Thế nào là một thương hiệu mạnh?
Các giáo sư đại học sẽ cho rằng thương hiệu mạnh sẽ là thương hiệu đảm bảo được cả bốn mức độ trong tháp tài sản thương hiệu của Kevin Lane Keller.
Nhân viên nghiên cứu thị trường từ công ty MillwardBrown sẽ cho rằng đó là thương hiệu có chỉ số gắng kết (bonding) cao nhất và là thương hiệu không thể thay thế khi người tiêu dùng mua hàng.
Al Ries và Jack Trout sẽ nói rằng đó là một thương hiệu có điểm khác biệt nổi trội trong tâm trí khách hàng.
More và các cộng sự của ông sẽ nói rằng nó có một logo và hệ thống nhận diện thương hiệu đẹp.
Các nhà làm quảng cáo như Kevin Robert sẽ cho rằng đó là một thương hiệu mang tính biểu tượng tình yêu và người tiêu dùng yêu nó bất chấp lý do.
Các nhà tiếp thị có thể nói rằng đó là thương hiệu trường tồn, có những ý tưởng lớn, tầm nhìn và sứ mệnh to lớn, làm ra những việc lớn lao.
Vậy thì người tiêu dùng bình thường sẽ định nghĩa thế nào là một thương hiệu mạnh? Chẳng qua là tôi vừa mới tham dự một buổi nghiên cứu thảo luận nhóm về và vô tình nghe được câu trả lời.
Thương hiệu mạnh là thương hiệu đi đâu cũng thấy bán, cũng thấy có người mua và dùng. Đơn giản vậy thôi.
Họ không vì yêu thích cái logo, yêu cái định vị, yêu cái sứ mệnh to lớn của thương hiệu và sẵn sang đi hết tiệm này đến tiệm khác cho đến khi tìm ra cái thương hiệu mà mình cho rằng không thể thay thế.
Thực tế không phức tạp như lý thuyết hay các quan điểm vĩ đại từ những công ty vĩ đại. Muốn có thương hiệu mạnh, trước hết hãy phân phối thật tốt. Thương hiệu càng phân phối càng rộng thì càng có nhiều người tiếp cận, càng có nhiều người tiếp cận thì càng có nhiều người mua và có xu hướng mua lại vì sự tiện lợi của nó.
Và đó cũng chính là quan điểm của Bryan Sharp, một người chuyên dùng những số liệu thống kê thực tế để chứng minh rằng những lý thuyết đẹp tuyệt vời kia không hề chính xác.
Tóm lại, thương hiệu mạnh là thương hiệu đi đâu cũng thấy có bán!
No comments:
Post a Comment