Saturday, March 30, 2013

[phuonghoblog] Vì sao công chúng muốn quan hệ với bạn?



tags: 
Một người bạn của tôi, vốn là một chuyên gia về PR đang đứng lớp dạy về PR có nhờ tôi dạy giùm 1 buổi vì cô ấy bận đi Hàn Quốc. Đề tài cần nói là lên một kế hoạch PR vì cô ấy nghĩ rằng nếu tôi lên kế hoạch quảng cáo thì chắc cũng biết đôi chút về lên kế hoạch PR.
Và như vậy, một người không làm PR như tôi lại phải nói về PR. Tôi suy nghĩa đơn giản như vầy: làm quan hệ công chúng thì cứ hãy trả lời công chúng là ai và vì sao họ muốn quan hệ với mình. Mà ở đời, người ta chỉ muốn quan hệ với mình khi mình mang lại cho người ta cái gì đó, lợi ích gì đó… Muốn vậy thì mình phải thấu hiểu điều công chúng cần.
Tôi cho rằng PR ngày nay là một mục tiêu của truyền thông hơn là một kỹ thuật truyền thông. Và khi nói đến truyền thông, tính sáng tạo là quan trọng nhất. Các học viên của tôi đều rất thích thú vì những case tôi đưa ra và họ vô cùng ngạc nhiên khi biết rằng chính các công ty PR cũng thừa nhận họ không sáng tạo lắm.
Điều tôi vui nhất sau bữa học này chính là có một bạn sinh viên nói với tôi rằng tôi đã hoàn toàn thay đổi nhận thức của bạn ấy về PR.

[phuonghoblog] Người bình thường




1333179374_Cafe bet Han Thuyen 2
“…If we had a few more people like Barry around, who couldn’t care less about advertising, we’d have a better view of what our job actually is. Instead of putting ourselves in a context that makes us believe everyone, everywhere, cares deeply and desperately about ads. We’d realize no one, anywhere cares at all about ads…” – Dave Trott
 “…For to operate in the tiny world of ‘Adland’ is to live and work in splendid isolation from all that surrounds us… ” – Martin Weigel
Chuyện 1. Một nhãn hàng muốn tung ra một sản phẩm làm đẹp. Và thế là họ tổ chức một buổi hội thảo để tìm hiểu về người tiêu dùng. Toàn bộ nữ nhân viên của họ và công ty quảng cáo đang làm cho họ được mời đến để tìm ra những sự thật ngầm hiểu. Tôi chẳng cho rằng đó là cách hay. Nhưng khổ nỗi lại đang là cách mà chúng ta đang làm. Những người làm tại công ty quảng cáo là những người được hỏi nhiều nhất. Và thật ra họ không phải là người bình thường.
Chuyện 2.  Một nhãn hàng café lỡ dại dành khuyến mãi cho phụ nữ cao trên 1.65 trên facebook và thế là bị mọi người la ó. Vài giờ sau đó, chương trình này phải hủy và người ta cho rằng thương hiệu này từ đây khó mà sống được. Nhưng hãy nhìn lại ai là người phản đối, bình luận hay chia sẽ nhiều nhất về sự kiện này! Từ network của tôi trên facebook, tôi thấy toàn bộ người nói về chuyện này đều đang làm trong ngành truyền thông hoặc digital advertising. Bạn bình thường của tôi, những người không làm trong ngành này, những người không quan tâm nhiều đến thương hiệu hay quảng cáo trên facebook, họ thấy bình thường hoặc đôi khi cũng chẳng có gì ghê gớm hết. Và dĩ nhiên, họ sẽ vẫn mua loại café này.
Chúng ta quan tâm quá nhiều về quảng cáo, về thương hiệu, về blog, về facebook và luôn cho rằng người bình thường cũng quan tâm giống chúng ta.Một điều tra thú vị cho thấy người làm trong ngành truyền thông dành nhiều thời gian lên internet hơn người bình thường. Và vì thế, các công ty truyền thông vẫn cho rằng xu hướng quảng cáo trên digital là tất yếu còn người bình thường vẫn cứ thích xem tivi.
Chúng ta xem quá nhiều phim quảng cáo hay, phỏng vấn quá nhiều người trong ngành để tìm hiểu insight mà ít khi bước ra khỏi văn phòng công ty quảng cáo để tìm tư liệu cho mình.
Hãy một lần nghĩ mình là người bình thường và không quan tâm đến quảng cáo hay truyền thông.
Hãy một lần nghĩ mình là người bình thường với những suy nghĩa giản đơn về sản phẩm, mua sắm hay thương hiệu.
Hãy một lần nghĩ mình là người bình thường để làm quảng cáo cho những người bình thường. 

[phuonghoblog] Thương hiệu mạnh


awesome-vietnamese-dude-coke
Thế nào là một thương hiệu mạnh?
Các giáo sư đại học sẽ cho rằng thương hiệu mạnh sẽ là thương hiệu đảm bảo được cả bốn mức độ trong tháp tài sản thương hiệu của Kevin Lane Keller.
Nhân viên nghiên cứu thị trường từ công ty MillwardBrown sẽ cho rằng đó là thương hiệu có chỉ số gắng kết (bonding) cao nhất và là thương hiệu không thể thay thế khi người tiêu dùng mua hàng.
Al Ries và Jack Trout sẽ nói rằng đó là một thương hiệu có điểm khác biệt nổi trội trong tâm trí khách hàng.
More và các cộng sự của ông sẽ nói rằng nó có một logo và hệ thống nhận diện thương hiệu đẹp.
Các nhà làm quảng cáo như Kevin Robert sẽ cho rằng đó là một thương hiệu mang tính biểu tượng tình yêu và người tiêu dùng yêu nó bất chấp lý do.
Các nhà tiếp thị có thể nói rằng đó là thương hiệu trường tồn, có những ý tưởng lớn, tầm nhìn và sứ mệnh to lớn, làm ra những việc lớn lao.
Vậy thì người tiêu dùng bình thường sẽ định nghĩa thế nào là một thương hiệu mạnh? Chẳng qua là tôi vừa mới tham dự một buổi nghiên cứu thảo luận nhóm về và vô tình nghe được câu trả lời.
Thương hiệu mạnh là thương hiệu đi đâu cũng thấy bán, cũng thấy có người mua và dùng. Đơn giản vậy thôi.
Họ không vì yêu thích cái logo, yêu cái định vị, yêu cái sứ mệnh to lớn của thương hiệu và sẵn sang đi hết tiệm này đến tiệm khác cho đến khi tìm ra cái thương hiệu mà mình cho rằng không thể thay thế.
Thực tế không phức tạp như lý thuyết hay các quan điểm vĩ đại từ những công ty vĩ đại. Muốn có thương hiệu mạnh, trước hết hãy phân phối thật tốt. Thương hiệu càng phân phối càng rộng thì càng có nhiều người tiếp cận, càng có nhiều người tiếp cận thì càng có nhiều người mua và có xu hướng mua lại vì sự tiện lợi của nó.
Và đó cũng chính là quan điểm của Bryan Sharp, một người chuyên dùng những số liệu thống kê thực tế để chứng minh rằng những lý thuyết đẹp tuyệt vời kia không hề chính xác.
Tóm lại, thương hiệu mạnh là thương hiệu đi đâu cũng thấy có bán! 

[Nguyễn Ngọc Long Blackmoon] SỐNG KHÔNG BIẾT NHỤC!



SỐNG KHÔNG BIẾT NHỤC!

Trong buổi lễ kết nạp thành viên và ra mắt câu lạc bộ Chuyên Marketing của Trường Đại Học Công Nghiệp, một bạn sinh viên đặt câu hỏi cho mình rằng cái tôi cá nhân có quan trọng hay không? Mình không trả lời câu hỏi đó mà nói với 200 bạn sinh viên có mặt ở hội trường là ai tự thấy cái tôi cá nhân là quan trọng thì giơ tay lên.

Có khoảng hơn 90% các bạn sinh viên đã giơ tay lên đầy hứng khởi. 

Thực ra đây là một câu hỏi rất dễ trả lời. Vì nếu cái tôi cá nhân không quan trọng thì còn gì quan trọng nữa bây giờ? Không ai muốn trở thành bản sao của bất cứ một người nào khác. Chúng ta chỉ có thể nỗ lực trở thành chính bản thân mình, hoặc trở thành... không ai cả!

Nếu nghĩ theo chiều ngược lại, rằng cái tôi cá nhân của mình là quan trọng thì cái tôi cá nhân của người khác cũng quan trọng không kém. Vì thế chúng ta phải biết chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt khi làm việc nhóm. Tại vì ý thứ 2 của câu hỏi là làm sao để dung hòa giữa cái tôi cá nhân và cái tôi tập thể?

Theo mình, sẽ không có sự khác biệt quá lớn về cái tôi cá nhân và cái tôi tập thể. Vì nếu một tập thể nào đó có định hướng, sứ mệnh, mục tiêu... khác xa lý tưởng sống của bạn thì tại sao bạn lại phải tham gia vào đó để bây giờ vật vã trong đau khổ vì không thể chấp nhận nổi nhau? Có lẽ những câu hỏi kiểu như thế này chỉ xảy ra ở những bạn đã có lựa chọn sai xuất phát từ việc thiếu thông tin về hội nhóm mà chỉ đăng ký cho vui, đăng ký theo phong trào hoặc giả là do chính cá nhân bạn chẳng hiểu nổi bản thân, rằng mình đang sống vì cái gì và đâu là mục tiêu quan trọng của cuộc đời.
Một bạn khác hỏi anh tham gia facebook để làm gì?

Mình trả lời ngay, mình tham gia facebook vì lý do ĐƯỢC NÓI. Hàng ngày chúng ta vẫn đang thao thao bất tuyệt ở đủ mọi nơi, nhưng thực ra đó không phải là nơi chúng ta được nói. Vì đó không phải là diễn đàn của chính chúng ta.

Ở tại gia đình, chúng ta thường đưa ý kiến trong diễn đàn của cha mẹ và thường sẽ phải chịu sự áp đặt theo truyền thống Á Đông. Sẽ thật hạnh phúc nếu như trong một gia đình mà con cái được tự do bày tỏ quan điểm của chính mình, nhưng số lượng đó có vẻ không nhiều. Ra ngoài xã hội chúng ta phải nói trong diễn đàn của những kẻ lắm tiền, khác biệt về tư duy suy nghĩ và ít khi chịu lắng nghe. Đi vào công sở chúng ta lại phải nói trong diễn đàn của sếp nhỏ, sếp lớn và sếp tổng.

Vậy thì tại sao không bày tỏ quan điểm ở trên facebook, blog hay nhật ký cá nhân truyền thống? Đó là nơi chúng ta được nói. Đó là diễn đàn của chính chúng ta. Càng có nhiều kinh nghiệm sống và trải nghiệm, các bạn sẽ càng nhận ra một điều rất đau khổ rằng tôi muốn nói, tại sao không ai cho tôi được nói? Vậy thì hãy thoải mái nói đi.

Và để làm được điều đó, chúng ta cần dũng cảm.

Rất nhiều bậc đàn anh, cha chú nói với bạn rằng hãy dũng cảm, hãy dấn thân và hết lòng thực hiện lý tưởng sống của chính mình. Rất nhiều diễn giả, nhiều cuốn sách, nhiều chương trình huấn luyện kỹ năng mềm cũng nói với bạn y chang như vậy. Hãy dũng cảm để thành công. Nhưng làm sao để dũng cảm bây giờ? Làm sao để vượt qua được những rào chắn trong suy nghĩ của bản thân? Mình thì nói với các bạn sinh viên một cách trần tục hơn, rằng các bạn muốn thành công thì phải tập cách sống và làm việc KHÔNG BIẾT NHỤC.

Bạn không thể cất lời ở giữa đám đông để nói lên những điều suy nghĩ vì bạn sợ nếu sai thì mọi người chê cười và mang nhục. Bạn không dám đưa ý tưởng lên cho sếp duyệt vì sợ không khả thi thì mang nhục. Bạn cứ ngồi một chỗ chờ một công việc như ý trong một công ty bự bự từ trên trời rớt xuống chứ không sẵn sàng làm những việc "level thấp" ở các công ty nhỏ nhỏ vì sợ nhục...

Khoảng năm học lớp 7 hay lớp 8, có một lần (như nhiều lần khác), sau khi lấy hết can đảm vẫn chẳng dám giơ tay lên bảng chữa bài thì tôi đã để mất cơ hội vào tay một người "dũng cảm" hơn. Thật đáng tiếc là bạn đó làm sai, sai một cách rất ngô nghê và căn bản. Kết quả là cả lớp cười rần rần và bạn đó đi về trong sự "xấu hổ và ê chề nhục nhã". Đến cuối giờ học ngày hôm đó, tôi rủ bạn đi đá cầu nhưng bạn nhất quyết không chịu và nói chỉ muốn ngồi một mình vì đang xấu hổ. Tôi ngớ người ra hỏi mày xấu hổ chuyện gì? Và phải mất một lúc sau tôi mới nhớ ra rằng hồi đầu giờ bạn đã làm sai, và đã mang nhục trong một khoảng thời gian... cực ngắn!

Từ đó, tôi chợt nhận ra một điều rằng thực ra nhục không có gì đáng sợ. Vì mỗi người chúng ta đều có quá nhiều việc quan trọng phải bận tâm, hơn là dành ra cả ngày cả tháng cả đời để đi khinh thường người khác. Nói chúng, chúng ta đắm chìm trong những nỗi nhục do chúng ta tưởng tượng ra nhiều hơn là những lời xì xào mà thiên hạ có thể nói về chính chúng ta. 

Để thành công cần biết nắm bắt nhiều cơ hội, dựa trên nền tảng của lòng dũng cảm. Và lòng dũng cảm được cụ thể hóa thành một thứ rất đời thường vô cùng dễ hiểu, là không biết nhục. Bí quyết của mình chỉ đơn giản như vậy mà thôi, ai cũng muốn học cách không sợ nhục thì bấm Like và Share ủng hộ. Chúc cả nhà một ngày cuối tuần vui vẻ và đầy nhục nhã :-))))))))))

[Nguyễn Ngọc Long Blackmoon] LÀM VIỆC VỚI MỘT LŨ NGU THẬT MỆT



LÀM VIỆC VỚI MỘT LŨ NGU THẬT MỆT

Đây là câu tui thường xuyên nghe được từ miệng các bạn trẻ thông minh tột bậc, tài năng xuất chúng và từ chính trong suy nghĩ của tui cách đây vài năm. Bất cứ vấn đề gì đưa lên mà bị sếp gạt đi vì lý do nào đấy thì tui đều tỏ vẻ khó chịu, khinh khỉnh và tự nhủ trong đầu "đúng là ngu", "đã đéo biết gì mà còn ngang bướng", "chờ đấy coi hậu quả rồi trắng mắt ra"... Nói tóm lại, tui thấy làm việc với một lũ ngu thật mệt.

Rồi tui ngày càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn, làm được nhiều việc vĩ đại hơn, có nhiều tiền hơn và đủ tự tin hơn để đứng ở vai trò giám đốc một công ty. Tui cũng lại đi thuê những bạn trẻ năng động, tài giỏi xuất chúng như tui ngày trước vô làm việc. Trong kế hoạch mà các bạn ấy submit lên, tui lại thấy đầy rẫy những vấn đề mà kinh nghiệm cho tui biết rằng kế hoạch này thất bại. Nhưng vì quá bận nên tui không thể đi giải thích từng chút một. Tui nghĩ, các bạn trẻ hẳn là cũng đang rất hậm hực vì thấy làm việc với mấy thằng ngu như tui thật mệt!

Khổ nỗi, phải đến lúc bị những người khác coi là thằng ngu thì tui mới thấy các ông sếp bà sếp ngày xưa của mình thông minh quá trời thần. Tui hiểu rằng họ chỉ góp ý những chỗ mà họ biết, họ đã trải qua thôi. Và để lãnh đạo được cả một công ty thì tất nhiên họ chẳng ngu gì cả. Ngay cả khi họ thực sự có sai xót trong đánh giá kế hoạch của tui thì tui vẫn ngu hơn họ ở chỗ không có khả năng thuyết phục. Tui mới thực sự là một thằng ngu chứ không phải họ. Tui mất mát nhiều hơn họ.

Hôm trước ngồi nói chuyện với một bạn đại gia. Bạn í hỏi tui cách thức đi mua danh hiệu hoa hậu cho "mấy con chân dài não ngắn" (trích nguyên văn đó). Tất nhiên là tui biết, và tất nhiên là tui không có chỉ. Vì tui bị không thích chứ cũng chẳng có gì nghiêm trọng. Tui bảo, ủa mắc chi gọi người ta não ngắn? Tui dị ứng ai gọi người đẹp là não ngắn lắm nha. Người ta xinh xắn đẹp đẽ chân dài, chứ người ta có banh háng trước ban thờ nhà bạn đâu mà chửi người ta não ngắn? Bạn đó nói là hổng phải, tại "não tụi này ngắn thiệt, chứ có phải vì nó chân dài mà bị chửi não ngắn đâu".

Bạn đó bẩu muốn mua danh cho mấy ẻm, rồi dắt đi ngồi tiếp khách cho đẹp đội hình, ký tá hợp đồng cho dễ; mà vẫn có thể để làm bồ nhì, kép nhí; chơi chán còn có thể sang tay... Nói chung là tui thấy bạn tính toán khôn chết mẹ, bỏ con săn sắt bắt con cá rô, lợi đơn lợi kép. Cơ mà bạn nói đọc được tin nhắn ẻm khoe với "con hàng" khác là ẻm mới "chăn" được bạn, mới "đào" được một con vespa, một iPhone 5 và mấy cái túi hiệu LV (xuất xứ khu vực nào thì hem rõ).

Tui bỗng thấy thương cho mấy em chân dài quá. Người ta dân làm ăn buôn bán, trong đầu có sỏi đá bê tông, lặn lộn giang hồ mấy chục năm trời để xây dựng cơ đồ sự nghiệp, không lẽ người ta ngu đến độ bị các em gài hàng mà không hay biết? Túm quần lại, các em chân dài (não cũng không ngắn lắm) kia thì đang tự cho rằng các bạn đại gia là một lũ ngu, trong khi kì thực các em thì cũng chẳng khôn cho lắm. Nên túm cái quần què lại thì, làm việc với một lũ ngu thật mệt, vì mình cứ phải... giả vờ ngu hơn chúng. Bạn đại gia chốt lại vấn đề như vậy đó.

Tui hổng nói ra đâu nhưng tui nghĩ trong đầu bạn đại gia này cũng ngu quá đi thôi. Bạn cần phải biết là có những thứ dùng để làm việc, còn có những thứ chỉ dùng để làm tình thôi chứ, lẫn lộn với nhau làm chi cho mệt vậy? Nhưng rồi tui chột dạ, người ta giàu hơn mình tức là xét về tổng thể người ta phải giỏi hơn mình, thế nên chắc có uẩn khúc gì đó ở đây mà mình còn chưa nắm rõ. Suy nghĩ tới lui, tui quyết định là trong vụ trọng án này, TUI NGU NHẤT.

Thiệt tình, cuộc đời tui quanh quẩn tới lui toàn NGU với NHỤC (http://on.fb.me/WNnism). Đúng là quá nhọ cho đội sóc lọ :-))))))))))

[Nguyễn Ngọc Long Blackmoon] Truyền thông bằng Phương pháp Vạch Trần


Truyền thông bằng Phương pháp Vạch Trần

TRUYỀN THÔNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP VẠCH TRẦN HAY CÂU CHUYỆN CỦA CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN VÀ “NƯỚC ĐƯỜNG” STARBUCK
Hôm nay mình có một buổi tư vấn khá đặc biệt. Đối tượng nhận tư vấn là dự án e-commerce thuộc một tập đoàn CNTT lớn (tạm gọi là S). Đối thủ của họ là Lazada và thegioididong.com. Mục tiêu kinh doanh đặt ra là chiếm vị trí số 2 trong thị trường bán lẻ trực tuyến hàng công nghệ.
Thực ra, nếu xác định mục tiêu chỉ đơn thuần là chen chân vào một thị trường sẵn có thì việc tìm ra một phân khúc an toàn để chiếm lĩnh, đối với S là không hề khó. Nhưng vấn đề là họ đang không muốn đóng vai trò kẻ mạnh, và muốn đánh nhau để chiếm ngôi đầu bảng, chứ không chấp nhận tham gia vào một cuộc chạy đua song mã theo kiểu đôi bên cùng sướng.
Sau khi thảo luận và phân tích một số vấn đề liên quan đến điểm mạnh, điểm yếu của dự án này cũng như các đối thủ; cùng với việc nhìn sâu vào insight khách hàng, insight sản phẩm, thì mình kết luận rằng cơ hội cho S đang rất mù mờ. Tuy nhiên, nếu đã chấp nhận cuộc chơi sứt đầu mẻ trán, máu chảy đầu rơi thì mình có thể tư vấn được.
Trong truyền thông có một quy luật gọi là đối nghịch. Tức là mọi sự vật hiện tượng trên đời đều có 2 mặt. Có trái có phải, có tốt có xấu. Trong thế mạnh có điểm yếu và trong thế yếu cũng có điểm mạnh riêng. Nếu thegioididong.com đang ở thế dẫn đầu, là market leader và chiếm phần lớn thị phần thì chắc chắn có rất nhiều khách hàng luôn có mong muốn sử dụng dịch vụ của thegioididong.com. Nhưng tin vui là quy luật đối nghịch cũng chỉ ra rằng sẽ có một phần trăm không nhỏ số lượng khách hàng khác cực kỳ KHÔNG MUỐN MUA HÀNG CỦA thegioididong.com
Họ có thể đang là khách hàng của Viễn Thông A, của Lazada. Họ chấp nhận mua hàng không phải vì bất cứ giá trị vượt trội gì của của 2 thương hiệu này, mà chỉ bởi vì họ không muốn mua hàng của thegioididong.com, họ cho rằng mua hàng của đối thủ là cách để cho… bõ ghét! Và thậm chí một phần khách hàng khác của chính thegioididong.com cũng đang buộc phải mua bán tại đây vì họ chưa tìm ra một lựa chọn tốt hơn. Người ta vẫn đang mua và vẫn liên tục kêu than về nó.
Như vậy, nếu S không tìm ra được một lợi thế cạnh tranh vượt trội, đủ mạnh để làm tốt hơn thegioididong.com, thì lời khuyên được đưa ra là S nên trở thành một lựa chọn thay thế thegioididong.com. Khi ấy, S sẽ lấy hết được những khách hàng đang cực kỳ không muốn mua hàng của thegioididong.com theo quy luật đối nghịch. Để thực hiện được việc này, S phải tìm ra điểm yếu nhất trong lợi thế mạnh nhất của thegioididong.com và sử dụng cái đó làm vũ khí để chiêu dụ khách hàng đối nghịch.
Gợi ý của mình cho S, đó là dựa trên uy tín sẵn có của tập đoàn, và từng bước xây dựng lợi thế cạnh tranh về giá, sau đó dùng thông điệp “UY TÍN KHÔNG TÍNH VÀO GIÁ THÀNH SẢN PHẨM” để tấn công trực diện thegioididong.com. Bởi vì một trong những lợi thế rất lớn của thegioididong.com là “uy tín bán hàng chính hãng”. Và họ vẫn thường mang cái “uy tín” đó ra để giải thích cho việc bán hàng với giá thành luôn cao hơn mặt bằng chung.
Thông điệp này có 3 tác dụng. Một là vạch trần điểm yếu của thegioididong.com. Hai là để khẳng định với khách hàng rằng S là nơi bán hàng uy tín. Ba là để ngấm ngầm truyền tải thông điệp rằng chúng tôi bán hàng giá rẻ (hơn thegioididong.com). Và cái mấu chốt ở đây là những chữ như “giá rẻ”, “giảm giá”, “giá thấp”… đã không xuất hiện trong thông điệp. Tại vì những chữ đó với chữ “uy tín” có thể coi như kẻ thù không đội trời chung, không được quyền xuất hiện chung trong cùng ngữ cảnh.
Và tác dụng cuối cùng, chính là để xác lập VỊ TRÍ SỐ 2 cho S, mặc nhiên làm lơ đối thủ Lazada. Bởi vì, khi bạn mang chính bản thân mình ra so với người thứ nhất, thì những người khác sẽ nghĩ rằng hoặc bạn đang ở vị trí số 1, hoặc nếu không, tức là bạn đang ở vị trí số 2.
Thực ra, đó là con đường mà mình tư vấn cho S. Còn việc họ có làm được hay không thì lại là một câu chuyện rất dài. Bởi vì, cuộc chiến về truyền thông không phải là cuộc đấu dựa trên câu thông điệp. Mà là bản chất sự việc có thể hiện đúng câu thông điệp đó được hay không? Nếu S muốn phủ nhận thegioididong.com một cách triệt để, thì những điều họ đưa ra phải là SỰ THẬT. Họ phải là một đơn vị uy tín thực sự (cái này họ đã có) và luôn dẫn đầu về giá (chuyện dài nhiều tập).
Câu chuyện không dừng lại đấy. Vì nhân cuộc tư vấn này, mình cũng muốn nói thêm về chuyện của Trung Nguyên và Starbuck. Phát pháo từ tuyên bố của ông Đặng Lê Nguyên Vũ rằng Startbuck “không bán cà phê, họ chỉ đang bán nước có mùi cà phê pha với đường”, báo chí trong nước và trên các diễn đàn, mạng xã hội dược dịp bàn tán xôn xao. Và sau đó, nhiều bài báo “khéo léo” được cài cắm tiếp theo để biến vấn đề trở thành nghị luận truyền thông. Kết quả là cái tên Trung Nguyên mặc nhiên được đặt cạnh Starbuck và một thông điệp ngầm đã được cắm vào đầu người đọc – Trung Nguyên là nhãn cà phê số 1 Việt Nam.
Tại vì, nếu không phải là số 1, thì Trung Nguyên không tự nhiên nhận lãnh nhiệm vụ đi đấu với thương hiệu “cà phê” hàng đầu thế giới như Startbuck ở thị trường trong nước. Đây cũng là một cách vận dụng khéo léo quy luật đối nghịch. Dù trong thực tế, không vì tuyên bố và những nghị luận truyền thông này mà người ta cho rằng Trung Nguyên là nhãn cà phê số 2 thế giới, sau Starbuck, nhưng ít nhất, nhiều người nghĩ rằng Nescafe, Highland Coffee và Gloria Jean mặc nhiên là những kẻ không cần bàn tới; và không phải là đối thủ của Trung Nguyên.
Cũng với phương cách vạch trần này, Trung Nguyên có thể không lôi kéo được những khách hàng đang “thích uống nước đường có vị cà phê” của Starbuck, nhưng họ đã làm cho nhiều người khác nghĩ rằng “à, tuyên bố này chứng tỏ Trung Nguyên là cà phê thứ thiệt”. Nếu không “thứ thiệt”, Trung Nguyên không đi tố cáo Starbuck là kẻ “điêu toa”.
Luật cạnh tranh thương mại nghiêm cấm việc so sánh trực tiếp hai sản phẩm cùng ngành, nhưng sự so sánh của Trung Nguyên là không vi phạm khi họ đã khéo léo “đá” Starbuck ra khỏi thị trường “cà phê thứ thiệt” cùng phân khúc. Bên cạnh đó, tuyên bố của cá nhân ông Đặng Lê Nguyên Vũ cũng không đại diện được cho thương hiệu của Trung Nguyên.
Truyền thông bằng phương pháp vạch trần dựa trên việc vận dụng luật đối nghịch có nhiều điểm mạnh nhưng cũng có rất nhiều điểm yếu. Và tất nhiên trong khuôn khổ bài viết này, mình không tiện nêu ra vì vừa để bảo vệ Trung Nguyên, vừa để bảo vệ cho S – đơn vị mà mình vừa tư vấn. Những điểm yếu đấy, mình chỉ nói cho đối thủ của Trung Nguyên và đối thủ của S nghe thôi. Tại vì như vậy mình mới đóng tròn vai của một tên sen đầm buôn vũ khí, kích động chiến tranh và thu lời bất chính j/k.
Dac Nguyen Hưng Zino Quang Mai Duy William Vu Thần Gió
(Nguồn: Nguyễn Ngọc Long’s Facebook – December 04, 2012 at 08:46PM)

[Nguyễn Ngọc Long Blackmoon] NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN - ĐỈNH CAO CỦA TRUYỀN THÔNG




  1. NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN - ĐỈNH CAO CỦA TRUYỀN THÔNG

  2. Hôm qua đi coi phim 12 CON GIÁP, và chỉ sau khoảng 5 phút đầu tiên thì mình đã "tóm" ngay được một bài học truyền thông cực kỳ đắt giá. 

  3. Ấy là khi một người tỷ phú đấu giá thành công bộ 4 con tem cổ duy nhất trên thế giới, ông này - trước một rừng ống kính của giới truyền thông - đã xé nát 3 con tem rồi cầm con tem thứ 4 lên nói: "Đây là con tem cuối cùng trên thế giới và nó là vô giá".

  4. Mình nói rằng đó là chi tiết đáng đồng tiền bát gạo và nhiều bạn nhảy vô nhận xét, nói chi tiết đó chẳng có gì mới. Rằng nó cũ rích rồi. Rằng việc độc quyền ai cũng biết blah blah... Mình thì không nghĩ vậy, và mình cũng chẳng thấy thích thú ở khía cạnh độc quyền nhiều lắm. Bởi vì dù có 1 con tem hay 4 con tem thì bộ tem đó vẫn cứ là độc quyền của ông tỷ phú, làm gì có bộ tem thứ 2 trên thế giới. Đúng không ạ?

  5. Thực ra, ngay trong status thì mình đã nhấn mạnh rằng việc xé 3 con tem làm cho mình thích thú vì nó được xé trước MỘT RỪNG ỐNG KÍNH CỦA GIỚI TRUYỀN THÔNG.

  6. Nếu ông tỉ phú này âm thầm xé tem thì giá trị của con tem còn lại vẫn tăng lên thành "vô giá". Nhưng việc "xé tem" hoàn toàn không có giá trị PR nhiều lắm. Bởi vì, nếu xé tem trong yên lặng, ông tỉ phú chỉ có thể bằng cách nào đó tường thuật việc này lại với báo chí, và báo chí viết lại thành một bài báo dạng thông tin thuần túy. Đó là một cách kể chuyện cực kỳ tẻ nhạt. 

  7. Truyền thông/PR là nghệ thuật của sự kể chuyện. Đầu tiên, bạn phải có một câu chuyện đủ hấp dẫn, và được kể lại cũng với một cách hấp dẫn không kém. Đấy mới là đỉnh cao của nghệ thuật truyền thông.

  8. Hành động xé tem là một câu chuyện hấp dẫn để nói về giá trị của bộ tem. Nếu báo chí mô tả lại có một ông tỷ phú mua bộ 4 con tem duy nhất trên thế giới trị giá 10 triệu đô, người đọc sẽ không quan tâm lắm. Vì thực ra việc đó... cũng chẳng có gì đáng để quan tâm. Cái gì mà chẳng có thứ duy nhất trên thế giới. Con số 10 triệu đô có thể lớn nhưng gắn với ông tỷ phú thì lại trở thành chuyện tào lao.

  9. Nhưng khi 3 con tem bị xé, giới truyền thông sẽ bị... choáng! Họ sẽ tìm mọi cách để tường thuật lại sự kiện này. Và trong bài viết, họ sẽ dùng mọi cách - để thay ông tỷ phú - chứng minh với đọc giả rằng 3 con tem bị xé là vô cùng quý giá. Qua đó, nghiễm nhiên giá trị của con tem cuối cùng sẽ được nâng cao.

  10. Hành động xé tem một cách bất ngờ, quyết liệt, dứt khoát với ánh mắt, giọng nói, phong thái... tất tần tật mọi thứ của ông tỷ phú cũng ngay lập tức được một rừng ống kính chụp lại và đăng tải trong nhiều bài báo.

  11. Khi nhận làm truyền thông cho bất cứ một sản phẩm dịch vụ nào, mình cũng phải tự đặt ra một câu hỏi "chuyện đấy có gì để nói?". Hay chính xác hơn thì sẽ là "câu chuyện liên quan đến sản phảm dịch vụ đấy có gì để nhà báo "nói" hay không?". Nếu chúng ta không tạo ra được một câu chuyện đủ sức hấp dẫn kích thích nhà báo tự nguyện, tự phát "nói" về điều đó thì kết quả cuối cùng chúng ta thu nhận được sẽ là những bài viết cực kỳ tẻ nhạt, buồn chán, đơn điệu. Là những bài báo được viết lại từ việc nhận phong bì theo kiểu trả nợ lẫn nhau. Một bài như vậy, bản thân phóng viên viết xong còn thấy chán, thì ai thèm đọc? Rồi làm sao có tác dụng PR/truyền đạt thông tin???

  12. Trong cơn bão của dịch cúm gia cầm và người dân lúc nào cũng ở trạng thái hoang mang cực độ, nói không với tất cả các loại thịt gà thịt vịt, thì việc đăng một bài báo nói rằng Đồng Nai hết dịch là việc làm vô nghĩa. Nhưng hình ảnh ông Bộ trưởng bộ NN&PTNT Cao Đức Phát dự một "bữa tiệc thịt gà" (http://bitly.com/RUHTJX) thì lại là một câu chuyện cực kỳ hấp dẫn và đầy thuyết phục. Cũng tương tự như hình ảnh ông nghị sĩ Nhật Bản - Yasuhiro Sonoda uống nước lấy từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima trước một rừng ống kính của giới truyền thông đã xuất hiện khắp các mặt báo trên thế giới (http://bitly.com/RUIqM1).

  13. Họp đại biểu Hội Đồng Nhân Dân là một cuộc họp cực kỳ khó tường thuật cho hấp dẫn vì nó quá "formal". Các bạn phóng viên báo chí sẽ gần như có một cái khung định sẵn có thể sử dụng cho mọi kỳ họp, chỉ cần thay nội dung cũ bằng các ý trích từ những bài chất vấn mới là xong. Hình ảnh thì 1000 năm vẫn vậy, trong một khán phòng từng đó con người ăn mặc lịch sự, ngồi nghiêm nghị trước những chiếc micro và đến lượt ai thì người đó đứng lên phát biểu.

  14. Thế nên bài chất vấn của ông Hội đồng Khoa (http://bitly.com/RUJgIL) với hành động lôi từ dưới gầm bàn lên nào là cây héo, miếng tôn rỉ sét, cốc nước đen ngòm... sẽ là những KHOẢNH KHẮC CỰC KỲ QUÝ GIÁ và là những HÌNH ẢNH HẤP DẪN, SINH ĐỘNG KHÔNG THỂ BỎ QUA. Đỉnh điểm của "câu chuyện" là khi tạm ngưng bài chất vấn, ông Khoa mang những "tang chứng" này lên bàn đại biểu để "tặng lại" cho các bác lãnh đạo chóp bu.

  15. Đó là một câu chuyện quá sức hấp dẫn và đầy cảm hứng để các nhà báo chỉ muốn chạy ngay về nhà để tường thuật lại trong hàng trăm bài xã luận. Những cái tít kiểu như "Đại biểu mang nước cống lên bàn hội nghị", "Chủ tịch UBND thành phố được tặng cành cây héo"... là cứu cánh đầy thuyết phục cho những bài báo tẻ nhạt thường thấy sau những cuộc chất vấn kiểu này.

  16. Truyền thông là kể chuyện. Và thông điệp truyền thông là thứ đọng lại trong đầu người nghe sau khi đọc xong câu chuyện đấy. Nếu chúng ta đủ kỹ năng để sáng tạo ra những câu chuyện hay, hấp dẫn, nhiều kịch tính và truyền cảm hứng thì câu chuyện sẽ được lan truyền đi tiếp. Đấy là lúc thông điệp bắt đầu chuyển qua trạng thái viral - là một cấp độ có thể coi như khó nhất của truyền thông.

  17. Vấn đề là làm sao để sáng tạo ra những câu chuyện đủ hay ho và hấp dẫn? Hẹn gặp các bạn trong một bài viết khác.

[Nguyễn Ngọc Long Blackmoon.] CHỈ NHỮNG ĐỨA THẦN KINH MỚI CỐ GẮNG VƯỢT QUA CHÍNH BẢN THÂN MÌNH

CHỈ NHỮNG ĐỨA THẦN KINH MỚI CỐ GẮNG VƯỢT QUA CHÍNH BẢN THÂN MÌNH

(Bài rất dài và chỉ phù hợp cho bạn nào thích khám phá bí mật của truyền thông - tiếp thị)

Hôm qua, Cô Gái Đồ Long share một bài viết của bạn Văn Trinh trên báo Giáo Dục Việt Nam có cái tựa rất kêu "Bi kịch của Lê Hoàng". Đọc lướt từ trên xuống dưới, tôi thấy đây là một bài viết CỰC KỲ THÚ VỊ VÀ HẾT SỨC HAY HO. Nó hay tới mức tôi phải lần đầu phá lệ, PR công khai cho nó mà chẳng được đồng nào [1]. Đường link đây ạ, mời các bạn vào ngự lãm http://bitly.com/ZRqxie.

Các bạn đọc xong chưa ạ? Đọc xong rồi thì có thấy nó hay không? Tất nhiên là có! Và cũng tất nhiên là cái hay của các bạn chưa chắc đã trùng với cái hay mà tôi thấy. Nhưng trước hết, tôi sẽ chỉ ra cho các bạn thấy một vài... điểm dở. Với lưu ý rằng đây chỉ là những điểm dở của một bài viết hay thôi nhé.

Bạn Văn Trinh khẳng định "tìm trên google từ 'Đạo diễn Lê Hoàng' cho ra 1,050,000 kết quả; 'Lê Hoàng' cho ra 3,410,000 kết quả và 'Giám khảo Lê Hoàng' cho ra 2,960,000 kết quả". Từ đó, bạn kết luận đây là "bi kịch đầu tiên" của đạo diễn Lê Hoàng.

Tất nhiên với đại đa số người đọc thông thường họ sẽ rất thỏa mãn với lập luận đầy tính "khoa học" thế này. Nhưng tôi không hiểu tự bao giờ báo chí Việt Nam có kiểu tôn sùng kết quả Google như vậy? Số lượng từ khóa tìm kiếm Google đâu phải là tất cả, nhất là khi nó có thể bị trùng lắp với nhiều kiểu dữ liệu khác nhau. Nhưng gạt vấn đề đó qua một bên thì dẫn chứng phía trên là hoàn toàn phi thực tế kể cả bằng cảm quan lẫn đo lường cụ thể.

Sau khi kiểm chứng, tôi ghi nhận việc tìm kiếm với từ khóa "Đạo diễn Lê Hoàng" cho ra khoảng 3,2 triệu kết quả http://bitly.com/ZRt4ZGtrong khi "Giám khảo Lê Hoàng" cho ra khoảng 383 ngàn kết quả http://bitly.com/ZRthw2. Tức là danh xưng "đạo diễn Lê Hoàng" được biết tới gấp 10 lần danh xưng "Giám khảo Lê Hoàng". Vậy thì Lê Hoàng làm gì có cái bi kịch nào ở đây với vai trò đạo diễn?

Tôi thì biết bạn Văn Trinh không chủ ý "nói vu" lên như thế, chỉ là do khi tìm kiếm bạn đã quên đi dấu ngoặc kép mà thôi. Vậy nên kết quả tìm kiếm của Giám khảo Lê Hoàng sẽ được hiểu là tìm "Giám khảo" và "Lê Hoàng"; trong khi Đạo diễn Lê Hoàng sẽ được hiểu là tìm "Đạo diễn" và "Lê Hoàng". Chữ Giám Khảo thì sẽ có nhiều kết quả hơn chữ Đạo Diễn nên mới cho ra kết quả như bạn Văn Trinh kết luận. Tóm lại là tai nạn nghề nghiệp [2] không hơn!

Xuống dưới, bạn nói rằng Lê Hoàng vì mải mê làm giám khảo nên chẳng còn làm ra được những bộ phim bom tán hay ho. Nhưng "suy cho cùng, đạo diễn là một nghề, giám khảo cũng là 1 nghề. Cả hai nghề đều không vi phạm đạo đức, pháp luật. Vậy nên, ai đó chọn nghề dễ kiếm tiền và nổi tiếng là dễ hiểu. Vô cùng dễ hiểu!" - bài viết chốt lại một câu như thế. Uh thì đúng rồi. Lê Hoàng vẫn được biết đến với vai trò Đạo Diễn nhiều hơn là Giám Khảo. Lê Hoàng vẫn chỉ làm những việc mà pháp luật không cấm, vẫn kiếm được nhiều tiền và nổi tiếng. Vậy tóm lại thì đâu là bi kịch? Đó là điểm dở thứ 2.

Vậy tại sao tôi lại tâm đắc với bài viết của bạn Văn Trinh và cho rằng nó quá thú vị và hết sức hay ho? Tại vì trong bài có một câu vô cùng giá trị. Đó là câu "Anh xuất hiện nhiều quá". Tôi không biết là vô tình hay hữu ý, nhưng câu này của bạn Văn Trinh phù hợp với QUY LUẬT GIA TĂNG - MỘT QUY LUẬT TỐI QUAN TRỌNG TRONG TRUYỀN THÔNG TIẾP THỊ. Và đây mới thực sự là bi kịch của đạo diễn Lê Hoàng.

Các bạn còn nhớ bài phân tích (http://on.fb.me/ZRE89g) của tôi về hành động "xé tem" trong bộ phim Chinese Zodiac - 12 Con Giáp của Thành Long chứ? Ngay sau khi đấu giá thành công 02 con tem cổ duy nhất trên thế giới, vị đại gia đã lập tức xé nát một con tem trước sự ngỡ ngàng và sửng sốt của hàng trăm quan khách. Ông ta tuyên bố con tem còn lại bây giờ đã trở thành vô giá, vì nó là độc nhất vô nhị trên thế giới. Lẽ diễn nhiên, cái gì càng hiếm thì càng quý.

Lê Hoàng đã làm điều ngược lại, và vị đạo diễn này vi phạm vào quy luật gia tăng một cách nặng nề.

Lẽ ra, khi người ta đang phát cuồng lên với một giám khảo Lê Hoàng chua ngoa, đanh đá mà sắc sảo, Lê Hoàng phải biết làm giá bằng sự tiết chế cần thiết. Càng ít xuất hiện, Lê Hoàng càng có thời gian để làm mới bản thân và khiến cho khán giả không nhàm chán. Đừng nghĩ rằng Lê Hoàng của Bước Nhảy Hoàn Vũ "nhạt nhẽo" hơn Lê Hoàng của Cặp Đôi Hoàn Hảo. Lê Hoàng nào cũng vậy mà thôi, chỉ có điều, câu chuyện cười kể lần 1 thì rất hay ho, lần 2 thì bớt hay đi một chút và nếu kể đến lần thứ 10 thì chẳng ai thấy nó buồn cười nữa cả!

Nếu tinh ý một chút, các bạn sẽ thấy tôi không bao giờ tung ra 4-5 bài viết liên tục khả dĩ có thể thu được số likes/comment/share "khủng" dù tôi có thừa khả năng làm như thế! Sau những bài viết "gây bão" trên Facebook, tôi thường post những thứ... rất linh tinh. Việc đó vừa tạo ra tâm lý chờ đợi, vừa là cơ sở để người ta so sánh và dễ dàng phát cuồng lên với những bài viết tiếp theo dù cho nó không có gì quá đặc biệt. Nói một cách đơn giản, thì một điểm 6 của đứa học dốt có thể khiến mọi người nghiêng mình ngưỡng mộ trong khi điểm 8 của đứa học giỏi có thể trở thành nỗi ô nhục nặng nề cho cả lớp. Đời là như vậy đó.

Hơn nữa, những bài viết ba lăng nhăng sau khi gây bão sẽ khiến tôi đỡ phải căng đầu ra suy nghĩ và tìm cách vượt qua chính bản thân mình. Điều đó là vô cùng khó, thậm chí không bao giờ làm được. Càng cố gắng như vậy, tôi sẽ càng bị cho rằng đang "nhạt dần đều" theo công thức của Lê Hoàng. Chỉ những đứa thần kinh mới cố gắng vượt qua chính bản thân mình... từ ngày này qua tháng khác (câu này mang ý nghĩa tự răn chứ không móc mỉa gì ai đâu ạ).

Để tránh cãi bẫy (rất dễ sa vào) mà quy luật này giăng ra, chúng ta cần dũng cảm và dẫn dắt người đọc tiếp nhận vấn đề theo một góc nhìn có lợi. Đơn giản vậy thôi. Ví dụ với trường hợp của Lê Hoàng, đâu cần nhoi lên TV nhiều như thế. Thương thuyết để xuất hiện trong một chương trình với con số cát-xê gấp 3 lần, Lê Hoàng sẽ không cần tham gia tới tận 3 gameshow liên tiếp để tự biến mình thành... hàng chợ! Cũng như nhiều blogger khác chấp nhận đăng status PR với giá 500 ngàn, 1 triệu. Còn tôi ra giá đăng status PR lên facebook Nguyễn Ngọc Long là 3 triệu, 5 triệu, 10 triệu tùy theo. Cuối cùng, các bạn ấy tưởng là có nhiều hợp đồng hơn tôi nhưng thực chất đang phải làm việc vất vả hơn và thu được số tiền ít hơn tôi đấy chứ.

Cũng nhiều blogger thuê người đi "kéo likes", "kéo subs"... để hiện lên con số hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn người hâm mộ nhằm tạo hiệu ứng đám đông. Với hy vọng người ta truy cập vào face của các bạn ấy sẽ mắt tròn mắt dẹt rằng đứa này có gì hay mà nhiều người follow thế? Nhưng mỗi bài bình thường mà các bạn ấy post lên thu được trung bình 200 likes, tôi chỉ có lượng follow khoảng năm đến sáu ngàn (bằng 1/10, 1/20 thậm chí 1/50 các bạn ấy) nhưng cũng thu được khoảng 100 likes thì bài viết của ai chất lượng hơn ai?

Ở đây, tôi cũng tạo ra hiệu ứng đám đông nhưng theo cách khác. Thay vì gia tăng số người follow ảo, tôi sẽ hạn chế số lượng bạn bè. Trong thực tế, mỗi tuần tôi lại nhận được vài PM thắc mắc "tại sao anh chỉ có 700 người bạn mà lại có tới gần 7000 người theo đuôi? em nghĩ rằng anh chắc chắn có gì đặc biệt". Đấy chính là một dạng thay đổi góc nhìn.

Hãy liên tưởng đến việc đoàn người xếp hàng của Starbuck. Theo bạn, nếu Highland Lê Lợi được làm cho nhỏ lại, rồi "lùa" hết số lượng khách trong cửa hàng đó mỗi ngày ra đứng xếp hàng (thay vì cho ngồi đầy ra trong quán) thì cái đuôi rồng rắn của Highland so với Startbuck ai sẽ dài hơn? Bạn có biết rằng mỗi lần thegioididong.com khai trương một siêu thị mới thì số lượng người trong shop đông tới mức nhiều khi phải lách ngang người mới chen qua được? Nếu cho từng đó con người ra đứng xếp hàng thì Starbuck nào địch nổi? Nhưng rất tiếc, nếu Highland không cho người ta ùa vào ngồi như vậy mà phải đứng xếp hàng thì người ta sẽ bỏ đi ngay. Bởi vì giá trị thương hiệu của Highland không đủ sức hấp dẫn như Starbuck.

Lê Hoàng cũng như Starbuck (tôi nói như chứ không so sánh vì khập khiễng). Khi đã tạo dựng được cho mình một chỗ đứng riêng, một thương hiệu riêng không lẫn vào đâu được, thì đường đi đúng đắn nhất là phải biết làm giá bằng cách tiết chế sự xuất hiện thay vì cố gắng phủ sóng thật nhiều rồi cố gắng vượt qua chính bản thân mình... trong vô vọng!

"TÂM LÝ HỌC" ỨNG DỤNG TRONG TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI



"TÂM LÝ HỌC" ỨNG DỤNG TRONG TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI

Mình không phải là một chuyên gia tâm lý, càng không phải người giỏi trong việc nghiên cứu và thực hành môn tâm lý học ứng dụng (sở trường của em Hiền Nga) cho nên mình sẽ không thể chém về lý thuyết. Mình chỉ tiết lộ một số "thủ thuật" về tâm lý mà mình ứng dụng trong truyền thông xã hội, nó không mang tính chiến thuật hay chiến lược, nó chỉ là những thứ "tiểu xảo" dạng tactic mà thôi.

Cho nên các bạn cần hiểu rằng những gì mình viết ra không phải là lý thuyết, tiên đề hay định lý. Tức là không phải là những thứ mang tính giáo khoa chắc chắn đúng, nó chỉ đơn giản là mình cảm thấy đúng và áp dụng qua nhiều campaign thì thấy là nó chưa sai bao giờ cả.

1- TÂM LÝ BẦY ĐÀN

Người Việt mình bị ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông rất mạnh. Thế nên trên facebook của mình, mình luôn phải giữ cho mọi thứ ĐA PHẦN đi đúng hướng thông tin mà mình mong muốn. Đó là lý do vì sao mình rất hay xóa comment. Bất luận là comment đó "vô văn hóa" hay cực kỳ lịch sự, nhưng nếu không đúng ý mình là mình sẽ xóa.

Có những thứ mình viết ra rất là tâm huyết nhưng có một vài chỗ thông tin chưa đúng, và thế là có người vào góp ý sửa lưng. 100% các comment được đăng lên, kể cả là tích cực hay tiêu cực mình đều đọc, đều suy ngẫm và suy tính đúng sai. Cái nào mình thấy góp ý sai mình sẽ bỏ qua, còn cái nào góp ý đúng thì mình âm thầm tiếp thu sửa chữa (ngay, hoặc lần sau nếu được). Nhưng bất cứ comment nào chỉ ra đích xác cái sai của mình mà được bấm LIKE quá nhiều thì mình sẽ xóa.

Bởi vì nếu để những comment đó lại, người khác nhìn vô sẽ bị hoang mang. Họ sẽ có cảm giác rằng đây là một bài viết sai chứ không phải là một bài viết đúng gần như toàn bộ và có một vài ý bị sai. Vì vậy, comment đó dù rất lịch sự cũng phải "lên đường". Mình chưa bao giờ thấy việc để những comment đó lại cho ra vẻ công tâm là một ý hay.

2- DẬP TẮT TRANH LUẬN

Nếu bài viết 99% là đúng, chỉ có 1% sai và bị moi móc thì đương nhiên mình áp dụng nguyên tắc tâm lý đám đông để xóa comment và sửa lại bài. Nhưng trong trường hợp bài viết bị sai nhiều quá, thì không thể sửa chữa và cũng không thể xóa hết toàn bộ comment đi được. Trong trường hợp này, mình tự biết tranh luận là điều không nên làm, vì càng tranh luận mình sẽ càng yếu thế và sụt giảm uy tín một cách trầm trọng. Khi ấy, phải có cách để dập tắt sự công kích và tranh luận ngay lập tức.

Đó là lên tiếng nhận sai một cách VÔ CÙNG THÁI QUÁ. Nếu chỉ nhận sai thì không được, mà chiến thuật ở đây là phải làm quá lên, thổi phồng sự việc lên. Để cho những người đang phân vân đọc vào không hiểu là mình sai thật hay mình giả bộ nhận sai "trước một kẻ cù nhầy và lắm mồm". Mà theo quan sát của mình thì sau khi áp dụng đòn tâm lý này, hầu hết các comment sau quay qua chỉ trích người đưa comment đối nghịch là cù nhầy thấy ghét.

Thế là khi ấy mình sẽ nhẩy vào can ngăn, đề nghị các bạn không cãi lộn chỉ trích nhau nữa. Và "để giữ hòa khí", mình xin phép được xóa bài viết đó đi.

3- QUYỀN NĂNG KẺ YẾU

"Vâng - ạ - dạ - thưa" là những chữ các bạn thấy nhiều nhất trong mọi bài viết, mọi comment đối đáp của mình. Mình không bao giờ tự đặt vai trò vị trí của mình lên cao quá để đóng vai kẻ mạnh. Bởi vì mạng xã hội là một không gian mở. Sẽ có một lúc nào đấy, một thằng nhóc 13 tuổi chỉ thẳng vào mặt bạn và quát lên "mày nói ngu bỏ mẹ". Trong trường hợp đấy, bất luận bạn có thực sự nói sai hay đúng, nhưng cách xưng hô và thái độ trịch thượng của thằng oắt con đó sẽ làm bạn cảm thấy bị tổn thương. Và chẳng ai cấm được nó phát ngôn như vậy cả.

Nếu là bạn, bạn sẽ làm gì? Xóa comment đi à? Nó bay về nhà nó chửi và tag bạn bè bạn vô được chứ. Im lặng bỏ qua? Rồi người khác đọc được sẽ nghĩ sao về bạn? Bạn có định vô tranh luận với nó hay không? Càng cãi qua cãi lại thì bạn càng mang nhục chứ chẳng giải quyết được gì. Với mình thì dễ lắm. Ai chửi mình kiểu đó mình vào cười hì hì rồi "vâng ạ, cảm ơn" một câu thế là xong. Bất cứ ai đọc vào cũng cảm thấy đó là một câu nói rất bình thường và quen thuộc, không có gì đặc biệt.

Ở vai trò kẻ yếu, mình không mất gì khi phải nhún nhường; mình chẳng bị tổn thương, tự ái khi bị dìm hàng hay ném đá. Mình chẳng bị ai trách móc khi làm gì sai trái. Mình là kẻ yếu, mình được phép sai, đơn giản vậy thôi.

4- LÈO LÁI ĐÁM ĐÔNG

Khi mình đăng status liên quan đến chuyện chó mèo, tất nhiên là xuất phát từ câu chuyện của cá nhân mình chứ hoàn toàn chẳng liên quan gì đến cái hội Yêu Động Vật. Nhưng vấn đề là các bạn bên ấy đọc xong thì đã bị hiểu lầm nghiêm trọng. Mình đọc những dòng chữ mà admin bên đó là Vi Thảo Nguyên viết thì mình hiểu được vấn đề ngay. Theo lý ra, sau khi đọc bài viết "kể tội" của cái cô Vi Thảo Nguyên ấy thì mình sẽ phang lại ngay một bài cho cô ta... mất mặt chơi. Nhưng sau khi đọc kĩ lại thì mình phát hiện ra cô này bản tính rất kẻ cả, tự cho mình là cái rốn của vũ trụ, quen thói ăn nói xấc xược nhưng cái chính là lại rất đạo đức giả. Kiểu như miệng nam mô mà trong tâm là bồ cứt, thế nên mình đã áp dụng tâm lý đám đông để giúp cô ta được hiện nguyên hình.

Đầu tiên, mình viết một cái PM thật hiền lành chừng mực để đăng lên gửi cho cô ấy, nhưng trong đó không quên cài cắm vài câu đá đểu để cô ta và các fans của cô ta sôi máu lên. Mình nghĩ với bản tính của cô này thì kiểu gì cũng bay vô chửi trên facebook của mình thôi. Sau đó mình dặn bạn trợ lý của mình là cứ canh me cái comment nào đàng hoàng của các thành viên Yêu Động Vật thì xóa hết đi, chỉ giữ lại càng nhiều càng tốt các comment chửi bới. Mặt khác mình qua theo dõi luồng trao đổi trên facebook cô này (là nơi mình không tác động bằng cách xóa trực tiếp comment được) để tìm ra một vài nhân vật có ảnh hưởng nhất, là những người có lý lẽ thuyết phục và đanh thép í. Mình PM cho các bạn đó hỏi sao lại chửi mình, nếu phê phán thì được nhưng nên ăn nói lịch sự và nhẹ nhàng thôi. Cái gì mình sai mình xin lỗi. Sau đó mình... đi ngủ.

Và trong khi mình đang kê cao gối để ngủ thì các bạn có ảnh hưởng ở facebook cô kia bị sượng sùng, không đưa ra các comment lý lẽ nữa. Nói chung các bạn í bị đơ nên ngồi im. Chỉ còn những fans cuồng vô chửi bới vô văn hóa dầy đặc từ trên xuống dưới. Tương tự ở bên fanpage của mình cũng ken đặc các "lời hay ý đẹp" của các thành viên Yêu Động Vật và chính cô Vi Thảo Nguyên kia thôi. Ban đầu thì cô Nguyên ấy còn đạo đức giả đối thoại với bạn này bạn nọ, nhưng tới những comment sau thì ôi thôi, vừa giang hồ vừa chợ búa (đúng ý mình cực). Và đến đây, bất cứ ai nhảy vô theo dõi cuộc chiến cũng thấy sởn da gà da ốc với cách thể hiện vô văn hóa của cô Vi Thảo Nguyên cùng đồng bọn. Mình không phải làm gì hết, đám đông tự fighting cô ấy.

P/s: các bạn Yêu Động Vật và Vi Thảo Nguyên đừng trách mình. Mình không tự nhét những câu chửi bới vô văn hóa vô miệng các bạn được. Mình chỉ giúp người khác nhìn rõ vấn đề hơn thôi. OK?

***

Còn một số vấn đề tâm lý nữa được mình ứng dụng nhưng bài viết đã quá dài nên xin phép tạm dừng ở đây. Lần tới có dịp thì mình chia sẻ tiếp. Mình lại kê cao gối ngủ ngon đây ạ. Chúc các bạn cũng thế, và đừng ai ấm ức, da mặt nhăn nheo, mọc mụn mất vui :-(

HỌC ĂN HỌC NÓI, HỌC GÓI HỌC MỞ, LÀM TỪ THIỆN CÀNG PHẢI HỌC!

HỌC ĂN HỌC NÓI, HỌC GÓI HỌC MỞ, LÀM TỪ THIỆN CÀNG PHẢI HỌC!



Bữa nay đi cafe với bạn Trang và bạn Quang có câu chuyện thú vị thế này. 

Bạn Trang nói rằng bạn biết một số trung tâm, nhà thờ trong Sài Gòn có cưu mang đối tượng là bà mẹ trẻ đơn thân. Đó có thể là đối tượng bị lạm dụng, cũng có thể là đối tượng "hư hỏng" lỡ làng. Bây giờ bạn muốn nhờ mình - với vai trò một người có ảnh hưởng, khi nào rảnh có thể lên tiếng giúp để quyên tiền cho những trung tâm đó.

Mình nói ngay, câu trả lời chắc chắn là không! Nhân tiện mình cũng nói thêm, rất nhiều người khác cũng hay nhờ mình share này kia, lên tiếng kêu gọi này khác mình cũng "say no" một cách chắc như đinh đóng cột. Bạn Quang nghe thấy thế hỏi tại sao? Bạn Quang nói rằng bạn vẫn ủng hộ cho quỹ Cơm Có Thịt và vẫn tích cực share cho các chương trình khác. Vậy tại sao mình không làm như thế?

Trước khi trả lời bạn, mình cần phải nói rằng có 2 "cái bẫy" mà một số người làm từ thiện hay mắc phải.

Thứ nhất là câu hỏi giúp bao nhiêu cho đủ?

Hãy thử hình dung, nếu bạn đã ủng hộ cho một quỹ từ thiện 100$, rồi mua giúp cho 2 bà già 4 tờ vé số. Điều gì xảy ra nếu có bà bán vé số thứ 3 xuất hiện? Hoặc là bạn "cắn răng" mua tiếp hoặc là bạn phải "muối mặt" từ chối. Nếu mua tiếp, bạn sẽ làm gì với bà bán vé số thứ 4? Còn nếu từ chối, bạn có bị "cắn rứt lương tâm" khi giúp cho bà già này mà không giúp cho bà già khác?

Thực ra. Bạn sẽ hoàn toàn không phải rơi vào tình cảnh "tiến thoái lưỡng nan" như vậy nếu biết rằng chúng ta chỉ nên chi ra 5% thu nhập cho việc "cho đi". Tức là, nếu thu nhập của bạn là 10.000.000đ mỗi tháng, thì bạn chỉ cần "cho đi" 500.000đ là "đủ". Sau khi đã cho đi như vậy, bạn không phải "cắn rứt lương tâm" vì giúp cho người này mà bỏ qua người khác. Bạn không có nghĩa vụ và không thể giúp được cho cả xã hội hay thế giới.

Trong "cái bẫy" số 1 này còn một cái bẫy nhỏ nữa đó là nhiều người lẫn lộn giữa việc "cho đi" và "từ thiện". Từ thiện chỉ là một cách cực nhỏ để cho đi. Ngoại trừ việc bạn "cho đi" chính bản thân bạn thì tính vào tiền "hưởng thụ" hoặc mang đi học tập thì tính vào tiền "giáo dục", còn lại hãy "cho đi" trước nhất là ông bà cha mẹ, anh chị cô dì chú bác, bạn bè thầy cô...

Hãy dành ra 5% thu nhập để mua cho ba một cái quần tây mới, mua cho mẹ chiếc áo bà ba, mua cho anh chị nửa ký mãng cầu, mua cho ông bà cân đường hộp sữa, chai dầu gió, lọ thuốc ho... Đó mới chính là việc cho đi cần làm trước nhất. Đừng bao giờ nghĩ đến việc mang tiền đi làm từ thiện, cúng chùa cúng phật, giải cứu chó mèo... khi chưa làm được những việc "cho đi" ở ngôi quan trọng nhất.

Mình thấy nhiều bạn "đáng thương" khi chưa hiểu rõ điều này và tự "xấu hổ" khi than thở rằng "anh ơi em thấy anh làm từ thiện suốt mà em chỉ lo được cho bản thân và thỉnh thoảng cho được bố mẹ ít tiền. Thấy người ta ủng hộ từ thiện em xấu hổ quá". Theo đúng lý thuyết thì các bạn đang cho đi vô cùng đúng đắn. Tại sao phải xấu hổ?

Trái lại, có những người suốt ngày chùa chiền cúng bái, khoe làm từ thiện tiền trăm ngàn bạc triệu nhưng ba mẹ bỏ mặc quanh năm không động viên thăm hỏi mua cho tứ thân phụ mẫu được manh quà tấm bánh. Làm như vậy thì không đáng được coi là từ thiện.

Cái bẫy thứ hai mà một số bạn "nghiện" làm từ thiện hay mắc phải là mặc nhiên cho rằng mọi người phải chung một cảm giác, phải đồng cảm với các chương trình của bạn. Nếu các bạn hô lên mà người khác không hưởng ứng thì nhẹ bị coi là vô cảm, nặng bị coi là thứ khốn nạn, đểu cảng, xài tiền như nước mà không giúp cho từ thiện.

Các bạn không biết rằng mỗi người có một "góc khuất", một số vấn đề tổn thương khác nhau trong cuộc sống. Bất cứ khi nào gặp những vấn đề như vậy, chúng ta rơi vào trạng thái "unbalance". Những người "unbalance nặng" hoặc thời điểm họ rơi vào trạng thái "unbalance" là lúc dễ tác động nhất để "dẫn dắt" họ tới với các chương trình từ thiện.

Khi làm từ thiện, đặc biệt là giúp cho những đối tượng đúng hoàn cảnh, góc khuất bản thân là lúc chúng ta được "balance" trở lại. Vậy khi bạn hô lên mà người ta không hưởng ứng, thì hoặc là uy tín bạn chưa có đủ, hoặc bạn đang tác động vào một đối tượng đang rất "balance", hoặc nếu dù có ở trạng thái "unbalance" thì dự án từ thiện của bạn cũng không giúp giải toả những góc khuất sâu kín làm tổn thương tâm hồn họ.

Quay trở lại câu hỏi của bạn Quang, mình có thể trả lời với bạn rằng thứ nhất, quỹ cho đi của mình dành cho những người thân và dự án Ngày Hạnh Phúc đã là quá đủ. Thứ hai là dù "say no" với bất cứ chương trình từ thiện nào khác thì mình vẫn tự tin rằng mình là người tốt nên chẳng có gì mà mình phải ngại. Mình cảm thấy rất hạnh phúc, rất cân bằng với cuộc sống hiện tại. Khi nào "unbalance" biết đâu mình sẽ chủ động liên hệ lại với các bạn ấy sau?

P/s: bài viết này mình có áp dụng một số kiến thức về tâm lý học ứng dụng do một người chị gái làm giám đốc tài chính cho Quỹ từ thiện lớn của Việt Nam chia sẻ lại. Tks chị yêu nhiều nhé!



Nguyễn Ngọc Long