Monday, August 26, 2013

Thư của cha !

Đây là một lá thư riêng của Ông Tôn Vận Tuyền, Viện trưởng viên Quốc Gia Hành Chánh, một chánh khách nổi tiếng Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) gởi cho các con của ông lúc ông còn sống. 

Các Con thân mến,
Viết những điều căn dặn nầy, cha dựa trên 3 nguyên tắc như sau:
1. Đời sống là vô thường, không ai biết trước mình sống được bao lâu, có những việc cần nếu được nói ra sớm để hiểu thì hay hơn.
2. Cha là cha của các con, nếu cha không nói ra thì chắc không ai nói với các con những việc này đâu!
3. Những điều căn dặn để ghi nhớ này là kết quả bao kinh nghiệm xương máu, thất bại đắng cay trong cuộc đời của bản thân mà cha ghi nhận được, nó sẽ giúp các con tránh được những nhầm lẫn hoang phí trên con đường trưởng thành của các con.
Dưới đây là những điều nên ghi nhớ trong cuộc đời:
1. Nếu có người đối xử không tốt với con, đừng để tâm cho mất thời giờ. Trong cuộc đời nầy, không ai có bổn phận phải đối xử tốt với con cả, ngoại trừ cha và mẹ của các con. Nếu có người đối xử tốt với con, ngoài việc các con phải biết ơn, trân quý, các con cũng nên thận trọng một chút, vì người đời thường làm việc gì cũng có mục đích của nó, chớ có vội vàng cho là bạn tốt của mình ngay.
2. Không có người nào mà không thể thay thế được cả, không có vật gì mà nhất thiết phải sở hữu, bám chặt lấy nó. Nếu hiểu rõ được nguyên lý này, thì sau này trong cuộc đời, lỡ người bạn đời không còn muốn cùng đi trọn cuộc đời, hay vì lý do gì con bị mất đi những gì trân quý nhất trong đời con, thì cũng nên hiểu, đó cũng không phải là chuyện trời sập.
3. Đời người ngắn ngủi, nếu hôm nay ta để lãng phí thời gian, mai đây hiểu được thì thấy rằng quãng đời đó đã vĩnh viễn mất rồi! Cho nên, nếu ta càng biết trân quý sinh mạng của mình càng sớm, thì ta được tận hưởng cuộc đời mình càng nhiều hơn. Trông mong được sống trường thọ, chi bằng mình cứ tận hưởng cuộc đời mình ngay từ bây giờ.
4. Trên đời này chẳng hề có chuyện yêu thương bất diệt. Ái tình chẳng qua chỉ là một cảm xúc nhất thời, cảm giác này, tuyệt đối sẽ theo thời gian, hoàn cảnh mà biến thiên, thay đổi. Nếu người yêu bất diệt rời bỏ con rồi, hãy chịu khó nhẫn nại một chút, để thời gian dần dần trôi qua, để tâm tư mình từ từ lắng đọng, cái đau khổ cũng sẽ từ từ nhạt nhòa đi. Không nên cứ ôm ấp cái ảo ảnh yêu thương mãi, cũng không nên quá bi lụy vì thất tình.
5. Tuy có nhiều người trên thế giới này thành công, nổi tiếng mà chẳng có học hành gì nhiều, chẳng có bằng cấp cao, nhưng điều đó không có nghĩa là không cần học hành cũng sẽ thành công. Kiến thức đạt được do việc học hành, giáo dục là vũ khí trong tay của mình. Ta có thể lập nên sự nghiệp với bàn tay trắng, nhưng không thể trong tay không có gì. Nên nhớ kỹ điều này!
6. Cha không yêu cầu các con phải phụng dưỡng cha trong quãng đời còn lại của cha sau nầy. Ngược lại, cha cũng không thể bảo bọc quãng đời sau này của các con. Lúc các con đã trưởng thành, độc lập, đó cũng là lúc cha đã làm tròn bổn phận của cha. Sau này các con có đi xe bus công cộng hay đi xe hơi nhà, các con ăn soup vi cá hay ăn mì gói, đều là trách nhiệm của các con.
7. Các con có thể yêu cầu mình phải giữ chữ TÍN, nhưng không thể bắt người khác phải giữ chữ TÍN với mình. Các con có thể yêu cầu mình phải đối xử TỐT với người khác, nhưng không thể kỳ vọng người khác phải đối xử tốt với mình. Mình đối xử với người ta như thế nào, không có nghĩa là nguời ta sẽ đối xử lại với mình như thế ấy. Nếu không hiểu rõ được điều nầy, sẽ tự chuốc lấy buồn phiền cho mình.
8. Trong mười mấy, hai mươi năm nay, cha tuần nào cũng mua vé số, nhưng vẫn nghèo trắng tay, điều này chứng tỏ muốn giàu có, phải siêng năng làm ăn mới khá được. Trên thế gian này không có cái gì miễn phí cả.
9. Sum họp gia đình, thân thích đều là duyên phận, bất luận trong kiếp nầy chúng ta sống chung với nhau được bao lâu, như thế nào, nên trân quý khoảng thời gian chúng ta được chung sống với nhau. Kiếp sau, dù ta có thương hay không thương, cũng không có dịp gặp lại nhau đâu.

(Người dịch: Huynh Trung)

Bài văn tả Mẹ

Giờ tập làm văn, tôi luôn được cô giáo khen bài viết của mình và thường lên đứng giữa lớp để đọc bài tập làm văn của mình cho cả lớp nghe. Bài viết của tôi bao giờ cũng đạt điểm 7, 8 – điểm cao nhất dành cho môn tập làm văn. Tôi luôn hãnh diện vì điều đó và dường như chưa một bạn nào trong lớp phá được “kỷ lục” của tôi.
Như mọi khi, tôi lại được cô giáo gọi lên đọc bài văn “Em hãy tả về người mẹ của mình”. Tôi ngước cao mặt, đĩnh đạc bước lên giữa lớp trong sự nể phục của các bạn và cất cao giọng đọc:
“Mẹ em là người tuyệt vời nhất. Mẹ đẹp như cô tiên trong truỵên cổ tích. Mái tóc mẹ dài óng ả buông xõa ngang lưng. Mẹ gội đầu bằng trái bồ kết nên tóc mẹ vừa mượt vừa suôn. Mẹ bảo, “Lớn lên con gái đừng gội đầu bằng dầu gội mà nấu trái bồ kết gội cho tóc đẹp như của mẹ”. Mẹ có khuôn mặt đẹp như trăng rằm. Mỗi khi mẹ cười hai hàm răng mẹ trắng ngần trông đẹp lắm! Mẹ vừa dịu dàng lại vừa đảm đang. Đi làm về, mẹ vừa vào bếp nấu cơm cho cả gia đình, tối mẹ lại dạy em học bài, dọn dẹp nhà cửa rồi mới đi ngủ. Những đêm đông trời trở rét, nửa đêm mẹ lại thức giấc đắp lại tấm chăn cho em… Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuyệt vời nhất trong cuộc đời em …”
Đó là những lời văn mà tôi đã được chị gái dạy để tả về người mẹ của mình. Những bài văn của tôi luôn được điểm cao vì trước khi viết tôi luôn “tham khảo” ý kiến của chị rồi tưởng tượng thêm để diễn đạt cho hay. Có lẽ với trí tưởng tượng phong phú nên tôi sớm nổi tiếng là học sinh giỏi văn của trường.
Đọc xong bài văn tả mẹ của mình, tôi sướng lâng lâng trong người và đi về chỗ trong tiếng vỗ tay của các bạn. Đợi giây lát, cô tôi bảo:
“Bài văn tả mẹ của bạn Duyên rất hay. Câu cú gãy gọn, diễn đạt trôi chảy. Các em nên học cách diễn đạt của bạn để viết văn cho hay và phải đọc thêm nhiều sách. Hôm nay, cô muốn các em nghe thêm một bài văn nữa. Cô mời bạn Hùng”.
Tôi thoáng ngạc nhiên vì Hùng mồ côi mẹ từ năm 6 tuổi, nhà Hùng rất nghèo và Hùng chỉ học giỏi môn toán. Tôi thầm cười khi nghĩ, “Chắc Hùng viết nhăng viết cuội nên bị cô phê bình đây”.
Hùng cúi đầu cầm tập bước lên bảng và đọc:
“Em không còn mẹ. Mẹ mất đã lâu lắm rồi nên em không nhớ rõ khuôn mặt của mẹ. Mỗi lần nhớ mẹ, em chỉ nhìn lên tấm ảnh trên bàn thờ mẹ, nhớ mẹ, thương mẹ rồi chỉ biết khóc mà thôi! Mẹ mất khi em bé của em mới một tuổi. Lúc đó ba cực lắm vì phải vừa đi làm vừa nuôi em và em gái. Em gái cứ bệnh rồi khóc hoài. Sáng, ba dậy thật sớm để nấu cháo để lấy nước pha sữa cho em. Mùa mưa, nhà dột ướt không đủ chỗ ngủ, ba ru em và em gái ngủ xong rồi nằm xuống sàn nhà. Sáng thức dậy em đã thấy ba nấu sẵn nồi cháo và kèm theo tờ giấy dặn: “Con nhớ ăn sáng rồi mới đi học”.
Ba em là công nhân vệ sinh nên sáng phải dậy thật sớm làm sạch đường phố trước khi mọi người thức giấc. Em chuẩn bị đi học ba mới trở về lo cho em gái. Buổi chiều, em đi học về trông em cho ba đi làm tiếp. Ba em cực lắm nhưng lúc nào ba cũng dịu dàng như mẹ. Em ước ao mẹ mình còn sống để đỡ đần công việc cho ba. Em thèm được như các bạn có mẹ, được mẹ ôm vào lòng, được mẹ khâu áo khi bị rách, được nghe mẹ hát ru em bé ngủ như cô Tư ở sát nhà. Mỗi lần nghe cô Tư hát ru con, em lại nhớ mẹ và nước mắt trào ra. Ba bảo: “Mẹ bây giờ đã thành cô tiên ở tận trên trời cao, mẹ cũng nhớ và thương con lắm nên con phải học thật giỏi mẹ mới vui”. Em cũng thầm hứa với ba, sẽ học giỏi, học giỏi rồi mẹ sẽ sống lại với cha con mình, phải không ba?
Em càng lớn mái tóc ba càng bạc nhiều hơn. Nhìn ba tảo tần lo cho em và em gái ăn học, em thương ba lắm chỉ mong mình nhanh lớn để đi làm giúp ba, nuôi em gái. Em không còn mẹ nhưng ba chính là người mẹ vĩ đại trong cuộc đời em. Em yêu ba vô cùng…”

Những dòng cuối cùng, Hùng đã đọc trong nước mắt, cả lớp đều khóc, cả cô giáo cũng khóc và không biết tự lúc nào, nước mắt của tôi cũng lăn dài trên khuôn mặt của mình…

Đầu tư

Đây là 1 bức thư tìm kiếm chồng giàu trên mạng của 1 cô gái và được 1 vị CEO của 1 công ty thẳng thắn trả lời.
“Những gì tôi sắp nói sau đây đều thật lòng cả.
Tôi 25 tuổi. Tôi rất đẹp, tôi có phong cách và khiếu thẩm mỹ cao. Tôi muốn cưới 1 anh chàng có thu nhập từ 500,000 đô mỗi năm trở lên. Bạn có thể nói tôi là người tham lam nhưng mức lương 1 triệu đô mỗi năm thì chỉ được coi là tầng lớp trung bình ở New York.
Yêu cầu của tôi không cao. Có ai trong forum này có thu nhập hàng năm là 500 nghìn đô không? Trong số các bạn, có ai đã lập gia đình chưa? Tôi muốn hỏi: “Tôi phải làm gì để lấy được 1 ông chồng giàu như các bạn?” Trong số những anh chàng tôi hẹn hò, anh giàu nhất cũng chỉ có mức lương 250 nghìn đô mỗi năm, đối với tôi mức lương này là quá ít. Nếu như ai đó đang có ý định chuyển đến 1 căn hộ cao cấp ở phía Tây New York Garden thì mức lương này thực sự là không đủ để chi tiêu.
Tôi có vài câu hỏi cho các bạn:
1) Những anh chàng giàu có thường hay lui tới những địa điểm nào? (Làm ơn liệt kê ra tên và địa chỉ của các quán bar, nhà hàng, phòng tập thể dục…)
2) Tôi nên nhắm đến những độ tuổi nào?
3) Tại sao hầu hết mấy bà vợ của các đại gia chỉ có nhan sắc trung bình? Tôi từng tiếp xúc với vài người trong số họ, họ chẳng xinh đẹp mà cũng chẳng thú vị gì cả, nhưng họ lại cưới được những anh chàng giàu có.
4) Các bạn dựa vào những tiêu chuẩn nào để chọn vợ, và những người nào chỉ có thể là bạn gái của các bạn thôi? (Mục tiêu của tôi bây giờ là lấy chồng)”
Ms. Pretty

“Dear Ms. Pretty,
Tôi đã đọc bài viết của bạn và cảm thấy rất thích thú. Tôi đoán có rất nhiều cô gái cũng có những câu hỏi tương tự như bạn. Xin cho phép tôi được phân tích tình huống của bạn với tư cách của 1 nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Trước hết, mức thu nhập hàng năm của tôi là hơn 500.000 đô mỗi năm, đáp ứng được yêu cầu của bạn, vì thế hi vọng mọi người không nghĩ rằng tôi đang phí thời gian ở đây. Đứng dưới góc độ là 1 doanh nhân, tôi nghĩ cưới bạn quả là một quyết định thiếu sáng suốt. Câu trả lời rất đơn giản, hãy để tôi giải thích cho bạn hiểu. Gạt qua những chi tiết linh tinh khác thì rõ ràng bạn đang cố gắng trao đổi “nhan sắc” lấy “tiền”: A có nhan sắc và B trả tiền để mua nó, công bằng và sòng phẳng.
Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt ở đây là nhan sắc có thể phai tàn theo năm tháng, nhưng tiền đầu tư thì không như vậy. Thực tế phũ phàng là thu nhập của tôi tăng dần qua năm tháng, còn bạn thì không thể ngày một đẹp lên. Vì thế, nếu xét dưới góc độ kinh tế mà nói, tôi là một tài sản luôn luôn tạo ra giá trị gia tăng, còn bạn chỉ là một tài sản hao mòn. Hơn nữa, không phải là hao mòn bình thường, mà là hao mòn theo cấp số nhân. Nếu đó là tài sản duy nhất mà bạn có thì giá trị của bạn sẽ bị giảm rất nhiều sau 10 năm nữa.
Nếu so sánh với các phiên giao dịch trên phố Wall thì việc tôi hẹn hò với bạn cũng như một phiên giao dịch vậy. Nếu giao dịch bị giảm giá thì chúng tôi sẽ bán, chẳng ai ngốc đến mức giữ nó trong một thời gian dài – cũng như việc kết hôn vậy. Có thể bạn nghĩ tôi thật nhẫn tâm khi nói ra những điều này, nhưng một tài sản mà có giá trị khấu hao lớn như vậy thì tốt nhất là nên bán hoặc là cho thuê.
Bất kỳ người đàn ông nào có thu nhập 500,000 đô mỗi năm đều không phải là những gã ngu. Chúng tôi chỉ hẹn hò với bạn, nhưng chúng tôi sẽ không cưới bạn. Tôi khuyên bạn hãy quên chuyện tìm cách lấy chồng giàu đi. Thay vào đó, hãy tự kiếm cho mình khoản thu nhập 500 nghìn đô mỗi năm để trở thành đại gia. Việc này có nhiều cơ hội thành công hơn so với việc tìm một kẻ giàu mà ngu đấy.
Thân ái,
Sumit Kishanpuria, Tổng Giám đốc Ngân hàng JP Morgan
(Nguồn: facebook)

12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản

Một bà mẹ Trung Quốc sống ở Kyoto đã rất ngạc nhiên về hệ thống giáo dục mầm non cũng như thói quen của những đứa trẻ ở Nhật Bản. Cô chia sẻ những điều mình quan sát được.
Cô viết: "Trước khi tới Nhật, Tiantian (con gái cô) đã từng học ở một trường mẫu giáo của Bắc Kinh 1 năm. Vì vậy, các bạn có thể hiểu rằng, chúng tôi cũng không xa lạ gì với môi trường này. Song, có những điều ở các trường mẫu giáo Nhật Bản đã khiến tôi phải ngạc nhiên".

1. Cần rất nhiều túi để tới trường
 Vào một ngày, họ nói chúng tôi cần phải chuẩn bị một số lượng túi nhất định với các kích cỡ khác nhau.
Túi sách vở, túi bao ngoài, túi dụng cụ ăn uống, hộp dụng cụ ăn uống, túi quần áo, túi đựng quần áo sẽ thay, túi đựng quần áo sau khi thay ra và túi giày. Sau đó thì túi A phải có chiều dài nhất định, túi B phải có chiều rộng nhất định, túi C phải đựng vừa trong túi D, túi E vừa trong túi F. Tôi đã không thể tin được điều đó.
Thậm chí, một vài trường mẫu giáo còn yêu cầu các bà mẹ phải có những chiếc túi riêng của mình.
Sau 2 năm, chúng tôi đã quen với điều đó và những đứa trẻ trở nên rất thành thục trong việc đặt đồ đạc vào đúng chiếc túi của nó. Và tôi cho rằng, lý do người Kyoto không ngại ngần khi phải phân loại rác thải là vì họ đã được dạy điều này từ khi còn ở trường mẫu giáo.

2. Bọn trẻ xách túi mà không cần sự giúp đỡ của bố mẹ
 Đó là điều thực sự làm tôi ngạc nhiên. Tôi nhận thấy những người lớn Nhật Bản, dù là bố mẹ hay ông bà bọn trẻ đều không phải xách bất kì chiếc túi nào cả, trong khi bọn trẻ phải xách tất cả những chiếc túi đủ kích cỡ này (ít nhất là 2 đến 3 chiếc). Và đáng ngạc nhiên hơn nữa là bọn trẻ còn có thể chạy rất nhanh!
Còn với chúng tôi thì sao? Có thể, đó không phải là thói quen của chúng tôi hoặc có lẽ nó là một yếu tố văn hóa, song tôi mang tất cả những chiếc túi, còn Tiantian thì không phải mang gì cả.
Hai ngày sau, giáo viên của Tiantian tới và nói chuyện với tôi: “Mẹ Tiantian à, con gái chị có thể tự làm được mọi việc ở trường…” Người Nhật có thói quen là chỉ nói nửa câu, sau đó để người nghe tự hiểu.
  
   
Ngay lập tức, tôi nhận ra rằng, cô giáo đang nói về chuyện gì. Song thấy tôi trầm ngâm nên cô ấy nói tiếp: “...việc xách những chiếc túi chẳng hạn…” Sau sự nhắc nhở tế nhị này, tôi đã để cho Tiantian xách tất cả những chiếc túi của cháu.
Trong một cuộc họp phụ huynh, tôi đã nói với mọi người rằng thói quen của người Trung Quốc là bố mẹ nên xách mọi thứ thay cho trẻ con. Lúc đó, đến lượt các bà mẹ Nhật ngạc nhiên đến mức không nói được lời nào. Và sau đó họ hỏi: “Tại sao?”
Tại sao ư? Có phải là vì người Trung Quốc chúng tôi yêu những đứa con của mình nhiều hơn không?

3. Thay quần áo liên tục
Trường mẫu giáo của Tiantian có một bộ đồng phục riêng, khi tới trường, cháu phải cởi bỏ nó ra và thay một bồ quần áo khác dành để vui chơi. Nó phải tháo giày và đi một đôi giày bale màu trắng. Khi tới sân tập thể dục, lại phải thay giày một lần nữa. Sau giấc ngủ vào buổi chiều, bọn trẻ lại phải thay quần áo. Thực sự là rất phiền phức.
Khi ở lớp học Hoa Cúc, Tiantian thường bị chậm trễ trong việc thay quần áo. Tôi thì không thể làm việc này cho cháu được ngoài việc phụ giúp nó một tay. Song tôi nhanh chóng nhận ra rằng tất cả các bà mẹ Nhật đều đứng sang một bên và không giúp đỡ bọn trẻ chút nào hết. Tôi dần hiểu ra rằng, việc thay quần áo này đã dạy bọn trẻ cách sống tự lập.  
Thông qua những gì mà chúng phải làm ở trường như thay quần áo, loay hoay với những rắc rối hàng ngày hay treo những chiếc khăn tay, những đứa trẻ Nhật đã bắt đầu học được thói quen giữ mọi thứ ngăn nắp từ khi chúng mới chỉ 2, 3 tuổi.

4. Mặc quần soóc vào mùa đông
Trẻ con Nhật luôn phải mặc quần soóc vào mùa đông. Lạnh không hề hấn gì với chúng. Ông bà của Tiantian ở Bắc Kinh đã rất lo lắng về việc này và cho rằng, tôi phải nói chuyện với cô giáo về vấn đề này, bởi lẽ, trẻ con Trung Quốc không thể chịu được lạnh.
Chắc các bạn không thể tưởng tượng được khi Tiantian mới bắt đầu vào trường mẫu giáo, ngày nào, cháu cũng bị ốm. Nhưng khi tôi nói chuyện với các bà mẹ Nhật thì câu trả lời của họ đã làm tôi kinh ngạc: “Tất nhiên rồi! Lý do chúng tôi đưa bọn trẻ tới trường mầm non là để chúng ốm mà!”
Nhìn những đứa trẻ khỏe mạnh đang chạy nhảy, tôi nhận ra rằng chúng ta không nên quá nuông chiều con cái.
   
   
5. Chưa đầy 1 tuổi nhưng có thể thi đấu trong những hoạt động thể thao
 Tất cả những lớp học ở trường mầm non Nhật Bản đều được đặt tên theo các loài hoa. Ban đầu, Tiantian ở lớp học Hoa Cúc, sau đó là Hoa Loa Kèn và bây giờ là một trong số những “chị cả” - lớp học Hoa Violet. Những đứa trẻ chưa đầy 1 tuổi thì ở lớp học Hoa Đào.
Những “bông hoa đào” chưa đầy 1 tuổi này không chỉ được đưa tới trường mầm non mà còn tham gia vào tất cả các hoạt động lớn như những buổi thi đấu thể thao hay những chương trình biểu diễn. Nhìn những đứa trẻ vừa khóc vừa bò về phía trước, tôi luôn cảm thấy rất thương chúng.

6. Những đội bóng đá nữ
Khi bọn trẻ học tới lớp mẫu giáo nhỡ ở trường mầm non, chúng bắt đầu với những bài học nhảy hàng tuần, giống như những bài tập thể dục thể chất ở nhà. Khi chúng học tới lớp lớn, sẽ có một trận đấu bóng đá. Khi mà bọn trẻ không tập nhảy cả ngày nữa nghĩa là chúng đang luyện tập bóng đá. Chúng cũng chơi như những vận động viên thực thụ, thậm chí là còn thi đấu với các trường mầm non khác. Tiantian đã bị thâm tím đầy người khi chơi trò chơi này song bù lại con bé khỏe khoắn và dũng cảm hơn.
Thực sự là khi chúng tôi mới tới Nhật Bản, sức khỏe của Tiantian thật là tệ. Bọn trẻ ở Nhật thường bắt đầu chơi bóng từ khi mới 3, 4 tuổi. Ở độ tuổi ấy, chúng bé hơn bọn trẻ Trung Quốc rất nhiều. Trong lớp của Tiantian, con bé lớn hơn hẳn những đứa trẻ khác nhưng lại rất yếu.
Bọn trẻ Nhật thì sẽ chạy quanh sân, còn Tiantian thì sao? Con bé sẽ bị cát nhét đầy giày và sẽ phải nhón chân để đi bộ. Một lần, bọn trẻ có một chuyến tham quan buộc chúng phải trèo lên một ngọn núi. Và Tiantian đã phải đi xuống núi và có 2 đứa trẻ Nhật khác nhỏ hơn đi cùng để dìu con bé. Con bé chưa từng leo bộ lên một ngọn núi trong một tiếng đồng hồ. Bây giờ thì nó đã khá hơn. Năm ngoái, ở Shangrila, Tiantian đã đi bộ trong vòng 4 tiếng mà không hề hấn gì.

7. Hệ thống giáo dục có tính hòa nhập
Khi còn ở Trung Quốc, tôi chỉ nhìn thấy lớp mẫu giáo của Tiantian một vài lần. Mỗi lớp đều có một phòng học riêng, song ở Nhật Bản thì không phải vậy.
Trước 9h30 sáng và sau 3h30 chiều, cả trường đều chơi cùng nhau. Trong sân, những đứa trẻ lớn cầm tay những đứa trẻ nhỏ, những đứa nhỏ đuổi theo những đứa lớn. Chúng chơi đùa rất vui vẻ, như thể anh chị em ruột.
Ví dụ như cách đây vài ngày, trong nhóm của Tiantian và một nhóm khác, sau khi biểu diễn tiết mục của chúng, bọn trẻ đã nói những điều làm cho tất cả các bậc phụ huynh đều phải bật khóc:
"Nhóm của con hôm nay rất vui bởi vì những em lớp dưới đã biểu diễn rất tốt. Đây là nhóm cuối cùng của bọn con. Khi bọn con bắt đầu học tiểu học, chắc chắn bọn con sẽ nhớ những người bạn này và trường của chúng con".

8. Dạy cách "mỉm cười" và nói "cảm ơn"
Trong những trường mầm non ở Nhật, dường như họ không hề quan tâm đến việc dạy kiến thức cho bọn trẻ.
Chúng không có bất kì quyển vở nào, chỉ có những cuốn phác thảo mỗi tháng một lần. Trong kế hoạch giáo dục của của nhà trường cũng không hề có những môn học như Toán, chữ kana (chữ Nhật), nghệ thuật hay âm nhạc. Và cũng không có cả Tiếng Anh hay những cuộc thi Olympia Toán học quốc tế. Họ cũng không dạy trượt băng hay bơi lội.
Khi bạn hỏi họ dạy bọn trẻ những gì thì bạn sẽ không bao giờ đoán được câu trả lời: "Chúng tôi dạy bọn trẻ cách luôn luôn mỉm cười!"
Ở Nhật, bạn ở đâu không quan trọng, bạn đang nói chuyện với ai không quan trọng, mà quan trọng nhất là bạn phải “luôn mỉm cười”. Một cô gái luôn mỉm cười là cô gái xinh đẹp nhất.
Họ còn dạy những gì nữa? Họ dạy chúng nói “cảm ơn”.
Có những điều được chú trọng trong nền giáo dục của Nhật song lại không được quan tâm nhiều ở Trung Quốc. Tuy nhiên, sau 3 năm, tôi nhận thấy rằng Tiantian đã có những tiến bộ về các môn như âm nhạc, nghệ thuật và đọc. Sự tiến bộ này là nhờ phương pháp giáo dục toàn diện.
  
   
   
9. Số lượng các hoạt động
Nhìn vào lịch thì có thể biết những ngày tôi phải chuẩn bị bữa trưa cho Tiantian. Đây là những ngày con bé có những buổi dã ngoại. Tôi không thể đếm được con bé đã leo núi mấy lần, được đi thăm bao nhiêu hồ nước, được đi tham quan và nhìn thấy bao nhiêu động vật và cây cối.
Ngoài ra, Tiantian còn tham gia làm bánh, tới những ngày hội thể thao, biểu diễn ở những sự kiện cộng đồng, tham gia những lễ hội được tổ chức qua đêm, tới các buổi giao lưu, những đền chùa, các buổi triển lãm... Chỉ có thể nói rằng có rất nhiều các hoạt động trong trường mầm non Nhật Bản.

10. Tổ chức tất cả các ngày lễ
Điều này cũng thực sự làm tôi ngạc nhiên. Giống như tôi đã nói ở trên, các trường mầm non của Nhật Bản tổ chức tất cả các ngày lễ truyền thống của họ: Ngày Con Gái, Ngày Con Trai, Lễ hội Ma đói... Không chỉ có vậy, họ còn tổ chức ngày Renri (đêm thứ 7 của năm mới theo lịch âm) và ngày Qixi.
Có buổi học, Tiantian trở về nhà và nói với tôi rằng: "Hôm nay, cô giáo hỏi con người Trung Quốc tổ chức những ngày lễ này như thế nào và con đã nói rằng con không biết". Thật là xấu hổ! Chính tôi cũng không biết câu trả lời!

11. Năng lực của giáo viên
Trong một lớp học ở Nhật, có từ 10 đến 30 học sinh nhưng chỉ có 1 giáo viên. Ban đầu, tôi đã băn khoăn về điều này. Nếu cô giáo có thể để mắt được tới tất cả bọn trẻ thì quả thực cô ấy rất giỏi. Sau đó, tôi nhận ra rằng mình đã đánh giá thấp những giáo viên mầm non nơi đây. Chỉ với một giáo viên, những tác phẩm của 30 đứa trẻ, chỉ huy một đội trống (rất chuyên nghiệp), việc học nghệ thuật, âm nhạc, học đọc, ngày sinh nhật của chúng, những nhóm mà chúng tham gia và các ngày hội thể thao...tất cả đều được sắp xếp một cách ngăn nắp và cẩn thận.
Hãy nhìn cô giáo xem, cô ấy luôn bình tĩnh và thoải mái. Và cô ấy đã khoảng 50 tuổi rồi đấy! Tôi rất khâm phục cô ấy!

12. Sự ảnh hưởng của Phật giáo
Có lẽ Kyoto là thành phố có nhiều đền chùa hơn bất kì thành phố nào của Nhật Bản. Nó có một không khí linh thiêng. Hàng tuần, Tiantian đều được đưa tới các đền chùa. Trong lễ hội quan trọng nhất, con bé phải quỳ trước Phật và có những hoạt động vào ngày sinh của Phật cũng như ngày Nirvana.
Hôm qua, Tiantian đã tới đền Nishi Honganji để xin một điều ước. Con bé được đại diện cho cả lớp dâng lên Phật những bông hoa. Tôi đã hỏi xem nó ước điều gì và con bé nói rằng: "Con ước rằng con sẽ luôn tin tưởng vào Đức Phật, luôn đối xử với mọi người bằng tấm lòng biết ơn và luôn quan tâm tới những gì người khác nói". 
(Theo Nguyễn Thảo)

Hành trình xuyên miền Tây - Tôi Đã Thấy!






Tôi Đã Thấy.
Ở nơi ấy, tôi đã thấy họ thức đến 3 giờ sáng để chuẩn bị bữa sáng, nấu thức ăn và cơm cho cả đoàn ăn sáng
Ở nơi ấy, tôi đã thấy họ thức đến hơn 2h sáng để ghi âm những chương trình phát cho cả đoàn nghe
Ở nơi ấy, tôi đã thấy họ thức đến hơn 3h sáng để cập nhật bài viết, để làm video tổng kết lại các chặng đường, để cho cả đoàn cùng cảm nhận những công việc ý nghĩa đã làm
Ở nơi ấy, tôi đã thấy hằng đêm luôn có những ánh đèn pin chiếu rọi khắp nơi để đảm bảo mọi thứ đều được bình yên trong giấc ngủ của mọi người
Này bạn ơi, tôi đã xúc động khi thấy họ ôm nhau thật chặt, họ rơi nước mắt khi chia tay sau thời gian gắn bó.
Này bạn ơi, tôi đã xúc động khi nhìn thấy vẻ mặt rạng ngời ngày gặp lại, không thể thiếu chiếc ôm ấm áp...và tôi hiểu, khi những người lính gặp lại nhau họ đã ôm nhau khóc như thế nào.
Này bạn ơi, tôi đã xúc động khi thấy mồ hôi ướt đẫm lưng áo họ khi họ làm những công trình thanh niên.
Này bạn ơi, tôi đã thấy ấm lòng khi nhìn thấy họ cùng ăn trong 1 cái thau cơm, mà hay gọi là máng lợn, khi họ chia nhau ngụm nước lúc trời nắng, khi họ sẻ nhau từng miếng bánh nhỏ lúc dừng chân và cả khi họ đẩy nhau trên từng chặng đường khi lúc thấm mệt. Và gương mặt họ vỡ òa khi tự mình chinh phục được cây cầu Cần Thơ , khi tới nơi sau cuộc hành trình dài vất vả.
Bạn có thấy, trên gương mặt lấm đầy bùn, người dính hết bẩn nhưng vẫn luôn có nụ cười rạng người không, vẫn luôn có niềm vui trong ánh mắt, vẫn luôn có sự hồn nhiên nô đùa khi họ đắp đất, làm đường, khi họ dựng lại nhà cho người nghèo không?
Này cô gái, em có thấy những cô gái của chúng tôi sẵn sàng lăn xả vào bất cứ việc gì mà không nề hà, sẵn sàng khuôn vác đát đá mặc cho đôi bàn tay, đôi vai đau nhức không?
Này cô gái, em có thấy những cô gái của chúng tôi mặc cho da đen cháy, mặc cho nắng thiêu đốt, mặc cho mưa dầm người nhưng vẫn nồng cháy tình yêu dành cho những đứa em nghèo không?
Này cô gái, em có sẵn sàng đạp xe hơn trăm cây mặc chân đau, mặc cái nắng chói chang để khám phá cuộc sống, đến miền Tây yêu dấu để cảm nhận như những cô gái của chúng tôi không?
Này chàng trai, em có thấy với chúng tôi nơi đâu cũng là nhà, đâu cũng là quê hương, ngủ đâu cũng được, ăn gì cũng được không? Em có cảm nhận được "bốn bể đều là nhà" như chúng tôi không?
Này chàng trai, em có sẵn sàng xúc đất, vác cây, đắp bùn, vớt bèo, leo lên mái nhà, chặt cây... làm bất cứ công việc gì có thể giúp được người dân nghèo mà không ngại ngần chân lấm tay bùn như chúng tôi không?
Này em ơi, tôi viết với trái tim rung động khi nghĩ về những điều này, những con người với khao khát cống hiến, với tinh thần xả thân vì người khác. Tôi vui mừng khi được quen biết họ, để trái tim tôi cũng rung lên cùng nhịp đập với họ.
Này em ơi, em có thấy những điều nhỏ nhoi nhưng ý nghĩa trong cuộc sống này không? Hay em cũng từng như tôi đã sống trong mộng tưởng một cái gì đó to lớn và hào nhoáng. Để rồi nhận ra, trong từng việc nhỏ, mọi thứ đều đẹp, đều tuyệt vời.
Này em ơi, tôi còn nhớ cách đây vài năm tôi đã hỏi 1 em gái : " Anh sống để làm gì? " và em nói với tôi 1 câu tôi rung động : " Anh sống vì đất nước cần một trái tim".
Em à, tôi đã thấy, tôi đã thấy những trái tim đó.
Và đất nước, luôn cần những trái tim. — tại Trà Vinh ngày 8/8/2013 - 3h30' - Nơi muỗi đốt ngứa lắm :3.

Hành trình xuyên miền Tây - Hậu Giang : Xin lỗi anh chỉ là thằng bốc bùn


#HậuGiang - Xin Lỗi Anh Chỉ Là Thằng Bốc Bùn .

Bài viết trong cảnh ngồi ngoài trời đập muỗi cắn trong khi trực cho anh em ngủ. Phía bên là 2 bạn ban truyền thông đang thu Radio cho hành trình.
Hành trình tại Hậu Giang có nhiều thay đổi với những trải nghiệm mới.

 Những điều mới tại Hậu Giang.
Chặng đi Hậu Giang này trời mưa nhiều, ngay khi xuất phát từ Rạch Gía trời đã có 1 trận mưa thật to, may mắn là trời đã ngớt mưa khi khởi hành. Trên đường đi trời vẫn mưa, tuy nhiên chặng này mọi người đạp xe rất nhanh, có lẽ đoàn đã được nâng cao thể lực khi quen với việc đạp xe. Từ Kiên Giang tới Hậu Giang hành trình 200Km, đi trong 2 ngày liên tiếp. Chặng đi này có những con đường một bên là lúa xanh thẳng cánh , một bên là sông nước miền tây ngang ngửa con đường đi, trên sông luôn có những chiếc xuồng chở hàng đi bán, bán hàng tạp hóa trên thuyền có lẽ là tính đậm chất của miền tây, sinh hoạt trên sông nước.
Hậu Giang có nhiều cây hơn hẳn các tỉnh trước đây, có lẽ vậy nên muỗi ở đây cũng nhiều hẳn :)).
Điều đặc biệt đầu tiên là trong buổi hành trình đầu tiên đoàn ngủ tại 1 ngôi chùa. ngôi chùa của người Khơ Me với tiếng Campuchia, ở đây các sách đều viết bằng tiếng campuchia. Mà hát karaoke ở đây là tiếng campuchia nhé .

 Mưa ướt lưng anh hay mồ hôi của anh?
Hành trình Hậu Giang khởi đầu việc chuyển từ ban Hậu Cần sang ban An Ninh, kiêm CTV chở nước cho Hậu Cần . Có những sự thú vị khác lạ.
- Thứ nhất là các bạn trong đoàn phải đi theo hàng thẳng tắp, còn mình thì lượn lờ đạp xe từ cuối đoàn lên đầu đoàn, ai thiếu nước thì tiếp nước, ai đuối sức mình mình đẩy bạn ấy lên, ai buồn ngủ thì đạp cùng trò chuyện hay hát hò. Đầy tự do và vui vẻ phù hợp với tính cách của mình.
- Làm An Ninh khi đi đường có những lúc lao lên phía trước đoàn, chặn những chiếc xe khác tại ngã 3 để cho đoàn đi qua. Rồi đứng ngắm các bạn trong đoàn lần lượt đạp xe qua.
- Hay là những lúc hét hò thật to khi lên dốc, những lúc to mồm động viên các bạn đuối sức khi lên những con dốc. Những lúc lướt qua các thành viên trong đoàn cười đểu 1 cái :)).
- Làm An Ninh có những ca trực đêm cho cả đoàn ngủ, đêm nào cũng trực, cũng
Vui pha lẫn mồ hôi ướt hết áo, vì cần 1 thể lực khá tốt mới có thể đẩy các bạn và lượn lờ nhiều thế được .^^.

 Ăn và làm việc đồng đội.
Những chặng trước thì ăn cơm tuy cả đoàn nhưng vẫn tự do. Lần này có 1 sự thay đổi, các thành viên làm công trình thanh niên theo đội, hay ăn cơm. Đặc biệt là lúc ăn cơm, mỗi 1 đội đều có 1 số lượng thức ăn nhất định, đầy đủ cả đội mới ăn , thế là mỗi lúc ăn thì ầm ĩ gọi nhau ăn, rồi để dành hay nhường cho nhau miếng cơm, thức ăn... một sự ấm áp nhẹ.

 Sống một cuộc sống khác.
Có lẽ những chuyến đi hay trải nghiệm dài ngày luôn mang lại có ta nhiều góc độ của cuộc sống. Một tâm hồn rộng mở cũng như nâng cao " bản năng sinh tồn" và một khả năng sống thực với cuộc sống.
Chỉ có Cái Biêt là không sinh diệt, còn mọi thứ khác trong cuộc sống đều sinh diệt, đến đi. Khi chú tâm đúng mức có những lúc ta sẽ thấy ta chẳng là ai cả. chỉ có sự biết hiện diện chứ không có 1 thực thể gì khác.
Tất cả mọi thứ đều sẽ qua đi, từng giây, từng phút, từng giờ, từng hơi thở.
Vậy thì mình sẽ làm gì nếu mọi thứ đều qua đi?

ps : Bức ảnh chụp trong khi làm công trình thanh niên bốc bùn, đắp đường. Hậu quả là cháy hêt cả vai, giờ có 1 sự đau râm ram. hiu hiu

Hành trình xuyên miền Tây - Những ngày ở Đồng Tháp


 Dân ở đây nghèo lắm, nhưng họ rất là nhiệt tình và mến khách. 1 tô bún ở đây 6K thui. Thường thì tới tỉnh nào thì hầu hết TNV đạp xe đều qua nhà dân để tắm giặt nhờ...vì nước nơi ở (trường học) thường khá bẩn và đông người nên khó tắm giặt được.

 Lần đầu bốc vác gỗ trên vai, đau hết vai. Rồi xúc vỏ ốc đi đổ đường, bơi qua sông hỗ trợ làm cầu cho các em học sinh tiểu học, thăm quan khu sinh thái Tràm Chim (thực ra thì mình cũng ko thấy gì. chỉ có nhiều cây và mấy con chim bay :)) ), chặt cây Mai Dương . Khi đang rải vỏ ốc lên đường cho người dân đi thì trời mưa to, thế là cả lũ tắm mưa Đồng Tháp. Một cảm giác rất tuyệt vời. Đặc biệt là khi làm Cầu cho các em Tiểu học Phú Thọ A đi qua, lần đầu được tham gia làm cầu và thấy thành quả cây cầu hình thành mọi người đi qua rất là vui.

 Về hành trình : Cả đội dậy trước 5h, 5h là tập thể dục toàn đoàn tới khoảng 5h45, rồi thông báo nội dung hoạt đông tới 6h. Buổi tối sau khi lao động xong thì sinh hoạt đoàn, mà không đi ngủ sớm được vì ở đây lắm muỗi và có cả kiến 3 khoang, ngủ sớm mà có điện là tụi nó lao vào ầm ầm, màn cũng vô tác dụng.
Cũng không có nhiều thời gian rảnh, vì lịch trình làm việc kín hết, có thời gian là mọi người đều tranh thủ ngủ - do ngủ ít và hoạt động nhiều. Kỷ luật trong đoàn khá tốt, rất thích mọi người cùng chia sẻ và xây dựng đoàn tốt lên, các lãnh đạo đều lắng nghe, tôn trọng và chia sẻ ý kiến cùng thành viên. Các hoạt động của đoàn đều rất thiết thực, và lao động nghiêm túc, hăng say.

 Sau 1 tuần đi hành trình thì mình đã đen lắm rồi, sứt sẹo đầy người, thêm nữa bị rờ leo :>. Nói chung là hành trình vất vả, sống như cuộc sống của những người lao động, ăn uống cũng khá kham khổ. Tới hôm nay thì sức khỏe và thể lực tăng lên rõ rệt, bốc vác, hay lao động đều vô tư :)).

 Thời gian đầu vào thì chưa quen mọi người nên hơi chán, giờ thì quen khá nhiều nên lúc nào cũng tíu tít vui vẻ.
 Nói chung là những chuỗi ngày lao động hay say, vô lo âu, sống cuộc sống của 1 người nông rân đích thực :)).
 Thể lực tăng, tinh thần chịu khổ cũng tăng :>, cuộc sống cũng đơn giản hơn, ngủ đâu cũng được, ăn gì cũng được. Về mặt tâm linh thì mình nhận ra 1 điều :

"Từ trước tới giờ mình luôn sống trong ảo tưởng,trong mở mộng về cuộc sống, chứ không thực sống. Cảm nhận được thế nào là trọn vẹn với cuộc sống, thế nào là sống thực. Cũng cảm nhận được sự vô thường diễn ra mạnh mẽ thế nào -trong từng giây phút luôn. Bao nhiêu vất vả khó khăn, khổ cực, đau đơn...và cả bao nhiêu những giây phút vui vẻ, sung sướng...tất cả đều cũng qua đi ... " — tại THCS Phú Thọ, Phú Thọ, Tam Nông, Đồng Tháp.

Hành trình xuyên miền Tây - Những ngày ở An Giang



# Những ngày tại An Giang

 An Giang gắn liền với những cơn mưa, khi đạp xe từ Đồng Tháp qua An Giang cả đoàn đã gặp 1 trận mưa, thế như những người lính, khi đã hành quân toàn đoàn thì dù mưa to thế nào vẫn cứ hành quân. Sáng nay đi thăm nghĩa trang liệt sĩ và thắp hương cho các anh thì trời cũng mưa - và cả đoàn cũng đứng dưới mưa để làm lễ đón hài cốt các anh về. Buổi chiều san cát làm đường trời cũng mưa to.

 An Giang là nơi tốt nhất trong 3 nơi về chỗ ở, nếu như ở Long An là trùm của muỗi, ở Đồng Tháp là nơi chứa quá nhiều các con Dĩn, mấy con nhỏ nhỏ và hoành hành của kiến 3 khoang làm thành dịch bệnh trong đoàn thì ở An Giang không có côn trùng, muỗi rất là ít..ngủ thoải mái không phải lo :)).

 Điều đặc biệt ở Long An là được đi ra đồng bắt chuột, cánh đồng ở Long An rộng khắp, đúng lúc họ gặt lúa, thía là ngồi lên xe Công Nông vi vu khắp cánh đồng, một cảnh giác rất tuyệt, kiểu giống Che ngồi ô tô hành quân ấy :)). Tại Đồng Tháp thì việc xây Cầu, và tắm mưa, cũng như ngắm nghĩa cuộc sống sông nước tại đó. Còn tại An Giang thì lại gắn liền với việc trồng cây Bạch Đàn, đào đất, trồng cây, tưới nước...đủ các bước để trồng cây, nơi đây còn gắn liền với các vụ ăn vặt siêu rẻ, chỉ với 10K thôi là có thể ăn vặt thoải mái rùi, rẻ lắm, toàn 1K, 2K và cao nhất là 3K thui. Ở An Giang có rất nhiều cây Thốt Nốt, nước uống khá ngon... chiều nay mấy anh em làm đường uống xong thì buồn ngủ... cây này chứa chất gây ngủ :)).

 Đoàn thắt chặt kỷ luật 10h30 là phải tắt đèn đi ngủ, 5h kém dậy, thế nên giấc ngủ khá đầy đủ và khỏe mạnh... thực ra thì mọi người vẫn luôn tranh thủ ngủ mọi lúc, mọi nơi, từ cánh đồng, tới ngoài đường :)). Tại thời điểm này đã xuất hiện khá nhiều cặp đôi trong đoàn :)).

 Mỗi một người làm tình nguyện thì có nhiều cảm xúc khác nhau, có người dấn thân có người không., mình thì cứ xắn tay vào việc, việc nào nặng nhất cần người thì xung phong làm, việc nào chưa làm thì cũng cố gắng nhảy vào làm cho biết. Kể ra rèn luyện sức khỏe và tinh thần tốt, nhiều khi lười và vất vả lắm, nhưng cứ bắt tay vào làm, làm 1 lúc thì mồ hôi ra, lại sung sức trở lại :>. Tin tức cũng không cập nhật mấy, mà mới thấy mấy tin tức đó chẳng quan trọng gì. Tiếc môi 1 điều là có ít thời gian đọc sách và không vác thêm vài cuốn sách đi .

 An Giang cũng gắn liền với nhiều kỉ niệm đẹp của mình với đoàn khi đã thân thiết với mọi người hơn... mà có vẻ tâm hồn mình trẻ thơ hơn thì phải :>. Giờ mới hiểu hơn khi sống của những người dân, chẳng tính toàn gì nhiều, có việc bắt tay vào làm, sống vui vẻ và hạnh phúc qua ngày.

 Giờ mới biết được có lăn vào bùn đất, có dính mưa, có bụi bặm, có cháy tay, cháy mặt, có ốm đau, có sứt sẹo đầy người, có đen thui, quần áo có rách, người có bốc mùi chua, có bẩn vài ngày cũng không sao...nới đây những con người sống với nhau bằng trái tim, nhìn vào nhau bằng hành động giúp đỡ người khác, chứ không phải mấy bộ quần áo đẹp đẽ, sexy, hay một vẻ ngoài hào nhoáng. Mình thích điều này :)). Mà phải nói, đang nhìn mấy em trong đoàn "bẩn bẩn, lôi thôi" khi làm việc quen rồi, mà thỉnh thoảng các em mặc quần áo bình thường mà hấp dẫn thế :)). Người đẹp vì lụa đây mà =)).

 Chiều nay làm việc xong sớm nên đoàn được cho tự do chơi xíu :>.Những giờ phút này quý hiếm lắm :)).

Hành trình Xuyên Miền Tây - Phú Quốc



Những ngày ở Phú Quốc - Kiên Giang 26-27/7/2013

Hành trình tại đảo Phú Quốc là 1 trong những hành trình đáng nhớ nhất tại chuyến đi này, không phá phải vì Phú Quốc đẹp, không phải vì nó thiêng liêng...mà vì bản thân cuộc hành trình này chứa đầy những vất vả cũng như khổ cực.
Phú Quốc không đẹp như những gì mà báo chí hay được đồn đại, hoặc là do chưa đi được hết Phú Quốc. 
 Đi tàu siêu tốc mất khoảng 1h30 phút từ Hà Tiên tới Phú Quốc. Hầu hết trong khoảng thời gian này mọi người đều ngủ để lấy sức.

 Điều khác biệt của chuyến đi này đó là mỗi chàng trai đều phải đèo 1 cô gái, lúc này thì cô nào chân ngắn trở thành hotgirl rôi :)). Vì đạp xe 1 mình đã vất mà đạp xe chở người thì lại vất nữa. Con đường trên Phú Quốc hầu hết là những con dốc lên xuống rất này, vượt những con dốc này đều vắt kiệt sức của thành viên, nhưng cái cảm giác lao từ trên dốc xuống rất là tuyệt vời, một cảm giác tự do và chiến thắng. Có thành viên trong đoàn nói "mỗi con dốc đều có 1 phần thưởng xứng đáng", mình thấy rất đúng, mình còn thấy thêm rằng "cuộc đời luôn có nhiều con dốc, vượt qua con dốc thì lại xuống, lên xuống là điều bình thường". Một vài vụ tai nạn xảy ra khi các thành viên lao xuống con dốc mà không làm chủ được tay lái, có lẽ chuyến đi này nhiều thành viên bị thương nhất.

 Vượt qua những con dốc để tới chùa Hộ Quốc, ngôi chùa đang được xây dựng 1/3, một nơi có phong cảnh rất đẹp, trên chùa nhìn ra bờ biển, rộng tầm mắt. Nghe nói ngôi chùa này có chứa xá lợi Phật lớn nhất Việt Nam. Con đường đến chùa thì vô cùng vất vả, những những dốc cao lên xuống mà còn cả những chặng bùn đất, đang đi đường thì mưa giữa chừng... thôi thì ướt hết, rất là đẹp. Tới thăm chùa mình ấn tượng nhất là bức tượng ngài Văn Thù Sư Lợi ngồi trên sư tử, thực sự bức tượng này quá đẹp. Ngoài ra được sư thầy tặng mấy cuốn sách của thầy Thích Thanh Từ, thế là có sách đọc rồi .^^. Ngôi chùa theo phái Thiền Viện Trúc Lâm.

 Vượt qua ngôi chùa đẹp xe đến nhà từ Côn Đảo, thú thực bước xem những hình ảnh được dựng lại cảnh tra tấn, cảnh giam cầm các chiến sĩ chính trị mà lòng quá ngậm ngùi, ngậm ngùi vì sự tra tấn dã man, ngậm ngùi vì khâm phục ý chí của các anh, thực sự nhìn thực tế mới biết được vì dân tộc, các anh đã cống hiến và ý chí như thế nào. Những người lính với lý tưởng hi sinh vì tổ quốc thì có cái gì có thể cản trở được các anh đâu. Thành kính tri ân các anh ( _/\_ ).

Nhà từ Côn Đảo được dựng lại với tỉ lệ như thực, nên miêu tả rất chân thực, nếu lần nào bạn tới Phú Quốc nên qua thăm nhà tù, chắc chắn bạn sẽ có nhiều cảm xúc lắm đấy.

 Qua nhà tù là cuộc hành trình về nhà văn hóa thiếu nhi để ngủ đêm, ôi, giờ này thì là con đường đất đỏ mà ổ gà, ổ chuột liên miên nối tiếp, vừa đi mà như là nhún thú bông... cũng là 1 điều rất là thú vị :)). Sau đó thì cả đoàn đi tắm biển Phú Quốc , tắm biển thì đâu cũng như đâu cả nên ko có gì để kể .^^.
 Đoàn trở về chỗ ngủ trong buổi tối, nếu hành quân trong đêm thì điều thú vị nhất đó là đi chung cả đoàn và mọi người cùng hát hò. Trưởng ban An Ninh có nói khi vượt dốc hay đuối sức, hãy cùng hát lên, hét to lên, thể không khí vào phổi nhiều hơn và có sức hơn . Mình thấy điều này rất đúng nhé, nên khi nào vất vả cứ hét hay hát to lên để có sức nhé. Cùng nhau đi đường tối và hát là trải nghiệm rất tuyệt đó, chẳng cần biết đến thứ gì khác, cứ say sưa đạp xe và nghêu ngao hát, lúc nào thì mọi người đều hòa nhịp.

Điều thú vị thứ hai là các chặng nghỉ, hoặc chặng chờ đợi các bạn tụt phía sau đoàn, khi nằm ngoài đường ngắm nhìn bầu trời, nằm ria đường trò chuyện và mát xa cho nhau, chia nhau từng miếng nhỏ lương khô, chia nhau từng ngụm nước nhỏ... tình đồng đội thật tuyệt vời. Đây sẽ là những kỉ niệm mình sẽ nhớ sâu...một cảm giác rất tuyệt.

 Buổi tối đi ăn ở Phú Quốc, uống trà chanh 12K, sinh tố 20K...nói chung Phú Quốc là 1 trong những địa điểm ăn uống đắt đỏ ở Miền Tây, các nơi khác thì rẻ hơn rất nhiều. Đặc cái mấy em bán trà chanh ăn mặc sexy vỡi :)). (Lâu lắm chả được ngắm :">). Ngồi 1 lúc thì cả hội rủ nhau đi ăn cháo, hội 9 người mà gọi 2 bát cháo lòng, 1 bán bún cả... ăn để cảm nhận hương hoa của thức ăn.... phải nói đồ ăn ở đây rất là...chán :)).
Rồi cả đoàn ngủ lăn lóc tại nhà thiếu nhi, 1 hàng dài ngủ cùng nhau... ngủ đông thế này vui phết .^^.
 Từ Phú Quốc trở lại Hà Tiên vào buổi trưa, trời nắng chang chang, đạp xe rất mất sức. Mình mình thấy là khi đạp xe hát hò hay nói chuyện vui vẻ sẽ giúp tăng tinh thần rất nhiều, bớt mệt... chứ cùi cụi mà đạp 1 mình thì sẽ mệt và buồn lắm :)). Vừa đạp xe vừa kể cho các em 4 nguyên tắc tâm linh và những câu chuyện về luân hồi - tái sinh. Nói chung là cười phớ lớ. 

Đoàn trở về ngôi trường ở Hà Tiên thì mệt nhoài, chiều này được Xả trại, khá đông đi bắt cua ốc để tối nâu ăn, mình thì làm giấc ngủ và tranh thủ giặt quần áo... đi thế này quần áo suốt ngày bẩn vì lê lết nhiều :)).
Chiều tối đạp xe cùng mấy em đi mua cốc cafe nhâm nhi cho 1 buổi chiều đạp tại Kiên Giang. 

Một vài điều từ Phong Vân

1. Bộ Kinh Vân là 1 người mà làm gì thì chịu trách nhiệm với nó, điều này rất đáng học hỏi. Không quan tâm hay giải thích với mọi người, làm điều gì cảm thấy cần làm. Người không có lòng tham thì sẽ không chối bỏ những điều mình làm, chỉ khi có lòng tham, mong muốn mới giấu đi những thứ mình làm sai hoặc nói dối.
2. Nhiếp Phong là người có tấm lòng nhân từ, yêu thương. Anh ấy luôn làm theo trái tim, một con người chính trực. Tuy nhiên điều đó xuất phát từ tấm lòng của anh ấy chứ không phải sự giả tạo.
3. Giỏi đến mấy cũng có cao thủ giỏi hơn xuất hiện, chằng ai là bất khả chiến bại, mọi tham vọng đều phải trả giá, tuy nhiên….phải trải qua những thất bại đau khổ thì mới nhận ra và quay đầu được, thế nên, việc gì muốn làm thì cứ làm, chịu trách nhiệm với nó là được.
4. Vô Danh là đỉnh cao của kiếm và đạo, là thiên kiếm, là con người luôn thuộc về chính phái và có thực lực. Các cao thủ đều trải qua vô vàn cuộc chiến đấu mới rèn luyện được võ thuật và ý chí, mọi thứ ngoài đời cũng vậy…phải trải qua gian khổ rèn luyện.
5. Sự phối hợp của Phong Vân tạo ra Ma Kha Vô Lượng, sức mạnh sẽ tăng lện gấp nhiều lần nếu đoàn kết lại, điểm mạnh yếu bù nhau/. Mặt khác cần sự hiểu nhau, chấp nhận điều tốt để phát huy điểm mạnh. chấp nhận điều xấu mới có tình bạn lâu bền.