đừng cố gắng sửa lại chúng. Cứ để chúng như chúng vậy.
Một người như Phật phải mâu thuẫn. Ngài phải chứa tất cả mọi mâu thuẫn bởi vì ngài chứa tất cả các khả năng của nhân loại. Ngài chứa tất cả mọi câu hỏi có thể có và mọi câu trả lời có thể có. Ngài chứa tất cả bề mặt có thể có và tất cả các pha có thể có. Ngài chứa toàn thể quá khứ của nhân loại, hiện tại và tương lai.
Đó là nghĩa khi Phật nói, 'Khi ông đã tới nhà, kho bản thể bên trong nhất của ông chói sáng, tất cả sẽ được biết - tất mọi điều quá khứ, hiện tại và tương lai. Không cái gì còn lại không được biết. Trong việc biết đó mọi thứ đều được hiển lộ.' Nhưng mọi thứ... và các thứ đều không nhất quán.
Đó là cái đẹp của thế giới - rằng mọi sự đều không nhất quán. Mọi thứ đều có phẩm chất khác nhau, cá tính khác nhau. Mọi thứ đều là sự hiện hữu theo cách riêng của chúng, và Phật đơn giản phản chiếu... sự phản chiếu, tấm gương.
Những lời này bao giờ cũng bắt đầu bởi Phật nói. Hãy nhớ điều đó. Khi điều đó được nói, Phật nói, điều đó đơn giản nghĩa là ngài chẳng có gì để nói cả. Ngài phản xạ, ngài phản xạ lại bạn. Ngài đơn giản biểu lộ cho bạn, bạn là ai. Ngài hiển lộ bạn cho bản thân bạn. Ngài đem bạn về trung tâm riêng của bạn.
_________________
Herenow-Consciousness-Alert
Theo Cội Nguồn
Bản ngã và vô ngã (Chỉ trái chín mới rụng)
Tương truyền rằng có lần Diogenes đến thăm Socrates. Diogenes sống như một kẻ ăn xin; ông ta bao giờ cũng mặc quần áo bẩn thỉu với nhiều vết vá và lỗ hổng. Cho dù bạn có tặng cho ông ta một bộ quần áo mới ông ta cũng không dùng nó - trước hết ông ta phải làm cho nó bẩn đi, cũ đi, sờn đi và thế rồi ông ta mới mặc. Ông tới thăm Socrates và ông ta bắt đầu nói về vô ngã. Nhưng con mắt thấu suốt của Socrates phải nhận ngay ra rằng con người này không phải là người vô ngã. Cách thức ông ta nói về khiêm nhường là rất bản ngã. Tương truyền rằng Socrates đã nói: Qua bộ đồ bẩn thỉu của ông, qua những lỗ thủng trên quần áo ông, tôi chẳng thấy gì ngoài bản ngã cả. Ông nói về khiêm tốn, nhưng câu chuyện đó lại bắt nguồn từ trung tâm sâu của bản ngã.
Điều này sẽ xảy ra, đây là cách thói đạo đức giả xảy ra. Bạn có bản ngã, bạn che dấu nó qua cái đối lập; bạn trở nên khiêm tốn trên bề mặt. Khiêm tốn bề mặt này chẳng lừa được ai. Nó có thể lừa được bạn, nhưng nó không thể lừa được người khác. Từ những lỗ thủng trên bộ quần áo bẩn, bản ngã của bạn vẫn tiếp tục ló ra. Nó bao giờ cũng có đó. Đó là tự lừa dối và chẳng có gì hơn. Không ai khác bị lừa cả. Điều này xảy ra nếu bạn bắt đầu vứt bỏ bản ngã chưa chín muồi.
Điều tôi dạy sẽ có vẻ mâu thuẫn nhưng nó đúng cho cuộc sống. Mâu thuẫn là điều cố hữu trong cuộc sống. Tôi dạy bạn phải là người có bản ngã để cho bạn có thể trở thành vô ngã. Tôi dạy bạn phải là người có bản ngã hoàn hảo. Đừng che dấu nó, nếu không đạo đức giả sẽ sinh ra. Và cũng đừng đấu tranh với hiện tượng chưa chín muồi. Để cho nó chín muồi - và giúp nó, đưa nó tới đỉnh! Đừng sợ hãi - chẳng có gì phải sợ cả. Đấy chính là cách bạn đi đến hiểu cái đau khổ cực độ của bản ngã. Khi nó đã lên đến đỉnh của nó, thế thì bạn sẽ không cần tới một Phật hay tôi bảo bạn rằng bản ngã là địa ngục. Bạn sẽ hiểu nó, vì đỉnh của bản ngã sẽ là đỉnh của kinh nghiệm đau khổ của bạn, nó sẽ là cơn ác mộng. Và thế thì chẳng cần ai phải bảo bạn: Vứt nó đi! Sẽ rất khó khăn để mang nó đi tiếp.
Người ta đạt tới tri thức chỉ qua gian khổ. Bạn không thể vứt bỏ bất kì cái gì chỉ bằng lập luận logic. Bạn có thể ném bỏ cái gì đó chỉ khi nó đã trở thành nỗi đau đớn đến độ không thể mang thêm được nữa. Bản ngã của bạn còn chưa trở thành nỗi đau như thế - do đó bạn còn mang được nó. Đó là điều tự nhiên. Tôi không thể thuyết phục bạn vứt bỏ nó được. Ngay cả nếu bạn cảm thấy bị thuyết phục thì bạn sẽ giấu biến nó đi, có thế thôi.
Không thể ném bỏ được cái gì chưa chín muồi. Trái xanh vẫn bám trên cành và cây vẫn còn níu giữ quả xanh. Nếu bạn buộc nó phải tách ra thì sẽ để lại vết thương. Vết sẹo đó vẫn tiếp tục, vết thương đó vẫn còn xanh và bao giờ bạn cũng cảm thấy đau. Nhớ lấy, mọi thứ đều có thời gian để phát triển, để chín muồi, để rụng xuống và tan biến. Bản ngã của bạn cũng có thời gian. Nó cần chín muồi.
Cho nên đừng sợ là người bản ngã. Bạn có đấy, nếu không bạn đã biến mất từ lâu. Đây là cơ chế của cuộc sống: bạn phải là người bản ngã, bạn phải tranh đấu theo cách của bạn, bạn phải tranh đấu với hàng triệu ham muốn quanh bạn, bạn phải vật lộn, bạn phải sống còn.
Bản ngã là phương tiện cho sự sống còn. Nếu đứa trẻ được sinh ra mà không có bản ngã, nó sẽ chết. Nó không thể sống còn được, đó là điều không thể được, bởi vì nếu nó cảm thấy đói, nó sẽ không cảm thấy: tôi đói. Nó sẽ cảm thấy có cơn đói nhưng không liên quan gì tới nó cả. Khoảnh khắc cơn đói được cảm thấy, đứa trẻ cảm thấy: tôi đói. Nó bắt đầu khóc và làm mọi cố gắng để được cho ăn. Đứa trẻ trưởng thành qua việc trưởng thành của bản ngã.
Cho nên với tôi, bản ngã là một phần của trưởng thành tự nhiên. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải còn lại với nó mãi mãi. Nó là trưởng thành tự nhiên, và thế rồi có bước thứ hai khi nó phải bị vứt bỏ. Điều đó nữa cũng là tự nhiên. Nhưng bước thứ hai này chỉ có thể thực hiện được khi bước thứ nhất đã đi tới cao trào của nó, tới tột đỉnh của nó, khi bước thứ nhất đã đạt tới đỉnh của nó. Cho nên tôi dạy cả hai: tôi dạy bản ngã và tôi dạy vô ngã.
Trước hết, là người bản ngã, bản ngã hoàn hảo, bản ngã tuyệt đối, dường như toàn bộ sự tồn tại chỉ dành cho bạn và bạn là trung tâm; tất cả các ngôi sao đều quay quanh bạn và mặt trời mọc lên vì bạn; mọi thứ chỉ tồn tại cho bạn, chỉ để giúp bạn ở đây. Là trung tâm và đừng sợ, bởi vì nếu bạn sợ, thế thì bạn sẽ không bao giờ chín muồi. Chấp nhận nó. Nó là một phần của sự trưởng thành. Tận hưởng nó và đưa nó tới đỉnh.
Khi nó tới đỉnh rồi, bỗng nhiên bạn sẽ trở nên nhận biết rằng bạn không phải là trung tâm. Điều này đã là ảo tưởng, điều này đã là thái độ ấu trĩ. Nhưng nếu bạn là trẻ thơ thì chẳng có gì sai trong đó cả. Bây giờ bạn đã trở nên chín chắn, và bây giờ bạn thấy rằng bạn không là trung tâm.
Quả thực, khi bạn thấy rằng mình không còn là trung tâm, bạn cũng thấy chẳng có trung tâm nào trong sự tồn tại cả, hay mọi nơi đều là trung tâm. Hoặc không có trung tâm nào và sự tồn tại tồn tại như một toàn bộ, cái toàn thể không có trung tâm nào như một điểm kiểm soát, hoặc mọi nguyên tử đều là trung tâm.
Jakob Bohme đã nói rằng toàn bộ thế giới đầy các trung tâm, mọi nguyên tử đều là một trung tâm, và không có chu vi - trung tâm ở mọi nơi và chu vi không đâu cả. Hai điều này đều có thể. Cả hai đều có nghĩa là một; chỉ có lời nói là khác nhau và mâu thuẫn. Nhưng trước hết trở thành trung tâm.
Cũng giống thế này: bạn đang trong mơ; nếu mơ lên đến đỉnh thì nó sẽ tan vỡ. Bao giờ điều này cũng xảy ra - bất kì khi nào mơ lên đến tột đỉnh nó đều tan vỡ. Vậy tột đỉnh của mơ là gì? Tột đỉnh của mơ là cảm giác rằng đây là thật. Bạn cảm thấy đây là thật, không phải là mơ, và bạn cứ tiếp tục mãi đi lên đỉnh cao hơn và mơ trở thành gần như thật. Nó không bao giờ trở thành thật cả; nó trở thành gần như thật thôi. Nó tới gần thực tại đến mức bây giờ bạn không thể đi xa thêm được nữa, bởi vì thêm một bước nữa thì mơ sẽ trở thành thực - mà nó không thể trở thành thực được vì đó là mơ! Khi nó đến gần thực tại như vậy thì giấc ngủ bị phá vỡ, giấc mơ tan vỡ bạn tỉnh dậy hoàn toàn.
Điều tương tự cũng xảy ra cho mọi kiểu ảo tưởng. Bản ngã là giấc mơ lớn nhất. Nó có vẻ đẹp, có nỗi đau của nó. Nó có cực lạc, có nỗi đau của nó. Nó có cả cõi trời lẫn địa ngục, cả hai đều có đó. Mơ đôi khi đẹp đẽ và đôi khi ác mộng, nhưng cả hai đều là mơ cả.
Cho nên tôi không bảo bạn phải ra khỏi giấc mơ của mình trước khi thời điểm tới. Không, đừng bao giờ làm gì trước thời điểm này. Cho phép mọi thứ trưởng thành, cho phép mọi thứ có thời gian cho mọi việc xảy ra một cách tự nhiên. Bản ngã sẽ bị vứt bỏ. Nó cũng có thể được vứt bỏ theo cách riêng của nó. Nếu bạn đơn giản cho phép nó trưởng thành và giúp nó trưởng thành, sẽ không cần phải vứt bỏ nó.
Điều này rất sâu sắc. Nếu bạn vứt bỏ nó, bản ngã sẽ vẫn còn bên trong. Ai sẽ vứt bỏ nó? Nếu bạn nghĩ bạn sẽ vứt bỏ nó thì bạn là bản ngã, cho nên bất cứ cái gì bạn vứt bỏ đều sẽ không phải là thứ thật. Thứ thật sẽ được để dành và bạn sẽ vứt cái gì đó khác. Bạn không thể làm mình thành vô ngã được. Ai sẽ làm việc đó? Nó xảy ra, nó không phải là việc làm. Bạn trưởng thành trong bản ngã và một điểm xảy đến khi toàn bộ sự việc trở thành như địa ngục đến mức giấc mơ bị phá vỡ. Bỗng nhiên bạn thấy con ngỗng ở ngoài - nó chưa bao giờ ở trong lọ cả. Bạn chưa bao giờ là bản ngã. Nó chỉ là mơ quanh bạn. Tôi nói, mơ cần thiết, cho nên tôi không lên án nó - một phần cần thiết của trưởng thành.
Trong cuộc sống mọi thứ đều cần thiết. Không có gì là không cần thiết, không có gì có thể là không cần thiết cả. Bất kì cái gì đã xảy ra đều đã phải xảy ra. Bất kì cái gì đang xảy ra thì cũng đang xảy ra vì những nguyên nhân sâu xa nào đó. Bạn cần nó cho nên bạn có thể vẫn còn trong ảo tưởng. Nó cũng giống như cái kén giúp bạn, bảo vệ bạn, giúp bạn sống còn. Người ta không thể ở trong cái kén đó mãi được. Khi bạn sẵn sàng, phá vỡ cái kén, chui ra. Bản ngã là lớp vỏ trứng, nó bảo vệ bạn. Nhưng khi bạn sẵn sàng, phá vỡ lớp vỏ, chui ra ngoài quả trứng. Bản ngã là lớp vỏ. Nhưng đợi đấy. Vội vã chẳng ích gì nhiều; nhanh nhảu chẳng ích gì - điều đó có thể lại cản trở. Cho phép thời gian, và đừng lên án nó... bởi vì ai sẽ lên án nó?
Tới cái gọi là các thánh nhân; họ nói về khiêm tốn, khiêm nhường. Nhìn vào mắt họ: bạn sẽ không thấy bản ngã được trau chuốt như vậy ở chỗ nào khác nữa. Bây giờ bản ngã của họ đã mang trang phục tôn giáo, yoga, tính thánh nhân - nhưng bản ngã vẫn còn đó. Họ có thể không thu thập của cải, họ có thể đang tụ tập tín đồ; đồng tiền đã đổi và họ cứ đếm bao nhiêu tín đồ...
Họ có thể không theo đuổi những thứ của thế giới này, họ đi theo những thứ của thế giới kia; nhưng dù thế này hay thế kia, cả hai cũng vẫn là thế giới. Và họ thậm chí còn tham lam hơn, bởi vì họ nói những thứ nhất thời này, những thứ nhất thời của thế giới này, bao gồm các thú vui nhất thời - và họ muốn những niềm vui vĩnh cửu. Tham lam của họ là tối cao. Họ không thể được thoả mãn với những niềm vui nhất thời, họ muốn có niềm vui vĩnh cửu. Chừng nào một điều gì đó còn chưa là vĩnh cửu, họ còn chưa toại nguyện. Tham lam của họ thật sâu xa, tham lam của họ thật tuyệt đối, và tham lam thuộc về bản ngã. Tham lam là cơn đói của bản ngã.
Cho nên điều đôi khi xảy ra là thánh nhân lại còn nhiều bản ngã hơn là tội nhân, và thế thì họ xa rời điều thiêng liêng. Và đôi khi tội nhân có thể đạt tới Thượng đế dễ dàng hơn những người được gọi là thánh nhân, vì bản ngã là rào chắn. Đây đã từng là kinh nghiệm của tôi, rằng tội nhân có thể vứt bỏ bản ngã của mình dễ dàng hơn thánh nhân, bởi vì tội nhân chưa bao giờ chống lại bản ngã. Họ đã nuôi dưỡng nó, họ đã tận hưởng nó, họ đã sống với nó toàn bộ. Còn thánh nhân bao giờ cũng tranh đấu với bản ngã, cho nên họ chẳng bao giờ cho phép nó được chín muồi.
Cho nên đây là thái độ của tôi: bản ngã cần phải được vứt bỏ, nhưng điều đó có thể phải chờ đợi lâu; và bạn có thể vứt bỏ nó chỉ nếu bạn trau dồi nó. Đây là gian khổ gay go của toàn bộ hiện tượng này, bởi vì tâm trí nói: nếu chúng ta phải vứt bỏ nó, tại sao ta phải trau dồi nó? Tâm trí nói: Khi chúng ta phải phá huỷ nó, thế thì tại sao lại tạo ra nó? Nếu bạn lắng nghe tâm trí bạn sẽ gặp rắc rối. Tâm trí bao giờ cũng logic còn cuộc sống bao giờ cũng phi logic, cho nên chúng chẳng bao giờ gặp nhau. Đây là logic đơn giản, toán học thông thường, rằng nếu bạn định phá huỷ ngôi nhà này, thế thì sao lại xây nó? Tại sao lại có toàn bộ cái rắc rối này? Tại sao lại có cố gắng này và lãng phí thời gian và năng lượng? Ngôi nhà không có đó, vậy sao phải xây nó thế rồi phá nó?
Ngôi nhà không phải là vấn đề thực sự - bạn mới là vấn đề. Xây ngôi nhà bạn sẽ thay đổi, và thế rồi phá huỷ ngôi nhà bạn sẽ thay đổi hoàn toàn, bạn sẽ không còn như xưa nữa - bởi vì việc tạo ra ngôi nhà, toàn bộ quá trình của nó sẽ chứng tỏ trưởng thành của bạn. Thế rồi khi ngôi nhà đã sẵn sàng bạn kéo đổ nó. Điều đó sẽ là chuyển hoá.
Tâm trí là logic còn cuộc sống là biện chứng. Tâm trí chuyển theo đường thẳng đơn giản còn cuộc sống chuyển động bao giờ cũng nhảy từ cực nọ sang cực kia, từ điều này sang chính điều đối lập. Cuộc sống là biện chứng. Làm ra, và thế rồi cuộc sống nói: Phá đi! Được sinh ra, và thế rồi cuộc sống nói: Chết đi! Đạt tới, và thế rồi cuộc sống nói: Mất đi! Trở nên giầu có, và thế rồi cuộc sống nói: Nghèo đi! Hãy lên tới đỉnh, đỉnh Everest của bản ngã, và rồi trở thành vực thẳm của vô ngã. Thế thì bạn biết được cả hai - cả ảo tưởng lẫn hiện thực, cả ảo vọng và Brahman.
Gần như mọi ngày điều ấy đều xảy ra, ai đó tới để được điểm đạo mang tính sannyas và thế rồi tâm trí người đó bắt đầu vận hành và người đó nói với tôi: Mặc áo thụng da cam làm cho tôi có nhiều bản ngã hơn bởi vì thế thì tôi sẽ cảm thấy rằng tôi là ai đó khác, phân biệt - tôi là một sannyasin, người đã từ bỏ. Cho nên mặc áo da cam làm cho tôi thêm bản ngã, người đó nói, và tôi nói với người đó: Cứ trở thành điều đó đi! Cứ trở thành bản ngã đi, nhưng có ý thức.
Bản ngã là bệnh tật nếu bạn vô ý thức về nó, nếu bạn che dấu nó trong vô thức. Bản ngã là trò chơi nếu bạn ý thức về nó. Bạn có thể tận hưởng nó. Bạn có thể chơi nó. Có ý thức đi, lưu tâm, và chơi trò chơi này. Trò chơi cũng chẳng tồi, nhưng khi bạn quên rằng nó là trò chơi và trở thành quá nghiêm chỉnh thế thì vấn đề nảy sinh.
Cho nên tôi nói tính chất sannyas không phải là nghiêm chỉnh; nó là trò chơi - trò chơi tôn giáo, tất nhiên. Nó có luật lệ riêng của nó, bởi vì mọi trò chơi đều phải có qui tắc luật lệ; không luật lệ không thể chơi được. Cuộc sống có thể không có luật lệ, nhưng trò chơi không thể không có luật lệ.
Nếu ai đó nói: tôi không định tuân theo luật lệ này - thế thì bạn không thể chơi trò chơi đó. Bạn có thể chơi bài, thế thì bạn phải theo luật chơi. Và bạn không bao giờ nói: Những luật lệ này là tuỳ tiện, giả tạo, tại sao chúng ta không thể thay đổi được chúng? Bạn có thể thay đổi chúng, nhưng thế thì trò chơi sẽ khó khăn. Và nếu mọi cá nhân đều theo luật lệ của riêng mình, thế thì trò chơi là không thể được.
Cuộc sống là có thể! Bạn có thể chơi tuỳ thích vì cuộc sống chẳng bao giờ tin vào luật lệ - nó nằm ngoài các luật lệ. Nhưng trò chơi phải có luật lệ. Nhớ lấy, bất kì khi nào bạn thấy có luật lệ, ngay tức khắc biết rằng đấy là trò chơi. Đây là tiêu chuẩn: bất kì khi nào bạn thấy có luật lệ, ngay lập tức biết đây là trò chơi, bởi vì trò chơi tồn tại qua luật lệ.
Cho nên nếu tôi nói: Mặc áo da cam, cầm tràng hạt - đấy là trò chơi, hiển nhiên. Chơi thật tận tâm tận lực - và đừng coi đó là điều nghiêm chỉnh, nếu không bạn sẽ bỏ lỡ vấn đề. Là bản ngã - hoàn hảo, được vun đắp, được trau chuốt. Cứ làm việc trên bản ngã của bạn và làm cho nó thành bức tượng đẹp, bởi vì trước khi bạn trả lại nó cho sự tồn tại, nó phải là cái gì đó đáng giá đem tặng, nó phải là một món quà.
Thursday, October 17, 2013
Quảng cáo trên facebook
Quảng cáo trên Facebook có 3 hình thức chính: Facebook Ads – Sponsored Stories – Post Engagement, mỗi hình thức phù hợp với một mục tiêu marketing nhất định và mang lại hiệu quả khác nhau. Cùng tìm hiểu về 3 hình thức quảng cáo trên Facebook để thấy bạn phù hợp và nên lựa chọn hình thức nào?
Điểm giống nhau ở cả 3 hình thức:
- Chi phí tính theo click (CPC) hoặc theo lượt hiển thị (CPM)
- Lựa chọn tiếp cận người xem theo: Độ tuổi, Giới tính, Địa lý, Ngôn ngữ, Sở thích, Tình trạng hôn nhân, Học vấn…
1. Facebook Ads
Mẫu quảng cáo truyền thống trên Facebook
- Mẫu quảng cáo bao gồm 1 hình ảnh 100×72 px, dòng tiêu đề tối đa 25 ký tự, đoạn mô tả tối đa 90 ký tự
- Chỉ hiển thị bên phải trang Facebook.
- Link trực tiếp về website của khách hàng.
2. Sponsored Stories
Quảng cáo Facebook dạng Sponsored Stories của Vietjet Air do Infolinks thực hiện.
- Mẫu quảng cáo gồm 1 hình ảnh + text được lấy tự động từ Fanpage, hoặc 1 post trong Fanpage
- Có thể hiển thị trong News Feed
- Link về Fanpage hoặc 1 post trong Fanpage
- Tiếp cận người xem theo: Fan của Fanpage, Friends của Fan của Fanpage
- Người xem có thể trực tiếp Like Fanpage, Share – Comment ngay trên mẫu quảng cáo
3. Post Engagement hay Promoted Post
Facebook Post Engagement / Promoted Post
- Mẫu quảng cáo gồm 1 hình ảnh + text được lấy tự động từ 1 post trong Fanpage
- Chỉ hiển thị trong News Feed
- Link về 1 post trong Fanpage
- Tiếp cận người xem theo: Fan của Fanpage, Friends của Fan của Fanpage
- Người xem có thể trực tiếp Like fanpage, Share – Comment post ngay khi trên mẫu quảng cáo
Vậy lựa chọn hình thức quảng cáo nào trên Facebook là phù hợp?
Dựa vào mô hình AISAS do Densu đề xuất về hành vi của người dùng bạn sẽ thấy được giai đoạn nào lựa chọn hình thức nào là phù hợp.
Mô hình AISAS của Dentsu
Attention – Gây chú ý:
Gây chú ý với 1 sản phẩm mới thông qua Facebook là một lựa chọn hết sức phù hợp, Facebook có gần 10 triệu người dùng tại Việt Nam (Tháng 11/2012) chiếm 30% lượng người dùng internet, độ tuổi tập trung từ 18 – 30, và tăng thêm khoảng 500.000 người dùng mới mỗi tháng. Quảng cáo trên Facebook dễ dàng và hết sức nhanh chóng tiếp cận toàn bộ hay một phần lượng khách hàng rộng lớn này.
Gây chú ý với 1 Fanpage mới là khá khó khăn. Từ việc xây dựng nội dung thật tốt và đều đặn, hay tổ chức các cuộc thi thì giải pháp nhanh và phù hợp nhất là làm quảng cáo Facebook Ads để gây sự chú ý cho đúng khách hàng tiềm năng (độ tuổi, giới tính, khu vực…).
Hãy xem 1 biểu đồ thể hiện khả năng và số lượng người dùng tiếp cận Fanpage thông qua quảng cáo “tăng vọt” như thế nào (một chiến dịch Infolinks đã thực hiện cho khách hàng)
Và đây là số lượng fan của 1 Fanpage tăng nhanh sau khi làm quảng cáo trên Facebook (một chiến dịch Infolinks đã thực hiện cho khách hàng):
Lượng fan tăng nhanh thông qua quảng cáo trên Facebook
Interest – Thích:
Khi đã đạt được mục tiêu gây sự chú ý hay tăng độ nhận diện thương hiệu cho sản phẩm mới hoặc đạt được mục tiêu về số lượng fan cho Fanpage, bạn có thể gây sự thích thú bằng cách sử dụng Sponsored Stories kết hợp với Promoted Post và cần phải target đúng đối tượng khách hàng tiềm năng chính là những người đã và có khả năng sẽ thích sản phẩm của bạn, chỉ cần chọn target audience là Fans + Friends of Fans + tùy chọn theo sở thích cho các mẫu quảng cáo của bạn.
Search / Action – Tìm kiếm / Mua hàng:
Sau khi khách hàng thích thú sản phẩm của bạn thông qua việc nhìn thấy và click vào các mẫu quảng cáo họ có thể sử dụng các công cụ tìm kiếm (95% là Googe) để tìm hiểu thêm và mua sản phẩm (Action). Việc của bạn là đón sẵn ở đó bằng cách sử dụng Quảng cáo Google hay làm SEO!
Hoặc khi click vào mẫu quảng cáo trên Facebook khách hàng sẽ được dẫn ngay tới website hay Fanpage của bạn. Việc còn lại của bạn là thuyết phục họ Action mà thôi!
Share – Chia sẻ:
Khách hàng sau khi mua cảm thấy hài lòng và thích thú, họ sẽ quay lại Fanpage của bạn để cảm ơn, khen ngợi, bấm Like… Vậy làm sao để cho càng nhiều người khác biết về những lời khen quý giá đó? Sponsored Stories là câu trả lời phù hợp nhất.
Khách hàng thể hiện sự thích thú thông qua Sponsored Story (một chiến dịch Infolinks đã thực hiện cho khách hàng):
Khách hàng thể hiện sự thích thú thông qua Sponsored Story
Facebook nói:
“Word of mouth is the strongest form of advertising. When someone interacts with your business on Facebook it creates a story. People can see when their friends endorse your business by liking your Page or connecting with it, and it can influence their own purchasing decisions”. Hãy đặt câu hỏi “Nếu bạn thấy ai đó Like một post của Fanpage nào đó, liệu bạn có tò mò để click vào xem thử hay không? Nhất là khi người đó lại là bạn của bạn” –> Sponsored Stories là một hình thức cực kỳ hiệu quả để tạo hiệu ứng truyền miệng và gây ảnh hưởng đến đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn.
Và để đạt hiệu quả tối đa:
Quảng cáo Facebook chỉ là một trong nhiều kênh của online marketing, và để bán hàng tốt, doanh số tăng cao bạn cần phải có một chiến lược online marketing tổng thể. Từ việc tối ưu website, tối ưu landing page, đến kết hợp các công cụ khác như quảng cáo Google, SEO… và các chương trình khuyến mại đi kèm, chính sách giá, chất lượng sản phẩm, cách thức phân phối… Lên kế hoạch và triển khai tốt các công việc này chắc chắn bạn sẽ có một chiến dịch marketing thành công!
Theo Younet
Theo Younet
Subscribe to:
Posts (Atom)